Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tác động của lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn, cho vay qua đêm đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN CẢNH TUẤN

TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU,
TÁI CẤP VỐN, CHO VAY QUA ĐÊM
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN CẢNH TUẤN

TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU,
TÁI CẤP VỐN, CHO VAY QUA ĐÊM
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

2


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của lãi suất chiết khấu, tái cấp
vốn, cho vay qua đêm đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt
Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP.HCM, Ngày 23 tháng 03 năm 2020
Chữ ký người thực hiện:………………………….
Họ và tên: Nguyễn Cảnh Tuấn


ii


LỜI CÁM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo đã tận
tình hướng dẫn và dìu dắt chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô giáo
công tác tại Khoa Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Mở Tp.Hồ Chí Minh nói
riêng và Trường Đại học Mở Tp.Hồ Chí Minh nói chung đã tận tình giúp tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã hỗ
trợ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, tuy nhiên trong bài nghiên
cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi kính mong Quý thầy cô,
các chuyên gia và những bạn đọc tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề
tài được hoàn thiện hơn.

Trân trọng.


iii

TÓM TẮT

Lãi suất có thể được xem là một trong những kênh quan trọng nhất của chính
sách tiền tệ (CSTT) . Luận văn này tập trung nghiên cứu tác động của lãi suất chiết
khấu (DIR), lãi suất tái cấp vốn (CIR), lãi suất cho vay qua đêm (OVR) đến khả
năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam được đại
diện bởi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA). Nghiên cứu sử dụng
phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS), số liệu sử dụng cho nghiên
cứu được thu thập từ số liệu của 23 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm

2007 đến năm 2018.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất
cho vay qua đêm có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lợi của NHTMCP Việt
Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra được rằng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái
cấp vốn có mức độ tác động và tầm ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các
NHTMCP Việt nam cao hơn so với lãi suất cho vay qua đêm.

Từ khóa: Lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm, khả
năng sinh lợi ngân hàng thương mại.


iv
ABSTRACT

Interest rates can be considered as one of the most important parts of the
monetary policy. This research focuses on the effect of discount rates (DIR), capital
interest rates (CIR), overnight rates (OVR) on the performance of Vietnamese jointstock commercial banks which are nominated by the ratio of after - tax over return
on assets (ROA). The research uses the method called general least square (GLS),
the figures used in this research are taken from 23 Vietnamese joint-stock
commercial banks from 2007 to 2018.
The research show that discount rates, capital interest rates, overnight rates
has a positive effect on the performance of a joint-stock commercial bank. Besides,
this research also shows that the discount rates and capital interest rates have higher
impacts on the performance of Vietnamese joint-stock commercial banks than
overnight rates.

Keywords: discount rates, capital interest rates, overnight rate, Performance of
Commercial Banks.



v

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................... ii
Tóm tắt ............................................................................................................ iii
Abstract ........................................................................................................... iv
Mục lục ............................................................................................................ v
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................ viii
Danh mục bảng ............................................................................................... ix
Danh mục hình vẽ ........................................................................................... x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................... 1
1.1. Lý do nghiên cứu ......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................... 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................. 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 4
1.6. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................... 5
1.6.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................... 5
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................... 5
1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN
NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............................................................................... 7
2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................... 7
2.1.1. Các khái niệm ..................................................................... 7
2.1.1.1. Chính sách tiền tệ .......................................................... 7
2.1.1.2. Lãi suất ........................................................................... 8



vi

2.1.1.3. Khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại
cổ phần ........................................................................................ 11
2.1.2. Các lý thuyết liên quan ....................................................... 12
2.1.2.1. Lý thuyết của Keynes về việc làm, lãi suất và tiền tệ . 12
2.1.2.2. Mô hình IS-LM.............................................................. 14
2.1.2.3. Mô hình định giá lãi suất bán lẻ .................................. 15
2.1.2.4. Mô hình định giá lãi cận biên....................................... 15
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước .............................................. 16
2.2.1. Các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của lãi suất chính sách
đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần ........ 16
2.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố khác
đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần . 20
2.2.3. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 25
3.1. Mô hình nghiên cứu. ................................................................... 25
3.1.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................. 25
3.1.2. Mô tả và đo lường các biến ................................................ 26
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................... 31
3.3. Trình tự nghiên cứu ................................................................... 33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................... 35
4.1. Kết quả nghiên cứu ..................................................................... 35
4.1.1. Thống kê mô tả biến............................................................ 35
4.1.2. Phân tích ma trận tương quan ........................................... 45
4.1.3. Lựa chọn mô hình hồi quy ................................................. 47
4.1.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ................................ 48
4.1.5. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ...................... 49
4.1.6. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ............................... 50



vii

4.1.6. Kết quả ước lượng ............................................................... 51
4.2. Thảo luận kết quả........................................................................ 53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................... 59
5.1. Kết luận ........................................................................................ 59
5.2. Một số khuyến nghị ..................................................................... 61
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................. 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 65

CÁC PHỤ LỤC ............................................................................................. 69


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Số thứ
tự

Chữ viết tắt

Từ gốc

1

CSTT


Chính sách tiền tệ

2

FEM

Fixed Effect model

3

GLS

General Least Square

4

IRD

Interest rate deposit

5

IRL

Interest rate loan

6

NHNN


Ngân hàng nhà nước

7

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

8

NHTW

Ngân hàng trung ương

9

NIM

Net interest margin

10
11
12
13
14
15

OMO
PBT
Pooled OLS

REM
ROA
VIF

Open market operations
Profit before tax
Pooled Ordinary Least Squares
Random Effect model
Return on Assets
Variance inflation factor


ix

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thống kê các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến khả
năng sinh lợi của NHTMCP ........................................................................... 22
Bảng 3.1. Tóm tắt các biến nghiên cứu ......................................................... 31
Bảng 3.2: Danh sách các NHTMCP được chọn làm mẫu trong nghiên cứu 32
Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến .................................................................... 35
Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa các cặp biến Mô hình 1 .......................... 46
Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa các cặp biến Mô hình 2 .......................... 46
Bảng 4.4: Hệ số tương quan giữa các cặp biến Mô hình 3 .......................... 46
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định F và Hausman ................................................ 47
Bảng 4.6: Hệ số VIF của các mô hình ......................................................... 49
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian .................... 50
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Wooldridge ................................................... 50
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng các mô hình theo phương pháp GLS ............... 51



x

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 4.1: Giá trị lợi nhuận sau thuế trên tài sản bình quân biến thiên qua
các năm ............................................................................................................ 36
Hình 4.2: Giá trị lãi suất chiết khấu biến thiên qua các năm .......................... 37
Hình 4.3: Giá trị lãi suất tái cấp vốn biến thiên qua các năm ......................... 38
Hình 4.4: Giá trị lãi suất cho vay qua đêm biến thiên qua các năm ................ 39
Hình 4.5: Giá trị tài sản bình quân của NHTMCP qua các năm ..................... 41
Hình 4.6: Tỷ lệ dư nợ cho vay bình quân của NHTMCP qua các năm .......... 42
Hình 4.7: Tỷ lệ hiệu quả quản lý bình quân của NHTMCP qua các năm ...... 44
Hình 4.8: Cấu trúc tài sản bình quân của các NHTMCP qua các năm ........... 45


1

Chương 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.

Lý do nghiên cứu
Lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm là những

loại lãi suất chính sách do ngân hàng Trung ương (NHTW) ban hành, đó là một
trong những công cụ của chính sách tiền tệ (CSTT) của Chính Phủ. Việc sử dụng
công cụ về lãi suất chính sách là nhằm đạt được một số mục tiêu về kinh tế vĩ mô
của Chính Phủ như ổn định về giá cả, tạo việc làm và giúp nền kinh tế tăng trưởng
bền vững. Trong đó hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) được coi

là kênh quan trọng nhất trong việc thực hiện CSTT. CSTT không ảnh hưởng trực
tiếp mà chúng ảnh hưởng đến các hoạt động của nền kinh tế thông qua các tác động
từ các công cụ của CSTT đến các nguồn lực sẵn có trong hệ thống các NHTMCP
(Mishkin, 2013)
Khi nền kinh tế bị lạm phát, NHTW có thể sử dụng CSTT thắt chặt để
kiểm soát lạm phát. NHTW thực hiện bằng cách tăng tỷ lệ lãi suất chính sách của
mình, điều này sẽ làm số lượng tiền dùng trong việc cho vay của các NHTMCP sẽ
bị giảm và làm cho chi phí huy động vốn cũng tăng lên, các khoản vay sẽ trở nên
đắt đỏ và mọi người sẽ vay ít hơn. Ngược lại, nếu mục tiêu là kích cầu để phát triển
nền kinh tế thì NHTW sẽ giảm tỷ lệ lãi suất của mình. Do đó chi phí cho việc đi
vay sẽ giảm, nó sẽ hấp dẫn người đi vay hơn. Như vậy CSTT trong đó có chính
sách về lãi suất ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng sinh lợi của
NHTMCP (Solomon, 2012).
Trong giai đoạn từ 2007 - 2018 là quãng thời gian mà nền kinh tế của Việt
Nam có nhiều CSTT thay đổi, cụ thể là về lãi suất, nhằm mục tiêu ổn định và phát
triển nền kinh tế theo định hướng của Chính Phủ. Riêng giai đoạn từ tháng 7/2017
đến nay thì chỉ có 2 lần ban hành quyết định thay đổi lãi suất theo Quyết định số
1424/QĐ-NHNN năm 2017 và Quyết định số 1870/QĐ-NHNN ngày 12/9/2019.
Thế nhưng trước đó, có những năm NHTW phải điều chỉnh lãi suất rất nhiều lần.


2

Điển hình là năm 2008, NHTW đã 09 lần ban hành quyết định thay đổi các loại lãi
suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm.
Đứng trước việc thay đổi lãi suất do NHTW ban hành cụ thể là lãi suất
chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong giai đoạn từ năm
2007 – 2018 có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam như
thế nào, tầm quan trọng của từng loại lãi suất ra sao cần có câu trả lời.
Mặc dù trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu nói về các yếu

tố tác động đến khả năng sinh lợi của NHTMCP điển hình như của Ben Naceur và
Goaied (2003), Mahmud và cộng sự (2016), San và Heng (2012), Dawood (2014),
Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014), Nguyễn Công Tâm và Nguyễn
Minh Hà (2012), Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016).
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này chỉ đánh giá về sự ảnh hưởng của các yếu
tố thuộc bên trong và bên ngoài của các NHTMCP đến khả năng sinh lợi của
chúng. Bên cạch đó cũng có những nghiên cứu nói về sự tác động của chính sách
tiền tệ trong đó có nêu chính sách về lãi suất đến khả năng sinh lợi của NHTMCP
tiêu biểu mà đề tài thu thập được được như của Amaliawiati và cộng sự (2013),
Udeh (2015) , Maigua và Mouni (2016), Altavilla và cộng sự (2017), Nguyễn
Thanh Nhân và cộng sự (2017), Phạm Chí Quang và Nguyễn Hữu Tú (2018) ,
Zaman và cộng sự (2014), Punita và cộng sự (2006), Akomolafe và cộng sự (2015).
Tuy nhiên các nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu chung chung
là chỉ đề cập đến sự tác động của CSTT trong đó có lãi suất chính sách. Trong khi
đó, các nghiên cứu chuyên sâu về sự tác động của lãi suất do NHTW ban hành đến
khả năng sinh lợi của NHTMCP tại Việt Nam còn khá khiêm tốn và không đầy đủ
về sự ảnh hưởng của cả 3 loại lãi suất như của đề tài này.
Do vậy, đề tài “Tác động của lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn, cho vay qua
đêm đến khả năng sinh lợi của Ngân hàng thương mại Việt Nam” được thiết kế để
tìm hiểu về sự ảnh hưởng này. Ngoài ra nghiên cứu sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa
học và thực tiễn cho những người làm chính sách tiền tệ, những người quản lý và
điều hành NHTMCP đưa ra những quyết định mang đến sự hiệu quả cho bản thân


3

ngân hàng nói chung và cho nền kinh tế nói riêng. Đồng thời, nghiên cứu còn có
thể giúp cho các nhà đầu tư tài chính có cơ sở để nhìn nhận và đánh giá từ đó có
những phương án đầu tư hiệu quả trước sự việc thay đổi của lãi suất do NHTW ban
hành.


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu sự tác động của lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp

vốn và lãi suất cho vay qua đêm đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt
Nam. Do đó nghiên cứu này cần đạt được những mục tiêu sau:
• Phân tích, kiểm định sự tác động của lãi suất chiết khấu đến khả năng
sinh lợi của NHTMCP Việt Nam.
• Phân tích, kiểm định sự tác động của lãi suất tái cấp vốn đến khả năng
sinh lợi của NHTMCP Việt Nam.
• Phân tích, kiểm định sự tác động của lãi suất cho vay qua đêm đến khả
năng sinh lợi của NHTMCP Việt Nam.


Gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của
NHTMCP Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên thì luận văn phải làm rõ và trả lời được các
câu hỏi nghiên cứu sau:


Sự tác động của lãi suất chiết khấu đến khả năng sinh lợi của NHTMCP
Việt Nam như thế nào?



Sự tác động của lãi suất tái cấp vốn đến khả năng sinh lợi của NHTMCP

Việt Nam như thế nào?



Sự tác động của lãi suất cho vay qua đêm đến khả năng sinh lợi của
NHTMCP Việt Nam như thế nào?



Cần những giải pháp chính sách về lãi suất như thế nào để nâng cao khả
năng sinh lợi của NHTMCP Việt Nam?


4

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung xem xét sự tác động của lãi suất chiết khấu, lãi suất tái
cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm đến khả năng sinh lợi của NHTMCP Việt Nam.
• Phạm vi nghiên cứu
Từ năm 2007 đến nay, hoạt động thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất, thành lập
mới trong hệ thống ngân hàng diễn ra khá phức tạp. Do vậy, nghiên cứu chỉ thực
hiện trên mẫu 23 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018.
Thông tin lấy được từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên được công bố trên
website của các ngân hàng này và trên các website tài chính có uy tín như
vietstocsk.vn, website của NHNN, cafef.vn, vv…
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật hồi
quy dữ liệu bảng (Panel regression) dựa trên dữ liệu thứ cấp của 23 NHTMCP Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2007-2018 với tổng số 276 quan sát.

Các mô hình hồi quy sử dụng gồm có: Hồi quy theo mô hình bình phương
nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Squares - Pooled OLS), đây là phương pháp hồi
quy dựa trên giả định bộ dữ liệu không có tồn tại các yếu tố riêng biệt về không
gian và thời gian. Hồi quy theo mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model FEM) và theo mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM), đây là
hai phương pháp hồi quy mà không bỏ qua các yếu tố riêng biệt về không gian và
thời gian. Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng bình phương nhỏ nhất tổng quát
(General Least Square- GLS), đây là phương pháp hồi quy kiểm soát được hiện
tượng phương sai thay đổi và tự tương quan mà trong hồi quy dữ liệu bảng hay
gặp.
Các kiểm định sử dụng gồm: Kiểm định F( F test) để lựa chọn giữu hai mô
hình Pooled OLS và FEM, kiểm định Hausman để lựa chọn giữa hai mô hình FEM
và REM từ đó tìm ra mô mình hồi quy tối ưu nhất. Sử dụng hệ số phóng đại


5

phương sai (Variance inflation factor-VIF) để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến,
dùng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian để kiểm tra hiện tượng phương sai
thay đổi, dùng kiểm định Wooldridge để kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong
mô hình.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu giúp hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận chung về lãi suất
chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm của NHTW, khả năng
sinh lợi của NHTMCP. Đặc biệt đây có thể được xem là một nghiên cứu thực
nghiệm cung cấp cơ sở khoa học về sự tác động của lãi suất chiết khấu, lãi suất tái
cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm của NHTW đến khả năng sinh lợi của
NHTMCP Việt Nam một cách chuyên sau hơn và đây cũng có thể được coi là điểm
mới của luận văn này.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Từ kết quả mà luận văn đã đạt được song song với đó là các đánh giá,
phân tích chuyên sâu hơn về mức mức độ tác động của lãi suất chiết khấu, lãi suất
tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm đến khả năng sinh lợi của NHTMCP Việt
Nam.
Do vậy, nghiên cứu đã cung cấp thêm cơ sở khoa học không những có
thể giúp cho những nhà làm chính sách, những người quản lý điều hành NHTMCP
đưa ra những quyết sách mang đến sự hiệu quả cho bản thân ngân hàng nói chung
mà còn cho nền kinh tế nói riêng. Ngoài ra nghiên cứu này còn giúp cho các các
nhà đầu tư tài chính liên quan có những cơ sở nhìn nhận và đánh giá khách quan từ
đó có những hướng đầu tư tài chính hiệu quả vào các ngành nghề, lĩnh vực liên
quan trước sự việc thay đổi lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn, cho vay qua đêm của
NHTW.


6

1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương được trình bày cụ thể như sau:
Chương 1: Phần giới thiệu, trong chương này luận văn trình bày lý do
nghiên cứu của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, nêu ra câu hỏi
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu dữ liệu và phương pháp sử dụng để nghiên cứu, ý
nghĩa của đề tài .
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan, trong
chương này luận văn trình bày cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên
quan đến lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm của
NHTW, khả năng sinh lợi của các NHTMCP và sự tác động của lãi suất chiết khấu,
lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm đến khả năng sinh lợi của các
NHTMCP. Các lý thuyết này là tiền đề để đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trong chương này luận văn xây
dựng khung tiếp cận nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý

luận đã được trình bày ở chương 2. Trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu,
xử lý dữ liệu, cách thức chọn mẫu và cách đo lường các biến trong mô hình nghiên
cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, trong chương luận văn trình bày các
bước nghiên cứu gồm thống kê mô tả và các kết quả phân tích hồi quy. Đánh giá
các tác động của lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm
của NHTW đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP. Trên cơ sở lựa chọn mô hình
hồi quy hiệu quả nhất, kiểm định các khuyết tật của mô hình và xử lý khuyết tật
của mô hình .
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị, trong chương này luận văn nêu
những đóng góp của luận văn và một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh
lợi của các NHTMCP. Đồng thời, chỉ ra những mặt hạn chế và hướng nghiên cứu
tiếp theo của đề tài.


7

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Chính sách tiền tệ
Để hiểu rõ hơn về các loại lãi suất chính sách trong bài luận văn này thì đề tài
nêu tóm lược lại khái niệm về CSTT như sau: CSTT đề cập đến sự kết hợp của các
biện pháp được thiết kế để điều chỉnh giá trị cung và cầu tiền trong nền kinh tế. Nó
có thể được sử dụng như là một công cụ để điều tiết của tín dụng, ổn định giá cả,
tăng trưởng kinh tế (Chowdhury và cộng sự, 2003).
CSTT bao gồm việc xây dựng và thực hiện các chính sách của NHTW để đạt
được mục tiêu mong muốn, các chính sách và quyết định nhằm hướng dẫn lãi suất

cho vay của NHTMCP ở mức độ nhu cầu tín dụng phù hợp với nền kinh tế. Các
mục tiêu mà NHTW tìm cách đạt được nói chung là kiềm chế lạm phát, ổn định
tiền tệ, giảm thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế ổn định. Các công cụ của CSTT
như nghiệp vụ thị trường mở (Open market operations -OMO), tỷ lệ chiết khấu, dự
trữ bắt buộc, minh bạch tài chính, kiểm soát trực tiếp hệ thống ngân hàng và quy
định lãi suất trực tiếp (Loayza và Schmidt, 2002).
Từ những quan điểm trên có thể thấy CSTT là một trong những công cụ
của NHTW để điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu mong
muốn như là kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, giảm thất nghiệp và tăng trưởng
kinh tế ổn định. Các công cụ hữu hiệu được thực hiện như hoạt động thị trường mở,
tỷ lệ chiết khấu, dự trữ bắt buộc, minh bạch tài chính, kiểm soát trực tiếp hệ thống
ngân hàng và quy định lãi suất trực tiếp. Như vậy ta có thể thấy lãi suất do NHTW
ban hành là một trong những công cụ của CSTT của Chính Phủ tác động vào nền
kinh tế nói chung và NHTMCP nói riêng.


8

Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN quyết định việc sử
dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia
theo quy định của Chính Phủ nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo
công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế. Nội dung này được quy định tại mục 4,
điều 3 của Luật NHNN số 46/2010/QH12 được Quốc Hội ban hành ngày 16/6/2010
(gọi tắt là Luật NHNN năm 2010)
Theo Luật NHNN năm 2010, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng
công cụ thực hiện CSTT quốc gia bao gồm: Nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt
buộc, chính sách lãi suất, quản lý hạn mức tín dụng, quản lý lãi suất của các
NHTMCP. Trong đó chính sách lãi suất là một bộ phận của CSTT mà ở đó NHTW
sử dụng các công cụ lãi suất của mình để quản lý và điều tiết lãi suất thị thường
nhằm mục tiêu điều tiết vĩ mô hoạt động của NHTMCP nói riêng và nền kinh tế nói

chung. Trong đó bộ ba lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay
qua đêm để bù đắp thâm hụt trong thanh toán là một công cụ rất quan trọng và hữu
hiệu.

2.1.1.2. Lãi suất
Lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu
quả tài chính của nền kinh tế . Nó là mức giá mà người vay trả cho việc sử dụng số
tiền họ vay từ người cho vay hoặc tổ chức tài chính hoặc phí trả cho tài sản vay.
Chúng là những yếu tố kinh tế chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong nền
kinh tế (Crowley, 2007).
Theo Corb (2012) thì lãi suất chính sách là công cụ kinh tế được ban hành
bởi NHTW để kiểm soát lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Như vậy có thể hiểu lãi suất nói chung là mức giá mà người đi vay trả cho
người cho vay. Trong đó lãi suất do NHTW ban hành là một công cụ kinh tế nhằm
điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Ở Việt Nam, theo Luật NHNN năm 2010 thì có nhiều loại lãi suất do
NHTW công bố được sử dụng để điều hành CSTT bao gồm: lãi suất cơ bản, lãi


9

suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất thị trường
liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở,... các lãi suất này được NHTW
ban hành tuỳ thuộc vào mục tiêu CSTT nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô cụ thể
trong từng giai đoạn.
Theo quy định tại Khoản 1, điều 12, chương III, Luật NHNN năm 2010
quy định: “NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản ( LSCB) và các loại
lãi suất khác để điều hành CSTT, chống cho vay nặng lãi”. Các loại lãi suất được
NHTW sử dụng trong điều hành CSTT do NHTW quy định được sử dụng làm căn
cứ để các tổ chức tính dụng (TCTD) xác định mức lãi suất kinh doanh của mình.

Trong phạm vi của đề tài này chỉ nghiên cứu lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp
vốn, lãi suất cho vay qua đêm và các loại lãi suất được khái niệm như sau:
• Lãi suất chiết khấu
Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng là nghiệp vụ
NHNN mua các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này
các NHTMCP đã mua trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp
(điều 2 Quyết định số Số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 8 năm 2003 của
NHNN).
Hiện nay, quy định về chiết khấu, tái chiết khấu đã được Quyết định số
17/2006/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung điều 10 và điều 12 Quy chế chiết
khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng
Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà NHTW áp dụng cho các khoản vay của
ngân hàng thương mại tại quầy của nó (Nguyễn Văn Ngọc, 2012)
Lãi suất chiết khấu là lãi suất NHTW áp dụng để tính số tiền thanh toán khi
thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá. Lãi suất chiết khấu do NHTW xác định và công
bố, phù hợp với mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ, được quy định tại điều 3
quyết định Số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 8 năm 2003 của NHNN. Đến
nay thì lãi suất tái chiết khấu được NHNNCP quy định tại Quyết định 1870/QĐNHNN ngày 12/9/2019 là 4%.


10

• Lãi suất tái cấp vốn
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHTW nhằm cung
ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng, được quy
định tại khoản 1 và 2 điều 11 Luật NHNN Việt Nam năm 2010. NHTW quy định
và thực hiện việc tái cấp vốn cho TCTD theo các hình thức như cho vay có bảo
đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp
vốn khác.
Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất do NHNN áp dụng khi tái cấp vốn (khoản 1

và 2 điều 11 Luật NHNN Việt Nam năm 2010). Khi các TCTD thiếu hụt vốn ngắn
hạn có thể lên vay NHNN thông qua hình thức cầm cố giấy tờ có giá hoặc xin vay
lại theo hồ sơ tín dụng. Tuỳ từng thời kỳ kinh tế, mức lãi suất tái cấp vốn được
NHTW xác định khác nhau nhưng nhìn chung, lãi suất tái cấp vốn tăng/giảm tác
động trực tiếp tới chi phí vốn từ đó tác động tới lãi suất cho vay của các TCTD.
Cũng như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn thay đổi tùy theo từng thời kỳ.
Đến nay thì lãi suất cấp vốn cũng được NHNN Việt Nam quy định tại Quyết định
1870/QĐ-NHNN ngày 12/9/2019 là 6%.
• Lãi suất cho vay qua đêm
Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc NHNN
Việt Nam cho các ngân hàng vay có bảo đảm bằng cầm cố các giấy tờ có giá trong
khoảng thời gian tính từ cuối ngày làm việc hôm trước đến 8 giờ 30 phút ngày làm
việc liền kề tiếp theo (Khoản 2 điều 2 Quyết định số 04/2007/QĐ-NHNN ngày
22 tháng 01 năm 2007 của NHNN Việt Nam).
Lãi suất cho vay qua đêm hay còn gọi là lãi suất liên ngân hàng. Đây là lãi
suất vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng, thông qua thị trường liên ngân hàng.
Lãi suất này áp dụng trong trường hợp NHTMCP tham gia thanh toán điện tử liên
ngân hàng nhưng không đủ vốn để bù đắp chênh lệch âm giữa tổng giá trị các
khoản thanh toán chuyển đến và tổng giá trị các khoản thanh toán chuyển đi được
xác định vào cuối ngày giao dịch.


11

Mức lãi suất cho vay qua đêm do Thống đốc NHNN Việt Nam quy định
phù hợp với mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Thời điểm tính, thu lãi tiền cho vay
qua đêm do Sở Giao dịch - NHNN Việt Nam hướng dẫn phù hợp với quy định của
NHNN Việt Nam về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi đối với các tổ chức
tín dụng (điều 7 quyết định số 04/2007/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 01 năm 2007 của
NHNN Việt Nam). Lãi suất cho vay qua đêm luôn biến động lên xuống tùy thuộc

thời điểm trong ngày do NHTW Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng/giảm lãi suất
cho vay qua đêm.
2.1.1.3. Khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại
Khả năng sinh lợi là khả năng kiếm lợi nhuận hợp lý của chủ sở hữu công
ty. Phần lớn tổ chức tồn tại là để kiếm được tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận cho thấy
hiệu quả và hiệu suất tổng thể của một công ty ( Warren , 2005).
Có thể chia tỷ lệ lợi nhuận thành các phần: Lợi nhuận biên và lợi nhuận.
Lợi nhuận biên cho thấy tỷ lệ thể hiện khả năng của công ty trong việc chuyển đổi
tài sản thành lợi nhuận, ngoài ra lợi nhuận biên còn thể hiện hiện khả năng của
công ty trong việc tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông của mình (Bessis, 2003).
Theo Nguyễn Văn Ngọc (2012), khả năng sinh lợi hay tỷ suất lợi
nhuận (profitability) là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và quy mô
doanh nghiệp. Khả năng sinh lợi cho chúng ta biết hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Ngân hàng thương mại cũng có thể được xem là một doanh nghiệp.
NHTMCP cũng hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho
phép. Bởi vậy khả năng sinh lợi của NHTMCP là khả năng chống lại những tổn
thất không mong đợi, cũng như là khả năng tăng cường năng lực tài chính và cải
thiện khả năng sinh lợi trong tương lai thông qua tái đầu tư lợi nhuận giữ lại (ECB,
2010).
Khả năng sinh lợi của NHTMCP có thể được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu,
chẳng hạn: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở


12

hữu (ROE), thu nhập ngoài lãi ròng biên (NOM) , thu nhập lãi ròng biên (NIM), hệ
số Tobin’s Q… Tuy nhiên ROA là chỉ số được sử dụng rộng rãi trong phân tích
khả năng sinh lợi của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý của
ngân hàng, biểu thị cho khả năng biến tài sản thành lợi nhuận của NHTMCP. ROA

cao cho thấy hoạt động của ngân hàng là hiệu quả với cơ cấu tài sản hợp lý và linh
hoạt ngược lại ROA thấp phản ánh chính sách hoạt động không hiệu quả hoặc chi
phí hoạt động quá mức.
Thông thường , khả năng sinh lợi được tính bằng cách lấy lợi nhuận trên
tổng tài sản sử dụng, khối lượng tư bản dài hạn hoặc số người lao động. Công thức
tính ROA như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

2.1.2. Các lý thuyết liên quan
2.1.2.1. Lý thuyết của Keynes về việc làm, lãi suất và tiền tệ
Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ của Keynes được xem như
là nghiên cứu ban đầu về truyền dẫn CSTT trong đó có cơ chế về lãi suất của Chính
Phủ. Theo Keynes (1936), lãi suất được coi là một biến tài chính thuần túy, mức độ
được xác định không phải bởi cung và cầu các khoản vay mà đúng hơn bởi nguồn
cung tiền và nhu cầu thanh khoản. Sự gia tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh
tế sẽ làm cho lãi suất giảm, biến đổi lãi suất là phương pháp rất hữu hiệu để ổn định
hệ thống kinh tế thị trường. Mức lãi suất sẽ xác định mức tổng hợp nhu cầu và sẽ
lan rộng ra toàn bộ hệ thống kinh tế thông qua ba cách: ưu tiên cho thanh khoản,
hiệu quả hoạt động của đầu tư, số nhân đầu tư (Skousen, 1997).
Keynes đã đề xuất giải pháp táo bạo, rõ ràng và có tính đổi mới đó là
Chính Phủ phải gián tiếp can thiệp vào kinh tế hoạt động bằng cách kích thích tổng
cầu theo cách thao túng lãi suất và kiểm soát khối lượng tiền tệ. Theo cách này, lãi
suất trở thành yếu tố thiết yếu của hoạt động kinh tế. Cơ chế này hoạt động như
sau:


13

NHTW kiểm soát mức lãi suất; giảm lãi suất sẽ xác định giá cho vay giảm
dần; giá cho vay giảm dần này sẽ tạo ra sự gia tăng nhu cầu về tính thanh khoản;

nhu cầu tăng đối với các khoản thanh khoản sẽ được bảo đảm bởi sự gia tăng số
lượng tiền; từ đó sẽ tăng mức độ tiêu thụ và đầu tư (Laurentiu, 2008)
Bên cạnh đó tỷ lệ lãi suất là nguyên nhân chứ không phải là kết quả của hiệu
quả hoạt động của nền kinh tế. Nó phụ thuộc vào kỳ vọng của nền kinh tế cũng như
những chính sách lãi suất của Chính Phủ nhằm điều tiết nền kinh tế. Tức lãi suất
tác động đến hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, tỷ lệ lãi suất phụ thuộc vào kỳ
vọng của nền kinh tế và những chính sách lãi suất của Chính Phủ nhằm điều tiết vĩ
mô nền kinh tế (Tily, 2007).
Từ đó cho đến nay cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ trong đó có cơ chế
về lãi suất được các nhà kinh kế học nghiên cứu một cách sâu rộng, cụ thể:
Bernanke (1986) đã nghiên cứu về sự tác động qua lại giữa thu nhập và tiền,
theo quan điểm của ông thì sự biến động trên thị trường tín dụng là do CSTT hoặc
cũng có thể là do các yếu tố khác tác động. Do khối lượng tiền lưu thông có tác
động cùng chiều đến tín dụng nên điều này càng khẳn định lượng tiền lưu thông
ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trong đó có hoạt động của NHTMCP. Về cơ bản
thì CSTT là sự tác động Chính Phủ lên lượng tiền lưu thông trên thị trường, trong
đó công cụ về lãi suất là một công cụ quan trọng do NHTW ban hành để Chính Phủ
thực hiện CSTT của mình.
Taylor (1995) nhìn nhận kênh lãi suất truyền thống hoạt động thông qua
chi phí vốn là cực kỳ quan trọng trong cơ chế truyền dẫn CSTT. Tác động của lãi
suất chính sách đến nền kinh tế nói chung và khả năng sinh lợi của NHTMCP nói
riêng đó có thể gọi là một cơ chế truyền dẫn CSTT, nó mô tả quá trình mà Chính
Phủ sử dụng CSTT để tác động đến nền kinh tế bằng nhiều công cụ trong đó có
chính sách về lãi suất được ban hành bởi NHTW.
Như vậy, theo lý thuyết của Keynes và các nhà nghiên cứu lý thuyết theo
trường phái của ông đã chỉ ra rằng quá trình truyền dẫn của CSTT trong đó có
chính sách về lãi suất được diễn ra như sau: Bằng cách quy định về lãi suất, Chính



×