Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

PPhân tích mối quan hệ giữa bảo hiểm xã hội và nghỉ việc của người lao động tại đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ CHÚC
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ
NGHỈ VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ CHÚC
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ
NGHỈ VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hệ điều hành cao cấp)
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TỪ VĂN BÌNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài nghiên cứu “PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO HIỂM
XÃ HỘI VÀ NGHỈ VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI ĐỒNG THÁP” là công trình
nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Từ Văn Bình.


Cơ sở lý luận được tham khảo từ các tài liệu có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng
trong luận văn. Số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực,
không sao chép của bất cứ nghiên cứu nào trước đây và cũng chưa được tôi trình bày hay
công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu khác nào. Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung và tính trung thực của luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2020
Tác giả thực hiện

Lê Thị Chúc


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu và lý do chọn đề tài ........................................................................01
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 02
1.3 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 02
1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 02
1.4.1 Nguồn số liệu ................................................................................................ 02
1.4.2 Các khái niệm tiếp cận phục vụ phân tích .................................................... 04
1.4.3 Phương pháp phân tích ................................................................................. 05
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................07
1.6 Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 07

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
2.1 Quy trình thực hiện bảo hiểm xã hội ............................................................... 09
2.1.1 Trách nhiệm của người lao động ..................................................................09
2.1.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động .................................................... 09
2.1.3 Trách nhiệm của cơ quan BHXH .................................................................10
2.2 Mối quan hệ giữ BHXH và nghỉ việc của người lao động .............................. 11
2.2.1 Giữa người lao động và người sử dụng lao động .........................................11
2.2.2 Giữa cơ quan BHXH và người sử dụng lao động ........................................12
2.2.3 Giữa cơ quan BHXH và người lao động ...................................................... 12


2.3. Khái niệm, đặc điểm và Vai trò của chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với
an sinh xã hội. .......................................................................................................12
2.3.1. Khái niệm quỹ Bảo hiểm xã hội .................................................................12
2.3.2 Đặc điểm quỹ Bảo hiểm xã hội ....................................................................13
2.3.3 Nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội ....................................................... 14
2.3.4 Mục đích sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội ....................................................... 15
2.4 Quản lý chi các chế độ Bảo hiểm xã hội ......................................................... 15
2.4.1 Quản lý đối tượng thụ hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội .......................... 15
2.4.2 Quản lý quy trình chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội ................................ 16
2.4.3 Quản lý phương thức chi trả .........................................................................17
2.4.4 Quản lý nguồn kinh phí Bảo hiểm xã hội ..................................................... 17
2.5 Vai trò của chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với an sinh xã hội. .........18
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thu thập dữ liệu............................................................................................... 22
3.2 Phân tích dữ liệu .............................................................................................. 24
3.3 Kết luận từ kết quả nghiên cứu........................................................................33
3.4 Thảo luận kết quả phân tích ............................................................................34
3.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia Bảo hiểm xã hội và nghỉ việc của người
lao động ................................................................................................................................ 35

3.4.1.1 Nhân tố chủ quan ....................................................................................... 35
3.4.1.2 Nhân tố khách quan ................................................................................... 36
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
4.1 Các đề xuất từ kết quả phân tích .....................................................................37
4.1.1 Cần xem lại giờ giấc, lương bổng ................................................................ 37
4.1.2 Xem lại môi trường làm việc cho người lao động ở các công ty ................. 37
4.1.3 Cần quan tâm và có chính sách cho những người lao động trẻ .................... 38
4.1.4 Xem lại mức lương của người lao động tại hai công ty ............................... 38
4.2 Giải pháp chung ............................................................................................... 39
4.2.1 Nâng cao nhân thức người lao động ............................................................. 39


4.2.2 Nâng cao nhận thức người sử dụng lao động ............................................... 40
4.2.3 Nâng cao trình độ quản lý Nâng cao chất lượng cán bộ Bảo hiểm xã hội ...40
4.2.4 Việc kiểm tra giám sát .................................................................................. 41
4.2.5 Các chế độ chính sách thể hiện công khai như sau ......................................41
4.2.6 Tạo môi trường làm việc .............................................................................. 42
4.3 Định hướng và mục tiêu giải pháp cụ thể trong việc tăng tỷ lệ tham gia BHXH
tại tỉnh Đồng Tháp .................................................................................................43
4.3.1 Định hướng phát triển đối tượng tham gia BHXH tại tỉnh Đồng Tháp ............... 43
4.3.2 Các giải pháp tăng cường quản lý thu Bảo hiểm xã hội............................... 43
4.3.2.1 Những định hướng công tác thu Bảo hiểm xã hội của Đảng, Nhà nước...43
4.3.2.2 Những giải pháp hoàn thiện công tác thu Bảo hiểm xã hội. ..................... 44
4.3.2.3 Tăng cường các biện pháp để phát triển nguồn thu Bảo hiểm xã hội. ......48
4.3.2.4 Trao thẩm quyền thực thi chính sách Bảo hiểm xã hội. ............................ 49
4.3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thu Bảo hiểm xã hội ........51
4.3.2.6 Tổ chức tuyên truyền Luật Bảo hiểm XH và các chủ trương của Đảng ...53
4.3.3 Giải pháp về tổ chức thực hiện .....................................................................56
4.3.4 Nhóm giải pháp giám sát và quản lý ............................................................ 60
4.4 Kiến nghị .........................................................................................................62

4.5 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ............................. 63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

TNLĐ


Tai nạn lao động

TTHC

Thủ tục hành chính


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thông tin biến và giá trị thang đo ......................................................... 03
Bảng 3.1: Thông tin giới tính theo công ty nghiên cứu.........................................22
Bảng 3.2: Tỷ lệ nghỉ việc tại công ty Hoàng Long và MeKong ........................... 23
Bảng 3.3: Thông tin lương, bảo hiểm bình quân theo tháng và thông tin tuổi người
lao động ................................................................................................................. 24
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các lạo bảo hiểm của người lao động đã đóng ........................ 26
Bảng 3.4: Thông tin kết quả dự báo ......................................................................28
Bảng 3.5: Kết quả của Omnibus Tets ....................................................................29
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định các biến độc lập được quan tâm trong mô hình
Variables not in the Equation ................................................................................ 29
Bảng 3.7: Kết quả ước lượng hàm binary logistic ................................................ 30


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việc hạn chế tình trạng thất nghiệp và đảm bảo thu nhập cho người lao động là vai
trò của chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với an sinh xã hội, cần tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH và nghỉ việc của người lao động và có chính sách giúp
người lao động ổn định cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Từ kết quả phân tích đã cho thấy một thông điệp quan trọng về người lao động đang
làm việc tại các loại hình doanh nghiệp có những lựa chọn hoặc những suy nghĩ khác nhau.
Điều này có thể xuất phát từ những chính sách của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là công ty

nước ngoài và công ty trong nước. Mặc dù công ty đầu tư nước ngoài điển hình như
MEKONG nghe như có vẻ đình đám hơn có mức lương bình quân theo số liệu 3,7 triệu
đồng/tháng, nhưng tỷ lệ nghỉ việc tại công ty này chiếm 17% trong năm, trong khi đó công
ty trong nước với mức lương bình quân 3,1 triệu đồng/tháng thấp hơn, điển hình Hoàng
Long lại có tỷ lệ nghỉ việc 12.8% thấp hơn. Điều này có thể là do yêu cầu công việc của
công ty nước ngoài cao hơn. Đây là một sự ngạc nhiên trong nghiên cứu, tỉnh nhiên lý do
của sự khác biệt của nghỉ việc cao hơn nhưng có mức lương cao hơn, điều này có thể do
công ty nước ngoài yêu cầu lao động có kỷ năng cao hơn hoặc do môi trường làm việc ở
công ty nước ngoài đòi hỏi năng suất nhiều hơn, nên tỷ lệ người nữ tham gia tại công ty
nước ngoài quyết định nghỉ việc nhiều hơn.
Việc tìm hiểu về sự tác động của BHXH và nghỉ việc của người lao động, kết quả
đã tìm thấy rằng, những người lao động thuộc giới tính nam tham gia đóng bảo hiểm xã
hội tại công ty đang làm, có xu hướng nghỉ việc cao hơn với giới tính nữ. Điều này có thể
do người nam có sức khỏe tốt hơn, có điều kiện đi lại tự do hơn, là thành viên trụ cột trong
gia đình, không ràng buộc về văn hóa sống gần nhà như người nữ, nên nhóm nam quyết
định nghỉ việc cao hơn để tìm một công việc tôt hơn để mong có một BHXH tốt hơn, điều
này không những góp phần nâng cao đời sống cho gia đình, còn góp phần chuẩn bị cho
tương lai được đẹp hơn sau khi hết tuổi lao động.
Kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định rằng, người lao động một khi tuổi lao động
còn dài, thời gian hướng đến nghỉ hưu càng lâu, có tác động đến nghỉ việc nhiều hơn. Dù


rằng nhóm người lao động này đang sống ở vùng nông thôn. Kết quả này cũng phần nào
cho thấy, sự thay đổi trong cách nhìn của người lao động vùng nông thôn thuộc ĐBSCL
đã hình thành ý nghỉ cho tương lai để tìm một công việc tốt hơn để có bảo hiểm thất nghiệp
và bảo hiểm xã hội tốt hơn.


ABSTRACT
The limit of unemployment and ensuring incomes for laborers are the roles of

society, health care, unemployment insurance toward the social security, we need to find
out factors influencing on social insurance participation and he resignation of employees
and need to have the policy to help employees to have a stable life, to reduce the burden
for the society.
From the analytic result, there is an important message about laborers working at
businesses having different choices or thoughts. This can be origins from every business,
especially from foreign and domestic companies. Although foreign-funded companies as
MEKONG seem to have an average salary of 1.3 million VND, but the resignation rate
accounts for 17 percent, while domestic companies with an average salary of 3.1 million
VND as Hoang Long have the resignation rate of lower than 12.8 percent. This can be from
the working requirement at foreign companies higher. This is a big amazement in the
research, however, the reason of the difference from the higher resignation but bigger
salary, this can be said that foreign companies require higher skilled workers or the working
environment requires higher productivity, so the rate of female workers joining in these
companies has the decision of resignation higher.
The research about the influence of social insurance on laborers results that male
workers participating social insurance at companies have the tendency of resignation
higher than female workers. This can be male workers have better health, more freedom of
travelling, a breadwinner in the family who do not have cultural tie of living near the house
as female workers, so male workers decide to resign from work higher in order to look for
better jobs to have chances to enjoy better social insurance, this not only contributes to
raise family living standard, but also to prepare for a better future after the age of working.
The research result states that the longer working time and longer time of
retirement the laborers are, the more they tend to resign although they are living in the
countryside. The research shows that the change in the viewpoint of laborers in the rural


of Mekong Delta forms the thought that they find better jobs so that they can enjoy better
social and unemployed insurance.



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách xã hội quan trọng bậc nhất, an sinh xã hội
(ASXH) là tiêu chí của tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội, một trong những nhân tố
cơ bản thể hiện sự văn minh và phát triển của mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo xây dựng và thực hiện các chính sách ASXH hướng đến con người, coi đây là mục
tiêu, là động lực phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, hướng đến mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trước đây BHXH chỉ áp dụng cho cán bộ, công nhân làm việc trong khu vực nhà nước
và lực lượng vũ trang, khi thực hiện Bộ Luật lao động, tất cả những người lao động (NLĐ)
làm công ăn lương trong các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế đều là đối tượng tham
gia BHXH.
Ngày 16/02/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 19/CP thành lập cơ quan Bảo hiểm
xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức Bảo hiểm xã hội ở Trung ương và địa
phương thuộc hệ thống Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam để giúp Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý Quỹ BHXH và thực hiện thống nhất
các chế độ, chính sách BHXH theo quy định pháp luật.
Qua 25 năm hình thành và phát triển, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói chung, Bảo hiểm
xã hội tỉnh Đồng Tháp nói riêng đã tăng nhanh về số đối tượng tham gia BHXH và số đơn
vị sử dụng lao động, tổ chức chi trả các chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời,
chính xác và góp phần ổn định đời sống của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp từ đó góp phần ổn định, an toàn và ASXH, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế đất nước.
Để thực thi chính sách BHXH tốt hơn nữa cần nắm bắt tình hình thực tế mối quan hệ
giữa bảo hiểm xã hội và nghỉ việc của người lao động tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian
qua còn nhiều bất cập cần có giải pháp nhằm tăng cường phát triển đối tượng tham gia

BHXH và giảm tỷ lệ nghỉ việc của người lao động tại tỉnh Đồng Tháp. Vì vậy em chọn đề


2

tài “Phân tích mối quan hệ giữa bảo hiểm xã hội và nghỉ việc của người lao động” để
nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá chung tình hình lao động đang làm việc tại các công ty nghiên cứu và thông
tin tham gia bảo hiểm
- Phân tích sự liên quan của những hình thức bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động &bệnh nghề nghiệp) đến thời gian tham
gia công việc tại công ty và nghỉ việc của người lao động
- Đề xuất các chính sách liên quan giúp người lao động hạn chế thất nghiệp và đảm bảo
mức thu nhập.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người lao động đang làm tại hai công ty: Công ty Hoàng Long
và Công ty Mekong. Trong đó, Công ty Hoàng Long là loại hình công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên ngành nghề chế biến thủy sản thành lập tháng 7 năm 2008, Công ty
Mekong là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên ngoài nhà nước ngành nghề
hoạt động là may mặc vốn 100% nước ngoài thành lập từ tháng 11 năm 2017.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Nguồn số liệu
Số liệu được tổng hợp từ nguồn cơ sở dữ liệu (databaset) của tổ chức Bảo hiểm xã hội.
Nguồn dữ liệu này được trích một phần từ nguồn dữ liệu big data (dữ liệu lớn) của ngành.
Thời gian của số liệu nghiên cứu là 12 tháng tính từ tháng 1-12 năm 2018. Đối tượng được
được đưa vào phân tích là người lao động đang làm tại hai công ty: Công ty Hoàng Long
và Công ty Mekong. Trong đó, Công ty Hoàng Long là loại hình công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên ngành nghề chế biến thủy sản thành lập tháng 7 năm 2008, Công ty
Mekong là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên ngoài nhà nước ngành nghề

hoạt động là may mặc vốn 100% nước ngoài thành lập từ tháng 11 năm 2017. Những đối
tượng được đưa vào khảo sát trong 2 công ty này là người đã và đang tham gia làm việc
trong 12 tháng nói trên. Đối với những nhóm người có thể hiện trong số liệu, nhưng không


3

có thời gian làm việc tại công ty từ tháng 1 đến 12 năm 2018 sẽ không được đưa vào nghiên
cứu (tức tất cả các tháng lương đều là 0).
Sau khi số liệu được làm sạch, có 2.250 cán bộ nhân viên/người lao động có trong tập
dữ liệu nghiên cứu, trong đó người lao động thuộc công ty HOANG LONG chiếm 55%
(tương đương 1.244) và MEKONG CHIẾM 45% (tương đương 1.006 cán bộ nhân viên).
Các biến ban đầu được đưa vào nghiên cứu có 15 biến, thông tin cụ thể và các giá trị thang
đo của từng biến có thể được thấy ở bảng 1.
Bảng 1.1: Thông tin biến và giá trị thang đo
STT

Tên biến

Định nghĩa biến

Giá trị thang
đo

1

ID_BHXH

Mã bảo hiểm xã hội


Định danh

2

CARD_BHYT

Số bảo hiểm y tế

Định danh

3

PLACE_KCB

Nơi đăng ký

Định danh

4

TÊN

Tên của nhân viên

Định danh

5

BIRTHDAY


Ngày tháng năm sinh

Định danh

6

GENDER

Giới tính (nam và nữ)

Định danh

7

POSITION

Vị trí công việc

Định danh

8

SALARY

Lương theo tháng (bình quân) của cá nhân

Đồng/tháng

9


BHXH

Bảo hiểm xã hội phải đóng của cá nhân

Đồng/tháng

10

BHYT

Bảo hiểm y tế phải đóng của cá nhân

Đồng/tháng

11

BHTN

Bảo hiểm phải đóng của cá nhân

Đồng/tháng

12

BHLD_NN

13

COMPANY


Tên company: HoangLong và Mekong

14

AGE

Tuổi của nhân viên

15

CHURN

Bảo hiểm lao động, tai nạn nghề nghiệp và
bệnh nghề nghiệp phải đóng

Thông tin nghỉ việc của cán bộ nhân viên tại
công ty. 1 = Nghỉ việc, 0 = Vẫn đang làm

Đồng/tháng
Định danh
Giá trị liên tục
Định danh


4

1.4.2 Các khái niệm tiếp cận phục vụ phân tích
-

Nghỉ việc của người lao động


-

Các nghĩa vụ của người lao động

-

Chính sách cho người lao động nghỉ việc

-

Các mối quan hệ của Bảo hiểm xã hội

Với những đặc trưng nêu trên, BHXH có mối quan hệ rất đa dạng và nhiều chiều, nhiều
tầng; có những mối quan hệ bên trong hệ thống BHXH và quan hệ giữa BHXH (với tư
cách là một chính sách) với các chính sách khác.
Mối quan hệ nội tại của hệ thống Bảo hiểm xã hội
- Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH là mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách
nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHXH. Khác với bảo hiểm thương mại, trong
BHXH, mối quan hệ này dựa trên quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia
BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
- Bên tham gia BHXH là bên có trách nhiệm đóng góp BHXH theo quy định của pháp
luật BHXH. Bên tham gia BHXH, gồm có NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước (trong một số
trường hợp).
- NLĐ tham gia BHXH để bảo hiểm cho chính mình trên cơ sở san sẻ rủi ro của số đông
NLĐ khác và san sẻ rủi ro của chính mình theo thời gian. NSDLĐ có trách nhiệm phải bảo
hiểm cho NLĐ mà mình thuê mướn.
- Nhà nước tham gia BHXH với tư cách là đơn vị sử dụng các công chức, viên chức và
những người hưởng lương từ ngân sách; bảo hộ cho các hoạt động của quỹ BHXH, bảo
đảm giá trị đồng quỹ được góp vào và hỗ trợ cho quỹ trong những trường hợp cần thiết và

chủ thể quản lý, định ra những chế độ, chính sách, định hướng cho các hoạt động BHXH.
Mối quan hệ bên ngoài
- Với tư cách là một chính sách, BHXH có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách
khác của Nhà nước mà trước hết là với chính sách về ASXH và các chính sách xã hội.
- Trong hệ thống ASXH của một quốc gia, BHXH là một trụ cột cơ bản nhất và có mối
quan hệ mật thiết với các bộ phận khác, nhằm góp phần thực hiện ASXH cho đất nước.
- Chính sách BHXH có mối quan hệ hữu cơ hoặc chịu ảnh hưởng bởi các chính sách xã


5

hội khác như chính sách dân số; chính sách lao động, việc làm; chính sách chăm sóc sức
khỏe dân cư. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu đối tượng tham gia BHXH và
ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu đối tượng thụ hưởng BHXH, từ đó ảnh hưởng đến việc
quy định các chế độ BHXH.
- Tương tự như vậy, giữa chính sách BHXH và chính sách lao động - việc làm vừa có
mối quan hệ tương tác, vừa có mối quan hệ nhân quả. Khi chính sách toàn dụng lao động
của quốc gia được thực hiện tốt, NLĐ có công ăn việc làm; lực lượng lao động trong xã
hội sẽ là những đối tượng tham gia BHXH đông đảo. Ngược lại, khi chính sách lao động
việc làm không tốt, NLĐ không có khả năng đóng BHXH hoặc số người thất nghiệp gia
tăng, sẽ tạo ra sức ép rất lớn đối với hệ thống BHXH.
- Bên cạnh đó, chính sách BHXH còn có mối quan hệ mật thiết với các chính sách kinh
tế - xã hội khác như chính sách tài chính quốc gia, chính sách xóa đói giảm nghèo; chính
sách tiền lương; chính sách phát triển doanh nghiệp.
- Chính sách BHXH của một quốc gia có mối quan hệ hữu cơ hoặc chịu ảnh hưởng của
hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội khác mà trước hết là các chính sách xã hội. Mỗi
sự thay đổi của chính sách xã hội đều có những ảnh hưởng nhất định hoặc tích cực, hoặc
tiêu cực đến chính sách BHXH.
- Ở Việt Nam, BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách ASXH. Ngoài
BHXH, còn có ưu đãi xã hội và bảo trợ xã hội.

1.4.3 Phương pháp phân tích
Mô hình hàm hồi qui nhị thức (binary logistic) sẽ được sử dụng trong đề tài. Trong đó
biến phụ thuộc là nghỉ việc (CHURN), biến này có 2 giá trị, trong đó 1 = nghỉ việc và 0 =
ngược lại, tức là lao động vẫn còn đang làm việc tại công ty, mô hình có dạng như sau
𝑃(𝑌=1)

𝐿𝑛 ⌈

⌉ = 𝑏0 + 𝑏1 𝑋1 + 𝑏2 𝑋2 + ⋯ + 𝑏𝑛 𝑋𝑛

𝑃(𝑌=0)

(1)

Dạng tổng quát của mô hình hồi quy (binary logistic) trong hồi quy tuyến tính đơn,
các biến độc lập Xi và phụ thuộc Y là biến số liên hệ qua phương trình: Y= ∑ + u (1) với
Xi là biến độc lập, Y là biến phụ thuộc


6

Trong hồi quy logistic, biến phụ thuộc Y chỉ có trạng thái 1 và 0. Muốn đổi ra biến
số liên tục người ta tính xác suất của 2 trạng thái này. Nếu gọi P là xác suất để một biến cố
xảy ra, thì 1-P là xác suất để biến cố không xảy ra. Phương trình hồi quy bainary logistic
Ln[() ()] = +++…+ (2) Trong đó: () = : xác suất xảy ra sự kiện. Xi: các biến độc lập; Ln:
Log của cơ số e. Hệ số Odds: =( ) ( ) thế vào (2) ta được :Ln(Odds)= + + +…+(3) Đây là
một dạng hàm Logit. Từ đó suy ra, hàm Ln của hệ số Odds là một hàm hồi quy tuyến tính
với các biến độc lập Xi. Hàm xác suất trên được gọi là hàm phân bố logistic. Trong hàm
logistic này khi nhận giá trị từ -∞ đến +∞ thì xác suất Pi nhận giá trị từ 0 đến 1.Do là phi
tuyến đối X và các tham số Y chỉ nhận một trong hai giá trị 0-> 1,vì vậy chúng ta không

thể áp dụng trực tiếp phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng các tham số
của phương trình, người ta dùng ước lượng hợp ý tối đa (Maximum Likelihood) để ước
lượng Bi. Dạng hàm dự báo hồi quy binary logistic: Từ phương trình (3), ta có thể tính
được xác suất tiên đoán về hài lòng theo trị số của Xi
Hồi quy nhị phân hay còn gọi là hồi quy Binary Logistic là mô hình khá phổ biến trong
nghiên cứu dùng để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra. Trong đó biến số phụ
thuộc (Y) là một biến số nhị phân (dichotomous – binary variable), theo đó Y thường
được mã hoá là 1 và 0 (Y = 1, thành công; Y = 0, thất bại). Biến số độc lập trong hồi
qui logistic có thể là biến số rời hoặc liên tục, biến số đơn hoặc đa biến số.
Trong thực tế, có rất nhiều hiện tượng tự nhiên, hiện tượng kinh tế, xã hội,… mà chúng
ta cần dự đoán khả năng xảy ra của nó: chiến dịch quảng cáo có được chấp nhận hay không,
người vay có trả được nợ hay không, công ty có phá sản hay không, khách hàng có mua
hay không,… Những biến nghiên cứu có 2 biểu hiện như vậy được mã hóa thành 2 giá trị
0 và 1 – được gọi là biến nhị phân.
Khi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân thì không thể phân tích với dạng hồi quy thông
thường vì nó sẽ vi phạm các giả định, dễ thấy nhất là khi biến phụ thuộc chỉ có hai biểu
hiện thì không phù hợp khi giả định rằng phần dư có phân phối chuẩn, mà thay vào đó nó
sẽ có phân phối nhị thức, điều này sẽ làm mất hiệu lực thống kê của các kiểm định trong
phép hồi quy thông thường.


7

Phương trình hồi quy nhị phân
Phương trình hồi quy nhị phân Binary Logistic có dạng:

Phương trình hồi quy
Ứng dụng nổi bật của hồi quy nhị phân Binary Logistic là khả năng dự báo. Từ phương
trình hồi quy, chúng ta có phương trình mô hình hàm dự báo như sau:


Phương trình mô hình hàm dự báo
Trong đó Pi = E(Y = 1/X) = P(Y = 1) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra (Y = 1) khi biến
độc lập X có giá trị cụ thể Xi.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Tìm các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH và nghỉ việc của người lao động
từ đó hạn chế tình trạng thất nghiệp và đảm bảo thu nhập cho người lao động và có chính
sách giúp người lao động ổn định cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
1.6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Chương giới thiệu nghiên cứu luận văn còn trình bày tiếp theo 3 chương sau:
Chương 2: cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận,
Chương này sẽ trình bày tổng quan lý thuyết về khái niệm quỹ Bảo hiểm xã hội, Đặc
điểm quỹ Bảo hiểm xã hội, Quản lý chi các chế độ Bảo hiểm xã hội, Mục đích sử dụng quỹ
Bảo hiểm xã hội và vai trò của chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với an sinh xã hội.


8

Từ lý thuyết tổng quan tác giả sẽ xác định được khung phân tích và xây dựng bộ thang đo
phù hợp với tình hình hiện tại của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3 Phân tích kết quả nghiên cứu tác giả đánh giá được mục tiêu nghiên cứu thứ
nhất và thứ hai đó là tình hình lao động đang làm việc tại các công ty nghiên cứu và thông
tin tham gia bảo hiểm và phân tích sự liên quan của những hình thức bảo hiểm (bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động &bệnh nghề nghiệp)
đến thời gian tham gia công việc tại công ty và nghỉ việc của người lao động; cho thấy việc
hạn chế tình trạng thất nghiệp và đảm bảo thu nhập cho người lao động là vai trò của chính
sách BHXH, BHYT, BHTN đối với an sinh xã hội và cần tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
đến việc tham gia BHXH và nghỉ việc của người lao động và có chính sách giúp người lao
động ổn định cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Chương 4: Kết luận và giải pháp Chương này sẽ dựa trên kết quả đánh giá ở chương 3
kết hợp với mục tiêu nghiên cứu đã xác định ở chương 1 để đề xuất những giải pháp nâng

cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tại tỉnh Đồng Tháp.


9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

2.1 Quy trình thực hiện bảo hiểm xã hội
2.1.1 Trách nhiệm của người lao động
1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
2.1.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm
xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương
của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc
vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2
Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại
Hội đồng giám định y khoa.
4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao
động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động,
xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao
động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng,
hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ
quan bảo hiểm xã hội.



10

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho
người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi
người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.
2.1.3 Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý
kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
theo quy định của pháp luật.
4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người
lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.
5. Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy
đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.
6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung
cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực
hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn
yêu cầu.
7. Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để
người sử dụng lao động niêm yết công khai.
8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của
người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.



11

9. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo
quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.
11. Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế.
12. Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo
hiểm y tế.
13. Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo
cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài
chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo
hiểm y tế.
Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng
cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong
phạm vi địa phương quản lý.
14. Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm
nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
15. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y
tế.
2.2 Mối quan hệ giữa BHXH và nghỉ việc của người lao động
2.2.1 Giữa người lao động và người sử dụng lao động



12

- Khi người lao động có quyết định nghỉ việc thì chủ sử dụng lao động có trách nhiệm
ra quyết định thanh toán các khoản lương phụ cấp theo lương cho người lao động theo
qui định, đồng thời có trách nhiệm thực hiện chốt sổ BHXH thời gian mà người lao động
đã làm việc tại đơn vị mình, trả sổ BHXH cho người lao động.
2.2.2 Giữa cơ quan BHXH và người sử dụng lao động
- Khi người lao động tại đơn vị mình nghỉ việc chủ sử dụng lao động có trách nhiệm
lập thụ tục báo giảm người lao động cho cơ quan BHXH theo qui định
-CƠ quan BHXH khi nhận được hồ sơ báo giảm lao động của đơn vị sử dụgn lao
động thì có trách nhiệm chốt sổ thời gian công tác của người lao động, in quá trình tham
gia của người lao động trên tờ rời sổ BHXH giao cho đơn vị sử dụng trả cho người lao
động
2.2.3 Giữa cơ quan BHXH và người lao động
- Người lao động sau khi nhận được sổ BHXH đã được chốt quá trình tham gia trong
vòng 3 tháng chưa tìm được việc làm đến Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh làm thủ
tục xin hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Cơ quan BHXH có trách nhiệm quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp và chi trả cho
người lao động
- Kể từ ngảy nghỉ việc tại sau 12 tháng nếu chưa tìm được việ clàm mới mà thời gia
tham gia Bảo hiểm xã hội dưới 20 năm nguyời lao động không thể tìm được việc làm thì
đến cơ quan BHXH xin làm thủ tục đề nghị nhận chế độ BHXH 01 lần hoặc làm thủ tục
tham gia BHXH tự nguyện theo qui định; trường hợp người lao động tham gia BHXH
trên 20 năm nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện hoặc
chốt sổ bảo lưu thời gian tham gia BHXH chờ đến tuổi hưởng chế độ hưu trí theo qui
định
2.3 Khái niệm, đặc điểm và Vai trò của chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với
an sinh xã hội.
2.3.1. Khái niệm quỹ Bảo hiểm xã hội



13

Quỹ BHXH là một quỹ tiền tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ được hình
thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền từ NSDLĐ, NLĐ, Nhà nước hỗ trợ thêm và các
nguồn thu hợp pháp khác (cá nhân, tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn
rỗi).
Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn nêu trên.
Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức mức đóng góp của các bên tham gia có khác
nhau.
2.3.2 Đặc điểm quỹ Bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là một quỹ tài chính nhưng phục vụ cho mục tiêu xã hội, vì vậy quỹ BHXH
có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, việc hình thành và sử dụng quỹ không vì mục đích lợi nhuận. Mục đích khi
hình thành quỹ BHXH là nhằm huy động sự đóng góp của NSDLĐ, NLĐ, nhà nước và các
nguồn thu hợp pháp khác để hình thành một nguồn quỹ đủ lớn đảm bảo chi trả các chế độ
BHXH cho các trường hợp giảm hoặc mất hẳn các khoản thu nhập thường xuyên từ lao
động do gặp phải những biến cố rủi ro và những chi phí hoạt động thường xuyên của bộ
máy quản lý BHXH. Trong quá trình hoạt động, có một phần quỹ nhàn rỗi tạm thời chưa
sử dụng được đưa vào đầu tư, phần lợi nhuận thu được được đưa trở lại làm tăng quy mô
quỹ.
Thứ hai, quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Quỹ BHXH
là khâu tài chính trung gian cùng với ngân sách nhà nước và tài chính doanh nghiệp hình
thành nên hệ thống tài chính quốc gia.
Thứ ba, phân phối quỹ BHXH vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính chất hoàn trả, vừa
mang tính chất không hoàn trả. Tính chất hoàn trả thể hiện, NLĐ là đối tượng tham gia và
đóng BHXH đồng thời họ cũng là đối tượng được nhận trợ cấp, được quỹ BHXH chi trả
các chế độ BHXH mặc dù chế độ, thời gian trợ cấp và mức hưởng trợ cấp của mỗi người
sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro mà người tham gia BHXH gặp phải, cũng như
mức đóng góp và thời gian đóng góp BHXH của họ. Tính không hoàn trả thể hiện, mọi

người cùng tham gia và đóng góp vào quỹ BHXH, có người được hưởng trợ cấp nhiều lần


×