Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Cấu trúc về thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.07 KB, 18 trang )

Bài tiểu luận môn Lý thuyết tài chính tiền tệ
Đề tài:
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Nhóm EURO –
K09402B
PHẦN MỞ ĐẦU
uix1351581363.doc
1
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có lẽ một trong những vấn đề mà xã hội quan tâm đó
là thị trường tài chính. Hơn ai hết, chúng ta hiểu rằng hoạt động kinh tế toàn cầu có nhiều biến
động, và quá trình thay đổi cũng như phát triển của nó là phức tạp vô cùng.
Có thể khẳng định rằng, ngày nay, các hoạt động của thị trường tài chính đã thực sự xâm nhập
vào mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, chính trị cho đến các yếu tố gia đình,...
Chính vì thế mà việc nghiên cứu thị trường tài chính là hết sức quan trọng và cần thiết.
Nhân loại đang bước vào một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và văn hóa nhanh chưa từng
thấy. Hơn lúc nào hết, nhu cầu về học tập và nghiên cứu thị trường đang tăng lên từng ngày.
1. Lý do chọn đề tài.
Trong xu thế hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, cùng với sự chuyển
dịch sang nền kinh tế thị trường trong nước, sự cạnh tranh khắt khe trên quy mô toàn cầu đặt
doanh nghiệp Việt Nam trước những bắt buộc phải lựa chọn những cách thức mới và hoàn chỉnh
trên thị trường tài chính để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Hơn nữa việc thu được lợi
nhuận trên thị trường chứng khoán cũng là vấn đề mà mọi người đang quan tâm.
Chính vì thế chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giúp các bạn hiểu sâu hơn về những hoạt
động cũng như những đóng góp quan trọng của nó trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Cung cấp cái nhìn tổng quan về chức năng và hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia.
- Nắm được nét chính về hoạt động và công cụ tài chính của các thị trường tài chính cơ
bản.
- Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của các trung gian tài chính như ngân hàng, các
công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư.


- Hiểu biết về nhưng khái niệm cốt lõi của hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin dữ liệu từ các nguồn thông tin khác nhau.
- Phương hướng áp dụng tại Việt Nam
- Ứng dụng các bài giáo trình của các tiến sĩ các trường đại học.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc của thị trường tài chính.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên phương pháp duy phân tích kinh tế. Đi từ tổng
quan đến cụ thể cấu trúc mô hình thị trường tài chính.
Chương 1
Khái quát chung về thị trường tài chính
uix1351581363.doc
2
1.. Cơ sở khách quan cho sự ra đời
Trong nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên là nhu cầu về vốn
và một bên là khả năng về vốn. Mâu thuẫn này ban đầu được giải quyết thông qua hoạt động
của ngân hàng với vai trò trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần
vốn. Khi kinh tế hàng hóa phát triển cao, nhiều hình thức huy động vốn mới linh hoạt hơn nảy
sinh và phát triển, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết cân đối giữa cung và cầu về các nguồn
lực tài chính trong xã hội, làm xuất hiện các công cụ huy động vốn như trái phiếu, cổ phiếu của
các doanh nghiệp, trái phiếu của chính phủ... - đó là những loại giấy tờ có giá trị, gọi chung là
các loại chứng khoán. Và từ đó xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ sở hữu
khác nhau các loại chứng khoán. Điều này làm xuất hiện một loại thị trường để cân đối cung cầu
về vốn trong nền kinh tế là thị trường tài chính.
Do đó, thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, cơ sở khách quan
cho sự ra đời của thị trường tài chính là sự giải quyết mẫu thuẫn giữa cung và cầu về vốn trong
nền kinh tế thông qua các công cụ tài chính đặc biệt là các loại chứng khoán, làm nảy sinh nhu
cầu mua bán, chuyển nhượng chứng khoán giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Chính
sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ mà đỉnh cao của nó là kinh tế thị trường làm
nảy sinh một loại thị trường mới là thị trường tài chính.

Thị trường tài chính hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện những chủ thể cần nguồn tài
chính và những người có khả năng cung ứng nguồn tài chính. Khi nền kinh tế thị trường ngày
càng phát triển thì các hoạt động về phát hành và mua bán lại các chứng khoán cũng phát triển,
hình thành một thị trường riêng nhằm làm cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng và
thuận lợi hơn, đó là thị trường tài chính.
2. Khái niệm
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các
nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định. Thị
trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế.
Nói một cách đơn giản, thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại
giấy có giá, nơi gặp gỡ của các nguồn cung về vốn, qua đó hình thành nên giá mua và giá bán
các loại cổ phiếu, trái phiếu... hình thành nên các loại vốn đầu tư bao gồm: lãi suất đi vay, lãi
suất cho vay, lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
3. Điều kiện cần thiết để hình thành
- Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định, với mức độ lạm phát có thể kiểm soát
được;
- Các công cụ của thị trường tài chính phải đa dạng, tạo ra các phương tiện chuyển giao
quyền sử dụng các nguồn tài chính;
- Hình thành và phát triển hệ thống các trung gian tài chính
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức quản lý nhà nước để giám sát sự hoạt
động của thị trường tài chính;
- Phải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động của
thị trường tài chính;
uix1351581363.doc
3
- Cần có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu thị trường tài chính và phải
có đông đảo các nhà đầu tư có kiến thức, dám mạo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra.
4. Các yếu tố cơ bản của thị trường tài chính
Để tạo lập một môi trường sôi động cho thị trường tài chính là sự kết hợp của nhiều yếu tố,

trong đó có 3 yếu tố cơ bản: đối tượng của thị trường tài chính, công cụ tham gia trên thị trường
tài chính và chủ thể tham gia trên thị trường tài chính.
4.1.Đối tượng của thị trường tài chính
Thị trường tài chính là một loại thị trường đặc biệt nên đối tượng mua bán trên thị trường tài
chính là một loại hàng hóa đặc biệt - đó là quyền sử dụng vốn ngắn hạn hoặc dài hạn. Thực chất
của quan hệ giao dịch trên thị trường tài chính là người ta mua bán quyền sử dụng các nguồn tài
chính thông qua hình thức mua bán bên ngoài là các loại giấy tờ có giá trị gọi chung là chứng
khoán.

4.2.Chủ thể tham gia trên thị trường tài chính
- Người bán quyền sử dụng tài chính là những người có dư thừa tài chính đem nhượng quyền
sử dụng nguồn tài chính đó nhằm thu được những khoản lợi tức nhất định - người mua chứng
khoán
- Nguời mua quyền sử dụng nguồn tài chính là những người đang có nhu cầu về nguồn tài
chính nhằm thực hiện các mục tiêu của mình. Trên thị trường tài chính, người mua quyền sử
dụng nguồn tài chính là người phát hành - người bán chứng khoán
Giá cả quyền sử dụng nguồn tài chính
Giá cả của quyền sử dụng nguồn tài chính được biểu hiện là số lợi tức mà người mua quyền sử
dụng nguồn tài chính trả cho người bán quyền sử dụng nguồn tài chính. Tùy thuộc vào hình thức
mua bán cụ thể, giá cả của quyền sử dụng nguồn tài chính có thể được xác định trước như lợi
tức tiền vay, lợi tức trái phiếu, hoặc giá cả chưa được xác định trước như lợi tức cổ phần mà
người mua cổ phiếu thông thường thu được.

4.3.Công cụ của thị trường tài chính
Để chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính, các công cụ chủ yếu được sử dụng trên
thị trường tài chính là các loại chứng khoán. Chứng khoán là chứng từ dưới dạng giấy tờ hoặc
ghi trên hệ thống thiết bị điện tử xác nhận các quyền hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó
đối với người phát hành; hoặc chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành.


Ta có thể hiểu rõ hơn thông qua sơ đồ dưới đây về cấu trúc thị trường tài chính
Thị trường tài chính
uix1351581363.doc
4
Người tiết kiệm/cho vay
Hộ gia đình
Doanh nghiệp
Chính phủ
Cá nhân/tổ chức nước ngoài

Tổ chức tài chính
trung gian
5. Phân loại thị trường tài chính
Có nhiều cách để phân loại thi trường tài chính nhưng ta có 4 cách phân loại chính như sau:
5.1. Căn cứ vào phương thức huy động nguồn tài chính

5.1.1. Thị trường nợ: là thị trường buôn bán trao đổi các công cụ nợ, trong đó công cụ nợ là
công cụ làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ như trái phiếu, tín phiếu, hối phiếu,…
Phát hành các công cụ nợ là phương pháp thông dụng nhất mà công ty sử dụng để vay vốn
trên thị trường tài chính. Đây là dạng thỏa thuận theo hợp đồng trong đó người vay phải trả
cho người nắm giữ các công cụ nợ một khoản tiền nhất định trong giới hạn cố định (vốn và
lãi) vào ngày tháng cụ thể (thời điểm đáo hạn – khi khoản chi trả cuối được thực hiện ). Thời
gian đáo hạn của công cụ nợ là khoảng thời gian chop đến khi công cụ nợ hết hạn. Dựa vào
thời gian đáo hạn, ta có 3 công cụ nợ: công cụ nợ ngắn hạn ( thời gian đáo hạn nhỏ hơn 1
năm ), công cụ nợ trung hạn ( thời gian đáo hạn từ 1 đến 5 năm ) và công cụ nợ dài hạn
( thời gian đáo hạn trên 5 năm )
5.1.2. Thị trường vố cổ phần ( thị trường cổ phiếu ): Phương pháp thứ hai để thu hút vốn là
các công ty phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của công
ty có quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty sau khi trừ chi phí, thuế và thanh toán cho
chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ). Nếu bạn sở hữu một cổ phiếu trong một công ty

phát hành một triệu cổ phiếu thì bạn nhận được một phần triệu thu nhập từ công ty và một
phần triệu tài sản của công ty đó. Cổ đông thường được thanh toán định kỳ lãi cổ phần và
những cổ phần đó là nhưng chúng khoán dài hạn vì chúng không có thời gian đáo hạn.
uix1351581363.doc
Nhà đầu tư/cho vay
Hộ gia đình
Doanh nghiệp
Chính phủ
Cá nhân/tổ chức nước ngoài
5
5.2. Căn cứ vào sự luân chuyển của các nguồn tài chính:
5.2.1. Thị trường sơ cấp: Là thị trường tài chính trong đó diễn ra việc mua bán chứng khoán
đang phát hành hay chứng khoán mới. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường cấp một
thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân hàng;
5.2.2. Thị trường thứ cấp: Là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát hành. Khi
diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này thì người vừa bán chứng khoán
nhận được tiền bán chứng khoán còn công ty phát hành không thu được tiền nữa, một công
ty thu được vốn chỉ khi chứng khoán của nó được bán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp.
5.3. Căn cứ vào tính chất pháp lý
5.3.1. Thị trường tài chính chính thức : là bộ phận của thị trường tài chính, mà tại đó mọi
hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo những
nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Các chủ thể
tham gia được pháp luật thừa nhận và bảo vệ;
5.3.2. Thị trường tài chính không chính thức: là thị trường tài chính, mà ở đó mọi hoạt động
huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính không theo
những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định như hoạt động của những người cho vay
nặng lãi hay những phường hụi năm trong thị trường tài chính không chính thức.
5.4. Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được:
5.4.1. Thị trường tiền tệ: Là một thị trường tài chính chỉ có các công cụ ngắn hạn (kỳ hạn
thanh toán dưới 1 năm);

5.4.2. Thị trường vốn: Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ
phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn được phân thành ba bộ phận là thị trường cổ phiếu, các
khoản cho vay thế chấp và trái phiếu.
6. Chức năng và vai trò của thị trường tài chính
6.1. Chức năng :
6.1.1. Dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến
những chủ thể cần nguồn tài chính. Đây là chức năng quan trọng nhất của thị trường tài
chính, trong đó:
• Thị trường tài chính là kênh dẫn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh, người có
nhu cầu về vốn, hướng dẫn dòng chảy vốn từ những người cho vay tới người đi vay.
Các cá nhân tổ chức, Chính phủ được coi là người cho vay khi họ có tiền nhàn rỗi,
nhu cầu chi tiêu của họ thấp hơn thu nhập. Những người đi vay là những người có
nhu cầu chi tiêu lớn hơn thu nhập, họ đi vay để thỏa mãn nhu cầu về vốn kinh doanh
uix1351581363.doc
6
hay mua sắm các sản phẩm có giá trị như đất đai, nhà cửa, xe cộ,….Nếu không có thị
trường tài chính tiền tệ và các trung gian tài chính thì tiền của những người có tiền sẽ
không tăng thêm về giá trị nhưng thông qua thị trường tài chính thì tiền đó sau một
thời gian sẽ được tăng thêm vì có thêm tiền lãi. Những người đi vay khi có được số
tiền cần vay sẽ mở rộng được hoạt động kinh doanh,… làm cho doanh thu của họ
tăng lên. Như vậy, thị trường tài chính làm cho nguồn vốn đi từ nơi không có cơ hội
đầu tư sinh lợi đến với những người có cơ hội đầu tư.
• Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vốn để đáp ứng nhu cầu
xây dựng cơ sở vật chất và sản xuất kinh doanh. Nhà nước có nhu cầu về xây dựng
các công trình phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện, đường xá,…nhiều hơn thu
nhập từ thuế, vậy các dự án đầu tư thì nhà nước lấy tiền đâu để thực hiện? Thị trường
tài chính sẽ thực hiện việc phát hành công trái Chính phủ để thu được một lượng tiền
từ việc mua công trái tù nhân dân để nhà nước có kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng,
nâng cao đời sống người dân.
• Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất có hiệu quả hơn, không

chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn đối với người vay tiền để đầu tư. Người cho
vay có lãi thông qua lãi suất cho vay, người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn
vay sao cho có hiệu quả nhất do họ vừa phải trả cả vốn lẫn lãi cho người cho vay,
đồng thời phải tạo ra thu nhập và tích lũy cho chính bản thân mình.
• Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi thực hiện những chính sách mở cửa, của
cải kinh tế vào chính phủ thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra nước
ngoài, bán cổ phần, thu hút vố đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất, kinh doanh
trong nước. Tính đến hết quý III/2010, tổng khối tài sản của khối tài chính tín dụng
nước ngoài ở Việt Nam đạt 420.531 tỉ đồng, tăng 30,8% so với cuối năm 2009. Đây
là mức tăng khá ấn tượng so với mức độ tăng chung của cộng đồng các ngân hàng tại
VN, kể cả Ngân hàng thương mại nhà nước, chiếm 11,25% tổng số tài sản của toàn
bộ hệ thống tài chính tín dụng nước ngoài. Như vậy, với chính sách mở cửa của thị
trường tài chính đã tác động vào chính các ngân hàng, tổ chức tiện tệ thông qua sự
phát triển của các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng của nước
ngoài, tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế.
• Thị trường tài chính cho phép sử dụng các chứng từ có giá, bán cổ phiếu, trái phiếu,
đổi tiền.
6.1.2. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán;
6.1.3. Chức năng thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của các doanh nghiệp.
6.2. Vai trò của thị trường tài chính
6.2.1. Thị trường tài chính thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước,
khuyến khích tiết kiệm và đầu tư;
6.2.2. Thị trường tài chính góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính;
6.2.3. Thị trường tài chính thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước.
uix1351581363.doc
7

×