Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CHỦ đề PHONG CÁCH NGÔN NGỮ báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.62 KB, 16 trang )

CHỦ ĐỀ: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

BƯỚC 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học:
– Đọc và tạo lập văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
BƯỚC 2: Xây dựng nội đung chủ đề dạy học:
-Gồm các vấn đề: Phong cách ngôn ngữ báo chí; phỏng vấn và trả lời phỏng vấn;
bản tin; luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn; luyện tập bản tin.
BƯỚC 3: Xác định mục tiêu bài học
Giúp HS :
1.Về kiến thức
– Nắm được khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ
báo chí, phân biệt phong cách báo chí với các phong cách ngôn ngữ khác.
– Nắm được các yêu cầu cơ bản của việc viết bản tin, tích hợp với các kiến thức về
văn chương, đời sống.
– Nắm được các yêu cầu cơ bản của việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
2. Về kĩ năng
– Rèn kĩ năng viết và lĩnh hội phong cách ngôn ngữ báo chí.
– Rèn kĩ năng viết bản tin.
– Rèn luyện kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
3. Thái độ
– Có ý thức sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ báo chí trong quá trình giao tiếp.
– Giáo dục cho học sinh ý thức sáng tạo, kĩ năng tạo lập văn bản.
– Có khả năng thu thập và xử lí thông tin về một vấn đề trong đời sống.
– Nâng cao kĩ năng giao tiếp, tôn trọng ý kiến của người khác, chia sẻ và lắng
nghe.
– Biết cách trình bày một vấn đề logic.
– Hình thành thói quen quan tâm đến các vấn đề xã hội, những sự kiện xảy ra trong
đời sống.
4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.




Năng lực giao tiếp
Năng lục thẩm mĩ…
III. Phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
– Dự án.
– Kỹ thuật công não, kĩ thuật chia nhóm, kỹ thuật trò chơi…
– Xử lý tình huống.
– Liên hệ thực tiễn.
BƯỚC 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập cốt
lõi để sử dụng kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong
dạy học.
Đang tải...
Mức độ
Nội dung

PCNN báo
chí

Bản tin

Nhận biết

Thông hiểu

Chỉ ra được
khái niệm PC
NNBC

Hiểu được khaí

niệm ngôn ngữ
Phân tích được
báo chí, các thể
một văn bản
loại và đặc
báo chí
điểm của văn
bản báo chí

Nêu khái niệm,
mục đích, yêu
cầu cơ bản của
bản tin và cách
viết bản tin

Phân tích được
những đặc
điểm, ý nghĩa,
tầm quan trọng
của bản tin cụ
thể
Nhiểu bản tin
hiện nay đưa
tin theo kiểu
“giật gân”, câu
khách mà
không chú ý
đến sự chính
xác của các
thông tin đưa

ra, gây bức xúc

Vận dụng

Biêt viết một
bản về những
sự kiện thường
xày ra xung
quanh

Vận dụng cao

Viết được một
văn bản thường
gặp thuộc
PCNNBC.

Viết được bản
tin tổng hợp
thời sự, bình
luận, phóng
sự…


cho người dân,
thậm chí gây
thiệt hại cho
những nhân vật
được nhắc đến.
Em có suy nghĩ

gì về hiện
tượng này?

Phỏng vấn
và trả lời
phỏng vấn

Nêu được mục
đích, tầm quan
trọng của
phỏng vấn và
trả lời phỏng
vấn trong đời
sống

Hiểu được
những yêu cầu
cơ bản và cách
thức thực hiện
phỏng vấn và
trả lời phỏng
vấn

Tạo được một
cuộc phỏng
vấn với bạn bè
về chủ đề cụ
thể

Thực hiện vấn

được với
những nhân vật
có tầm ảnh
hưởng lớn

BƯỚC 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ, yêu cầu đã
mô tả
Mức độ
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

PCNN báo
chí

PCNN báo chí
là gì? Gồm
những thể loại
thường gặp
nào?
Những văn bản
báo chí trên
đây thuộc thể
loại nào?

Phân tích
Phân biệt 2 thể những đặc
loại báo chí:

điểm của
bản tin và
PCNNBC qua
phóng sự?
một bài báo mà
em tự sưu tầm

Bản tin

Nêu mục đích, Hãy cho biết

Vận dụng cao

Nội dung

Phân tích nội

Viết một bản
tin hoặc một
phóng sự ngắn
phản ánh hoạt
động đang diễn
ra tại trường
em.

Viết một bản


yêu cầu của
bản tin?


Phỏng vấn
và trả lời
phỏng vấn

tiêu chuẩn để
lựa chọn tin và
những nội
dung cơ bản
cần làm rõ của
bản tin?

dung, ý nghĩa
và những yêu
cầu viết bản
tin qua bản tin
sau:
“ ….”

tin ngắn phản
ánh hoạt động
hưởng ứng
“Tuần lễ xanh”
của trường.

Trò chuyện với
Hãy nêu một
người nổi
số hiện tượng
tiếng: xây dựng

Tạo một kịch
cho thấy hiện
một kịch bản
bản và thực
Nêu mục đích, nay đôi khi
với người
hiện phỏng vấn
tầm quan trọng phỏng vấn
phỏng vấn và
các bạn trong
của phỏng vấn không mang
trả lời phỏng
lớp về chủ đề:
và trả lời
mục đích của
vấn để giới
“học văn- hiện
phỏng vấn?
báo chí chân
thiệu về một
trạng và giải
chính mà chỉ là
nhân vật nổi
pháp”
một “chiêu trò”
tiếng và có ảnh
để nổi tiếng?
hưởng đến giới
trẻ hiện nay.


BƯỚC 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
Giáo án Word, PowerPoint, sổ ghi chép thông tin, phiếu học tập, bút dạ, lá cờ nhỏ,
phiếu theo dõi dự án…
– Một số video, hình ảnh, tư liệu…
2. Chuẩn bị của học sinh
– Sách giáo khoa
– Các chủ đề có liên quan đến báo chí
– Máy tính, máy chụp ảnh, các sản phẩm thực tế…
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Khởi động


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV trình chiếu slide gồm bốn bức ảnh
nhỏ. GV nêu yêu cầu gắn với từng bức
ảnh
+ Bức hình 1: Em quan sát được gì từ
bức ảnh trên?
+ Bức ảnh 2 và 3: Những hình ảnh này
cho em nhớ đến chương trình nào trên
sóng truyền hình? Những chương trình
này thường đem đến điều gì cho người
xem?
+ Bức ảnh 4: Đây là một chương trình
xuất hiện trên sóng CNN gần đây, theo

em, những nhân vật trong bức ảnh đang
làm gì?
_ GV yêu cầu HS quan sát lại 4 bức
hình lần nữa, và trả lời câu hỏi chung:
+ Đặt chủ đề chung cho 4 bức ảnh ? Từ
những bức ảnh trên, em nghĩ đến
những thể loại nào của báo chí? Theo
em, báo chí có vai trò gì trong cuộc
sống?

HS trả lời đúng các câu hỏi và yêu cầu
cùa GV, thể hiện được hiểu biết của mình
về các vấn đề liên quan đến báo chí trong
thực tế.
HS thể hiện được quan niệm,ý kiến của
mình về báo chí.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Đang tải...
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

1.Tìm hiểu về ngôn ngữ báo chí, một
số thể loại của văn bản báo chí.
– Hình thức: HS làm việc theo cặp đôi
– Kĩ thuật DH: đặt câu hỏi, làm việc
nhóm.
Bước 1: GV giới thiệu tờ báo Hoa học


I. Ngôn ngữ báo chí
1. Một số thể loại của văn bản báo chí.
a. Bản tin
– Có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác
nhằm cung cấp những thông tin mới cho
người đọc.


trò, (hoặc trình chiếu một số trang của
báo). Nêu yêu cầu: gọi tên một số thể
loại của tờ báo. HS trả lời, GV nhấn
mạnh vào ba thể loại đặc thù: bản tin,
phóng sự, tiểu phẩm. GV chia lớp
thành các cặp đôi, phát phiếu học tập:
– Đọc ngữ liệu bản tin trong SGK, nêu
thời gian, địa điểm, sự kiện.
– Đọc ngữ liệu phóng sự trong SGK,
nêu thời gian, địa điểm, sự kiện.
– Đọc ngữ liệu tiểu phẩm trong SGK,
nêu đối tượng, nhận xét giọng văn.
Yêu cầu chung: Rút ra đặc điểm của
từng thể loại?
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Các cặp đôi nhận phiếu học
tập, điền họ tên và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: GV cử đại diện ba cặp làm
việc tích cực trình bày, đại diện các cặp
khác bổ sung, nhận xét.
Bước 4: GV chốt ý.
2. Nhận xét chung về văn bản báo chí

và ngôn ngữ báo chí
Hình thức: Hoạt động nhóm.
Kĩ thuật dạy học: hoạt động nhóm,
công não
Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm,
mỗi nhóm 6 HS, phát phiếu học tập:

– Ngôn ngữ: Từ ngữ phổ thông, giản dị,
câu đơn giản, từ đơn nghĩa.
b. Phóng sự
– Phóng sự báo chí về thực chất cũng là
bản tin nhưng được mở rộng phần tường
thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình
ảnh, để cung cấp cho người đọc một cái
nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn.
– Ngôn ngữ: chuẩn xác, có cá tính, có giá
trị gợi hình gợi cảm.
c. Tiểu phẩm
Thể loại gọn nhẹ với giọng văn thân mật,
dân dã, ngôn ngữ tự do, hóm hỉnh thường
có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm
chứa một chính kiến về thời cuộc.

2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và
ngôn ngữ báo chí
– Báo chí có nhiều thể loại: bản tin, phóng
sự, tiểu phẩm, phỏng vấn, thư bạn đọc,
quảng cáo..
– Báo chí tồn tại hai dạng: dạng nói và
dạng viết.

– Mỗi thể loại có một yêu cầu riêng về sử
dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ báo chí là ngôn
ngữ dùng để thông báo tin tức, thời sự,
chính trị, xã hội cập nhật, phản ánh dư luận
quần chúng và quan điểm chính kiến của
Ngôn ngữ báo chí
tờ báo nhằm dẫn mọi người theo quan
điểm tiến bộ, phê phán những quan điểm
Yêu cầu
sai trái, lạc hậu…
Thể loại,
Chức
Phạm vi
sử dụng
– Ngôn ngữ báo chí hết sức đa dạng. Ngôn
dạng
năng
sử dụng
ngôn ngữ
ngữ báo chí có chức năng chung là cung
cấp thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của
quần chúng, đồng thời nêu lên quan điểm,
Thời gian hoàn thành: 3 phút
chính kiến của tờ báo. Nó có chức năng
Bước 2: Sáu nhóm cử nhóm trưởng,
thông tin xã hội.
nhận phiếu học tập, thảo luận và thống


nhất kết quả.

Bước 3: GV yêu cầu các nhóm luân
phiên chuyển kết quả theo vòng tròn
(nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2
chuyển nhóm 3…), yêu cầu các nhóm
nhận xét đánh giá trực tiếp vào sản
phẩm của nhóm khác, sau đó hoàn trả
sản phẩm về cho các nhóm.
Bước 4: GV chốt ý (Hệ thống hoá kiến
thức trên máy chiếu), yêu cầu HS nhìn
vào sản phẩm của nhóm mình sửa chữa
và hoàn chỉnh.
3.Tìm hiểu các phương tiện diễn đạt
của ngôn ngữ báo chí.
Hình thức: cá nhân.
Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi.
Bước 1: GV yêu cầu HS nhìn lại các
ví dụ đã phân tích, nêu nhận xét về
ngôn ngữ báo chí ở các phương diện:

Về từ vựng

Về ngữ pháp

Về các biện pháp tu từ
Mỗi phương diện lấy ví dụ minh họa.
Bước 2: HS suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Các HS khác bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ
báo chí

Hình thức: cá nhân
Kĩ thuật: KT công não.
Bước 1: GV trình chiếu các trang
slide, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Slide 1: Một số thông tin cập nhật
chương trình thời sự 19h tối ngày
21/11/2016
– Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham
dự các phiên họp toàn thể tại Hội nghị
cấp cao APEC lần thứ 24.

3. Các phương tiện diễn đạt
a. Về từ vựng: phong phú, được sử dụng
tuỳ theo thể loại báo chí.
Báo nghe: phát thanh viên phải phát âm
chuẩn, tôn trọng người nghe. Báo đọc: quy
định về chính tả, viết tắt, dùng tiếng nước
ngoài phải được tôn trọng triệt để.
b. Về ngữ pháp: câu văn có kết cấu đa dạng
nhưng thường ngắn gọn, mạch lạc, tránh
mơ hồ về ngữ nghĩa.
c. Về biện pháp tu từ: sử dụng các biện
pháp tu từ về từ vựng, về cú pháp và các
kiểu chữ, dáng chữ, nhất là ở các tít báo để
tăng độ hấp dẫn, thu hút độc giả.
4. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
a. Tính thông tin thời sự:
– Ngôn ngữ báo chí luôn luôn đổi mới và
sinh động.
– Thông tin cập nhật, cụ thể, chính xác và

đầy đủ.
– Thông tin khách quan, có tác dụng hướng
dẫn dư luận.
b. Tính ngắn gọn:
– Hạn định số chữ ở từng dòng, từng cột,
từng bài báo…
– Ngắn gọn ở lượng thông tin nghĩa là đưa
thông tin cần thiết trong một lượng từ ít
nhất.
– Tránh lối dùng từ trùng lặp, tránh lối nói
vòng.
c. Tính sinh động hấp dẫn:
– Ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phải linh hoạt,
phong phú, hấp dẫn thậm chí ngay từ cách
đặt đề mục…


– Hấp dẫn ở loại thông tin, thu hút được
– Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm
việc với các lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sóc người nghe, đọc, là những vấn đề liên quan
trực tiếp đến đời sống cộng đồng.
Trăng.
– Đưa một thông tin sai sự thật: Vừa
qua (8/11/2016), Hội Tiêu chuẩn và
Bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) đã
công bố thông tin về 67% mẫu nước
mắm do Hội này khảo sát bị nhiễm
Arsen vượt mức cho phép. Thông tin
này được đồng loạt đăng, phát trên
nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

(Báo Người lao động)
? Đặc trưng thứ nhất của ngôn ngữ
báo chí?
Slide 2: So sánh độ dài của hai văn bản
báo chí và văn học.Nhận xét thông tin
của bài báo.
? Đặc trưng thứ hai của ngôn ngữ
báo chí?
Slide 3: Một số câu văn trong văn bản
báo chí:
Kim Phương đã chọn không gian cổ
kính, phảng phất hình ảnh của một cố
đô giàu truyền thống, giá trị dân tộc.
Với tà áo dài hồng, cô gái mang lại
một nét Xuân căng tràn sức sống
nhưng vẫn đượm vẻ bình yên, nhẹ
nhàng…(Thiếu nữ khoe vẻ đẹp ngọt
ngào trong bộ ảnh Xuân hồng – Dân
trí)
Man City khởi đầu rất tự tin, phút 10
Nolito băng xuống nhận bóng ở trong
vòng cấm địa và đối mặt với thủ thành
đối phương. Nhưng cú chích mũi giày
đưa bóng đi chìm của anh không nguy
hiểm khi mà thủ thành đã chủ động đổ
người cản phá. Bóng bật sang bên phải
và Navas lao vào sút bồi, thủ thành


Coleman không thể cản phá nhưng một

hậu vệ của đội chủ nhà kịp thời bọc lót
phá bóng ngay trên vạch vôi. (Tin thể
thao báo Dân trí)
Một số tiêu đề giật gân, kích thích trí tò
mò:
Đắng lòng “trai vẫy” vật lộn mưu sinh
giữa lòng thủ đô (Trang 24H)
Con ngựa “đẹp trai” nhất thế giới
(Trang 24H)
Rùng rợn chuyện heo thành tinh báo
oán chủ lò mổ.(Báo VN)
? Đặc trưng thứ ba của ngôn ngữ báo
chí?
Bước 2: HS quan sát, trả lời.
Bước 3: Các HS khác bổ sung
Bước 4: GV nhận xét, chốt ý.
GV nêu câu hỏi mở rộng: Sưu tầm
những thông tin sai lệch sự thật đã
được báo chí đưa tin, hậu quả; những
bài báo có nhan đề giật tít; suy nghĩ về
báo lá cải (thêm thông tin: nguồn gốc,
tình hình hoạt động). (Tại Việt Nam
một số người hiểu nhầm từ tiếng
Anh tabloid đồng nghĩa với từbáo lá
cải trong tiếng Việt. Từ báo lá
cải trong tiếng Việt có từ thời Pháp
thuộc, được dịch từ tiếng Pháp feuille
de chou. “Feuille de chou” trong tiếng
Pháp có nghĩa đen là “lá cải”, nghĩa
bóng là chỉ những tờ báo viết nhảm

nhí, ít giá trị. Không phải tờ báo nào
được gọi là “tabloid” cũng là báo lá
cải.)
5. Sơ kết về phong cách ngôn ngữ
báo chí
– Củng cố: GV hướng dẫn HS sơ đồ
hoá kiến thức tiết 1 trong vở HS.


– Dặn dò: GV nêu yêu cầu, hướng dẫn
+ Hoàn thành sơ đồ hoá kiến thức tiết 1
+ GV chia lớp thành 4 đội chơi, GV
định hướng, yêu cầu 4 đội cử đội
trưởng và thực hiện các công việc sau:
Các đội nghiên cứu SGK bài Bản tin,
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, chuẩn
bị các bài thực hành. Cụ thể:
Đội 1,2: Trình bày về bản tin: Mục
đích, yêu cầu cơ bản của bản tin, cách
viết bản tin, viết một bản tin về hoạt
động chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam 20-11 của trường, lớp.
Đội 3,4: Trình bày về phỏng vấn và trả
lời phỏng vấn: mục đích, tầm quan
trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng
vấn, những yêu cầu cơ bản đối với hoạt
động phỏng vấn và người trả lời phỏng
vấn, tiến hành cuộc phỏng vấn với một
khách du lịch nước ngoài (bằng tiếng
Anh).

Sử dụng trình chiếu để trình bày
HS lắng nghe và thực hiện
6.Tìm hiểu về bản tin.
Hình thức: Học tập theo nhóm.
Phương pháp/Kĩ thuật DH: vấn đáp,
phản biện, thuyết trình, hợp tác, KT
Công não.
Bước 1: GV dẫn dắt vào bài, giới thiệu
nhóm 1 trình bày lí thuyết bản tin.
Bước 2: Nhóm 1 trình bày, nhóm 2
phản biện.
Bước 3: Các nhóm khác có nhận xét,
bổ sung. (phân biệt quảng cáo, phóng
sự điều tra và bản tin).
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
GV nêu câu hỏi thảo luận. HS phát

5. Một số thể loại báo chí tiêu biếu
5.1. Bản tin
5.1.1Mục đích của bản tin
– Bản tin là một thể loại báo chí nhằm đưa
tin kịp thời, chính xác những sự kiện thời
sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội.
– Phân loại:
+ Tin vắn: là loại tin không có nhan đề,
dung lượng ngắn (chỉ gồm từ 1 đến 2 câu),
chỉ thông báo vắn tắt về các sự kiện.
+ Tin thường: có độ dài trên dưới 300 chữ,
có nhan đề, thông báo ngắn gọn nhưng
tương đối đầy đủ về một sự kiện. Đây là

loại tin chiếm tỉ lệ cao nhất trong lĩnh vực


biểu tự do.
Câu hỏi: Nhiểu bản tin hiện nay đưa
tin theo kiểu “giật gân”, câu khách mà
không chú ý đến sự chính xác của các
thông tin đưa ra, gây bức xúc cho
người dân, thậm chí gây thiệt hại cho
những nhân vật được nhắc đến. Em có
suy nghĩ gì về hiện tượng này?

báo chí.
+ Tin tường thuật: là loại tin phản ánh từ
đầu đến cuối sự kiện một cách chi tiết, cụ
thể.
+ Tin tổng hợp: là loại tin nhằm mục đích
thông tin tổng hợp nhiều sự kiện xung
quanh một hiện tượng nào đó có vấn đề
đáng quan tâm với sự tường thuật, mô tả
cụ thể, chi tiết các sự kiện kèm theo sự
phân tích, lí giải nguyên nhân – kết quả và
ý nghĩa của chúng.
b. Yêu cầu cơ bản của bản tin:
– Phải có ý nghĩa xã hội
– Phải bảo đảm tính thời sự (đưa tin kịp
thời, nhanh chóng).
– Phải ngắn gọn, súc tích.
– Nội dung thông tin phải chân thực, chính
xác

5.1.2. Cách viết bản tin
a. Khai thác và lựa chọn tin
– Phải chọn những sự kiện có ý nghĩa xã
hội
– Một bản tin cần phải có các thông tin đầy
đủ, chính xác về các mặt: thời gian, không
gian, chủ thể của hành động hoặc sự kiện,
diễn biến, kết quả…
b.Viết bản tin
– Cách đặt tiêu đề bản tin: Tiêu đề ngắn
gọn song phải nêu khái quát nội dung của
tin một cách ấn tượng.
– Cách mở đầu bản tin: Phần mở đầu bản
tin thường thông báo khái quát về sự kiện
và kết quả.
– Triển khai chi tiết bản tin: Nhằm chi tiết
hóa, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả
tường thuật chi tiết sự kiện.
5.2.Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
5.2.1. Mục đích, tầm quan trọng của
phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.


a. Khái niệm:
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một
7.Tìm hiểu về phỏng vấn và trả lời
cuộc hỏi đáp có mục đích, nhằm thu thập
phỏng vấn.
hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề
Hình thức: Học tập theo nhóm.

được quan tâm.
Phương pháp/Kĩ thuật DH: vấn đáp,
b. Mục đích.
phản biện, thuyết trình, hợp tác, công
– Để biết một quan điểm của một người
não
nào đó.
Bước 1. GV dẫn dắt và giới thiệu nhóm – Để thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa xã
3 trình bày lí thuyết phỏng vấn và trả
hội của vấn đề đang được phỏng vấn.
lời phỏng vấn.
– Để tạo lập quan hệ xã hội nhất định…
Bước 2: Nhóm 3 trình bày, nhóm 4
c.Vai trò: Biểu hiện một xã hội văn minh,
phản biện.
dân chủ tôn trọng các ý kiến khác nhau …
Bước 3: Các nhóm khác nhận xét, bổ 5.2.2. Những yêu cầu cơ bản của hoạt
sung.
động phỏng vấn.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. a. Công việc chuẩn bị phỏng vấn.
GV nêu câu hỏi gợi mở. HS phát biểu – Phải xác định mục đích, chủ đề, đối
tự do.
tượng phỏng vấn.
Câu hỏi: Hãy nêu một số hiện tượng
– Phương tiện phỏng vấn: giấy bút, máy
cho thấy hiện nay đôi khi phỏng vấn
ghi âm, ghi hình…
không mang mục đích của báo chí
– Hệ thống câu hỏi: Câu hỏi phải ngắn
chân chính mà chỉ là một “chiêu trò” gọn, rõ ràng, hướng đến chủ đề và và được

để nổi tiếng?
sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
b. Thực hiện phỏng vấn.
– Ngoài câu hỏi đã chuẩn bị có thể sử dụng
thêm một số câu hỏi đưa đẩy, điều chỉnh để
cuộc phỏng vấn không bị khô khan.
– Người phỏng vấn phải có thái độ thân
tình, đồng cảm lắng nghe, chia sẻ…
– Kết thúc buổi phỏng vấn phải cảm ơn.
c. Biên tập sau khi phỏng vấn.
– Người phỏng vấn không được thay đổi
nội dung thông tin nhưng có thể sửa chữa,
sắp xếp lại cho dễ hiểu..
– Có thể ghi lại điệu bộ cử chỉ…
5.2..3. Yêu cầu đối với người trả lời
phỏng vấn.
Người trả lời phỏng vấn cần:
– Thẳng thắn trung thực, dám chịu trách


nhiệm với lời nói của mình.
– Trả lời đúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc,
hấp dẫn.
– Có thể dùng lối nói ví von, so sánh mới
lạ…

Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
Bài kiểm tra 15 phút:
Câu 1: Điền vào chỗ trống:
“…..nêu thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới

cho người đọc”.
A.Phóng sự
B.Tiểu phẩm
C.Bản tin
D.Quảng cáo
Câu 2: “Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những
tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội” là đặc trưng
nào của ngôn ngữ báo chí?
A.Tính ngắn gọn
B.Tính thông tin thời sự
C.Tính sinh động, hấp dẫn
Câu 3: Loại tin thông báo ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ về một sự kiện, là loại
tin chiếm tỉ lệ cao nhất trong lĩnh vực báo chí?
A.Tin vắn
B.Tin thường
C.Tin tổng hợp
D.Tin tường thuật
Câu 4: Khi biên tập bài phỏng vấn, người phỏng vấn được phép:
A.Sửa lại nội dung bài phỏng vấn
B.Ghi lại nét mặt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn
C.Thêm ý kiến của mình vào câu trả lời của người được phỏng vấn.
Câu 5: Viết một bản tin thường về hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
20.11 của trường em.
Hoạt động 4+5: Mở rộng vận dụng


Hoạt động 5.1: Giới thiệu phương pháp dạy học dự án
Hình thức: GV trình bày
Kĩ thuật: thuyết trình
Bước 1: GV nhắc lại sơ lược về phương pháp dạy học dự án mà học sinh đã làm

quen.
Bước 2: HS lắng nghe.
Bước 3: HS có thể đưa ra một số những thắc mắc rút ra từ quá trình thực hiện dự
án ở tiết trước.
Bước 4: GV tiếp nhận và giải đáp.
Hoạt động 5.2:Triển khai dự án.
Hình thức: tập thể
Kĩ thuật: hoạt động nhóm
Bước 1:GV giới thiệu về dự án học tập. Dự án chia thành hai phần, chủ đề của
từng phần:
PHẦN MỘT: EM TẬP LÀM NHÀ BÁO
PHẦN HAI: TÁC NGHIỆP
Bước 2: GV cùng với HS thảo luận, xây dựng các chủ đề nhỏ dựa trên sự định
hướng của giáo viên cũng như hứng thú của HS.
Có thể đưa ra các chủ đề nhỏ như sau:
PHẦN MỘT: EM TẬP LÀM NHÀ BÁO
Tiểu chủ đề 1: Em làm phát thanh viên
Tiểu chủ đề 2: Tiểu phẩm: xây dựng một tiểu phẩm về một vấn đề gây nhức nhối
trong đời sống của giới trẻ hiện nay.
Tiểu chủ đề 3: Trò chuyện với người nổi tiếng: xây dựng một kịch bản với người
phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để giới thiệu về một nhân vật nổi tiếng và có ảnh
hưởng đến giới trẻ hiện nay.
PHẦN HAI: TÁC NGHIỆP
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm làm các sản phẩm báo chí (phóng sự, bản tin,
phỏng vấn) ngắn về các vấn đề sau:
Tiểu chủ đề 1: Du lịch Ninh Bình
Tiểu chủ đề 2: Học đường
Tiểu chủ để 3: Vấn đề xã hội
Bước 3: GV kết hợp với ý kiến của HS phân chia thành 3 nhóm thực hiện các tiểu
chủ đề.

Có thể chia các nhóm theo các nhóm của dự án trước hoặc có sự điều chỉnh dựa
trên kết quả đánh giá của GV về dự án trước, sự đồng đều giữa các nhóm và
nguyện vọng của HS.
– HS thống nhất xây dựng 3 nhóm :
Nhóm Chuyển động 24/7: thực hiện hai tiểu chủ đề 3.


Nhóm Cuộc sống thường ngày: thực hiện hai tiểu chủ đề 2.
Nhóm Thời sự: thực hiện hai tiểu chủ đề 1
Bước 4: HS tự phân chia hoặc GV phân công nhóm phản biện để tạo hứng thú cho
bài học. (Nhóm phản biện sẽ là nhóm đóng vai trò góp ý chủ yếu nhất cho nhóm
trình bày sản phẩm). GV lưu ý HS các nhóm có sự trao đổi trong quá trình thực
hiện để hiểu rõ về công việc của nhau và trợ giúp khi cần thiết.
Hoạt động 5.3: Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc.
Hình thức: tập thể
Kĩ thuật: hoạt động nhóm
Bước 1:GV yêu cầu các nhóm thảo luận, bài bạc và thống nhất nội dung, kế hoạch
làm việc
Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận, xây dựng đề cương.
PHẦN MỘT: EM TẬP LÀM NHÀ BÁO
Tiểu chủ đề 1: Em làm phát thanh viên:
Vận dụng lí thuyết báo chí để viết và trình bày một số bản tin về :
+ Các vấn đề thời sự trong nước.
+ Các vấn đề thời sự quốc tế.
Tiểu chủ đề 2: Tiểu phẩm
+ Tìm hiểu tình hình thực tế, thu thập thông tin về suy nghĩ, hành xử của giới trẻ
hiện nay.
+ Viết kịch bản, lựa chọn diễn viên, tập diễn.
Tiểu chủ đề 3: Trò chuyện với người nổi tiếng:
+ Giả định là một MC của chương trình truyền hình “Trò chuyện cùng người nổi

tiếng”.
+ Thu thập, tìm kiếm thông tin về nhân vật định phỏng vấn.
+ Làm trailler giới thiệu nhân vật
+ Xây dựng kịch bản, tập diễn.
PHẦN HAI: TÁC NGHIỆP
Tiểu chủ đề 1: Du lịch Ninh Bình
Viết bài về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hóa, các làng nghề
truyền thống, lễ hội, đặc sản… của quê hương.
Tiểu chủ đề 2:Học đường
Làm phóng sự về các vấn đề của học đường: những tấm gương vượt khó học giỏi,
nạn bạo lực học đường, vứt rác bừa bãi, ăn quà vặt, nói tự do trong giờ, sử dụng
điện thoại di động trong giờ, quay cóp, gian lận trong thi cử, vi phạm luật lệ giao
thông, hút thuốc lá…
Tiểu chủ đề 3:Vấn đề xã hội
Phóng sự phản ánh tình hình xã hội cụ thể ở địa phương: vệ sinh an toàn thực


phẩm, công tác tình nguyện, hoạt động thăm hỏi động viên những gia đình chính
sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hoạt động sản xuất (buôn bán, trồng trọt,
chăn nuôi,…), các tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường…
Bước 3: HS nêu những thắc mắc và các vấn đề chưa rõ để cùng giải quyết.
Bước 4: Các nhóm bốc thăm thứ tự trình bày cho từng phần.
Hoạt động 5.3: Các nhóm báo cáo sản phẩm.
Hình thức: tập thể
Kĩ thuật: hoạt động nhóm, thuyết trình, phản biện.
Bước 1: GV nêu lại nhiệm vụ của các nhóm, thứ tự trình bày của các nhóm.
Bước 2: Các nhóm trình bày sản phẩm theo thứ tự bốc thăm, nhóm giám khảo
(theo phân công và bầu chọn từ tiết trước) và thư kí làm nhiệm vụ.
Tiểu chủ đề 1: EM TẬP LÀM NHÀ BÁO
– Mỗi nhóm trình bày sản phẩm trong 10-15 phút. (kể cả thời gian chuẩn bị đạo cụ,

hóa trang cho mỗi phần trình bày)
Tiểu chủ đề 2: TÁC NGHIỆP
– Mỗi nhóm trình bày sản phẩm trong thời gian 5-7 phút.
Bước 3: Các nhóm khác lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi vào giấy cho nhóm bạn.
Các nhóm trả lời câu hỏi phản biện, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
Bước 4: GV nhận xét phần trình bày sản phẩm của các nhóm.
Hoạt động 5.4: Đánh giá, nhận xét chung.
– GV nhận xét chung về tinh thần làm việc, kết quả làm việc của các nhóm.
– Thư kí tổng hợp kết quả từ ban giám khảo.
– Công bố kết quả.



×