BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
TRẦN VĂN ĐỨC
BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP, TÁC PHONG CÔNG TÁC
CỦA ĐỘI NGŨ ĐIỀU TRA VIÊN THUỘC CƠ QUAN
CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN
TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
TRẦN VĂN ĐỨC
BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP, TÁC PHONG CÔNG TÁC
CỦA ĐỘI NGŨ ĐIỀU TRA VIÊN THUỘC CƠ QUAN
CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN
TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ
NƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN THẮNG
HÀ NỘI - 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chủ nghĩa xã hội
Điều tra viên
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Phương pháp tác phong công tác
Xã hội chủ nghĩa
Chữ viết tắt
CNXH
ĐTV
Nxb CTQG
PPTPCT
XHCN
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1
1.1.
1.2.
Chương 2
2.1.
2.2.
3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP, TÁC
PHONG CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ ĐIỀU TRA
VIÊN THUỐC CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA
CÔNG AN TỈNH BẠC LIÊU
Đội ngũ điều tra viên và những vấn đề cơ bản về bồi
dưỡng phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ
điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Bạc Liêu
Thực trạng và một số kinh nghiệm bồi dưỡng phương
pháp, tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên thuộc
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP, TÁC
PHONG CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ ĐIỀU TRA
VIÊN THUỘC CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU
TRA CÔNG AN TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY
Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường bồi
dưỡng phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ
điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Bạc Liêu hiện nay
Những giải pháp tăng cường bồi dưỡng phương pháp, tác
phong công tác của đội ngũ điều tra viên thuộc Cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu hiện nay
12
12
41
62
62
KẾT LUẬN
70
98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
100
PHỤ LỤC
103
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, của lực lượng
công an nhân dân, trong đó có đội ngũ điều tra viên. Đội ngũ ĐTV thuộc cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu là những người trực tiếp tiến
hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm theo quy định của Bộ luật
hình sự. Do đó PPTPCT là yếu tố cơ bản cấu thành chất lượng người ĐTV,
đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác và mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của họ. PPTPCT có mối quan hệ biện chứng với phẩm chất, năng
lực và được hình thành, phát triển thông qua giáo dục, học tập, rèn luyện và
phát triển hoàn thiện thông qua hoạt động thực tiễn của người ĐTV. Trong sự
nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta coi đổi
mới phong cách lãnh đạo của Đảng nói chung PPTPCT của cán bộ, đảng
viên nói riêng, nhất là cán bộ cấp cơ sở là một nhiệm vụ, nội dung cơ bản
của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Thực tiễn cho thấy hiệu lực, hiệu
quả của công tác điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc
Liêu tùy thuộc một phần quan trọng vào phẩm chất, năng lực, PPTPCT của
ĐTV. Để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ, ĐTV không chỉ có phẩm chất tốt,
năng lực giỏi mà còn phải có PPTPCT khoa học. PPTPCT là một trong
những yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng, bảo đảm cho ĐTV hoàn thành tốt
chức trách, nhiệm vụ.
Nhận thức được vai trò to lớn của đội ngũ ĐTV, những năm Cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều chủ trương, biện pháp để
nâng cao phẩm chất, năng lực và bồi dưỡng PPTPCT cho đội ngũ ĐTV. Song
do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác bồi dưỡng PPTPCT của đội ngũ
ĐTV vẫn còn những hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm của chủ
thể, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, chậm đổi mới, chưa phù
4
hợp với đối tượng, chưa bám sát thực tiễn của các đơn vị. PPTBCT của đội
ngũ ĐTV vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất định.
Hiện nay, tình hình đất nước và tỉnh Bạc Liêu bên cạnh những thời cơ,
vận hội mới, những nguy cơ và các mối đe doạ đối với an ninh quốc gia và
trật tự an toàn xã hội ngày càng gia tăng. Các thế lực thù địch và các phần tử
chống đối, ráo riết đẩy mạnh các hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật
đổ, gây sức ép về chủ quyền biển đảo. Hoạt động của các loại tội phạm ma
tuý, sử dụng công nghệ cao, tội phạm môi trường và các tệ nạn xã hội ngày
càng gia tăng.
Tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi phải xây dựng công an tỉnh
Bạc Liêu vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, nâng cao trình độ nghiệp
vụ chuyên môn. Trong đó phải coi trong xây dựng đội ngũ ĐTV có số lượng,
cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày càng cao. Vì vậy, “Bồi dưỡng phương pháp,
tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Bạc Liêu hiện nay” là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa
thiết thực cả về lý luận và thực tiễn và mang tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Một số công trình nghiên cứu về cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ liên
quan đến đề tài
Nguyễn Phú Trọng (2001): Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Nxb CTQG, Hà Nội. Tác giả đã luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận,
thực tiễn chất lượng đội ngũ cán bộ; xác định những quan điểm và giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vũ Văn Hiền (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm
đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG,
Hà Nội. Nguyễn Duy Hùng (2007), Luận cứ khoa học và một số giải pháp
5
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ phường hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
Nguyễn Quốc Tuấn, Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của
Đảng đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long hiện
nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2004. Thang Văn Phúc (1998), Đạo đức,
phong cáh làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
CTQG, Hà Nội. Nhìn chung các công trình chủ yếu bàn sâu về vị trí, vai trò,
chức năng, nhiệm vụ, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ nói chung trên
các vấn đề cơ bản: Về vị trí, vai trò, trách nhiệm; phẩm chất, năng lực và vai trò,
trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bồi dưỡng xây dựng đội
ngũ cán bộ.
Trần Danh Bích (1996), Xây dựng cơ cấu hợp lý đội ngũ cán bộ Quân
đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới., Luận án PTS Khoa
học quân sự, Hà Nội. Tô Xuân Sinh, Dự báo chất lượng đội ngũ cán bộ ở các
đơn vị cơ sở binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn
2000 -2010, đề tài cấp cơ sở. Phạm Ngọc Thuỵ (2004), Xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ trì ở Trường sĩ quan Lục quân 1 giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quân
sự. Nhìn tổng quát các công trình đã khẳng định những quan điểm, chủ trương
của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, chỉ ra phương hướng, yêu cầu xây
dựng đội ngũ cán bộ hiện nay. Tư tưởng xuyên suốt của các công trình đều
khẳng định sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ cả về phẩm châấtchính
trị, đạo đức, năng lực và phong cách. Đây là những tài liệu có giá trị đối với
việc xây dựng lực lượng công an nhân dân, trong đó có công tác đào tạo, bồi
dưỡng lực lượng công an nhân dân về phương pháp tác phong công tác .
* Những công trình nghiên cứu liên quan đến bồi dưỡng phong
cách, phương pháp tác phong công tác của đội ngũ cán bộ
Ở Liên Xô có các công trình của M.V. Tretrekin (1990) “Phong cách hoạt
động nghề nghiệp của người cán bộ chính trị, Nxb Tiến Bộ Mátxcơva. M.M. Va
6
xe rơ (1985), Phong cách làm việc kiểu Lênin trong công tác và sự lãnh đạo của
Đảng, Nxb Thông tin lý luận. Hai tài liệu này đã dựa trên tư tưởng của V.I Lênin
và quan điểm của Đảng Cộng sản Liên Xô để xác định phong cách làm việc của
người cán bộ chính trị và hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng.
Robevt Boltton, Dorothy Grover BonLton (1998), Bốn phong cách làm
việc, Thanh Ngân, Thanh Hương dịch, Nxb Lao động Hà Nội. Các tác giả đã
đề cập đến nội dung cơ bản của phong cách làm việc như: tự xác định phương
pháp làm việc của bản thân và xem người khác đánh giá để điều chỉnh hành
vi, thái độ và cách cư sử trong mối quan hệ với người khác; học cách làm việc
của họ, nhưng vẫn giữ được cá tính của mình…
Đặng Xuân Kỳ (2004), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb
Thông tin lý luận, Hà Nội; Hoàng Chí Bảo, Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí
Minh, Nxb CTQG, Hà Nội; Nguyễn Thanh Dung (2010) Phong cách tư duy
Hồ Chí Minh với vệc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta,
Nxb CTQG, Hà Nội. Các tác giả đã phân tích khá sâu sắc phương pháp tư
duy, làm việc của Hồ Chí Minh; chỉ ra giá trị, ý nghĩa đối với xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay.
Ngô Kim Ngân, Lâm Quốc Tuấn (Đồng chủ biên), Phong cách làm việc
của người bí thư huyện nay, Nxb CTQG, Hà Nội 2010. Tác giả đã làm rõ đặc
điểm, vai trò,chức trách, nhiệm vụ của bí thư huyện ủy; đánh giá thực trạng
và đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng phong cách càm việc của bí thư
huyện ủy hiện nay.
Phạm Đức Tú (2001), Nghiên cứu phong cách lãnh đạo, quản lý của
người trung đoàn trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sĩ Tâm
lý học, Học viện Chính trị quân sự. PGS, TS, Nguyễn Văn Thắng (chủ
nhiệm), Nghiên cứu bồi dưỡng phong cách lãnh đạo cho đội ngũ chính ủy
trung, lữ đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, đề tài cấp Tổng cục
7
Chính trị, Hà Nội 2010. PGS,TS, Nguyễn Văn Giang (2008), Đổi mới phong
cách làm việc, Tạp Chí Xây dựng Đảng, số 9- 2006, PGS, TS Nguyễn Văn
Thắng, Bồi dưỡng phong cách chính ủy, chính trị viên đáp ứng yêu cầu xây
dựng quân đội hiện nay, Tạp chí quốc phòng toàn dân, số 7- 2008. PGS, TS
Tô Xuân Sinh, Một số vấn đề về bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của cán bộ,
đảng viên trong quân đội hiện nay, Thông tin khoa học xã hội nhân văn quân
sự, số 88 - 2003. Những công trình trên đã đi sâu đề cập các vấn đề về đạo
đức, năng lực và tác phong nói chung của người cán bộ trong lực lượng vũ
trang và thống nhất cho rằng, đạo đức, năng lực và tác phong công tác của
người cán bộ quân đội phải là đạo đức năng lực, phong cách của người Đảng
viên ưu tú, của người chủ trì chính trị, quân sự trong lực lượng vũ trang nhân
dân. Có xác định và tu dưỡng rèn luyện theo đúng yêu cầu đó người cán bộ
mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, mới góp phần xứng đáng trong
việc giữ vững và dương cao ngọn cờ lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ
trang nhân dân. Các tài liệu đã chỉ ra đặc trưng phong cách công tác của
người cán bộ là sự vững vàng, nhạy bén, sắc sảo, chặt chẽ, chín chắn, điềm
đạm trong lãnh đạo; gương mẫu, khiêm tốn; dân chủ tập thể; làm việc sâu sát,
cụ thể, có kế hoạch, khoa học chính xác. Theo đó cần phải chống tác phong ba
hoa sáo rỗng, xây dựng tác phong làm việc thực tế; xây dựng tác phong cụ
thể, tỉ mỉ, chu đáo, chống tác phong đại khái chung chung; chống quan liêu
bàn giấy, xây dựng tác phong thâm nhập thực tế; nêu cao tác phong nghiêm
túc, chính xác, khẩn trương, chống tác phong lề mề, vô trách nhiệm. Các tác
giả đều đề xuất phải bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng về phương pháp tác phong công tác cho cán
bộ; bảo đảm cho cán bộ biết vận dụng phương châm, đường lối, nguyên tắc
đó một cách thích hợp, có sáng tạo, đạt được kết quả tốt nhất, được quần
chúng ủng hộ. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, các công trình đã làm rõ khái
8
niệm, đặc điểm, con đường hình thành phát triển phương pháp công tác của
đội ngũ cán bộ, đồng thời chỉ ra thực trạng phương pháp công tác của đội ngũ
cán bộ chính trị phân đội ở đơn vị cơ sở, từ đó đề xuất một số giải pháp bồi
dưỡng phương pháp công tác của đội ngũ cán bộ hiện nay. Một số công trình
đã đi sâu nghiên cứu làm rõ vị trí, đặc điểm của các đối tượng cán bộ; chỉ rõ
thực trạng công tác bồi dưỡng và thực trạng tác phong công tác của họ, từ đó
đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng tác phong công tác đáp ứng yêu cầu chức
trách, nhiệm vụ của từng đối tượng.
Những công trình trên đã nghiên cứu phẩm chất, năng lực của lực lượng
công an nhân dân, chỉ ra các giải pháp nâng cao phẩm chất, năng lực tư duy
sáng tạo, năng lực, kỹ năng từng loại hình đơn vị trong lực lượng vũ trang.
Tuy nhiên, do đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, chưa có công trình
nào đề cập tới hoạt động bồi dưỡng PPTPCT của đội ngũ ĐTV.
Các bài báo khoa học đã đánh giá khái quát tình hình xây dựng đội ngũ cán
bộ lực lượng công an nhân dân và thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn
luyện đội ngũ cán bộ lực lượng công an nhân dân hiện nay. Trên cơ sở tình
hình, nhiệm vụ của cách mạng, các bài viết đã nêu lên yêu cầu nâng cao chất
lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm
vụ. Đề cập đến một số phương hướng, giải pháp chủ yếu trong xây dựng đội ngũ
cán bộ lực lượng công an nhân dân cả về bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng
và năng lực công tác.
Trong những năm qua còn có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp
Nhà nước, cấp Bộ Công an; các bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và các nhà khoa học được công bố liên quan
đến đề tài luận văn. Các công trình của Bộ Công an đều khẳng định vai trò
lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng công an
nhân dân; xây dựng lực lượng công an nhân dân vững mạnh là yêu cầu khách
quan. Đây là những tư tưởng có giá trị đối với việc xây dựng lực lượng công
9
an nhân dân, trong đó có công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng công an nhân
dân về phương pháp tác phong công tác . Một số công trình nghiên cứu phẩm
chất, năng lực của lực lượng công an nhân dân, chỉ ra các giải pháp nâng cao
phẩm chất, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực, kỹ năng từng loại hình đơn vị
công an nhân dân. Các bài báo khoa học đã đánh giá khái quát tình hình xây
dựng đội ngũ cán bộ lực lượng công an nhân dân và thực trạng công tác đào
tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ lực lượng công an nhân dân hiện nay.
Trên cơ sở tình hình, nhiệm vụ của cách mạng, các bài viết đã nêu lên yêu cầu
nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn
yêu cầu nhiệm vụ. Đề cập đến một số phương hướng, giải pháp chủ yếu trong
xây dựng đội ngũ cán bộ lực lượng công an nhân dân cả về bản lĩnh chính trị,
đạo đức cách mạng và năng lực công tác.
Tóm lại, trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học trong
nước đề cập tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có công tác bồi
dưỡng phương pháp tác phong công tác. Nhìn chung các công trình đã làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ. Về lý luận, các công
trình đã luận giải, phân tích, làm rõ những vấn đề cơ bản, chung nhất về phẩm
chất, năng lực, phong cách công tác của đội ngũ cán bộ . Về thực tiễn cũng đã
chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế, bất cập trong nhận thức, cơ cấu, tổ
chức, chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ .Tư tưởng xuyên suốt của các công
trình đều khẳng định việc xây dựng đội ngũ cán bộ phải dựa trên nền tảng lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng.
Tuy nhiên, các công trình này lại chưa đi sâu nghiên cứu, đề cập đến công tác
bồi dưỡng, rèn luyện PPTPCT của đội ngũ ĐTV một cách cụ thể, trực tiếp mà
chỉ xác định đây là một nội dung không thể thiếu trong phẩm chất, năng lực
công tác của người ĐTV. Những vấn đề về lý luận, thực tiễn của công tác bồi
dưỡng PPTPCT của đội ngũ ĐTV cũng như hệ thống giải pháp bồi dưỡng
10
PPTPCT của đội ngũ ĐTV chưa được đề cập với tính chất là một công trình
khoa học độc lập.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn bồi dưỡng PPTPCT;
đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng PPTPCT của đội ngũ ĐTV
thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng PPTPCT của đội ngũ điều
tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh
nghiệm bồi dưỡng PPTPCT của đội ngũ điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu.
- Đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng PPTPCT của đội ngũ
điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Bồi dưỡng PPTPCT của đội ngũ ĐTV thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an tỉnh Bạc Liêu.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng PPTPCT của đội
ngũ điều tra viên. Phạm vi khảo sát Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Bạc Liêu. Các số liệu giới hạn từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Là hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán
11
bộ, phong cách lãnh đạo của Đảng, các nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung
ương, các chỉ thị, hướng dẫn của Tổng cục xây dựng lực lượng về xây dựng đội
ngũ cán bộ lực lượng Công an nhân dân.
* Cơ sở thực tiễn
Là hiện thực về PPTPCT và bồi dưỡng PPTPCT của đội ngũ điều tra viên
ở Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu; thông qua các báo cáo
tổng kết của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan chức năng các cấp về cán bộ và
công tác cán bộ; kết quả điều tra khảo sát của tác giả; tiếp thu kế thừa có chọn
lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã nghiệm thu, công bố.
* Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở của phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, luận văn sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên
ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: Lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp
thống kê, so sánh, điều tra, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các
cấp lãnh đạo, quản lý xác định các chủ trương, giả pháp bồi dưỡng bồi dưỡng
PPTPCT của đội ngũ điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Bạc Liêu hiện nay. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các nhà trường trong và ngoài Bộ Công an.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
12
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP, TÁC PHONG CÔNG TÁC CỦA
ĐỘI NGŨ ĐIỀU TRA VIÊN THUỐC CƠ QUAN CẢNH SÁT
ĐIỀU TRA CÔNG AN TỈNH BẠC LIÊU
1.1. Đội ngũ điều tra viên và những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng
phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên thuộc Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu
1.1.1. Đội ngũ điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an tỉnh Bạc Liêu
* Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu
Cơ quan cảnh sát điều tra là một bộ phận của lực lượng công an nhân dân
tỉnh Bạc Liêu do sở công an tỉnh trực tiếp quản lý chỉ đạo. Tổ chức của cơ quan
cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh gồm có Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự xã hội, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức
vụ, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và văn phòng cơ quan Cảnh sát
điều tra. Thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an tỉnh do Phó giám đốc, giám đốc
Công an tỉnh phụ trách Cảnh sát đảm nhiệm. Các Phó thủ trưởng thường trực Cơ
quan CSĐT là các trưởng phòng PC45, PC46, PC47 hoạt động thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan cảnh sát điều tra theo cơ chế Đảng lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt lực lượng công an nhân dân. Tổ chức đảng được thành
lập ở cơ quan cảnh sát điều tra là ở các phòng chi bộ, Đảng bộ cơ sở thuộc Đảng
ủy Công an tỉnh. Tổ chức quần chúng có chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ
được thành lập ở các phòng, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy
Công an tỉnh và Đảng ủy sở Công an tỉnh Bạc Liêu; sự chỉ đạo, quản lý của
chính quyền và cơ quan công an cấp trên. Đây là điều kiện thuận lợi để bồi
dưỡng PPTPCT của đội ngũ ĐTV. Cơ quan cảnh sát điều tra cấp tỉnh có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm theo quy định của
bộ Luật hình sự khi các tội phạm thuộc thẩm quyền xét sử của toàn án nhân
13
dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh
sát điều tra công an cấp huyện nhưng xét thấy cần thiết điều tra.
Giúp Ban Giám đốc Công an cấp tỉnh kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp
vụ điều tra đối với cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện, hướng dẫn các cơ quan
khác thuộc lực lượng cảnh sát nhân dân ở địa bàn tỉnh được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra thep quy định của Bộ Luật hình sự. Nghiên cứu
tổng hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội,
trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm ma tuý, thực hiện công tác thống kê
hình sự trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra, hướng dẫn công tác tạm giữ, tạm giam đối với các trại giam,
nhà tạm giữ Công an cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật.
Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có Đội cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự
quản lý kinh tế và chức vụ, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và bộ
máy giúp việc cơ quan Cảnh sát điều tra. Trưởng Công an huyện, thành phố
trực thuộc tỉnh là thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra huyện. Phó trưởng
Công an huyện phụ trách cảnh sát là Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan
Cảnh sát điều tra công an cấp huyện. Ở các đội thành lập chi bộ trực thuộc
Đảng bộ Công an huyện. Biên chế ĐTV của các phòng, các đội Cảnh sát điều
tra theo quy định của Bộ Công an. Cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp
huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm theo quy định của
bộ Luật hình sự khi các tội phạm thuộc thẩm quyền xét sử của toàn án nhân
dân cấp huyện.
Nghiên cứu tổng hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý tội
phạm về trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm ma tuý,
thực hiện công tác thống kê hình sự trên địa bàn cấp huyện theo quy định của
pháp luật.
14
Tổ chức nghiên cứu, sơ kết,tổng két công tác điều tra xử lý các tội
phạm về trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm ma tuý,
thực hiện công tác thống kê hình sự trên địa bàn cấp huyện.
Kiểm tra, hướng dẫn công tác tạm giữ, tạm giam của nhà tạm giữ Công
an cấp huyện theo quy định của pháp luật.
* Quan niệm điều tra viên
Điều 29, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, số 23/2004/PL- UBTVQH
11, ngày 28 tháng tư năm 2004 xác định: Điều tra viên là người được bổ
nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự.
Theo đó có thể quan niệm đội ngũ điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Bạc Liêu là những cán bộ của Đảng, Nhà nước công tác
trong lực lượng công an nhân dân có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị,
đạo đức lối sống, trình độ, năng lực được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ
các chức danh điều tra viên trong cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Công an
tỉnh Bạc Liêu theo đúng quy định của pháp luật.
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định tiêu chuẩn điều tra viên về
phẩm chất chính trị, đạo đức, chức danh, quy trình bổ nhiệm và những điều
điều tra viên không được làm.
Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Điều tra viên phải là công
dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.
Về trình độ học vấn: Điều tra viên phải có trình độ Đại học An ninh, đại
học Cảnh sát hoặc đại học Luật, có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra và có thời
gian làm công tác thực tiễn điều tra theo quy định.
Về chức danh điều tra viên: Điều tra viên có ba bậc: ĐTV viên sơ cấp,
ĐTV trung cấp và ĐTV cao cấp. Những người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất
chính trị, đạo đức, trình độ học vấn và sức khoẻ, có thời gian làm công tác
pháp luật từ bốn năm trở lên, là sĩ quan công an, có khả năng điều tra các vụ
15
án ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì được bổ nhiệm là ĐTV sơ cấp. Những
người đã là điều tra viên sơ cấp ít nhất năm năm, có khả năng điều tra các vụ
án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng
hướng dẫn các hoạt động của điều tra viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm
làm ĐTV trung cấp. Những người đã là ĐTV trung cấp ít nhất năm năm, có
khả năng nghiên cứu, tổng hợp đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có
khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt động của điều tra
viên trung cấp, sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm ĐTV cao cấp.
Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có đủ các tiêu chuẩn trên,
có thời gian công tác pháp luật từ 14 năm trở lên thì cũng có thể được bổ
nhiệm làm điều tra viên cao cấp. Trong trường hơp đặc biệt, người được cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại cơ quan điều tra, tuy
chưa có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra, chưa đủ thời gian theo quy định, thì
cũng có thể được bổ nhiệm làm ĐTV trung cấp hoặc ĐTVcao cấp. Việc tuyển
chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh ĐTV theo quy định của
pháp luật. Nhiệm kỳ của ĐTV là năm năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
Những việc ĐTV không được làm: Những việc mà pháp luật quy
định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang
không được làm. Tư vấn cho bị can, bị cáo,đương sự hoặc người tham gia
tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng quy định của pháp
luật. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết các vụ án hoặc lợi dụng
ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.
Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không
được sự đồng ý của người có thẩm quyền. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự
hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải
quyết ngoài nơi quy định.
Từ quy định về tiêu chuẩn và chức danh ĐTV, có thể xác định ĐTV
chức năng, nhiệm vụ: Bất kể là ĐTV sơ cấp, trung cấp, cao cấp đều có chức
16
trách, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về điều tra theo nhiệm vụ
được giao; tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn
quy định cho từng chức danh điều tra viên.
* Đặc điểm của đội ngũ Điều tra viên
Một là, đội ngũ ĐTV được đào tạo, bồi dưỡng từ nhiều chuyên ngành khác
nhau, với trình độ, kinh nghiệm công tác không đồng đều. Đây chính là nền
tảng, điều kiện để bồi dưỡng PPTPCT. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng về
chuyên ngành nên nguồn tuyển đầu vào rất đa dạng phong phú. Mỗi một
chuyên ngành điều tra có các yêu cầu, nội dung cụ thể khác nhau về kiến thức,
kỹ năng, phương pháp. Đặc điểm này đòi hỏi việc bồi dưỡng PPTPCT phải căn
cứ vào trình độ đào tạo trước đây, đồng thời phải nắm vững chuyên ngành của
từng lớp đối tượng để xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng
PPTPCT cho phù hợp.
Đội ngũ ĐTV đã hoạt động ở các môi trường công tác, cương vị khác
nhau, nên ở họ đã có sự trưởng thành nhất định về bản lĩnh chính trị, đã định
hình rõ về nghề nghiệp, có ý thức tự chủ, tự khẳng định trong học tập, rèn
luyện. Nhưng giữa họ có sự khác biệt nhất định về bản lĩnh chính trị, về kinh
nghiệm. Do đã hoạt động ở các môi trường công tác, cương vị khác nhau,
trong đội ngũ ĐTV có sự khác biệt về vốn sống, kinh nghiệm. Nắm vững đặc
điểm này, việc bồi dưỡng PPTPCT của đội ngũ ĐTV phải nắm vững những
điểm mạnh, những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đấu tranh của
từng người để có sự cá biệt hóa về nội dung, hình thức, phương pháp bồi
dưỡng đội ngũ ĐTV của họ.
Nhìn chung thành phần xuất thân của đội ngũ ĐTV đảm bảo tiêu chuẩn
về cơ cấu xã hội - giai cấp theo quy định. Đáng chú ý, tuyệt đại đa số đội ngũ
ĐTV, đều xuất thân và có đình cư trú ở các địa phương khác nhau trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu. Chính điều này quy định sự khác biệt về nhận thức, nhu cầu,
tình cảm, thị hiếu của họ. Trong ý thức, hành vi của họ luôn in đậm dấu ấn cả
17
tích cực và tiêu cực của những phong tục, tập quán của địa phương mà họ
sinh sống. Đặc điểm này đòi hỏi việc bồi dưỡng năng lực PPTPCT của đội
ngũ ĐTV phải biết khơi dậy và phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng
của quê hương, gia đình và khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu làm
cản trở đến bồi dưỡng PPTPCT của đội ngũ ĐTV.
Hai là, hoạt động của đội ngũ Điều tra viên liên quan tới nhiều tổ chức, con
người, diễn ra ở những địa bàn khác nhau, gắn liền với việc bảo đảm an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội của tỉnh Bạc Liêu. Đặc điểm này nói lên ý nghĩa
chính trị - xã hội to lớn, trách nhiệm nặng nề, vẻ vang của đội ngũ ĐTV. Để
hoàn thành nhiệm vụ, đội ngũ ĐTV phải có trình độ giác ngộ chính trị, bản lĩnh
chính trị cao. Đội ngũ ĐTV phải là người tuyệt đối trung thành với Đảng, với
Nhà nước, với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chấp hành nghiêm Hiến pháp, pháp
luật, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã
hội, kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Đặc điểm này, quy định mục
đích, phương hướng, nội dung bồi dưỡng PPTPCT của đội ngũ ĐTV.
Ba là, hoạt động của đội ngũ ĐTV luôn phải đối mặt với các loại tội
phạm, luôn ở trong trạng thái căng thẳng về tinh thần, thể lực. Nét đặc thù
trong hoạt động của đội ngũ ĐTV là tính chất phức tạp của nội dung, tính biến
động lớn về nhiệm vụ và diễn ra trong một không gian rộng và thời gian khẩn
trương, bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện, khí hậu, thời tiết. Đặc biệt đối
tượng hoạt động của đội ngũ ĐTV cực kỳ phức tạp, nguy hiểm, chống lại
quyết liệt, bằng mọi thủ đoạn. Thực tế cho thấy, đội ngũ ĐTV luôn phải đối
phó với các loại tội phạm. Đặc điểm này đòi hỏi phải xây dựng cho đội ngũ
ĐTV có ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo,
không lùi bước trước bất kỳ khó khăn, gian khổ nào, sẵn sàng chống lại mọi
âm mưu thủ đoạn phá hoại của các đối tượng, không chủ quan đơn giản, coi
thường, hoặc đánh giá cao chúng, tích cực, chủ động tiến công đập tan mọi
âm mưu, thủ đoạn của chúng.
18
Bốn là, hoạt động của đội ngũ ĐTV mang tính chuyên môn hóa cao, sử
dụng ngày càng rộng rãi các phương tiện hiện đại. Hiện nay, đội ngũ ĐTV sử
dụng nhiều loại phương tiện hiện đại. Điều này làm thay đổi căn bản nội dung
và phương thức tiến hành hoạt động, đòi hỏi đội ngũ ĐTV phải biết sử dụng
thành thạo những phương tiẹn kỹ thuật để hoàn thành nhiệm vụ. Tính chuyên
môn hóa cao trong hoạt động càng đòi hỏi sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực
lượng một cách chuẩn xác. Đặc điểm này đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa
bồi dưỡng PPTPCT với nâng cao bản lĩnh chính trị, khả năng làm chủ các loại
trang bị kỹ thuật để hoàn thành nhiệm vụ.
* Vai trò của đội ngũ điều tra viên
Một là, đội ngũ ĐTV là người trực tiếp giữ vai trò quyết định thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Cảnh sát điều tra. Bằng phẩm chất, năng lực
trí tuệ và PPTPCT khoa học, với chức năng, nhiệm vụ đội ngũ ĐTV tham
mưu Đảng ủy Ban giám đốc Công an cấp tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo nghiệp vụ
điều tra, đề xuất tỉnh ủy, ủy ban nhân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo công tác điều tra
các loại tội phạm hình sự có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, đội ngũ ĐTV trực
tiếp tổ chức tiến hành các hoạt động phòng, chống vi phạm và tội phạm, giải
quyết các tệ nạn xã hội trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật. Với ý
nghĩa ấy, đội ngũ ĐTV, trực tiếp góp phần vào giúp Đảng ủy, Ban Giám đốc
công an tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự,an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Hai là, đội ngũ ĐTV là người trực tiếp xây dựng cơ quan, đơn vị cảnh
sát điều tra cấp tỉnh, huyện vững mạnh toàn diện hoàn thành mọi nhiệm vụ
được giao. Đội ngũ ĐTV là nhân tố tạo thành cơ quan cảnh sát điều tra cấp
tỉnh, cấp huyện. Là thành viên của cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh, huyện,
hoạt động trong tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng. Bằng việc thực hiện tốt
chức trách, nhiệm vụ, tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, vì vậy, sự
vững mạnh của cơ quan cảnh sát điều tra được quyết định chủ yếu bởi chất
lượng đội ngũ ĐTV. Đội ngũ ĐTV là người đóng góp ý kiến, góp phần vào
19
các quyết định của tập thể và trực tiếp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan cảnh sát điều tra. Trong quá trình thực hiện, đội ngũ ĐTV là
người góp phần kiểm nghiệm, khẳng định tính đúng đắn, phát hiện những
điều chưa hợp lý để cấp có thẩm quyền bổ sung, làm cho các chủ trương lãnh
đạo, chỉ đạo của cấp ủy, thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra đúng đắn hơn,
hoàn chỉnh hơn. Với ý nghĩa ấy, đội ngũ ĐTV trực tiếp xây dựng cơ quan,
đơn vị cảnh sát điều tra cấp tỉnh, huyện vững mạnh toàn diện hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao.
Ba là, đội ngũ ĐTV là người trực tiếp góp phần xây dựng củng cố mối
liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Nhân dân có yên ổn sinh sống
làm ăn hay không phụ thuộc một cách quyết định vào sự ổn dịnh chính trị và
trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở. Với chức trách nhiệm vụ của mình,
đội ngũ ĐTV, trực tiếp ngăn chặn, phòng chống các loại tội phạm, xây dựng
địa bàn an toàn, tạo môi trường thụân lợi để nhân dân sản xuất. Thông qua
hoạt động điều tra phá án, đội ngũ ĐTV hàng ngày tiếp xúc với nhân dân, lăn
lộn trong thực tiễn sinh động ở cơ sở, khơi dậy, phát huy tinh thần làm chủ
của nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, tuyên truyền vận động nhân dân
thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Với ý nghĩa
ấy, đội ngũ ĐTV, trực tiếp góp phần xây dựng củng cố mối liên hệ giữa Đảng,
Nhà nước với nhân dân.
1.1.2. Phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ đội ngũ điều tra
viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu
* Quan niệm về phương pháp, tác phong công tác của của đội ngũ đội
ngũ điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu
Từ điển tiếng Việt định nghĩa, phương pháp công tác là tổng hợp cách thức,
biện pháp tiến hành, thực hiện hoạt động cụ thể nào đó của con người một cách có
quả. Tác phong công tác là lối làm việc, cung cách làm việc và ứng xử của mỗi
người hoặc nhóm người nhằm đạt được mục đích, ý tưởng đề ra. Như vậy, có thể
20
hiểu PPTPCT là cách thức, biện pháp, lề lối, cung cách làm việc mà chủ thể
sử dụng tác động vào đối tượng nhằm đạt tới mục đích nhất định. Sự khu biệt
giữa phương pháp công tác và tác phong công tác trong một con người hay nhóm
người cụ thể chỉ là tương đối, có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu, còn trong
thực tiễn hoạt động của con người thì phương pháp công tác và tác phong công tác
được hòa quyện, thâm nhập, đan xen lẫn nhau và được biểu hiện thống nhất ở
PPTPCT trong hoạt động của một người hay nhóm người cụ thể.
Đội ngũ ĐTV là một bộ phận cán bộ lực lượng công an nhân dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng. Cho nên, PPTPCT của đội ngũ ĐTV không chỉ hội tụ
đầy đủ PPTPCT lãnh đạo của Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung
mà còn mang những đặc điểm riêng về PPTPCT của người ĐTV trong lực
lượng công an.
PPTPCT của đội ngũ ĐTV về thực chất là phương pháp, tác phong công
tác của Đảng được thể hiện ở PPTPCT của người ĐTV. Trong giáo dục rèn
luyện PPTPCT của người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ,
đảng viên làm việc không đúng, không khéo thì còn nhiều khuyết điểm,
khuyết điểm nhiều thì thành tích ít, khuyết điểm ít thì thành tích nhiều” [24,
tr.233]. Nếu cán bộ, đảng viên không có PPTPCT tốt thì chẳng những công
việc không hoàn thành mà còn làm nảy sinh nhiều khuyết điểm.
Từ những phân tích trên phương pháp tác phong công tác của đội ngũ
ĐTV là sự thống nhất phương pháp, tác phong lãnh đạo của Đảng, của
người cán bộ cách mạng với phương pháp, tác phong công tác đặc thù của
đội ngũ điều tra viên do đặc điểm hoạt động, vai trò, chức trách, nhiệm vụ
của đội ngũ điều tra viên quy định, bao gồm hệ thống những cách thức, biện
pháp riêng, có tiêu biểu mang tính ổn định mà người điều tra viên sử dụng để
thực hiện chức trách, nhiệm vụđược giao. PPTPCT của đội ngũ ĐTV được
biểu hiện tập trung trên những vấn đề cơ bản sau:
21
Một là, nêu cao tính đảng, tính nguyên tắc, đồng thời năng động, sáng tạo.
Điều cốt yếu trong PPTPCT của người ĐTV là sự thống nhất giữa tính
đảng, tính nguyên tắc với sự năng động, sáng tạo. Đây là hai mặt của một yêu
cầu không thể tách rời của người ĐTV. Tính đảng, tính nguyên tắc trong
PPTPCT của người ĐTV được thể hiện tập trung ở chỗ: luôn đứng vững trên
lập trường quan điểm của giai cấp công nhân để xem xét giải quyết mọi vấn
đề, thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, tự giác chấp hành các nguyên tắc, chế độ, kỷ luật công tác,
luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình. Tính năng động, sáng tạo biểu
hiện ở tính chủ động, sáng tạo trong cụ thể hóa đường lối, chủ tưởng của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên
cho phù hợp với thực tiễn của ngành, của địa phương, của đơn vị, biểu hiện ở
tinh thần, ý thức trách nhiệm cao, nắm chắc thời cơ, biết đưa ra những quyết
định khi có những tình huống bất ngờ, giám chịu trách nhiệm với những quyết
định của mình.
Hai là, phát huy dân chủ, tôn trọng tập thể, đề cao tự phê bình và phê bình.
Đây là một nội dung quan trọng của PPTPCT của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói
chung và đội ngũ ĐTV nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, không một
người nào có thể hiểu được mọi thứ, làm hết được mọi việc, ngay đến anh hùng,
lãnh tụ cũng vậy. Do đó phải tôn trọng tập thể, luôn coi mình là một thành viên
của tập thể, luôn gắn bó, tôn trọng, dựa vào tập thể, phát huy trí tuệ tập thể trong
hoạch định chủ trương, chính sách cũng như giải quyết công việc ngày thường.
Người nói: “Bác muốn bàn luận dân chủ, các chú có ý kiến gì trái với Bác thì cứ
cãi, nhất trí rồi về làm mới tốt được. Không nên: Bác nói gì, các chú cứ ghi vào sổ
mà trong bụng thì chưa thật rõ, rồi các chú không làm, hay làm một cách qua
loa”[28, tr.191]. Để phát huy dân chủ, cần phải đề cao tự phê bình và phê bình.
Vì , “muốn biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình
tốt hay xấu không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê
22
bình. Như thế, chẳng những không vi phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà
lại tỏ ra dân chủ thật thà trong Đảng”[23, tr.280]. Để thực hiện tốt việc này phải
“luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình, thì khuyết điểm nhất
định hết dần, ưu điểm nhất định thêm lên”[24, tr.265]. Điều đó đòi hỏi đội ngũ
ĐTV phải nhận thức đúng bản chất của phê bình là “phê bình việc làm, chứ không
phải phê bình người”[25, tr.232]. Đó chính là tính nhân văn, tính cách mạng của
vũ khí tự phê bình và phê bình của người cán bộ cách mạng, người ĐTV.
Ba là, chủ động, sáng tạo, quyết đoán, có tinh thần trách nhiệm, ý thức
tổ chức, kỷ luật cao; nhạy bén với cái mới. Thực tế cho thấy, tuy có ý thức và
phương pháp, tác phong làm việc tập thể, biết tạo ra bầu không khí dân chủ,
biết lắng nghe ý kiến của tập thể, nhưng lại không có tính quyết đoán, không
dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể thì không thể có những quyết định
sáng suốt, kịp thời và đúng đắn, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn
đòi hỏi và công việc không thể tiến thêm được. Những biểu hiện coi thường
tập thể, dựa dẫm, ỷ lại tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao trách
nhiệm của mình trước tập thể, đều làm yếu năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của đơn vị, đều dẫn đến sự trì trệ.
Bốn là, nhiệt tình, trung thực, khách quan, khoa học. Nhiệt tình cách
mạng là yếu tố cơ bản trong PPTPCT của người ĐTV. Có nhiệt tình cách
mạng, tâm huyết với nghề nghiệp, ĐTV mới đủ sức hoàn thành chức trách,
nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, nhiệt tình cách mạng chỉ đem lại hiệu quả khi
được kết hợp với tính trung thực, khách quan, khoa học. Nhiệt tình cách mạng
kết hợp với tính khách quan, khoa học bảo đảm cho người ĐTV vừa dũng
cảm, táo bạo, vừa cẩn trọng, thiết thực, cụ thể, khắc phục được thái độ rụt rè
hoặc bảo thủ, trì trệ, mặt khác phắc phục được những hành động phiêu liêu,
mạo hiểm, chủ quan, tùy tiện. Tính khách quan, khoa học trong PPTPCT của
ĐTV được thể hiện ở khi xem xét, quyết định mọi việc đều phải điều tra,
23
nghiên cứu, phân tích toàn diện, phải tranh thủ ý kiến của tập thể, của quần
chúng. Tránh tùy tiện, chủ quan, duy ý chí.
Năm là, sâu sát, cụ thể, tỷ mỉ, có lý, có tình, có tác phong quần chúng. Trong
quá trình làm việc đội ngũ ĐTV phải sâu sát phải có kế hoạch cụ thể, tỷ mỉ,
có lý có tình. Lối làm việc này hoàn toàn đối lập với tính luộm thuộm, được
chăng hay chớ, thiếu tính chủ động, máy móc dập khuôn, xa rời thực tiễn…
mà làm việc phải cụ thể, sát thực, có trọng tâm, trọng điểm không chung
chung, dàn trải; phải biết lựa chọn phương pháp, cách thức hợp lý để tiến
hành công việc. Trước mỗi vấn đề mới đặt ra, đội ngũ ĐTV phải trực tiếp tiến
hành một cách cụ thể, tỷ mỷ. An ninh của chúng là an ninh của nhân dân, vì
nhân dân, vì vậy đội ngũ ĐTV phải có tác phong công tác quần chúng, tôn
trọng nhân dân, học hỏi quần chúng. Chỉ có như vậy, đội ngũ ĐTV mới được
nhân dân tin yêu, mến phục, giúp đỡ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiêm khắc
phê phán những cán bộ, đảng viên tự coi mình là “quan cách mạng”, “quan
nhân dân”, xa rời nhân dân, không chú ý lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng
chính đáng của quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Có lực
lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Không có, thì
việc gì cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách
đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn,
nghĩ mãi không ra” [23, tr.295].
Sáu là, chủ động phối hợp công tác và giải quyết tốt các tình huống và
các mối quan hệ trong công tác. Đây là yêu cầu quan trọng trong PPTPCT
của đội ngũ ĐTV. Công tác điều tra liên quan đến tất cả các nhiệm vụ, các
mặt công tác, các lĩnh vực hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ với các mặt
công tác an ninh; với cơ quan đơn vị bạn…. Nếu ĐTV không bao quát, quán
xuyến, nắm chắc mọi công việc, không chủ động hiệp đồng, phối hợp công
tác với các lực lượng có liên quan thì công việc của đơn vị sẽ chồng chéo,
không có hiệu quả.