Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀO DẠY HỌC BÀI “PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.16 KB, 13 trang )

ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀO DẠY HỌC BÀI
“PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ”
Người soạn: Dương Thị Duyên
Lớp AK1- Khoa Ngữ Văn- Trường ĐHSP Hà Nội.
I. Vài nét về đặc điểm của bài học.
1. Đặc điểm.
2. Mục tiêu bài học.
2.1. Về kiến thức:
- Hiểu biết sơ bộ về một số loại báo chí.
- Nắm được khái niệm ngôn ngữ báo chí ; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với
ngôn ngữ ở những văn bản khác được đăng tải trên báo.
2.2. Về kĩ năng:
- Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu & các loại báo khác nhau về phương
tiện, định kì, lĩnh vực, đối tượng. Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ
báo chí vào việc đọc/viết văn bản.
- Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí.
2.3. Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng & phát triển ngôn ngữ dân tộc, phê phán cách sử
dụng ngôn ngữ tùy tiện, lệch chuẩn, lai căng.
3. Những phương pháp sử dụng chủ yếu.
3.1. Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để chỉ ra cho học sinh thấy được các
đặc điểm của ngôn ngữ được sử dụng trong bản tin, tiểu phẩm , từ đó rút ra nhận
xét về đặc điểm của ngôn ngữ báo chí.
3.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu giữa ngôn ngữ bản tin, phóng sự và tiểu
phẩm để học sinh thấy được sự giống và khác nhau của các thể loại tiêu biểu này.
3.4. Kết hợp các phương pháp trên với các phương pháp khác như phương pháp
rèn luyện theo mẫu, phương pháp giao tiếp.
II. Quy trình thực hiện.
1.Kiểm tra bài cũ.
Để học sinh tiếp cận một cách có hiệu quả kiến thức mới về phong cách ngôn ngữ
báo chí, trước khi đi vào bài mới giáo viên nên sử dụng câu hỏi phát vấn kiểm tra


lại kiến thức cũ của học sinh về bài Phóng cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật ở chương trình lớp 10.
* Câu hỏi kiểm tra:
Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ báo chí?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét , cho điểm.
Từ câu trả lời của học sinh giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
* Lời dẫn vào bài:
Ở lớp 10 các em đã được tìm hiểu bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, “Phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật”. Chúng ta đã biết phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là
phong cách gắn liền với các tác phẩm văn chương nghệ thuật. Vậy ngôn ngữ được
dùng khi viết báo chí sẽ tạo ra ngôn ngữ nào? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm
hiểu một phong cách ngôn ngữ mới, đó là phong cách ngôn ngữ báo chí.
2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức mới.
- Ở hoạt động 1 (phần dạy cho học sinh tìm hiểu về một số thể loại văn bản báo
chí ), giáo viên nên sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp đối
chiếu so sánh vì lí do sau đây:
+ Những khái niệm như: Bản tin là gì? Phóng sự là gì? Tiểu phẩm là gì? Ngôn ngữ
báo chí là gì? đều là những kiến thức hoàn toàn mới đối với học sinh, các em
hoàn toàn chưa được học, nếu giáo viên sử sụng phương pháp nêu câu hỏi phát vấn
trình bày khái niệm thì học sinh lúng túng, rất khó trả lời và không định hình được
kiên thức. Vì vậy ở phần này giáo viên nên đưa ra các câu hỏi mở để khai thác các
đặc điểm của các thể loại văn bản báo chí sau đó mới rút ra các khái niệm. Phương
pháp phân tích ngôn ngữ này đảm bảo nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt của
học sinh.
+ Để củng cố lại đặc điểm của các thể loại báo chí, giáo viên nên cho học sinh đối
chiếu, so sánh để các em khắc sâu kiến thức mới một lần nữa.
- Ở hoạt động 2 ( nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí) giáo
viên áp dụng các phương pháp giao tiếp bằng cách cho học sinh tham gia hoạt
động nhóm trả lời các câu hỏi mầ giáo viên yêu cầu vì những lí do sau:
+ Khi tổ chức hoạt động nhóm học sinh có sự tương tác với các bạn và giáo viên từ

đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong giờ học.
- Ở hoạt động 3(Tìm hiểu khái niệm phong cách ngôn ngữ báo chí, các phương
tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí ) Gv cũng tiếp tục
phương pháp thông báo, phân tích ngôn ngữ.
* Cách bước tiến hành như sau:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí.
Thao tác 1. Tìm hiểu mục I.1.a: Bản tin.
Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu I.1.a sgk trang 129 và đưa ra hệ thống
câu hỏi gợi mỏ như sau:
Câu hỏi 1: Ngữ liệu a trong SGk, trang 129 cung cấp cho ta những thông n gì?
Câu hỏi 2: Văn bản cung cấp cho ta thông tin về một sự kiện, một hoạt động nào
đó mà trong đó có thời gian địa điểm cụ thể, vậy theo em thế nào là một bản tin?
Câu hỏi 3: Bản tin có những đặc điểm gì.
Bước 2: Học sinh trả lời đảm bảo các nội dung cần đạt như sau:
Trả lời câu hỏi 1: Ngữ liệu cung cấp các thông tin về:
+ Sự kiện: Tôn vinh 122 thủ khoa năm 2006.
+ Thời gian: Thứ 3 ngày 27/3/2007, 10:58.
+ Địa điểm tại Hà Nội.
Trả lời câu hỏi 2: Bản tin là một thể loại của báo chí được viết nhằm cung cấp
thông tin thời sự. Do đó bản tin cần cho biết cụ thể về thời gian, địa điểm và đặc
biệt là sự kiện.
Trả lời câu hỏi 3: Bản tin có những đặc điểm sau:
+ Thông tin sự kiện một cách ngắn gọn.
+ Cung cấp tin tức cập nhật.
Thao tác 2: Tìm hiểu mục I.1.b: Phóng sự.
Bước 1. GV yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu I.1.b sgk trang 129 và đưa ra hệ thống
câu hỏi gợi mỏ như sau:
Câu hỏi 1: Ngữ liệu trong SGK cung cấp thông tin gì? (sự kiện và địa điểm như
thế nào?)
Câu hỏi 2: Để làm rõ thông tin ấy người viết đã trình bày ngữ liệu như thế nào?

Câu hỏi 3: Từ ngữ liệu phân tích em hiểu thế nào là phóng sự?
Bước 2: Học sinh trả lời đảm bảo các nội dung cần đạt sau:
Trả lời câu hỏi 1: Cung cấp thông tin:
+ Sự kiện: Nơi đầu tiên xóa xong nhà tạm cho đồng bào dân tộc.
+ Địa điểm: Cửa khẩu Cà Roong, Noong Ma, tù bản 39 của người A rem, bản 51,
61 của người A Coong, hay bản Cu Tồn, Cờ Đỏ, A Ki.
Trả lời câu hỏi 2: Cách trình bày:
+ Ngữ liệu có thêm lời miêu tả bằng một loạt các hình ảnh, 500 ngôi nhà vững
chãi khang trang, mái tôn đỏ thắm, hòa quện với bát ngát rừng xanh ngăn ngắt.
+ Có nhiều lời bình giá: khang trang, vững chãi, tiếng hát tiếng cười nối dài dội
vào vách núi.
Trả lời câu hỏi 3: Phóng sự thực chất cũng là một dạng của bản tin, nhưng được
mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh và lời bình giá,
để cung cấp cho người đọc một cá nhìn đầy đủ và hấp dẫn.
Thao tác 3: Tìm hiểu mục I.1.c: Tiểu phẩm.
Bước 1. GV yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu I.1.Sgk trang 130 và đưa ra hệ thống
câu hỏi gợi mỏ như sau:
Câu hỏi 1: Ngữ liệu c bàn về vấn đề gì
Câu hỏi 2: Để nói về vấn đề đó, ngôn ngữ được sử dụng như thế nào?
Câu hỏi 3: Qua ngữ liệu đã tìm hiểu, em hiểu thế nào là tiểu phẩm?
Câu hỏi 4: Điểm giống nhau và khác nhau giữa bản tin, phóng sự, và tiểu phẩm?
Bước 2: Học sinh trả lời đảm bảo các nội dung cần đạt sau:
Trả lời câu hỏi 1: Ngữ liệu thông tin về vấn đề xây nhà trái phép trong giai đoạn
hiện nay.
Trả lời câu hỏi 2: Ngôn ngữ được sử dụng với đặc điểm sau:
+ Giọng điệu thân mật, dân dã , sử dụng các từ khẩu ngữ: Ối, lạ gì, nhưng sao, ơ
hơ, này.
+ Sắc thái mỉa mai: Mọc thêm năm tầng rưỡi sau mười sáu lần sai phạm bị xử lí,
sai phạm thêm vài lần để nâng thêm vài tầng, phép thuật vạn năng, nhà chằn tinh
Trả lời câu hỏi 3: Tiểu phẩm là một thể loại báo chí gọn nhẹ, với giọng văn thân

mật, dân dã, thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính
kiến về thời cuộc.
Trả lời câu hỏi 4:
- Giống nhau: Cả tiểu phẩm, phóng sự và bản tin đều cung cấp thông tin cho người
đọc.
- Khác nhau: Phóng sự mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bình
giá bằng hình ảnh để cung cấp cho người đọc cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp
dẫn (phóng sự cũng là một bản tin nhưng được mở rộng hơn), tiểu phẩm cũng cung
cấp thông tin nhưng được miêu tả, bình giá một cách gọn nhẹ bằng giọng văn thân
mật, dân dã, thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm.
Hoạt động 2: Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí.
Thao tác 1: Tìm hiểu mục I.2.a: Thể loại và dạng tồn tại.
Bước 1. GV yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu I.2.a.Sgk trang 131 và tổ chức thảo luận
nhóm ( lớp chia làm 4 nhóm, hai bàn 1 nhóm )
Nhóm 1: Báo chí tồn tại ở những dạng nào?
Nhóm 2: Từ việc phân tích các ngữ liệu, theo em yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ
trong các thể loại báo chí được thể hiện như thế nào?
Nhóm 3: Chức năng chung của ngôn ngữ báo chí là gì?
Nhóm 4: Ngoài những thể loại vừa tìm hiểu, em hãy kể thêm một số thể loại báo
chí mà em biết?
Bước 2: Giáo viên tiến hành cho học sinh thảo luận trong vòng 5 phút rồi cử đại
diện trả lời, câu trả phải đảm bảo nội dung cơ bản sau:
Nhóm 1: Thể loại và dạng tồn tại:
- Thể loại: Báo chí có nhiều thể loại, ngoài các thể loại như bản tin, phóng sự, tiểu
phầm, còn có các thể loại khác như thư bạn đọc, phỏng vấn quảng cáo, trao đổi ý
kiến, bình luận thời sự
- Dạng tồn tại: Báo chí tồn tại ở hai dạng chính, dạng viết (báo viết) và dạng nói
(đọc, thuyết minh, phỏng vấn miệng), ngoài ra còn có cả báo hình kèm theo lời
dẫn, thuyết minh (báo ảnh, truyền hình, báo điện tử).
Nhóm 2: Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ”

+ Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.
+ Ví dụ: Ngôn ngữ bảng tin, ngôn ngữ tiểu phẩm, ngôn ngữ quảng cáo đều có quy
ước khác nhau.
Nhóm 3: Chức năng chung của ngôn ngữ báo chí:
+ Ngôn ngữ báo chí có một chức năng là cung cấp thông tin thời sự, phản ánh dư
luận và ý kiến chung, đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo nhằm
thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Nhóm 4: Thư bạn đọc, phỏng vấn bạn đọc, quảng cáo bình luận
Tiết 2. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của
phong cách ngôn ngữ báo chí.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm phong cách ngôn ngữ báo chí, các phương
tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí.
Thao tác 1: Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ báo chí là gì?
- Ở thao tác này Gv cung cấp nội dung khái niệm cho Hs:
+ Phong cách ngôn ngữ báo chí là phong cách được sử dụng trong các thể loại của
báo chí.
Thao tác 2: Các phương tiện diễn đạt.
Bước 1. GV yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu II.1.a.Sgk trang 143 và đưa ra hệ thống
câu hỏi gợi mở như sau:
Câu hỏi 1: Về sử dụng từ ngũ trong ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì? Căn cứ
vào các ngữ liệu đã phân tích ở tiết trước, em hãy lấy một vi dụ về sự phong phú
của từ ngữ trong các thể loại báo chí?
Câu hỏi 2: Việc sử dụng ngữ pháp trong ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì? Em
hãy cho ví dụ về sử đa dạng của sử dụng các kiểu câu trong ngôn ngữ báo chí?
Câu hỏi 3: Thông qua việc tìm hiểu một số tờ báo, theo em việc sử dụng các biện
pháp tu từ trong các ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì?
Bước 2: Học sinh trả lời đảm bảo các nội dung cần đạt sau:
Trả lời câu hỏi 1: Từ ngữ trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, ở mỗi phạm
vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí có một lớp từ vựng rất đặc trưng.
* Ví dụ:

- Bản tin: Thường dung danh từ riêng chỉ địa danh, tên người, thời gian, sự kiện,
thể hiện các danh từ chung.
- Phóng sự sử dụng các động từ, tính từ, từ ngữ miêu tả hình ảnh, sự kiện, địa
phương, nhân vật.
- Tiểu phẩm: Từ ngữ thân mật, dân dã, gần gũi.
Trả lời câu hỏi 2: Về ngữ pháp.
- Câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, để
dễ đảm bảo thông tin chính xác.
* Ví dụ:
- Bản tin sử dụng câu ngắn.
- Phóng sự: Sử dụng câu dài với kết cấu phức tạp.
- Tiểu phẩm: Câu gần với lời nói hang ngày.
Trả lời câu hỏi 3: Về các biện pháp tu từ:
- Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ, từ vựng và cú pháp, trong
đó báo chí sử dụng nhiều và khá thành công các biện pháp: Ẩn dụ, so sánh, đảo
ngữ, song song với việc kết hợp câu ngắn câu dài.
Thao tác 3: Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ.
Bước 1: Để tìm hiểu tính thông tin thời sự giáo viên cho các em tìm hiểu một bản
tin (“18/09/2009, 02:50 PM, Đà Nẵng đã có ca tử vong ca đầu tiên do cúm
A/H1N1, đây là ca tử vong thứ 7 trong cả nước do nhiễm bệnh này. Đó là xác nhận
của bác sĩ Nguyễn Út – Giám đốc Sở Y tế Đã Nẵng trưa 18/09. Bênh nhân tên là
Vũ Văn Mật (40tuổi, trú tại K05/11 Lê Trọng Tấn, Phường An Khê - Quận Thanh
Khê – Đà Nẵng), bị tử vong khi đang điều trị tại bện viên Đà Nẵng”. (Dẫn theo
Viet Nam. Net) rồi đưa ra hệ thống câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Bản tin thông tin về vấn đề gì? Vấn đề đó có được xã hội quan tâm
không?
Câu hỏi 2: Qua bản tin em hiểu tính thông tin thời sự trong ngôn ngữ báo chí được
biểu hiện như thế nào?
Câu hỏi 3: Về tính ngắn gọn, cách thức diễn đạt của bản tin như thế nào? Có mấy
câu? Mỗi câu nói về vấn đề gì?

Câu hỏi 4: Qua việc tìm hiểu bản tin, tính ngắn gọn trong ngôn ngữ báo chí có đặc
điểm gì?
Câu hỏi 5: Thông tin trong bản tin có mới không? Cách diễn đạt như thế nào?
Tiêu đề thể hiện điều gì?
Câu hỏi 6: Qua việc tìm hiểu bản tin, em hãy cho biết một số đặc điểm của tính
sinh động, hấp dẫn trong ngôn ngữ báo chí? Em hãy lấy một số ví dụ về tít của bài
báo kích thích trí tò mò của bạn đọc?
Bước 2: Học sinh trả lời đảm bảo các nội dung cần đạt sau:
Trả lời câu hỏi 1:
- Bản tin thông tin về vấn đề Đà Nẵng có ca đầu tiên tử vong do bị tử vong do bị
dịch cúm A/H1N1.
- Vấn đề đại dịch cúm A/H1N1 đang được toàn xã hội quan tâm.
- Bản tin: Có tính thông tin thời sự.
Trả lời câu hỏi 2:
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ có tính thông tin thời sự cập nhật những tin tức,
nóng hổi hàng ngày trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội.
- Thông tin phải chính xác, đầy đủ.
- Ngôn ngữ luôn đổi mới theo thời đại.
Trả lời câu hỏi 3: Tính ngắn gọn:
- Bản tin ngắn gọn: có 4 câu, mỗi câu chứ một thông tin khác nhau.
+ Câu 1: Thông báo Đà Nẵng có ca tử vong do cúm A/H1N1.
+ Câu 2. Đây là ca thứ 7 tử vong của cả nước.
+ Câu 3. Đó là xác nhận của bác sĩ Nguyễn- Út.
+ Câu 4. Thông tin về bệnh nhân.
Trả lời câu hỏi 4:
- Ngắn gọn là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí.
- Văn báo chí là lối văn ngắn gọn (hạn định về số câu, chữ, cột dòng…)
Nhưng lượng thông tin cao.
- Mỗi bài báo thường trả lời được các câu hỏi:
+ Sự kiện gì xảy ra, ở đâu, khi nào?

+ Xảy ra như thế nào?
+ Dư luận của độc giả về sự kiện đó.
Trả lời câu hỏi 5:
- Thông tin trong bản tin rất mới mẻ: Đà Nẵng có ca tử vong do cúm A/H1N1.
- Cách diễn đạt ngắn gọn (4 câu), mỗi câu một thông tin sáng sủa mạch lạc.
- Tiêu đề: “Đà Nẵng đã có ca tử vong ca đầu tiên do cúm A/H1N1” gây sự chú ý
cho độc giả.
Trả lời câu hỏi 6: về tính sinh động hấp dẫn:
Ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò của người đọc.
+ Lượng thông tin mới mẻ.
+ Cách diễn đạt dễ hiểu, sáng sủa.
+ Đặc biệt là cách đặt tiêu đề của bài báo.
- Ví dụ: Một số tiêu đề gây sự chú ý của độc giả.
“Mua của người chán bán cho người cần” (báo bán và mua).
“Đọc thể thao ko hao mà khỏe” (báo thể thao).
Hoạt động 4: GV yêu cầu một Hs đọc ghi nhớ SGK,trang 145. Tổng kết.
- Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 5: Luyện tập.
a. Bài tập 1.
b. Bài tập 2.
Một số đề tài ô nhiễm môi trường, tệ nạn, giá cả leo thang,an toàn giao thông.



×