Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.93 KB, 19 trang )

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY KINH
DOANH THAN HÀ NỘI
I. Thực trạng công ty kinh doanh than Hà Nội
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Bộ máy quản lí hiện nay của Công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Kinh doanh than Hà Nội
Phó giám đốc 1
Trạm ô cách
Trạm cổ loaTrạm Vĩnh Tuy
Phòng tổ chức hành chính
Giám đốc: - Nguyễn Thị Hương Hương
Các phó giám đốc: - Đ/c Đinh Công Nga
- Đ/c Trần Văn Doãn
Các phòng:
- Phòng Hành chính: + Đ/c Lê Anh Tuấn (TRưởng phòng)
+ Đ/c Trần Văn Đình (Phó phòng)
- Phòng Kế hoạch Kinh doanh: + Đ/c Lê Thị Thanh Nga
(Trưởng phòng)
+ Đ/c Phạm Ngọc Bảo (Phó phòng)
- Phòng Kế toán tài chính + Đ/c Đỗ Thị Mận (kế toán trưởng thuộc
Công ty)
Trạm Ô Cách: Đ/c Đinh Công Nga - Phó giám đốc kiêm trạm trưởng.
Trạm Cổ Loa: Đ/ c Phạm Văn Quí - Trạm trưởng.
Trạm Vĩnh Tuy: Đ/c Nguyễn Văn Khuê - Trạm trưởng
Trạm Giáp Nhị: Đ/ c TRần Văn Doãn - Phó giám đốc kiêm trạm trưởng.
Từ tháng 6 năm 2006 đến nay bộ máy tổ chức quản lý hầu như không thay
đổi, thể hiện tính ổn định của Công ty.
Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu của Công ty, người có quyền ra
quyết định chỉ đạo toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong quá trình ra quyết định, giám đốc được sự tham mưu trực tiếp của các
phòng chức năng như: Phòng kế hoạch kinh doanh, Phòng tổ chức hành chính,


phòng kế toán tài chính, các chuyên viên tài chính, luật pháp, sự giúp đỡ của
các phó giám đốc để có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng, kịp thời phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc giải quyết các công
việc thuộc phạm vi, chức năng, quyền hạn mà giám đốc phân công.
Các phòng chức năng: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong phạm
vi chuyên môn. Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ đối với các
đơn vị trong Công ty. Đồng thời trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật
về chức năng tham mưu của mìnhvề nghiệp vụ chuyên môn đối với các đơn vị
trong Công ty.
Các phòng chức năng có quyền ra mệnh lệnh cho các đơn vị trong Công
ty, toàn bộ những đề xuất phải thông qua giám đốc. Giám đốc là người xem xét
và biến chúng thành các mệnh lệnh nếu việc làm đó là đúng đắn, cần thiết.
Các trạm trực thuộc Công ty: Tiếp nhận và tổ chức thực hiện kế hoạch
sản xuất kinh doanh do Công ty giao cho. Trực tiếp xúc tiến và giao dịch với
khách hàng, tìm kiếm nguồn nhập theo nhu cầu của khách hàng. Đề xuất với
Công ty kí kết các hợp đồng các Mỏ trong Tổng Công ty. Sau khi Công ty kí kết
hợp đồng, các trạm tổ chức nhận hàng theo nội dung đả kí kết. Hiện nay Công
ty đang thực hiện mô hình khoán – quản đối với các trạm, khoán về sản lượng
tài chính, quản về chứng từ, hàng hoá, các qui định cấp trên nhà nước. Mỗi quan
hệ công tác giữa Công ty và cảc trạm là mối quan hệ cấp trên cấp dưới. Toàn bộ
hoạt động của các trạm phải nằm trong khuôn khổ các qui định đả dược cụ thể
hoá của Công ty Chế biến và Kinh doanh than miền bắc.
Song nhìn vào mô hình tổ chức quản lí trên cũng cho ta thấy nhiều hạn
chế nhất định, đó là việc xử lí thông tin thị trường và khách hàng phải qua nhiều
khâu trung gian, vì cũng qua nhiều cấp nên thông tin dễ bị bóp méo, thiếu trung
thực vá không cập nhật. Hiện nay Công ty đang thực hiện mô hình quản lí Phó
giám đốc kiêm trạm trưởng, đây là mô hình rất tốt khắc phục được nhiều nhược
điểm trên, tạo điều kiện cho việc gải quết một cách nhanh chóng có hiệu quả.
2. Đặc điểm kinh doanh của công ty.

Đặc điểm về sản phẩm
Các chủng loại than đang kinh doanh được căn cứ vào TCVN, tiêu chuẩn
nghành và tiêu chuẩn của Công ty. Các loại than từ than cục số 1 đến than cục
số 7, than cám từ than cám số1 đến than cám số 7. Than sinh hoạt có than tổ ong
và than đóng bánh.
Sau đây là bảng biểu diễn các loại than Công ty đang kinh doanh và địa danh
khai thác
Bảng số 1: Phân loại than và các mỏ khai thác
STT
Chủng loại than Địa danh khai thác
1 Than cục số 2 Hòn Gai
2 than cục số 2 Mạo Khê
3 Than cục số 3 Hòn Gai
4 Than cục số 3 Vàng Danh
5 Than cục số 4 Hòn Gai
6 Than cục số 4 Vàng Danh
7 Than cục số 5 Hòn Gai
8 Than cám
9 Than cám số 3 Hòn Gai
10 Than cám số 3 Mạo Khê
11 Than cám số 4 Hòn Gai
12 Than cám số 4 Núi Hồng
13 Than cám số 5 Mạo Khê
14 Than cám số 6 Hòn Gai
15 Than cám số 6 Mạo Khê
16 Than cám số 7 Núi Hồng
17 Than cám số Hòn Gai
18 Than chế biến
19 Than tổ ong
20 Than đóng bánh

(nguồn báo cáo của phòng kinh doanh công ty)
Nhìn vào chủng loại than đang kinh doanh của Công ty cho ta thấy, Công
ty Kinh doanh và chế biến Than Hà Nội kinh doanh đa dạng, phong phú về
chủng loại than. Chính vì điều đó mà Công ty đã phục vụ tốt nhu cầu của khách
hàng đòi hỏi khác nhau:
- Các đơn vị Công nghiệp, như Công ty Cao su Sao Vàng, Công ty phân lân
Văn Điển, các xí nghiệp cán thép, chế tạo phôi chủ yếu là dùng than cục.
- Các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng như: Công ty gạch Xuân Hoà, Công ty
gạch Đại Thanh,… dùng than cám số 5, số 6 là chủ yếu.
- Các nhà máy xi măng lò đứng dùng than cám số số 3, số 4 là chủ yếu.
Than sinh hoạt chủ yếu dùng than số 6, số 7 để chế biến thành than tổ
ong và than đóng bánh. Tuy nhiên thực tế nhu cầu than từ phía khách hàng còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy số lượng cung ứng than cũng thay đổi
theo. Hiện nay Công ty đang kinh doanh với phương châm đáp ứng than đủ,
đúng và kịp thời cho khách hàng.
Công ty Chế biến và Kinh doanh than Hà Nội dưới sự quản lí của Tổng
Công ty Chế biến và Kinh doanh than Miền Bắc. Theo qui định của Tổng Công
ty than Việt Nam Công ty chỉ được phép mua than của các đơn vị trong Tổng
Công ty, mặt khác thị trường than hiện nay cung đang vượt quá cầu. Vì vậy đầu
vào của Công ty không phải là vấn đề khó giải quyết, nói cách khác sức mạnh
của đầu vào đối với Công ty là không đáng kể. Song vấn đề đặt ra đối với Công
ty lựa chọn đầu vào sao cho ổn định về chất lượng, giá cả lại rẻ. Thị trường đầu
vào của Công ty nhiều năm qua được thể hiện như sau:
Bảng số 2: Các đơn vị cung ứng đầu vào và % lượng cung ứng
STT Tên đơn vị % sản lượng mua vào
1 Công ty than Quảng Ninh 21,1
2 Công ty than Uông Bí 3,5
3 Công ty than Đông Bí 7,7
4 Công ty than Nội Địa 2,6
5 Mỏ than Hà Tu 29,3

6 Mỏ than Cọc Sáu 14,1
7 Mỏ than Khe Chàm 3,5
8 Mỏ than Cao Sơn 10,8
9 Mỏ than Đèo Nai 2,7
10 Mỏ than Giáp Khẩu 2,54
11 Mỏ than Hà Lầm 2,2
(theo báo cáo của phòng kế toán tài chính)
Ta thấy Mỏ than Hà Tu là đơn vị cung cấp than nhiều nhất cho cung ty
chiếm 29,3%, tiếp đến là Công ty Than Quảng Ninh 21,1%, và Mỏ Cọc Sáu

×