Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.28 KB, 15 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH
1.1 Đặc điểm về doanh nghiệp thương mại dịch vụ và vai trò kế toán bán
hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.
1.1.1 Đặc điểm doanh nghiệp thương mại.
− Doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp chuyên hoạt động trong
lĩnh vực mua bán hàng hóa và thực hiện các hoạt động dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng nhằm thu lợi nhuận.
− DNTM hoạt động kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng
hóa nhằm chuyển đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
− Sản phẩm của DNTM cung ứng cho khách hàng về bản chất là dịch vụ
phục vụ khách hàng.
− Thị trường của DNTM đa dạng, rộng hơn so với doanh nghiệp sản xuất.
− Hoạt động xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng.
− Kinh doanh trong cơ chế thị trường có nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận
và cũng chịu rất nhiều rủi ro.
1.1.2 Vai trò kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
Tiêu thụ hàng hoá là cơ sở hình thành nên doanh thu và lợi nhuận, tạo
ra thu nhập để bù đắp chi phí bỏ ra, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh
thông qua các phương thức tiêu thụ.
Cùng với việc tiêu thụ hàng hoá, xác định kết quả kinh doanh là cơ sở
đánh giá cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định tại
doanh nghiệp, xác định nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện với nhà
nước, lập các quỹ công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động
tốt trong kỳ kinh doanh tiếp theo, đồng thời nó cũng là số liệu cung cấp thông
tin cho các đối tượng quan tâm như các nhà đầu tư, các ngân hàng, các nhà
cho vay. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay trước sự cạnh tranh gay gắt thì việc
xác định đúng kết quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý, cung
cấp thông tin không những cho nhà quản lý doanh nghiệp để lựa chọn phương
án kinh doanh có hiệu quả mà còn cung cấp thông tin cho các cấp chủ quản, cơ
quan quản lý tài chính, cơ quan thuế phục vụ cho việc giám sát sự chấp hành


chế độ, chính sách kinh tế tài chính, chính sách thuế.
Trong doanh nghiệp thương mại, hàng hoá là tài sản chủ yếu và biến
động nhất, vốn hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động
cũng như toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp cho nên kế toán hàng hoá
là khâu quan trọng đồng thời nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh quyết định sự sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Do tính chất quan
trọng của bán hàng và xác định kết quả kinh doanh như vậy đòi hỏi kế toán
bán hàng và xác định kết quả tiêu kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng:
−Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế về tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ như mức bán ra, doanh thu bán hàng quan trọng là lãi
thuần của hoạt động bán hàng.
−Phản ánh đầy đủ, kịp thời chi tiết sự biến động của hàng hoá ở tất cả các trạng
thái: Hàng đi đường, hàng trong kho, trong cửa hàng, hàng gia công chế biến,
hàng gửi đại lý nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hoá.
−Phản ánh chính xác kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả, đảm bảo
thu đủ và kịp thời tiền bán hàng để tránh bị chiếm dụng vốn.
−Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kết quả tiêu thụ, cung cấp số liệu,
lập quyết toán đầy đủ, kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả tiêu thụ cũng như
thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
−Xác định đúng thời điểm tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bán hàng và phản ánh
doanh thu. Báo cáo thường xuyên kịp thời tình hình bán hàng và thanh toán
với khách hàng chi tiết theo từng loại hợp đồng kinh tế nhằm giám sát chặt
chẽ hàng hoá bán ra, đôn đốc việc nộp tiền bán hàng vào quỹ.
1.2 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp
thương mại.
1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến quá trình bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh.
1.2.1.1 Khái niệm về bán hàng.
Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa gắn với
quyền lợi hoặc rủi ro của khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán

hoặc chấp nhận thanh toán.
Bán hàng là quá trình chuyển hoá vốn từ hình thái vốn sản phẩm, hàng
hoá sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán.
Về mặt tổ chức kế toán, bán hàng là một quá trình kinh tế bao gồm từ
việc tổ chức đến thực hiện trao đổi mua bán hàng hoá thông qua các khâu. các
nghiệp vụ kế toán, các hành vi mua bán cụ thể nhằm thực hiện chức năng và
trình độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu của mình cũng như
đáp ứng cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội.
1.2.1.2 Khái niệm về doanh thu.
− Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản vốn
góp của cổ đổng hoặc chủ sở hữu.
− Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế
doanh nghiệp thu được trong năm phát sinh từ các hoạt động tiêu thụ hàng
hoá, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận thanh
toán.
− Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp hàng hóa dịch vụ được xác định
bằng tổng doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu
như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng đã bán trả
lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp.
1.2.1.3 Khái niệm về các khoản giảm trừ doanh thu.
− Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết
mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc
người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với lượng lớn theo thoả
thuận về CKTM đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua,
bán hàng.
− Giảm giá hàng bán: Là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên
mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất,
không đúng quy cách, không đúng thời hạn,…đã ghi trong hợp đồng.

− Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu
thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều
khoản đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành như
hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
− Thuế GTGT (nộp theo phương pháp trực tiếp) là khoản thuế gián thu tính trên
khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản
xuất lưu thông đến tiêu dùng.
− Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh vào doanh thu của các doanh nghiệp sản
xuấtmột số mặt hàng đặc biệt mà nhà nước không khuyến khích sản xuất, cần
hạn chế tiêu thụ vì không thiết thực với đời sống nhân dân như: rượu bia,
thuốc lá,……
− Thuế xuất khẩu tính trên cơ sở trị giá bán tại cửa khẩu ghi trong hợp đồng của
lô hàng xuất (thường là giá FOB) và thuế xuất thuế xuất khẩu của mặt hàng
xuất và được qui đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên Ngân hàng.
1.2.1.4 Khái niệm về giá vốn hàng bán.
Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của sản phẩm, hàng hóa (hoặc
gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ đối với DNTM,
hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành đã được xác định là tiêu thụ
và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh.
1.2.1.5 Các khoản chi phí.
− Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình
bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Chi phí bán hàng gồm các yếu tố sau:
+ Chi phí nhân viên bán hàng.
+ Chi phí vật liệu, bao bì.
+ Chi phí dụng cụ đồ dùng.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ Chi phí bảo hành sản phẩm.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.

+ Chi phí bằng tiền khác.
− Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt
động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có
tính chất chung toàn doanh nghiệp.
+ Chi phí nhân viên quản lý.
+ Chi phí vật liệu quản lý.
+ Chi phí đồ dùng văn phòng.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ Thuế,phí và lệ phí.
+ Chi phí dự phòng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí bằng tiền khác.
1.2.1.6 Chi phí và doanh thu hoạt động tài chính.
− Chi phí hoạt động tài chính là những khoản chi phí liên quan đến các hoạt
động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất
tài chính của doanh nghiệp.
− Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp
thu được từ hoạt động tài chinh hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán.
Doanh thu HĐTC phát sinh từ các khoản tiền lãi, tìên bản quyền, cổ tức và lợi
nhuận được chia của các doanh nghiệp chỉ được ghi nhận thoả mãn đồng thời
hai điều kiện:
+ Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó.
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
1.2.1.7 Chi phí khác và thu nhập khác.
− Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất
kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Đây là những khoản lỗ do các
sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường
của doanh nghiệp.
− Thu nhập khác là các khoản thu nhập không phải là doanh thu của doanh
nghiệp. Đây là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài

hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
1.2.1.8 Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
− Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất
kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một
thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
− Kết quả HĐKD của doanh nghiệp bao gồm kết quả HĐKD thông thường và kết
quả hoạt động khác.
− Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt động
tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cung cấp dịch
vụ và hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động Tổng doanh thu Giá vốn của hàng Chi phí bán
SXKD(bán hàng và = thuầnvề bán hàng _ hóa đã xuất bán và _ hàng và CF
CCDV) và CCDV chi phí thuế TNDN QLDN.
Kết quả hoạt động Tổng doanh thu thuần Chi phí về hoạt
Tài chính = hoạt động tài chính ¯ động tài chính

×