Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.59 KB, 36 trang )

LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1.KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1.1. Vai trò của tiêu thụ thành phẩm và nhiệm vụ kế toán tiêu thụ thành
phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
- Vai trò của tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất:
Tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất nhưng lại
có tác dụng chi phối đến các khâu trước đó, cụ thể là dựa vào kế hoạch tiêu thụ,
doanh nghiệp mới lên được kế hoạch sản xuất và cung ứng. Do đó, khâu tiêu
thụ mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quá
trình tiêu thụ có thể giúp doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi
nhuận, tạo điều kiện trang trải chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. Mặt khác, nếu
sản phẩm sản xuất ra không được tổ chức tiêu thụ tốt dẫn đến ứ đọng vốn, xí
nghiệp không thể tái xuất, gây ảnh hưởng đến người lao động, gây tổn thất cho
cả nhà sản xuất cũng như xã hội.
Đối với doanh nghiệp, tiêu thụ không những thu hồi được toàn bộ chi phí
bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Đối với nền kinh tế, tiêu thụ tạo ra dòng luân chuyển hàng hóa, dịch vụ
thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng do đó điều tiết hoạt động của các ngành, các lĩnh
vực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Để thực hiện tốt công tác tiêu thụ đòi hỏi bộ phận quản lý cần theo dõi,
nắm bắt được khối lượng và giá thành của các sản phẩm tiêu thụ cũng như theo
dõi chặt chẽ các phương thức tiêu thụ để từ đó có cơ chế giá, chính sách thanh
toán nhằm thu hút khách hàng và thu hồi vốn nhanh chóng.
- Nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
+ Phản ánh kịp thời chính xác tình hình xuất bán thành phẩm, tính chính xác
các khoản giảm trừ doanh thu và tình hình thanh toán với ngân sách các
khoản thuế phải nộp.
+ Tính toán chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ.


+ Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ thành phẩm.
1.1.2. Kế toán giá vốn hàng bán.
1.1.2.1. Các phương pháp tính giá thành thực tế thành phẩm xuất kho:
Vì thành phẩm là hàng tồn kho tạo ra trong khâu sản xuất nên phải tuân
theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 – VAS 02 về hàng tồn kho. Theo đó,
giá vốn thành phẩm xuất kho được tính theo 1 trong 4 phương pháp sau:
- Phương pháp giá thực tế đích danh:
+ Khái niệm: Là phương pháp quản lý thành phẩm theo lô, thành phẩm xuất
kho thuộc lô nào thì lấy đơn giá nhập của kho lô đó.
+ Ưu điểm: Nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù
hợp với doanh thu thực tế. Giá trị thành phẩm tồn kho được thực hiện kịp thời
và thông qua việc tính giá thành phẩm xuất kho, kế toán có thể theo dõi được
thời hạn bảo quản của từng lô hàng.
+ Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt
khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có
khối lượng lớn, mặt hàng ổn định và loại thành phẩm nhận diện được thì mới có
thể áp dụng phương pháp này. Tốn nhiều công sức và chi phí do phải quản lý
riêng từng lô hàng.
+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ có thể áp dụng với những loại
hàng tồn kho có giá trị cao, chủng loại mặt hàng ít, dễ phân biệt giữa các mặt
hàng. Trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại nhu doanh nghiệp kinh doanh
vàng, bạc, đá quý,…
- Phương pháp nhập trước – xuất trước:
+ Khái niệm: Phương pháp này giả thiết rằng hàng tồn kho nào nhập kho
trước sẽ được xuất kho trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau.
+ Ưu điểm: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ chính là giá trị thành phẩm vào kho
sau cùng. Cho phép kế toán có thể tính giá xuất kho kịp thời.
+ Nhược điểm: Phải tính giá theo từng lô hàng và phải hạch toán chi tiết
thành phẩm tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức. Phương pháp
này còn làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời

với giá thị trường.
+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có ít
danh điểm thành phẩm, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.
- Phương pháp nhập sau – xuất trước:
+ Khái niệm: Phương pháp này giả thiết rằng hàng tồn kho nào nhập sau
cùng sẽ được xuất kho trước tiên.
+ Ưu điểm: Khắc phụ được nhược điểm của phương pháp FIFO. Phương
pháp này đảm bảo được sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Cụ thêt là các chi
phí mới phát sinh sẽ phù hợp với doanh thu cung cấp những thông tin đày đủ và
chính xác hơn về thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ.
+ Nhược điểm: Giá trị hàng tồn kho không phản ánh chính xác giá trị thực tế
của nó.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong trường hợp giá cả thị trường có xu
hướng tăng lên hoặc lạm phát.
- Phương pháp giá thực tế bình quân: Theo phương pháp này, căn cứ vào giá
thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ, kế toán xác định được giá
bình quân của một đơn vị thành phẩm xuất bán như sau:
Giá thực tế thành
phẩm xuất bán
= Số lượng thành
phẩm xuất bán
X Giá đơn vị bình
quân
Trong đó, đơn giá bình quân (giá đơn vị bình quân) có thể tính theo một
trong các phương pháp.
• Đơn giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá BQ cả
kỳ dự trữ
=
Trị giá TP tồn kho ĐK + Trị giá TP nhập kho trong kỳ

Số lượng TP tồn kho ĐK + Số lượng TP nhập kho trong
kỳ
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Không
mang tính áp đặt chi phí cho từng đối tượng cụ thể như một số phương pháp
hạch toán hàng tồn kho khác. Hơn nữa, những người áp dụng phương pháp này
đều cho rằng thực tế là các doanh nghiệp thường không thể đo lường một cách
chính xác về quá trính lưu chuyển của hàng nhập – xuất trong doanh nghiệp và
do vậy nên xác định giá trị thực tế hàng xuất khi theo phương pháp bình quân.
Điều này càng mang tính thuyết phục với những loại hàng tồn kho mà chunga
có tính đồng đều, không khác nhau về bản chất.
+ Nhược điểm: Độ chính xác không cao, công việc tính toán bị dồn vào cuối
kỳ gây ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung, các phần hành kế toán khác
nói riêng. Hơn nữa, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của các
thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có ít loại thành
phẩm nhưng số lần nhập – xuất của mỗi thành phẩm nhiều.
• Đơn giá thực tế bình quân cuối kỳ trước:
Đơn giá BQ cuối
kỳ trước
=
Gia thực tế của TP tồn kho ĐK ( cuối kỳ trước)
Số lượng TP tồn kho ĐK (cuối kỳ trước)
+ Ưu điểm: Đơn giả, dễ tính toán nên giảm nhẹ khối lượng tính toán.
+ Nhược điểm: Trị giá hàng xuất không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá
cả trong kỳ hiện tại nên làm cho chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh không
sát với giá thực tế.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu
hướng biến động không đáng kể.
• Đơn giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập:
Đơn giá BQ sau

mỗi lần nhập =
Giá thực tế của TP nhập kho sau mỗi lần
nhập
Số lượng TP tồn kho sau mỗi lần nhập
+ Ưu điểm: Chính xác, phản ánh kịp thời tình hình biến động giá cả của
thành phẩm trong kỳ.
+ Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều, phức tạp, tốn nhiều công sức,…
+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những doanh
nghiệp có ít loại thành phẩm và số lần nhập của mỗi loại thành phẩm không
nhiều.
- Phương pháp khác: Ngoài phương pháp nêu trên, các DN còn có thể áp dụng
phương pháp giá hạch toán (một loại giá ổn định trong cả kỳ mang tính chủ
quan của DN). Đến cuối kỳ, để ghi sổ tổng hợp và lập các bảo cáo tài chính, kế
toán phải chuyển đổi giá hạch toán thành giá thực tế căn cứ vào hệ số chénh
lệch giá:
Hệ số
giá
=
Giá thực tế tồn kho ĐK + Giá thực tế nhập kho trong kỳ
Giá hạch toán của TP tồn kho ĐK + Giá hạch toán của TP
nhập kho
Giá thực tê TP
xuất bán
= Giá hạch toán của
TP bán ra
X Hệ số giá
+ Ưu điểm: Giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập – xuất thành
phẩm hàng ngày, không phụ thuộc vào sô danh điểm thành phẩm, số lần nhập –
xuất mỗi loại nhiều hay ít.
+ Nhược điểm: Việc tính giá không cập nhật, độ chính xác không cao.

+ Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho những DN có nhiều chủng loại thành
phẩm, xuất – xuất kho TP diễn ra thường xuyên và đội ngũ kế toán có trình độ
chuyên môn cao.
Theo quy định tại điểm 4.3.5, chuẩn mực kế toán quốc tế số 02 (IAS 02)
về hàng tồn kho cũng quy định các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho thực
tế, bao gồm:
- Giá đích danh.
- Bình quân gia quyền.
- Nhập trước – xuất trước (FIFO)
- Nhập sau – xuất trước (LIFO)
Như vậy, về vấn đề này, chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế hoàn toàn
có sự tương dồng.
Theo CMKT quốc tế : Hàng tồn kho được tính theo giá trị thấp hơn giữa giá
phí và giá trị thực hiện ròng, còn CMKT Việt Nam quy định: HTK được tính
theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc
thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Như vậy, cả 2 chuẩn mực
đều tính giá trị tồn kho theo giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể
thực hiện được.
Giá gốc HTK đều bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí
khác phát sinh trong quá trình chuyển chúng về địa điểm và trong trạng thái
hiện tại.
1.1.2.2. Chứng từ sử dụng:
Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ –
BTC ngày 20/03/2006:
- Các chứng từ bắt buộc như:
o Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03PXK – 3LL).
o Phiếu xuất kho gửi hàng đại lý (04HDL – 3LL).
- Các chứng từ hướng dẫn:
o Phiếu nhập kho (01 – VT).
o Phiếu xuất kho (02 – VT).

o Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (03 –
VT).
o Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (05 – VT).
1.1.2.3. Kế toán chi tiết giá vốn hàng bán.
Tổ chức kế toán chi tiết thành phẩm trong các doanh nghiệp cần kết hợp
chặt chẽ với hạch toán nghiệp vụ ở kho bảo quản nhằm giảm bớt việc ghi chép
trùng lặp giữa các loại hạch toán, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám
sát của kế toán đối với kế toán nghiệp vụ ở nơi bảo quản. Hiện nay, các doanh
nghiệp thường hạch toán chi tiết thành phẩm theo một trong ba phương pháo
chủ yếu, đó là phương pháp thẻ song song, phương pháp số dư và phương pháp
sổ đối chiếu luân chuyển.
- Phương pháp thẻ song song:
+ Ở kho, thủ kho dựa vào phiếu nhập, phiếu xuất và những chứng từ khác
để mở thẻ kho (sổ kho) (mở theo từng danh điểm) và chỉ ghi theo số lượng.
+ Phòng kế toán: Kế toán mở sổ chi tiết TP ghi theo số lượng và giá trị.
+ Cuối kỳ, kế toán tiến hành: Đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết thành phẩm
với thẻ kho, đối chiếu số liệu trên Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn thành
phẩm với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp nhập – xuất thành phẩm.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ kiểm tra, dễ phát hiện sai sót.
Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp.
Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có ít chủng loại thành phẩm.
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: Căn cứ vào phiếu nhập, kế toán lập
“Bảng kê nhập thành phẩm”. Căn cứ vào bảng kê xuất, kế toán lập: “Bảng kê
xuất thành phẩm”. Cuối kỳ, dựa vào 2 bảng kê này để vào sổ đối chiếu luân
chuyển, kế toán đối chiếu:
+ Số lượng thành phẩm trên Sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho.
+ Đối chiếu số tiền trên Sổ đối chiếu luân chuyển với Sổ kế toán tổng
hợp.
Ưu điểm: Giảm khối lượng ghi chép của kế toán.
Nhược điểm: Dồn công việc vào cuối kỳ nên công việc kiểm tra, đối

chiếu sẽ gặp khó khăn nếu số lượng chứng từ nhập – xuất của từng danh
điểm TP nhiều.
Điều kiện áp dụng: DN có nhiều chủng loại TP, số lượng chứng từ nhập –
xuất không nhiều.
- Phương pháp sổ số dư: Theo phương pháp này, thủ kho ngoài việc ghi thẻ kho,
cuối kỳ còn phải ghi số lượng TP tồn kho từ thẻ kho vào sổ số dư. Tại phòng kế
toán, định kỳ kế toán căn cứ vào các chứng từ nhập – xuất ghi vào Bảng lũy kế
Nhập – Xuất – Tồn. Từ bảng lũy kế nhập – Xuất – Tồn, kế toán lập bảng tổng
hợp Nhập – Xuất – Tồn TP và đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp.
Ưu điểm: Tránh ghi chép trùng lặp, phân bố đều công việc trong kỳ.
Nhược điểm: Khó kiểm tra, đối chiếu, phát sinh sai sót.
Điều kiện áp dụng: DN có nhiều chủng loại, số lần nhập – xuất của mỗi
loại nhiều.
1.1.2.4. Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán:
a.Tài khoản sử dụng:
* TK 155 – Thành phẩm.
TK này dùng để hạch toán tình hình tăng, giảm, tồn kho thành phẩm và
có số dư bên Nợ.
* TK 157 – Hàng gửi bán.
TK này được sử dụng để theo dõi giá trị sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ theo
phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hóa nhờ bán đại lý, ký
gửi hay giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người
mua hàng chưa được chấp nhận thanh toán. Số hàng hóa, sản phẩm, lao vụ này
vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
* TK 632 – Giá vốn hàng bán.
TK này được sử dụng để theo dõi trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm,
lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công
xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ
cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng hóa tiêu thụ. TK 632 cuối kỳ không
có số dư.

b. Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường
xuyên (KKTX).
Đặc điểm: Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi một cách
thường xuyên tình hình hiện có, biến động tăng giảm thành phẩm trên các TK
phản ánh chúng. Nghĩa là tất cả các nghiệp vụ nhập – xuất thành phẩm khi phát
sinh đều được ghi chép ngay vào các TK hàng tồn kho. Trên cơ sở đó xác định
số tồn cuối kỳ.
Tồn CK = Tồn ĐK + Nhập
TK
- Xuất TK
Ưu điểm của phương pháp này là: Theo dõi, phản ánh một cách liên tục,
thường xuyên các thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời và cập nhật, đem
lại độ chính xác cao.
Phương pháp này được áp dụng cho các DN kinh doanh các mặt hàng có
giá trị lớn.
Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX.
Hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK
TK 911
TK 632
TK 155, 157
TK 154, 155
TK 157
Xuất TP gửi bán
Hàng gửi bán đã
Xác định tiêu thụ
GVHB bị trả lại
Xuất thành phẩm tiêu thụ trực tiếp
TK 1381
Xử lý hao hụt mất mát HTK

TK 159
Lập dự phòng giảm giá HTK
CK, Kc GVHB
c. Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
(KKĐK).
Đặc điểm: Phương pháp KKĐK không theo dõi một cách thường xuyên,
liên tục tình hình biến động của thành phẩm trên các TK hàng tồn kho, mà chỉ
theo dõi TP nhập kho theo nghiệp vụ (ghi theo giá thành sản xuất) và TP xuất
kho được xác định trên cơ sở kiểm kê, đánh giá cuối kỳ (tồn kho), kiểm kê
chứng từ (tồn gửi bán).
KKĐK thường áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm có
quy cách và mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và được xuất thường xuyên.
Phương pháp này tính toán đơn giản hơn, tốn ít công sức nhưng độ chính
xác không cao. Trị giá vốn sản phẩm bán ra trong kỳ được tính như sau:
Trị giá vốn TP
xuất bán trong
kỳ
= Trị giá
vốn TP
tồn ĐK
+ Trị giá vốn TP SX
hoàn thành trong
kỳ
- Trị giá vốn
TP tồn CK
Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK
Kc trị giá vốn TP tồn ĐK
Kc trị giá vốn TP tồn CK
TK 155, 157

TK 632
TK 631
Kc trị giá vốn TP sản xuất
hoàn thành trong kỳ
Cuối kỳ, Kc GVHB
TK 911
1.1.3. Kế toan doanh thu tiêu thụ thành phẩm:
1.1.3.1.Khái niệm doanh thu và nguyên tắc ghi nhận doanh thu.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế
DN thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Theo quy định tại điểm 10, 16, 24 của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14
về doanh thu và thu nhập khác (ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ –
BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính) và các quy định của chế độ kế toán
hiện hành, thì chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thỏa mãn đồng thời
các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh
thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia. Khi không thỏa
mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu,không hạch toán vài TK doanh thu.
Doanh thu bán hàng được xác định khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện
sau:
- Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát sản phẩm.
- Doanh thu xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến bán hàng.
Tại điểm 14.3.3 – Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu (IAS 18) quy
định về các điều kiện ghi nhận doanh thu như sau:
- Những rủi ro và lợi ích quan trọng gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa được
chuyển sang cho người mua.

- Doanh nghiệp không tiếp tục tham gia quản lý quyền sở hữu cũng không kiểm
soát hàng bán ra.
- Giá trị doanh thu có thể được tính toán một cách đáng tin cậy.
- Doanh nghiệp có khả năng là sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Chi phí liên quan đến giao dịch có thể được tính toán một cách đáng tin cậy.
Như vậy, điều kiện ghi nhận doanh thu tại VAS 14 và IAS 18 là hoàn toàn
tương đồng.
1.1.3.2. Chứng từ sử dụng.
Theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC
ngày 20/03/2006 thì việc hạch toán tổng hợp doanh thu sử dụng các chứng từ
sau:
- Hóa đơn GTGT ( Mẫu 01GTKT – 3LL).
- Hóa đơn bán hàng thông thường ( Mẫu 02 GTTT – 3LL).
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (Mẫu 01 – BH).
- Thẻ quầy hàng (Mẫu 02 – BH).
1.1.3.3. Tài khoản sử dụng.
* TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tài khoản này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế
của doanh nghiệp trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh thu.
TK 511 được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2 trong đó TK 5112 – là TK
doanh thu bán các thành phẩm: phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối
lượng thành phẩm và bán thành phẩm đã được tiêu thụ. TK 5112 chủ yếu dùng
trong các doanh nghiệp sản xuất như : công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, …
TK 5112 không có số dư cuối kỳ.
* TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ. TK này được chi tiết thành 3TK cấp 2, trong đó
TK 5122 – Doanh thu bán các thành phẩm: phản ánh doanh thu khối lượng sản
phẩm, dịch vụ, lao vụ cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong cùng công ty
hay tổng công ty. TK này chủ yếu dùng trong các doanh nghiệp sản xuất nhu

công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản.
TK 5122 cuối kỳ không có số dư.
1.1.3.4. Trình tự hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm:
Tùy thuộc vào việc DN áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương
pháp khấu trừ hay trực tiếp thì việc ghi nhận doanh thu bán hàng sẽ khác nhau.
Trong bài viết này chỉ trình bày phương pháp hạch toán doanh thu tiêu thu trong
doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Khi thành phẩm được xác định là tiêu thụ thì kế toán ghi nhận doanh thu
trên các TK 511, 512.
Việc tiêu thụ thành phẩm nhất thiết được gắn liền với việc thanh toán với
người mua, bởi vì chỉ khi nào DN thu được đầy đủ tiền bán hàng hoặc khách
hàng chấp nhận thanh toán thì việc tiêu thụ mới được ghi chép trên sổ sách kế
toán. Việc thanh toán với người mua về thành phẩm bán ra được thực hiện bằng
nhiều phương thức như trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay bán chịu,…
Công tác tiêu thụ thành phẩm trong DN có thể tiến hành theo nhiều
phương thức khác nhau: tiêu thụ trực tiếp, theo hợp đồng, giao hàng gửi đại lý,
bán hàng trả góp,…
- Phương thưc tiêu thụ trực tiếp:

×