Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Những vấn đề cơ bản về quản lý các dự án đầu tư Phát triển từ ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.92 KB, 27 trang )

Những vấn đề cơ bản về quản lý các dự án đầu tư Phát triển từ ngân sách
nhà nước
I. Dự án đầu tư:
1. Khái niệm dự án đầu tư:
a. Khái niệm:
có thể xem xét dự án đầu tư từ nhiều góc độ khác nhau:
-Về mặt nội dung: dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với
nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết
quả cụ thể trong một thời gian nhất định ,thông qua việc sử dụng các nguồn lực
xác định.
-Trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn ,vật
tư,lao động để tạo ra kết quả tài chính ,kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
-Trên góc độ kế hoạch: dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết
của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh ,phát triển kinh tế –xã hội làm
tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
-Về mặt hình thức :Nó là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và
có hệ thống và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực
hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Như vậy một cách chung nhất có thể hiểu: Dự án đầu tư được hiểu là một
ý đồ tiến hành một công việc đầu tư cụ thể nhằm đạt được mục tiêu xác
định trong khuân khổ nguồn lục nhất định và khoảng thời gian nhất định.
b.thành phần của dự án đầu tư:
-Mục tiêu của dự án:
Mục tiêu được thể hiện ở hai mức:
+Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự
án mang lại.
+Mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc
thực hiện dự án.
-Các kết quả:
Đó là những kết quả cụ thể ,có thể định lượng ,được tạo


ra từ những các hoạt động khác nhau của dự án.Đây là điều kiện cần thiết để
thực hiện được các mục tiêu của dự án.
-Các hoạt động:
Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện
trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định.Những nhiệm vụ hoặc hành động
cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ
tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
-Các nguồn lực:
Về vật chất ,tài chính và con người cần thiết để tiến
hành các hoạt động của dự án .Gía trị hoặc chi phí của các nguồn lực này
chính là vốn đầu tư cần cho các dự án.
c.vai trò của dự án đầu tư:

-Dự án đầu tư là phương tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế.
-Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển.
-Dự án đầu tư góp phần xây dựng cơ sở vật chất –kỹ thuật ,nguồn lực mới
cho phát triển.
-Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hoá trên thị
trường ,cân đối mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.
-Dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống ,vật chất và tinh
thần cho nhân dân ,cải tiến bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước.
d. Đặc điểm của dự án đầu tư:
Để đảm bảo tính khả thi ,dự án đầu tư phải mang các đặc tính sau:

- Tính khoa học : Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá
trình nghiên cứu tỷ mỷ kỹ càng ,tính toán thận trọng ,chính xác từng nội dung
về công nghệ kỹ thuật.Tính khoa học còn thể hiện trong quá trình soạn thảo dự
án đầu tư cần có sự tư vấn của cơ quan chuyên môn.
- Tính thực tiễn :Các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên
cứu ,xác định trên cơ sở xem xét,phân tích ,đánh giá đúng mức các điều kiện

và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
- Tính pháp lý : Dự án đầu tư có cơ sở pháp lý vững chắc phù hợp
với chính sách và pháp luật của nhà nước.Nên phải nghiên cứu kỹ chủ
trương ,chính sách của nhà nước,văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động
đầu tư.
- Tính đồng nhất : Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung
của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư ,kể cả quy định về thủ tục
đầu tư.Với các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang
tính quốc tế.
2. Phân loại dự án đầu tư:
a.Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư:
*Đối với dự án đầu tư trong nước:
Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý ,tuỳ theo tính chất của dự án
và quy mô đầu tư,các dự án trong nước được chia ra làm 3 nhóm A,B và C.Đặc
trưng của mỗi nhóm được quy định trong quy chế quản lý đầu tư và xây dung
ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999
của chính phủ về quản lý đầu tư và xây dung và nghị định số 12/2000/NĐ-CP
ngày 04 tháng 05 năm 2000 của chính phủ về việc bổ xung một số điều trong
quy chế quản lý đầu tư ban hành theo nghị định số 52/1999-NĐ-CP.
Có 2 tiêu thức dùng để phân nhóm:
-Dự án thuộc nghành kinh tế nào?
-Dự án có tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ?
Trong các nhóm thì nhóm A là nhóm quan trọng nhất ,phức tạp nhất,còn
nhóm C là nhóm ít quan trọng,ít phức tạp hơn cả.
b.theo nguồn vốn:
Dự án đầu tư trong nước : vốn cấp phát ,tín dụng ,các hình thức huy động
khác .
Dự án đầu tư bằng vốn nước ngoài :nguồn viện trợ nước ngoài ODA và
vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI.
3. Chu kỳ dự án:

a. Khái niệm chu kì dự án:
Chu kỳ dự án là các công việc, các giai đoạ mà một dự án phải trải qua
kể từ khi hình thành ý đồ cho đến khi kết thúc dự án.
Có nhiều góc độ tiếp cận vấn dề chu kỳ dự án. nếu tiếp cận từ góc độ các
công việc mà một dự án phải trải qua thì chu kỳ dự án bao gồm các công việc
sau: xác địng dự án, đánh giá và thúc đẩy dự án.
Nếu tiếp cận từ góc độ đầu tư người xem chu kỳ dự án như là các giai
đoạn đầu tư mà mỗi dự án phải trải qua đó la giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai
đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Dưới đây chúng ta
sẽ nghiêm cứu sâu từng nội dung của chu kỳ dự án theo góc độ này.
Chu kì dự án mà kéo dài khiến cho công tác thanh toán vốn đầu tư gặp
nhiều khó khăn .nếu đặt trong chế độ chờ thì các doanh nhiệp không có vốn để
hoạt động do vậy mà đòi hỏi cơ quan nhà nước phải có giải pháp thanh toán
thích hợp tránh rủi ro cho các xí nghiệp theo thời gian:thời tiết ,lãi xuất ,tỷ suất ,
….Điều đó đòi hỏi công tác quản lý chú ý đến vấn đề thời gian hoàn thành dự
án,kiên quyết hoàn thành dự án đúng tiến độ ,nhanh chóng đưa công trình vào
sử dụng.Đó là lý do cần xác định một chu kỳ dự án hợp lý.
b. Sơ đồ chu kỳ dự án: gồm 3 giai đoạn:
+Chuẩn bị Đầu tư: - nhận dạng dự án.
-nghiên cứu tiền khả thi.
-nghiên cứu khả thi.
-thẩm định dự án.

+Thực hiện Đầu tư: -đấu thầu.
-thực hiện dự án.
-vận hành khai thác.
+Kết thúc xây dựng đưa dự án vào hoạt động:
-đánh giá sau dự án.
-kết thúc dự án.
Theo sơ đồ này, có thể chia chu kỳ dự án thành 3 giai đoạn như trên: Các bước

công việc, các giai đoạn trong chu kỳ được tiến hành tuần tự nhưng không biệt
lập mà đan xen gối đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao dần mức độ
chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc tiến hành dự án
ở các bước kế tiếp.
+Giai đoạn 1:Chuẩn bị đầu tư:
Trong 3 giai đoạn, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành
công hay thất bại ở 2 bước sau, đặc biệt là ở bước vận hành kết quả đầu tư. Đối
với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của các kết
quả nghiên cứu, tính toán và dự toán là rất quan trọng. trong quá trình soạn thảo
dự án phải dành đủ thời gian và chi phí.
Tổng chi phí cho nghiên cứu đầu tư chiềm từ 0,5 - 15% vốn đầu tư của
dự án .Khi công tác chuẩn bị đầu tư tốt thì việc sử dụng tốt 85 - 99,5 % vốn đầu
tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư (đúng tiến độ, không phải phá làm
lại,tránh được những chi phí không cần thiết....) đấy là yếu tố để dự án thuận lợi
nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi (đối với các dự án sản xuất kinh
doanh), nhanh chóng phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến (đối với các dự án
xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội)
*Nhận dạng dự án:
Việc nhận dạng dự án được thực hiện với các nội dung cụ thể là:
-Xác định dự án thuộc loại nào? Dự án phát triển nghành ,vùng hay dự án sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp ,dự án đầu tư mới hay mở rộng.
-Xác định mục đích của dự án.
-Xác định sự cần thiết phải có dự án.
-Vị trí ưu tiên của dự án.
* Xác định dự án: đây là quá trình tìm hiểu những cơ hội đầu tư có mục đích
giải quyết các vấn đề còn tồn đọng,cản trở kế hoạch phát triển của tỉnh trong
hiện tại và cả tương lai hay dự án phát triển khai thác một tiềm năng sẵn có trên
địa bàn tỉnh có triển vọng trong tương lai. Xác định dự án cần được tiến hành
trong khuân khổ chung về phân tích lĩnh vực và phân tích không gian. điều này
đảm bảo rằng đó là những dự án có khả năng tốt nhất có thể được thực hiện phù

hợp với các hoàn cảnh.
* Nghiêm cứu tiền khả thi:
Đây là bước tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được
lựa chọn với quy mô đầu tư lớn.Bước này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà
khi xem xét cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng còn thấy phân vân chưa chắc chắn
,nhằm tiếp tục lựa chọn ,sàng lọc các cơ hội đầu tư.
Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau:
-Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư ,các điều kiện thuận lợi và khó
khăn.
-Dự kiến quy mô đầu tư ,hình thức đầu tư.
-Chọn địa điểm và dự kiến diện tích sử dụng trên cơ sở giảm tối đa việc
sử dụng đất và ảnh hưởng đến môi trường.
-Phân tích ,lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.
-Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư ,phương án huy động các nguồn vốn
,khả năng hoàn vốn và trả nợ ,thu lãi.
-Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội .
-Xác định tính độc lập khi vận hành khai thác của các dự án.
Đặc điểm nghiên cứu các vấn đề trên giai đoạn này là chua chi tiết,xem
xét ở trạng thái tĩnh,ở mức trung bình của mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh
kỹ thuật tài chính ….Do đó độ chính xác chưa cao.

*Nghiên cứu khả thi:
Đây là bước sàng lọc cuối cùng để lựa chon dự án tối ưu .ở giai đoạn này phải
khẳng định :cơ hội đầu tư có khả thi hay không? có vững chắc hiệu quả hay
không? ở bước nghiên cứu này nội dung cũng tương tự như ở giai đoạn nghiên
cứu tiền khả thi nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn,chính xác hơn.Mọi khía
cạnh nghiên cứu đều xem xét ở trạng thái động ,tức là có tính đến các yếu tố bất
định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu.Xem xét sự vững chắc hay
không của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định hoặc cần
có các biện pháp tác động để đảm bảo cho dự án hiệu quả.

Nghiên cứu khả thi loại bỏ các dự án bấp bênh (về thị trường hoặc kỹ thuật)
,những dự án mà kinh phí đầu tư quá lớn, mức sinh lợi nhỏ hoặc không thuộc
loại ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội hoặc chiến lược phát triển
sản xuất kinh doanh.Nhờ đó mà các chủ đầu tư có thể hoặc loại bỏ hẳn dự án để
khỏi tốn thời gian và kinh phí hoặc xếp tạm lại dự án chờ cơ hội thuận lợi hơn .
Như vậy,nghiên cứu khả thi là môt trong những công cụ thực hiện kế hoạch
kinh tế của ngành ,của địa phương của cả nước để biến kế hoạch thành hành
động cụ thể đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước,lợi ích tài chính cho nhà
thầu.
* Thẩm định và ra quyết định đầu tư:
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan có
khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh ính khả thhưởng trực tiếp tới
tính khả thi của dự án từ đó quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
Đây là quá trình kiểm tra đánh giá nội dung dự án một cách độc lập cách
biệt với quá trình soạn thảo dự án.Thẩm định dự án đã tạo ra cơ sở vững chắc
cho hoạt động đầu tư có hiệu quả .Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là
cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư.
Mục đích của thẩm định dự án:
-Đánh giá tính hợp lý của dự án:Tính hợp lý được biểu hiện một cách
tổng hợp (biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi)và được biểu hiện trong
từng nội dung và cách thức tính toán của dự án.
-Đánh giá tính hiệu quả của dự án: Hiệu quả của dự án được xem xét
trên 2 phương diện :hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
-Đánh giá tính khả thi của dự án:Đây là mục đích hết sức quan trọng
trong them định dự án.Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có tính khả
thi.Tính khả thi còn phải xem xét với nội dung và phạm vi rộng hơn của dự án
(kế hoạch tổ chức thực hiện,môi trường pháp lý của dự án).
+Giai đoạn 2. Thực hiện Đầu tư:
Trong giai đoạn 2, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả. ở giai đoạn
này, 85 - 99,5% vốn đầu tư của dự án được chia ra và nằm khê đọng trong suốt

những năm thực hiện đầu tư. Đây là những năm vốn không sinh lời. Thời gian
thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Lai
thêm những tổn thất do thời tiết gây ra đối với vật tư, tiết bị chưa hoặc đang
được thi công, đối với các công trình đang được xây dựng dở dang.
Đến lượt mình, thời gian thực hiện đầu tư lại phụ thuộc nhiều vào chất
lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư,
quản lý thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả
cảu quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư.
Việc vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư (giai đoạn sản
xuất kinh doanh dịch vụ) nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. nếu các kết
quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp
chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp với quy mô tối ưu thì hiệu
qủa hoạt động của các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ còn phụ thuộc trực
tiếp vào quá trình tổ chức quản lý lao động của các kết quả đầu tư. Làm tốt công
tác của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư thuận lợi cho quá trình tổ
chức quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Thời gian phát huy tác
dụng của các két quả đầu tư chính là vòng đời (kinh tế) của dự án, nó gắn với
đời sống sản phẩm (do dự án tạo ra).
Giai đoạn này chiếm phần lớn thời gian của vòng đời dự án với hai công
việc chính đó là:
*Đấu thầu:
Là qúa trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được những yêu cầu của bên
mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Trong mỗi chu trành dự án,chủ đầu tư đều phải thực hiện nhiều công
việc khác nhau từ việc xây dựng , phân tích ,them định ,lựa chọn công nghệ đến
việc mua sắm vật tư ,thiết bị,…để thực hiện những công việc này chủ đầu tư có
thể tự làm hoặc thông qua tổ chức cá nhân khác có điều kiện chuyên môn hoá
thực hiện.
Lịch sử phát triển và quản lý dự án trong nước và quốc tế đã khẳng định
:đấu thầu là phương thức có hiệu quả nhất thực hiện mục tiêu này ,đảm bảo sự

thành công của chủ đầu tư.đây là một phương pháp quản lý có hiệu quả nhất
hiện nay trên cơ sở chống độc quyền ,tăng cường cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Đấu thầu thực chất là quá trình thoả mãn nhu cầu của hai chủ thể cơ bản
tham gia vào quá trình đấu thầu (chủ thầu và nhà thầu) để thực hiện một dự án
sao cho có hiệu quả nhất.
Tùy theo quy mô, tính chất, tiêu chuẩn kĩ thuật của từng dự án để quy
định các thức tổ chức đấu thầu (đầu thầu rộng rãi, đầu thầu hạn chế ....); quy
định thang điểm chấm thầu ... để giảm thiểu chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng
công trình, rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
*Thực hiện dự án:
Là giai đoạn biến các dự án đầu tư thành hiện thực bao gồm một loạt các
quá trình kế tiếp hoặc xen kẽ nhau từ khi mua sắm trang thiết bị, vật tư; thuê các

×