Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.23 KB, 22 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP
KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT
NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển
Thời xưa, hàng hóa thường được vận chuyển bằng đường hàng hải.
Các chuyến tàu có thể gặp những điều không may trong chuyến hải trình như
cướp biển, đá ngầm, bão táp…Các chủ hàng rất lo lắng cho mỗi chuyến hàng.
Bởi vì họ có thể bị phá sản do mất hết hàng hóa nếu tàu của họ gặp phải rủi ro.
Các chủ hàng có cùng lo lắng như nhau, cuối cùng họ cũng nghĩ ra một cách đó
là chia đều hàng hoá ra nhiều chiếc tàu có cùng lịch trình, để chẳng may có
chiếc tàu nào gặp tai nạn thị họ cũng chỉ mất có một phần hàng hóa, chứ không
mất trắng và bị phá sản. Nhưng cách làm này cũng có điều bất tiện họ phải tìm
những chuyến tàu có cùng lịch trình, cùng tải trọng, giá trị hàng hoá cũng phải
tương đương nhau. Nên giữa thế kỷ XIV ở nước Ý, chủ hàng nghĩ ra một cách
khác hay hơn, thuận tiện hơn: chủ hàng ký quỹ với nhà băng bằng chính số hàng
hoá của họ, khi số hàng hoá đó cập bến cảng cuối cùng một cách an toàn thì chủ
hàng phải trả cả phần vốn vay và lãi. Còn nếu hàng bị tổn thất trên chuyến hành
trình thì sẽ được nhà băng xoá toàn bộ số nợ hay một phần tuỳ thuộc vào số
hàng bị tổn thất đó. Phần lãi vay ở đây vì có cả phần chi phí đảm bảo rủi ro nên
các chủ hàng phải trả lớn hơn phần lãi vay thông thường. Đây còn gọi là chế độ
“vay mượn phiêu lưu” và phần chênh lệch giữa lãi vay và lãi vay thông thường
là phí bảo hiểm trá hình. Như vậy, bảo hiểm hàng hải ra đời đầu tiên ở Ý. Thế
kỷ XVII, nước Anh chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán và hàng hải quốc tế.
Thành thói quen các nhà buôn thường hay tập trung ở quán café để trao đổi tin
tức về hàng hoá và các chuyến tàu vận chuyển hàng. Và tại các quán café các
nhà buôn có thể gặp các chủ ngân hàng, người chuyên chở bàn luận trực tiếp
với nhau. Năm 1683, tại quán café ở London của Edward Lloyd làm chủ cửa
tiệm cũng diễn ra các hoạt động giao dịch của chủ hàng, chủ tàu, chủ nhà băng
và quán này ngay càng rất đông các thành viên tham gia. Đến năm 1770, quán


cafe này đã trở thành một tổ chức của các nhà bảo hiểm có tư cách pháp nhân và
đổi tên gọi là “Lloyd’s”. Năm 1871, hợp nhất lại theo luật Quốc hội trở thành
Hội đồng Lloy’s và sau này trở thành nơi giao dịch kinh doanh bảo hiểm, hãng
bảo hiểm lớn nhất thế giới.
Đến nay, cùng với sự phát triển của thương mại thế giới bảo hiểm hàng hoá
xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển phát triển hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Trong đó, nước Anh có thị trường bảo hiểm London là thị trường lớn
nhất thế giới và là mẫu mực cho ngành bảo hiểm nhiều nước.
1.1.2. Sự cần thiết của Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển
Vận chuyển hàng hóa quốc tế có thể tiến hành theo 4 hình thức: bằng
đường hàng không, đường bộ, đường sắt hỏa hay đường biển. Theo thống kê có
khoảng hơn 90% khối lượng hàng hoá XNK của thế giới được vận chuyển bằng
đường biển. Bởi vì, vận chuyển bằng đường biển có những ưu điểm mà các dịch
vụ vận chuyển khác không có được như:
- Vận chuyển bằng đường biển có thể chở được nhiều chủng loại hàng hoá
với khối lượng lớn thậm chí cả những loại hàng hoá siêu trường và siêu trọng
mà các phương tiện vận tải khác như: Đường bộ, đường sông, đường hàng
không… không thể đảm nhận được.
- Do vận chuyển bằng đường biển lợi dụng được những điều kiện thiên nhiên
của biển nên chi phí như vốn, nguyên vật liệu, sức lao động… bỏ ra thường ít
hơn so với chi phí bỏ ra cho những phương tiện khác. Chính điều này làm cho
giá thành vận chuyển bằng đường biển thấp hơn so với các phương tiện khác.
Đây là ưu thế mà những doanh nghiệp thường lựa chọn vận chuyển bằng đường
biển để XNK hàng hoá trong thương mại quốc tế.
- Các tuyến vận chuyển bằng đường biển thường là rộng lớn nên người ta có
thể đồng thời tổ chức được nhiều tuyến tàu trên cùng một tuyến hoặc cho cả hai
chiều.
- Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển mối quan hệ kinh tế giữa
các nước trong khu vực cũng như quốc tế, tăng nguồn thu ngoại tệ…

Vì vậy, nhiều nước mặc dù không tiếp giáp với biển nhưng cũng phải thông
qua cảng của người khác để vận chuyển hàng hoá bằng đường biển như Lào,
Séc…
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì vận chuyển bằng đường biển
cũng có một số nhược điểm sau:
- Vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều rủi ro do các yếu tố tự nhiên,
yếu tố kỹ thuật, yếu tố xã hội hoặc con người.
Do yếu tố tự nhiên: Quá trình vận chuyển hàng hoá trên biển phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu… Mặc dù hiện nay khoa học
kỹ thuật rất phát triển chúng ta có thể dự báo được thời tiết, cảnh báo được động
đất sóng thần… nhưng các yếu tố tự nhiên luôn xảy ra bất cứ lúc nào và không
theo một quy luật nhất định nào. Vì vậy, những thiên tai như: bão, sóng thần,
lốc, vòi rồng… khi xảy ra có thể gây thiệt hại vô cùng to lớn về cả người và của.
Do yếu tố kỹ thuật: Ngày nay, con người ngày càng sử dụng nhiều hơn các
phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhưng dù máy móc hiện đại đến đâu
thì cũng không thể tránh khỏi những sai sót, trục trặc về mặt kỹ thuật. Đó có thể
là trục trặc của chính bản thân con tàu, kỹ thuật dự báo, các tín hiệu điều khiển
từ đất liền hoặc từ vệ tinh… từ đó gây ra đổ vỡ mất mát hàng hoá trong quá
trình vận chuyển hàng hoá XNK.
Do yếu tố xã hội con người: Hàng hoá có thể bị mất trộm, mất cắp, bị cướp
hoặc bị thiệt hại do chiến tranh…
- Tốc độ tàu biển thường chậm, hành trình trên biển thường có thời gian dài
nên xác suất rủi ro xảy ra trên biển là rất cao. Thêm vào đó, việc ứng cứu rủi ro,
tai nạn lại gặp rất nhiều khó khăn.
- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mỗi chuyến hàng thường có giá trị
rất lớn bao gồm giá trị tàu và hàng hoá trở trên tàu nên khi tổn thất xảy ra sẽ gây
tổn thất rất lớn về tài sản, trách nhiệm và con người.
- Trong quá trình vận chuyển hàng hoá, chủ phương tiện sẽ là người chịu
trách nhiệm chính. Nhưng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi và
mức độ tuỳ theo điều kiện giao hàng và hợp đồng vận chuyển.

Để phát huy tối đa những mặt tích cực đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực
trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển thì nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá
vận chuyển bằng đường biển đã ra đời. Từ khi nghiệp vụ ra đời thì các doanh
nghiệp yên tâm sản xuất, ổn định kinh doanh giúp nền kinh tế phát triển tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nghiệp vụ cũng là nhân tố quan trọng thúc
đẩy hoạt động XNK hàng hoá phát triển nhanh chóng như ngày hôm nay.
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm
Trong nghiệp vụ này đối tượng bảo hiểm là hàng hoá xuất nhập khẩu đang
trong quá trình vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác (gồm cả thời gian
lưu kho, trung chuyển, chờ xếp lên phương tiện hoặc chờ chủ hàng nhận lại
hàng). “ Hàng hoá” bao gồm tài sản, sản phẩm, món hàng, vật phẩm bất kỳ các
loại ngoại trừ súc vật sống và hàng hoá mà hợp đồng vận tải nói rõ sẽ được xếp
trên boong và được chuyên chở như vậy. Mục đích của bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là trợ giúp về mặt tài chính, tránh tình
trạng phá sản cho người tham gia bảo hiểm.
1.2.2. Người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm
Người tham gia bảo hiểm là tổ chức hoặc cá nhân ký kết HĐBH với
công ty bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm phải trả
lời trung thực, chính xác các câu hỏi có liên quan đến đối tượng bảo hiểm
mà công ty bảo hiểm yêu cầu.
Người được bảo hiểm là tổ chức hoặc cá nhân có hàng hoá được bảo
hiểm theo HĐBH.
Vì trong hoạt động xuất nhập khẩu có sự tham gia của ba bên:bên xuất
khẩu, nhập khẩu và bảo hiểm. Tùy vào hợp đồng mua bán theo điều kiện
thương mại quốc tế nào mà người tham gia bảo hiểm và người được bảo
hiểm có thể là giống và khác nhau. Để làm rõ ta đi vào ví dụ cụ thể. Theo
Incoterms 2000, hai điều kiện giao hàng FOB và CIF thường được các bên tham
gia sử dụng. Giao hàng theo điều kiện CIF (C – cost: Tiền hàng; I – insurance:

Bảo hiểm; F – freight: Cước phí). Theo điều kiện này, người bán phải giao hàng
qua lan can tầu tại cảng gửi hàng, phải mua bảo hiểm cho hàng hoá và thuê tầu
(hoặc container) vận chuyển hàng hoá đến cảng dỡ hàng. Giao hàng theo điều
kiện FOB (Free On Board – Giao hàng lên tầu”. Theo điều kiện này người bán
chỉ cần giao hàng lên tầu tại cảng bốc hàng.
Như vậy, đối với hoạt động nhập khẩu: nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền
vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía xuất khẩu, phía xuất khẩu là bên tham gia
bảo hiểm, trong trường hợp này người bán đứng ra mua bảo hiểm thì Người
được bảo hiểm ghi trong HĐBH chính là người bán nhưng trên thực tế quyền
lợi bảo hiểm lại thuộc về người mua hàng. Do đó khi mua bảo hiểm người bán
hoặc đại diện của họ phải ký hậu ở mặt sau giấy chứng nhận bảo hiểm để
chuyển toàn bộ quyền lợi bảo hiểm sang cho người mua. Lúc đó, người mua
hàng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Người được bảo hiểm đã quy định
trong hợp đồng; nếu nhập theo điều kiện FOB, quyền vận tải và quyền tham gia
bảo hiểm thuộc phía người nhập, người nhập khẩu vừa là người tham gia bảo
hiểm vừa là người được bảo hiểm.
1.2.3 Người bảo hiểm
Người bảo hiểm là các công ty bảo hiểm có đầy đủ tư cách pháp nhân được
Nhà nước cho tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm, được phép ký hợp
đồng bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm, cam kết bồi thường cho người
được bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm đối
với đối tượng bảo hiểm. Bù lại người tham gia bảo hiểm phải nộp một khoản
phí bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm. Khoản phí này sẽ không đựơc trả lại
nếu không có tổn thất xảy ra với đối tượng tham gia bảo hiểm. Các công ty bảo
hiểm ngoài việc đáp ứng an toàn của người tham gia thì lợi nhuận là mục tiêu
của hoạt động kinh doanh.
1.2.4 Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm là khoảng thời gian mà hàng hoá được bảo hiểm khi gặp
tổn thất (trừ những rủi ro loại trừ không được bảo hiểm) thì vẫn phát sinh trách
nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm đối với hàng hoá đó.

Trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển thì trách nhiệm
bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hoá được bảo hiểm được rời kho hoặc
nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong HĐBH để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục
có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường. Trách nhiệm bảo hiểm
kết thúc sẽ kết thúc khi:
- Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng của người nhận hàng
hoặc của một người nào khác tại nơi nhận có ghi trên HĐBH.
- Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hay tại
nơi nhận ghi trong HĐBH mà Người được bảo hiểm chọn làm:
+ Nơi chia hay phân phối hàng
+ Nơi chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường
- Khi hết hạn 60 ngày sau khi hoàn thành việc dỡ hàng hoá bảo hiểm hoặc sà
lan (nếu là tàu Lash) khỏi tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng ghi trên đơn bảo
hiểm.
* Nếu sau khi dỡ hàng khỏi tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng, nhưng chưa
kết thúc bảo hiểm, hàng hoá được gửi tới một nơi nhận hàng không đúng với địa
danh nhận hàng ghi trong đơn bảo hiểm thì bảo hiểm trong khi giữ nguyên hiệu
lực, sẽ không mở rộng giới hạn qua lúc bắt đầu vận chuyển tới một nơi nhận
hàng khác như vậy.
* Trong quá trình vận chuyển nếu xảy ra chậm trễ mà Người được bảo hiểm
không thể tránh được hoặc những trường hợp tàu đi chệch hướng, dỡ hàng bắt
buộc, chuyển tải ngoại lệ hoặc thay đổi hành trình thì hợp đồng bảo hiểm vẫn
giữ nguyên hiệu lực với điều kiện phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm biết
về việc xảy ra hoặc thay đổi đó và phải trả thêm phí bảo hiểm nếu có yêu cầu.
Người được bảo hiểm sẽ mất quyền đòi bồi thường nếu không đáp ứng đúng
yêu cầu này.
1.2.5 Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị của là giá trị của hàng hoá được bảo hiểm bao gồm
giá tiền hàng ghi trên hoá đơn bán hàng (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng
nếu không có hoá đơn), cộng chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí

liên quan. Người tham gia bảo hiểm có thể được bảo hiểm thêm phần lợi nhuận
thương mại hay phần lãi dự tính nếu đóng thêm phí. Phần lãi dự tính này được
tính tối đa 10% giá CIF.
Công thức xác định giá CIF:
CIF = C+F/ 1- R
Công thức xác định giá trị bảo hiểm:
V = C+F/ 1- R
hoặc V = (C+F).(a+1)/ 1- R
Trong đó: V- Giá trị bảo hiểm;
F- Cước phí vận chuyển;
C- Giá FOB của hàng hoá;
a- Số phần trăm lãi dự tính;
R- Tỷ lệ phí bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền được đăng ký bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo
hiểm, là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu
và được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở giá trị bảo
hiểm. Và về nguyên tắc số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị
bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm bằng giá giá trị bảo hiểm hay bằng giá CIF gọi
là bảo hiểm ngang giá trị hay bảo hiểm toàn phần, còn thấp hơn giá CIF gọi là
bảo hiểm dưới giá trị. Nếu số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm gọi là bảo
hiểm trên giá trị hay bảo hiểm vượt mức. Trong thực tế khách hàng thường tham
gia bảo hiểm ngang giá trị.
1.2.6 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả cho
người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thoả thuận
gây nên. Thường được tính toán dựa trên cơ sở tính toán xác suất xảy ra của
những rủi ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất. Muốn tham gia
bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm phải đóng góp vào quỹ chung. Nếu có tổn
thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm công ty bảo hiểm sẽ lấy tiền từ quỹ chung
đó để bồi thường cho khách hàng. Phí bảo hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số

tiền bảo hiểm; loại hàng hoá, bao bì; cách xếp hàng (trên boong hay trong hầm
tàu); loại tàu chuyên chở; hành trình vận chuyển; điều kiện bảo hiểm; quan hệ
với công ty bảo hiểm...Ví dụ đối với hàng hóa dễ vỡ, dễ mất cắp phí bảo hiểm
sẽ cao hơn, hoặc điều kiện bảo hiểm có phạm vi càng hẹp thì phí bảo hiểm càng

×