Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tổng quan về thị trường tài chính, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.03 KB, 27 trang )

MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………….…2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.1. Lịch sử hình thành thị trường tài chính…………………..……………4
1.2. Khái niệm về thị trường tài chính:...…………………...………………7
1.3. Chức năng của thị trường tài chính:…………………..…………….…7
1.4. Phân loại thị trường tài chính:…………………………………………8
1.5.Vai trò của thị trường tài chính. ………………………………………11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
2.1.Thị trường tiền tệ:
2.1.1. Thị trường vốn ngắn hạn:………………………….………..15
2.1.2. Thị trường liên ngân hàng:……………………...…………..15
2.2. Thị trường hối đoái:…………………………………………………..15
2.3. Thị trường chứng khoán:……………………………………….…….16
2.3.2. Những hạn chế của thị trường chứng khoán Việt
Nam………………………………………………………………………….……17
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NỀN KINH
TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thị trường tài chính tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế……………..24
3.2. Thị trường tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh
tế……………………………………………………………...…………….25
3.3. Thị trường tài chính góp phần đầy nhanh quá trình tự do hóa tài chính và
hội nhập quốc tế……………… ..………………………………….………….26
CHƯƠNG 4 :ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP:
4.1 Đánh giá:……………………………………..………………………28
4.1.1. Về thị trường tiền tệ…………….………………………… 28
4.1.2. Về thị trường chứng khoán: ………………………….……28
4.2 Giải pháp:…………………...………………………………………..28
KẾT LUẬN
1
1.Lời mở đầu :



Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nhu cầu về vốn luôn là vấn đề quan
trọng được ưu tiên hàng đầu trước khi bắt đầu vào một năm tài khóa mới. Để thấy
rằng việc hình thành một thị trường vốn cho phát triển kinh tế xã hội là vô cùng
quan trọng thì việc tìm hiểu thị trường vốn hay thị trường tài chính (TTTC) ra đời
là do đâu và nó có vai trò to lớn như thế nào đối với nền kinh tế nói chung và nền
kinh tế Việt Nam nói riêng là điều hết sức cần thiết. Đó chính là lý do chung tôi tập
trung nghiên cứu chuyên đề:“tổng quan về thị trường tài chính”.
TTTC là một sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường hay nói chính xác hơn, là
nền kinh tế tiền tệ, ở đó, bên cạnh các thị trường khác, thị trường tài chính hoạt
động như là một sự kết nối giữa “người cho vay đầu tiên” và “người sử dụng cuối
cùng”, tạo ra vô số các giao dịch, và ở mỗi giao dịch, dù động cơ nào ,cũng tạo ra
các dòng chảy về vốn trong một nền kinh tế - như là sự lưu thông máu trong một cơ
thể - một nền kinh tế hoạt động lành mạnh và có hiệu quả chỉ khi nào thị trường này
cũng hoạt động có hiệu quả như thế, và ngược lại.
Trong nền kinh tế thị trường cung và cầu gặp nhau tạo thành thị trường. Giá cả
hàng hoá xuất hiện nhằm giải quyết trạng thái cân bằng cung và cầu là yêu cầu cấp
bách. Hàng hoá trong thị trường tài chính là các công cụ tài chính. Đối với mỗi chủ
thể hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn để đầu tư cho phát triển kinh doanh, phát
triển sản xuất là yếu tố sống còn, vì vậy vốn có vị trí to lớn trong nền kinh tế.
Trong mối quan hệ tương quan với các thị trường khác, TTTC có vị trí là thị
trường khởi điểm cho các loại thị trường, nó có tác dụng chi phối điều hành và xâm
nhập vào các loại thị trường khác. Biết rõ mối quan hệ giữa thị trường tài chính và
các thị trường khác, chính phủ có thể giải quyết nạn khan hiếm vốn và điều hành
quản lý kinh tế thị trường thông qua thị trường tài chính.
TTTC nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh, sản xuất của nền kinh
tế. Tạo ra tốc độ vòng luân chuyển vốn nhanh, góp phần làm tăng trưởng kinh tế.
Tạo điều kiện cho sự thành lập các tổ chức kinh tế mới.
TTTC tạo ra cơ hội đầu tư và đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội. Các
tổ chức kinh tế và người dân thông qua TTTC sử dụng hợp lý nguồn vốn để đầu tư

dưới nhiều hình thức khác nhau để bảo đảm và tăng nguồn vốn.
TTTC giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người có tiền
đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có lãi thông qua
lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay đó hiệu quả.
Có thể nói, TTTC là chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế, tạo điều
kiện thuận lợi chuyển nguồn vốn nhàn rỗi đến nơi thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế. Thông qua TTTC mà hình thành giá mua giá bán các loại cổ
phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, giấy nợ ngắn hạn, dài hạn…hình thành nên tỷ lệ lãi suất
đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn, trung hạn và dài hạn.
2
Ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường,
đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới,gia nhập WTO, lĩnh
vực tài chính là lĩnh vực mang tính nhạy cảm luôn đòi hỏi sự đổi mới cả về mặt
nhận thức và thực tiễn.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu thi trường tài chính là hết sức quan trọng, nó sẽ giúp
cho các nhà đầu tư hiểu rõ loại thị trường đặc biệt này, từ đó nắm bắt được tầm
quan trọng, ảnh hưởng của nó đối với hoạt động SXKD để có kế hoạch sử dụng vốn
có hiệu quả nhất.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.1.Lịch sử hình thành thị trường tài chính.
Thị trường tài chính xuất hiện hàng ngàn năm trước công nguyên:
“Những thỏa thuận cho vay giữa các cá nhân đã xuất hiện ở nhiều nền văn
minh cổ đai.Bằng chứng cho thấy ít nhất hai tổ chức hoạt động dạng ngân hàng
vào thời đại Babylonia và Assyria.”
Cũng giống như các loại thị trường khác, thể chế thị trường phải được duy trì
trong nền kinh tế tài chính. Tức là, các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn trên thị trường
tạo ra cung và cầu về sản phẩm tài chính.
Trong cơ chế kinh tế bao cấp,việc kinh doanh do NN điều phối, các chủ thể
hoàn toàn bị động trong ước muốn kinh doanh, dù biết hướng đó là mang lại lợi

nhuận cao. Còn trong sự thông thoáng của nền kinh tế thị trường, các chủ thể chủ
động tìm đường đầu tư có lợi cho mình để đạt được hiệu quả tối ưu, đồng thời, sự
phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện các chủ thể thừa vốn và cũng
có cả những người cần vốn.
Các chủ thể cần nguồn tài chính:
Các doanh nghiệp: để có thể hoạt động SXKD mỗi doanh nghiệp điều có một lượng
vốn tự có nhất định, nhưng con số này là có hạn đối với nhu cầu tăng qui mô sản
xuất, đầu tư dự án mới hay đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ…của doanh
nghiệp. Vì vậy, huy động nguồn tài chính là một nhu cầu thường xuyên của mỗi
doanh nghiệp.
Nhà nước thông qua NSNN, cung cấp kinh phí để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của mình như:
Phân bổ nguồn tài chính quốc gia
Kích thích phát triển sản xuất kinh doanh.
Định hướng hình thành cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: cung cấp kinh
4
phí đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng, hình thành các ngành then chốt…
Trợ giá.
Giải quyết các vấn đề xã hội: chi hoạt động bộ máy nhà nước, lực lượng công
an,quốc phòng, giáo dục, y tế, hỗ trợ thất nghiệp, ủng hộ thiên tai…
Tất cả đều chi từ nguồn NSNN có hạn. Do vậy, để đầu tư dự án phát triển kinh tế-
xã hội hay để bù đắp bội chi Nhà nước cũng cần huy động thêm nguồn tài chính từ
các chủ thể khác.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng thường xuyên cần huy động nguồn tài chính để
cho vay, các nhà đầu tư cần vốn cho dự án mới, các hộ gia đình, cá nhân cần nguồn
tài chính để trang trải nhu cầu chi đột xuất.
Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng tồn tại những chủ thể thừa vốn:
Doanh nghiệp: nguồn vốn đang thừa đó là những khoản thu nhập chưa có nhu cầu
sử dụng (ngắn hạn hoặc dài hạn như doanh thu tiêu thụ chưa tới kì thanh toán, số
tiền quỹ khấu hao cơ bản chưa dùng, lợi nhuận tái đầu tư chưa dùng...) những khoản

này đều có thể cho vay.
Các hộ gia đình, cá nhân có tiền để dành, tiền được thừa kế, mặc dù số tiền mỗi cá
nhân, hộ gia đình có được không phải lớn nhưng thành phần này lại chiếm tỉ trọng
cao trong xã hội (khoảng 70%) nên nếu tập trung lại thì sẽ trở thành một nguồn tài
chính vô cùng mạnh.
Còn có quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội, quỹ bảo hiểm mà chưa sử dụng cũng là
nguồn cung ứng vốn.
Các chủ thể thừa vốn không muốn để phí nguồn tài chính nhàn rỗi của mình, họ tìm
kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đầu tư, còn các chủ thể thiếu vốn dùng nó để
bổ sung vốn cho hoạt động SXKD và các nhu cầu đầu tư khác sao cho có hiệu quả
và tiết kiệm.
Vấn đề là làm sao để cho đầu tư gặp được tiết kiệm; phải có nơi để tạo ra sự
gặp gỡ này. Sự gặp gỡ này chính là quá trình giao lưu vốn hay nói khác hơn là cần
tạo ra một nơi để cho những nguồn vốn nhàn rỗi không có chỗ đầu tư giao lưu với
những nhà đầu tư đang cần vốn.
Ban đầu, việc vay và cho vay dựa trên sự quen biết, tín nhiệm (anh em, hàng xóm,
bạn bè…) nên phạm vi và số lượng rất hạn chế.
Khi các chủ thể gặp nhau thông qua vai trò của người trung gian là Ngân hàng thì có
sự dễ dàng hơn, việc luân chuyển vốn được nhanh chóng và đáng tin cậy hơn.
Nhưng phạm vi lựa chọn các phương án cho vay của Ngân hàng không được rộng
lớn,lãi suất không phải lúc nào cũng hấp dẫn người gửi tiền vào để có tiềm lực
mạnh, việc gửi và rút tiền gặp nhiều phiền hà, việc cho vay không phải lúc nào cũng
dễ dàng với bất kì ai…
Có thể khẳng định rằng: một nền kinh tế muốn tăng trưởng thì phải có hoạt động
đầu tư; trước khi muốn đầu tư, phải huy động vốn từ nguồn tiết kiệm; đầu tư có hiệu
quả sinh ra lợi nhuận lại làm tăng thêm nguồn tiết kiệm. Bắt nguồn từ mối quan hệ
nhân quả giữa đầu tư và tiết kiệm, một yêu cầu đặt ra là cần có nhiều hình thức huy
5
động vốn mới, nhanh chóng, linh hoạt hơn, góp phần giải quyết cân đối giữa cung
và cầu về nguồn tài chính trong xã hội.

Các công cụ huy động vốn xuất hiện dưới nhiều hình thức để đáp ứng yêu cầu đó:
Các giấy tờ ghi nợ: Nhà nước phát hành trái phiếu công trình, công trái..., doanh
nghiệp phát hành thương phiếu, trái phiếu…
Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
=> giấy tờ ghi nợ, cổ phiếu gọi chung là chứng khoán (CK)
Khi CK xuất hiện thì cũng xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ
sở hữu khác nhau: người này có nhu cầu rút vốn đầu tư hoặc di chuyển vốn cần bán
thì có người khác muốn mua CK đó. Chính điều này làm xuất hiện một loại thị
trường đặc biệt để cân đối cung cầu về vốn trong nền kinh tế là “thị trường tài
chính”.
Như vậy, thị trường tài chính (TTTC) ra đời là để giải quyết mâu thuẫn giữa cung
và cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua các công cụ tài chính đặc biệt là các loại
CK.
6
1.2. Khái niệm về thị trường tài chính:
Bắt nguồn từ mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và tiết kiệm: một nền kinh tế muốn
tăng trưởng thì phải có hoạt động đầu tư; trước khi muốn đầu tư, phải huy động vốn từ
nguồn tiết kiệm; đầu tư có hiệu quả sinh ra lợi nhuận lại làm tăng thêm nguồn tiết kiệm. Vì
vậy, mối quan hệ nhân quả này tuần hoàn và tạo nên sự phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để cho đầu tư gặp được tiết kiệm; phải có nơi để tạo ra sự gặp
gỡ này. Đó chính là quá trình giao lưu vốn hay nói khác hơn đó là thị trường tài chính, là
nơi tạo ra cơ chế cho những nguồn vốn nhàn rỗi không có chỗ đầu tư giao lưu với những
nhà đầu tư đang cần vốn.
Như vậy, thị trường tài chính là thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi các sản
phẩm tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể
trong nền kinh tế. Trong đó, các chủ thể thừa vốn thì tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt
động đầu tư, còn các chủ thể thiếu vốn bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và
các nhu cầu đầu tư khác. Việc hình thành quá trình giao lưu vốn giữa những chủ thể thừa
vốn và thiếu vốn đã tạo nên một thị trường với đầy đủ cơ chế như trong một nền kinh tế thị
trường. Đồng thời, do sản phẩm trên thị trường là sản phẩm tài chính, có tính nhậy cảm và

ảnh hưởng đến mọi thành phần trong nền kinh tế nên thị trường tài chính là thị trường bậc
cao. Do đó, thị trường tài chính phải là loại thị trường bậc cao, chỉ tồn tại và hoạt động
trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.
1.3. Chức năng của thị trường tài chính:
Chức năng đầu tiên, cũng là chức năng quan trọng nhất của thị trường tài chính là
khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Để
thực hiện được chức năng này, thị trường phải tạo ra các kênh huy động vốn từ nơi thừa,
như: cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị kinh tế, tổ chức đoàn thể xã hội, Chính phủ, … ở
trong và ngoài nước để chuyển sang các nhà đầu tư thiếu vốn, như: các đơn vị kinh tế,
Chính phủ, cá nhân, hộ gia đình, …
Chức năng thứ hai của thị trường tài chính là kích thích tiết kiệm và đầu tư. Thị
trường tạo ra sân chơi, để những người có tiền nhàn rỗi có cơ hội đầu tư như nhau và được
tự do tham gia vào thị trường để tìm kiếm những nơi đầu tư có suất sinh lợi cao nhất, tạo
thành thói quen tích lũy tiền tệ một cách thường xuyên hơn, là một nguồn đầu vào không
thể thiếu của thị trường. Nếu thị trường không kích thích được người dân tích lũy và tham
gia vào thị trường như là một kênh dẫn vốn cho nền kinh tế thì thị trường đó sẽ không thể
hoạt động tốt. Đồng thời, nhà đầu tư trên thị trường khi tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho các
hoạt động đầu tư phải nhận thức được việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, có hiệu
suất sử dụng đồng vốn cao nhất để bảo toàn vốn, sinh lời và tích lũy. Chính vì vậy, thị
trường tài chính có chức năng nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền
kinh tế, kích thích đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để tăng hiệu quả
đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.
7
Chức năng thứ ba của thị trường tài chính là làm gia tăng tính thanh khoản cho các
tài sản tài chính. Tính thanh khoản là tính chất dễ dàng chuyển hóa các tài sản tài chính
thành tiền mặt và được thực hiện ở thị trường thứ cấp, là thị trường mua bán, giao dịch cổ
phiếu và các giấy tờ có giá đã phát hành trên thị trường sơ cấp. Tính thanh khoản ở thị
trường tài chính càng cao thì càng thu hút nhiều chủ thể tham gia vào thị trường và giúp
chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư theo yêu cầu. Do đó,
mỗi thị trường khác nhau có tính thanh khoản khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển

các định chế tài chính của thị trường ấy. Nếu các cơ chế của thị trường thông thoáng sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính lưu thông thông suốt. Ngoài ra, thị trường tài
chính còn có chức năng định giá tài sản tài chính, phân phối vốn trên thị trường theo tín
hiệu của thị trường.
Tùy thuộc vào các chức năng khác nhau của thị trường cũng như các tiêu chí phân loại
khác nhau, thị trường tài chính cũng có nhiều cách phân loại khác nhau. Nhưng tựu trung
lại, thị trường tài chính thường có ba cách phân loại cơ bản: theo thời hạn, tính chất luân
chuyển vốn và theo cơ cấu của thị trường.
1.4. Phân loại thị trường tài chính:
8
Căn cứ theo thời hạn luân chuyển vốn, thị trường tài chính được phân thành: thị
trường tiền tệ, thị trường hối đoái và thị trường chứng khoán.
- Thị trường tiền tệ là thị trường giao dịch, mua bán các chứng từ có giá
ngắn hạn. Các chứng từ có giá ngắn hạn như: tín phiếu Kho bạc, khoản vay ngắn hạn giữa
các Ngân hàng, thỏa thuận mua lại, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, … Đây là thị trường
nhằm thỏa mãn những nhu cầu vốn trong ngắn hạn. Căn cứ theo mục đích này của thị
trường mà không cần quan tâm đến thời hạn của các chứng từ có giá, khái niệm trên được
hiểu theo nghĩa của thị trường mở thì thị trường tiền tệ là thị trường giao dịch, mua bán
ngắn hạn các giấy tờ có giá.
- Thị trường hối đoái là thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi ngoại tệ và
các phương tiện thanh toán quốc tế. Thị trường ngoại hối là một cơ chế mà nhờ đó giá trị
tương đối của các đồng tiền quốc gia được xác lập. Đặc điểm của thị trường ngoại hối là
tiền được đổi lấy tiền, đây là thị trường thực sự và tất yếu mang tính quốc tế; cứ khi nào
mà dân chúng ở những khu vực đồng tiền khác nhau còn kinh doanh với nhau thì các giao
9
dịch ngoại hối còn rất cần thiết. Ngày nay, thị trường hối đoái mang tính toàn cầu nhờ sự
phát triển của công nghệ thông tin. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp
trong nước đều phải tham gia các thị trường hối đoái để mua - bán, vay - cho vay ngoại tệ.
Các nghiệp vụ trên thị trường hối đoái phần lớn mang tính chất ngắn hạn (không quá một
năm) nên thị trường này được xem là một bộ phận của thị trường tiền tệ. Khi đó, thị trường

tài chính chỉ bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
- Thị trường chứng khoán là thị trường giao dịch, mua bán các chứng từ có
giá trung hạn và dài hạn. Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng nhất của thị
trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát
hành; qua đó, thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và
dài hạn cho nền kinh tế. Sản phẩm tài chính trên thị trường chứng khoán là các loại trái
phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như: chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phát sinh
- hợp đồng tương lai, quyền chọn, quyền mua cổ phiếu, chứng quyền. Thị trường chứng
khoán tập trung vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế. Do đó, nó có tác động rất lớn đến môi
trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Căn cứ vào cơ cấu của thị trường, thị trường tài chính được phân thành thị trường
sơ cấp và thị trường thứ cấp.
- Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành lần đầu các chứng từ có giá để
huy động và tập trung vốn. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà
phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. Thị trường sơ
cấp có đặc điểm là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành, tạo
ra hàng hóa cho thị trường giao dịch và làm tăng vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế.
Những người bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thường là Kho bạc, Ngân hàng Nhà
nước, Công ty phát hành, Tập đoàn bảo lãnh phát hành, …Thị trường sơ cấp thường diễn
ra trong một thời gian nhất định.
- Thị trường thứ cấp là thị trường mua bán trao đổi các chứng từ có giá đã
phát hành lần đầu. Trên thị trường này, các nhà đầu tư chuyển nhượng quyền mua bán
chứng khoán và điều đó làm cho chứng khoán đã phát hành có tính thanh khoản. Khoản
tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh
chứng khoán chứ không thuộc về nhà phát hành nên luồng tiền chỉ vận chuyển giữa những
nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của
thị trường chứng khoán, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp. Giao dịch trên thị trường
thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá giao dịch chứng khoán do cung - cầu
trên thị trường quyết định.
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thị

trường sơ cấp là cơ sở và là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường thứ cấp;
vì đó là nơi cung cấp hàng hóa chứng khoán lưu thông trên thị trường thứ cấp. Ngược lại,
thị trường thứ cấp là động lực, là điều kiện cho sự phát triển của thị trường sơ cấp; vì nếu
không có thị trường thứ cấp để lưu hành, mua bán, trao đổi tạo ra tính thanh khoản cho
chứng khoán thì rất khó để phát hành và thu hút nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp. Việc
phân biệt thị trường sơ cấp và thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trên thực tế, tổ chức
thị trường không phân biệt đâu là thị trường sơ cấp, đâu là thị trường thứ cấp. Vì tại một thị
trường có thể cùng diễn ra đồng thời hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành và
chứng khoán mua bán lại. Điều cần quan tâm là phải coi trọng thị trường sơ cấp vì đây là
thị trường tạo vốn và có cơ chế giám sát chặt chẽ thị trường thứ cấp để bảo vệ thị trường
tài chính ổn định.
10

×