Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập lớn môn thương mại 01 ( 8 điểm )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.73 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Với nền kinh tế ngày càng phát triển , sự hội nhập vào thời đại công nghệ 4.0
Việt Nam chúng ta ngày càng tạo được cho mình chỗ đứng vững trên thương
trường thế giới. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh việc thích nghi và
lựa chọn cho mình những cách làm hiệu quả để đạt được lợi ích kinh tế cho bản
thân là rất quan trọng. Và lựa chọn mô hình nhóm công ty cũng là một trong những
sự thay đổi và thích nghi của các doanh nghiệp của nước ta hiện nay. Vậy nhưng
mô hình nhóm công ty là một mô hình như thế nào và sự liên kết trong mô hình này
ra sao thì ngay chính các pháp nhân trong và ngoài nhóm công ty cũng phải lưu ý
để tránh hiểu nhầm về ván đề này. Với lý do đó em xin lựa chọn đề tài “Trình bày
hiểu biết về sự liên kết trong mô hình nhóm công ty”.

NỘI DUNG
I.

Khái niệm nhóm công ty
Quy luật vận động phát triển cuả nền kinh tế hàng hóa, quy Luật Cạnh tranh,...

trước những quy luật đó nhà kinh doanh cũng phải suy nghĩ và triển khai những
mô hình liên kết phù hợp nhằm tích tụ vốn, tăng khả năng cạnh tranh, phân tán rủi
eo, quản lý và kinh doanh hiệu quả. Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế ngày càng
phát triển và lớn mạnh, nhà kinh doanh phải xây dựng những mô hình liên kết kiểu
mới để hình thành một tổ chức kinh doanh quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn, sức tranh
cao hơn. Và mô hình được cho là hiệu quả nhất là nhóm công ty :
“ Nhóm công ty là một tập hợp hai hay nhiều công ty, tương tác và có mối
quan hệ lâu dài về kinh tế , công nghệ, thị trương, loại trừ sự cạnh tranh lẫn nhau,
cùng nhau hướng tới mục tiêu tăng cường tích tụ, tập trung vốn và tối đa hóa lợi
nhuận”
II. Đặc điểm của nhóm công ty



1.

Nhóm công ty được hình thành từ liên kết giữa các chủ thể kinh doanh

độc lập tạo thành một tổ hợp
Trước hết nhóm công ty được hình thành dựa trên cơ sở liên kết giữa các chủ
thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh trong nhóm công ty là những pháp nhân kinh
doanh độc lập. Liên kết giữa các chủ thể kinh doanh trong nhóm công ty được quy
định tại các hợp đồng liên kết.
Liên kết giữa các thành viên trong nhóm công ty hoàn toàn khác với liên kết
giữa các thành viên trong công ty. Liên kết giữa các thành viên trong công ty là liên
kết hình thành từ qua hệ đầu tư góp vốn để trở thành đồng sở hữu chung của công
ty, giữa các tahfnh viên có mối quan hệ chặt chẽ, hoàn toàn độc lập về tư cách pháp
lý, quản lý và điều hành. Tính trách nhiệm của các thành viên trong công ty được
cá biệt hóa, các thành viên dược tham gia quản lý, điều hành công ty ở tỷ lệ tương
ứn với tỷ lệ góp vốn vào công ty. Liên kết giữa các thành viên trong nhóm công ty
được hình thành trên cơ sở đầu tư vốn trực tiếp từ thành viên này vào thành viên
khác hoặc việc cùng sở hữu, sử dụng chung cá dối tượng sở hữu công nghiệp hay
nằm trong một chuỗi kinh doanh. Các thành viên trong nhóm công ty độc lập về
mặt pháp lý, tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiêm các
thành viên có thể chi phối lẫn nhau trong các hoạt động kinh doanh. Các thành viên
trong nhóm công ty không chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh chung của
nhóm và cũng không chịu trách nhiệm trong trường hợp một thành viên khác của
nhóm công ty làm ăn thua lỗ phá sản. Thành viên trong nhóm công ty ràng buộc
trực tiếp với nhau thông qua hợp đồng liên kết. Mối liên kết giữa các thành viên
trong nhóm công ty có thể liên kết chi phối hoặc những liên kết không mang tính
chi phối.


a. Liên kết chi phối

Nhóm công ty có liên kết chặt chẽ , chi phối là tập hợp của công ty chi phối và
công ty bị chi phối. Công ty chi phối (hay còn gọi là công ty mẹ) trong nhóm công
ty thường tồn tại ở mô hình cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, giữ quyền
chi phối điều hành các hoạt động của các công ty bị chi phối (hay còn gọi là các
công ty con). Công ty con tham gia vào nhóm công ty độc lập về pháp lý nhưng bị
hạn chết trong quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính. Các
công ty thành viên trong nhóm công ty buộc phải tuân theo những quy định cứng,
thống nhất trong toàn bộ nhóm công ty, công ty thành viên không thể rút khỏi nhóm
công ty. Cá liên kết trong nhóm công ty mang tính chi phối, dược hình thành trên
cơ sở đầu tư góp vốn và một số hình thức khác bao gồm:
- Liên kết chi phối thông qua đầu tư góp vốn.
Liên kết chi phối thông qua đầu tư góp vốn là liên kết hình thành từ haojt động
góp vốn cảu công ty mẹ vào công ty con. Phần vốn góp của công ty mẹ chiếm tỉ lệ
trong vốn điều lệ của công ty con đủ để chi phối hoạt động của công ty con. Về bản
chất, công ty mẹ chính là cổ dông, thành viên góp vốn của công ty con, tuy nhiên
cổ đông, thành viên này giữ quyền chi phối công ty con. Theo lẽ thường, tỉ lệ vốn
để công ty mẹ chi phối công ty con được xác định là quá bán cho dù thực tế không
phải trường hợp nào cũng như vậy.
- Liên kết chi phối thông qua việc kiểm soát hoạt động cuả công ty.
Liên kết chi phối thông qua việc kiểm soát hoạt động của công ty là hình thức
công ty mẹ cử đa số người vào ban điều hành công ty con, chi phối hoặc quyết định
phương thức hoạt động của công ty con. Việc cử người quản lý từ công ty mẹ vào
ban điều hành của công ty con có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong
trường hợp trực tiếp, công ty con chấp nhận những điều kiện để trở thành thành
viên nhóm công ty, cho phép công ty mẹ được bổ nhiệm các chức danh quản lý


quan trọng của công ty, công ty mẹ được quyền sửa dổi, bổ sung điều lệ công ty bị
chi phối. Việc chấp nhận điều kiện này mở điều kiện cho công ty con cơ hội gia
nhập nhóm công ty, từ đó được hưởng lợi ích từ nhóm công ty. Trong trường hợp

gián tiếp, công ty mẹ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty con nhưng chưa ở
mức chi phối, tuy nhiên sau khi bầu ban điều hành, với số cổ phần, phần góp nắm
giữ công ty mẹ vẫn cứ dược đa số thành viên trong ban điều hành của công ty con.
- Liên kết chi phối thông qua việc chuyển các quyền liên quan đén sở hữu
công nhiệp và một số loại quyền khác.
Liên kết hình thành từ việc công ty chi phối cho phép, nhường quyền cho cồn
ty bị chi phối sử dngj những quyền và lợi ích liên quan đến nhãn hiệu, bí quyết
kinh doanh, và tham gia vào một quá trình sản xuất công nghệ. Công ty chi phối sử
dụng quyền sở hữu trí tuệ, kinh nghiếm sản xuất kinh doanh để áp đặt hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty bị chi phối. Nếu các công ty bị chi phối không
tuân theo sự chỉ dẫn của công ty chi phối, công ty bị chi phối có thể bị khai trừ khỏi
nhóm công ty, loại khỏi dây chuyền sản xuất, hoặc ngừng cấp các lợi thế về công
nghệ, dẫn đến đình trệ sản xuất và đối mặt nguy cơ phá sản. Bên cạnh đó, trong
một số trường hợp công ty chi phối chuyển giao một số quyền mang tính chất độc
quyền được Nhà nước giao (như quyền khai thác thiên nhiên) cho công ty bị chi
phối. Công ty bị chi phối hoàn toàn phụ thuộc và phải tuân theo chỉ dẫn của công ty
chi phối nhằm hưởng các quyền mang tính độc quyền như trên.
b. Liên kết không mang tính chi phối
Bên cạnh liên kết vốn mang tính chi phối, trong nhsom công ty còn có những
hình thức liên kết khác như liên kết về vốn nhưng không đủ mức chi phối, liên kết
về công nghệ, liên kết về thị trường, liên kết về nhân sự lãnh đạo, những liên kết
này thường mang tính chất liên kết mềm được hình thành trên cơ sở thỏa thuận hợp
đồng. Theo đó, công ty mẹ chia sử những lợi ích về công nghệ, về thị trường cho


các chủ thể kinh doanh khác (gọi là thành viên liên kết). Công ty mẹ chi phối một
phần hoạt động của thành viên liên kết, yêu cầu thành viên liên kết phải tuân thủ
những nguyên tắc và chính sách kinh doanh của toàn bộ nhóm công ty. Thành viên
liên kết hoàn toàn độc lập cả về mặt pháp lí cũng như hoạt động kinh doanh thương
mại. Thành viên liên kết hoàn taofn độc lập cả về mặt pháp lý cũng như hoạt động

kinh doanh thương mại. Thành viên liên kết là công ty có tư cách pháp nhân độc
lập, những công ty này có thể dễ dàng trở thành thành viên nhóm công ty và cũng
có thể dễ dang chấm dứt tư cách thành viên của nhóm công ty. Thafh viên liên kết
thường phải trả phí sử dụng cho những lợi thế kinh tế mà công ty mẹ chuyển giao.
2.

Nhóm công ty là tổ hợp có danh tính và không có tư cách pháp nhân
Nhóm công ty là một tổ hợp có danh tính, danh tính của nhóm công ty để chỉ

một tập hợp các pháp nhân độc lập, hoạt động trên cơ sở liên kết chặt chéc vì lợi
ích kinh tế. Danh tính của nhóm công ty để phân biệt giữa một tập hợp pháp nhân
với các pháp nhân trong nhóm công ty và phân biệt với tập hợp pháp nhân khác.
Danh tính của nhóm công ty là một quyền tài sản, được xác định là một tên thương
mại, là cơ sở để xây dựng hệ thống nhãn hiệu nhóm công ty. Các pháp nhân độc lập
trong nhóm công ty có quyền thụ hưởng giá trị tên thương mại, nhãn hiệu và phải
trả phí.
Xét từ khía cạnh liên kết của các pháp nhân tạo thành nhóm công ty và bản
chất pháp lú của nhóm công ty, có thể thấy, nhóm công ty không có tư cách pháp
nhân vì các lý do sau:
Thứ nhất, nhóm công ty không có tài sản độc lập. Đặc trưng của pháp nhân
là phải sở hữu một tài sản độc lập và sử dụng những lợi ích từ tài sản của mình để
thực hiện các mục đích của pháp nhân (đói với phán nhân kinh doanh đó là mục
đích sinh lời). Tài sản cảu pháp nhân còn là cơ sở để pháp hnhân gánh chịu các rủi
ro phát sinh trong quá trình thực hiện ý chí của pháp nhân. Sả nghiệp được thiết lập


bằng những tài sản do thành viên của pháp nhân đóng góp thông qua việc thực hiện
chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho pháp nhân. Tập đoàn kinh tế (TĐKT)
được hình thành từ sự liên kết của các pháp nhân độc lập nhưng không xuất phát từ
việc góp vốn chung. Nhóm công ty không tiếp nhận sự chuyển quyền sở hữu tài

sản góp vốn từ pháp nhân thành viên, do đó không hình thành tài sản riêng. Nhằm
duy trì hoạt động điều hành tại nhóm công ty, các pháp nhân thành viên thực hiện
nghĩa vụ đóng góp tài chính hoặc pháp nhân chi phối nhóm trích moọt phần lợi
nhuận để chi trả các chi phí có liên quan. Nguồn tài chính này là cần thiết để đảm
bảo bộ máy quản trị thực hiện các trách nhiệm cần thiết trong hoạt động quản lý
nhóm công ty. Tuy nhiên, sự đóng góp hoặc trích quỹ này không làm hình thành
sản nghiệp riêng cho nhóm công ty, mà thông thường pháp nhân có khả năng chi
phối trong nhóm công ty sẽ thực hiện việc tiếp nhận các khoản đóng góp và chi trả
để duy trì bộ máy điều hành cho nhóm công ty.
Thứ hai, nhóm công ty không có năng lực pháp lý. Nhóm công ty là tập hợp
cảu nhiều pháp nhân, mỗi pháp nhân là một chủ thể pháp lý với năng lực pháp lý
đầy đủ, nhân danh chính mình thực hiện các quan hệ pháp luật. Sự tập hợp của các
pháp nhân trong nhóm công ty không hướng đến việchình thành một tổ chức kinh
tế mới tham gia thị trường nà thực hiện quá trình liên kết nhằm tối đa hóa lợi ích
của từng pháp nhân kinh doanh độc lập. Do đó, nhóm công ty không có năng lực
pháp luật của một chủ theẻ pháp lý thông thường, cũng không cần đến sự thừa nhận
của cơ quan nhà nước có thầm quyền về “sự ra đời” mình, từ đó không có năng lực
hành vi để thực hiện các hoạt động nhân danh nhóm công ty. Sự vận động của
nhóm công ty chính là sự vận động của các pháp nhân độc lập trong nhóm. Thông
thường, pháp nhân chi phối nhóm công ty tiến hành giao dịch nhân danh chính
mình để thực hiện giao dịch với danh nghĩa nhóm công ty phù hợp với nhu cầu
quản lí, phát triển kinh doanh của nhóm công ty.


Thứ ba, nhóm công ty không chịu trách nhiệm về tài sản. Nhóm công ty
không có tài sản riêng, không thể chịu trách nhiệm tài sản. Giao dịch của nhóm
công ty thực hiện thông qua công ty chi phối. Mặt khác, nhóm công ty không có
năng lực pháp lý, không nhân danh chính mình thực hiện các giao dịch dân sự hay
thương mại. Vì vậy, nhóm công ty không chịu trách nhiệm tài sản đối với các nghĩa
vụu pháp lý phát sinh từ hạot động của mình, đồng thời cũng không chịu trách

nhiệm phsp lý thay cho các pháp nhân thành viên. Trong trường hợp phát sinh các
nghĩa vụ pháp lý từ giao dịch, pháp nhân chi phối chịu trách nhiệm bằng tài sản độc
lập cảu pháp nhân đó.
3.

Nhóm công ty có cơ cấu phức tạp, nhiều cấp
Cơ cấu tổ chức nhóm công ty nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích

giữa các công ty trong nhóm công ty. Nhóm công ty chỉ có thể pháp triểnđược khi
có một cơ cấu tổ chức hợp lí, dể các bánh xe trong công ty vận hành một cách đồng
bộ, có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức của nhóm công ty phải xác định cụ thể vấn đề
quyền hạn, trách nhiệm, phân cấp quản lý. Đây là một yêu cầu phức tạp, vì các
công ty trong nhóm tương đối độc lập, mỗi công ty có một cơ cấu quản lý riêng.
Các công ty trong nhóm công ty liên kếy với nhau trên cơ sở quan hệ về vốn, quan
hệ quản lý hoặc thông qua hợp đồng kinh tế, do đó việc xây dựng thông nhất một
cơ cấu quản lý là đòi hỏi không dễ thực hiện trong nhóm công ty.
Nhóm công ty có thể có nhiều cấp. Cấp một gồm công ty chi phối ban đầu (công
ty mẹ) có các công ty bị chi phối (các công ty con cấp 1). Cấp hai bao gồm công ty
chi phối (là công ty con cấp một) có các công ty bị chi phối (các công ty con cấp
hai). Các nhóm công ty có quy mô lớn, không có giới hạn về số cấp trong nhóm
công ty, điều này dẫn đến số lượng thành viên trong nhóm công ty rất lớn. Các
công ty mẹ, công ty con cấp một, công ty con cấp hai đều mang chung một họ đó
có thể là thành tố trong tên của công ty mẹ ban đầu. Ván đề quản lý hoạt động kinh
doanh của các công ty ở cấp dưới không trực tiếp là hết sức khó khăn cho công ty


mẹ của nhóm công ty. Các nhóm coong ty phải thiết kế cơ chế kiểm soát thông suốt
từ công ty mẹ đến các công ty con ở những cấp khác nhau nhằm kiểm tra giám sát
và thực hiện có hiẹu quả hoạt động đầu tư kinh doanh của các công ty trong nhóm
công ty.

4.

Nhóm công ty lớn về quy mô, sử dụng nhiều lao động, phạm vi hoạt động

rộng, kinh doanh đa ngành, doanh thu cao
Nhóm công ty có sự tích tụ về vốn của các công ty trong tập đoàn, bao gồm
công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, công ty liên kết. Quy mô vốn của
nhóm công ty được hình thành từ một quá trình tích tụ lâu dài, thông qua hoạt động
thu hút nhà đầu tư và thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh. Quy mô vốn
lớn tạo ra cho tập đoàn năng lực cạnh tranh hiệu quả, phát triển đàu tư công nghệ,
chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành, gia tăng
lợi nhuận, tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển của tưngf công ty trong tập
đàon nói riêng và toàn bộ tập đàn nói chung.
Nhóm công ty tập trung lực lượng lao động quy mô lớn, do các công ty thành
viên trong tập đàon hạot động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, lực lượng lao động
được phân hóa, từ lao động đươn giản tới lao động bằng tri thức sáng tạo, từ
chuyên môn trung bình đến trình độ chuyên môn cao. Như cầu nhân lực trong
nhsom công ty lớn, quy trình tuyển chọn và đào tựo được thực hiện nghiêm túc.
Nhoám công ty khi tiến hành hoạt đọng đầu tư tại các quốc gia đều hỗ trợ giải
quyết vấn đề việc làm và nâng cao trình độ nguồn nhân lực tại quốc gia tiếp nhận
đầu tư.
Nhsom công ty thực hiện hạot đọng đầu tư lớn, phạm vi hạot đọng rộng, lợi thế
cạnh tranh tốt, trình độ quản lí cao, tối đa hóa lợi nhuận, do đó, nhóm công ty có
khả năng đạt được doanh thu lớn và ổn định. Các công ty trong nhóm công ty cũng
được hưởng lợi từ sự phát triển chung của nhóm. Khi nhóm phát triển, các công ty
cung ứng dịch vụ cho tập đàon cũng có nguồn thu nhập ổn định, sinh lời hiệu quả.
III. Sự liên kết trong mô hinhg nhóm công ty
1. Sự liên kết trong mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty



TĐKT, TCT không phải một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân và
không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Do
đó, các mệnh lệnh hành chính không được sử dụng trong điều hành các TĐKT,
TCT. Các doanh nghiệp là thành viên của TĐKT, TCT phải có tư cách pháp nhân
độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất (Hội đồng thành viên hay Đại hội cổ đông).
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị các công ty trong TĐKT, TCT tập
hợp lại thành Hội đồng Chủ tịch tập đoàn, TCT dựa trên thỏa thuận giữa các thành
viên của tập đoàn, TCT. Hội đồng Chủ tịch bầu ra Chủ tịch tập đoàn, TCT. Hội
đồng Chủ tịch không thực hiện chức năng điều hành cụ thể đối với quá trình sản
xuất, kinh doanh và tổ chức của các công ty thành viên, do đó, không có chức danh
Tổng giám đốc tập đoàn, TCT.
TĐKT, TCT được chia thành TĐKT, TCT nhà nước và TĐKT, TCT tư nhân,
mỗi loại hình lại có những đặc điểm khác nhau.
TĐKT, TCT nhà nước bao gồm công ty mẹ (doanh nghiệp cấp I), công ty con
của công ty mẹ (doanh nghiệp cấp II), công ty con của doanh nghiệp cấp II và các
cấp tiếp theo, trong đó:
- Công ty mẹ là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và nằm
dưới sự chi phối của Chính phủ.
- Các doanh nghiệp cấp hai sẽ do công ty mẹ chi phối, doanh nghiệp cấp hai
có thể được tổ chức dưới các hình thức: công ty cổ phần, công ty TNHH, TCT theo
hình thức công ty mẹ – công ty con, công ty liên doanh, công ty con ở nước ngoài.
Các doanh nghiệp liên kết của TĐKT, TCT nhà nước gồm: doanh nghiệp có
vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và của công ty con; doanh nghiệp
không có vốn góp của công ty mẹ và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết
dưới hình thức hợp đồng, liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết nhưng có mối
quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh
doanh khác với công ty mẹ hoặc doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn, TCT.
Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên TĐKT, TCT nhà nước có tư cách
pháp nhân; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản, phần vốn của mình
theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận chung của tập đoàn, TCT. Nhà nước



là chủ sở hữu vốn nhà nước trực tiếp đầu tư vào công ty mẹ. Công ty mẹ là chủ sở
hữu vốn nhà nước tại các công ty con, các doanh nghiệp liên kết.
TĐKT, TCT tư nhân là những TĐKT, TCT thỏa mãn các điều kiện về quy mô
và cách thức liên kết như: Bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập
và có quy mô lớn; Hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp
vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; Gắn bó lâu dài
với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác;
Được tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình
thức công ty mẹ – công ty con.
2. Sự liên kết trong mô hình công ty mẹ - công ty con
Đối với mô hình công ty mẹ công ty con, sự liên kết chỉ bắt đầu khi hội tụ
được các điều kiện.
Thứ nhất, công ty mẹ bỏ vốn vào công ty con (mô hình công ty mẹ – công ty
con hình thành khi một công ty thực hiện đầu tư, góp vốn – trên 50% vốn điều lệ –
vào một công ty khác). Thông thường, nếu số vốn đầu tư vào công ty khác không
đạt mức quá bán, công ty nhận vốn sẽ không trở thành công ty con mà chỉ là công
ty liên kết với công ty góp vốn.
Thứ hai, công ty mẹ đã phải được quản trị theo khoa học; nghĩa là nó đã có
một nền nếp được ghi vào một hệ thống văn bản; việc quản trị dựa trên sự kiểm
soát cách thực hiện các quy trình chứ không phải dựa trên niềm tin vào những
người nhất định.
Khi đã ở trong quan hệ mẹ – con, công ty mẹ chi phối đối với các quyết định
liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức như quyền bỏ
phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn
nhiệm Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vị trí công ty mẹ và công ty con chỉ trong mối quan hệ
giữa hai công ty với nhau và mang tính chất tương đối, tức công ty con này có thể
là công ty mẹ của một công ty khác. Tính tương đối này càng nổi bật hơn trong

trường hợp các công ty trong một nhóm có nắm giữ vốn cổ phần qua lại của nhau.


Vì công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập nên công ty mẹ
chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn mà mình góp. Tuy nhiên, do mối quan hệ có tính
chất chi phối các quyết định của công ty con, nên pháp luật bắt buộc công ty mẹ
phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty
con. Pháp luật nước ta quy định về quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với
công ty con tại Điều 190 LDN2014:
“1. Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông
trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều
phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với
các chủ thể pháp lý độc lập.
3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành
viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái
với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà
không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty
con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
4. Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công
ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới
cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.
5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại
khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn
điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty
con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
6. Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do
công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty

mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả
khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.”


Theo khoản 1 có thể hiểu tùy vào hình thức công ty con mà công ty mẹ sẽ
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo những cách khác nhau. Nếu công ty con
là công ty TNHH thì công ty mẹ sẽ giữ vai trò như một thành viên góp vốn trong
công ty TNHH; nếu công ty con là công ty cổ phần thì công ty mẹ sẽ thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là cổ đông trong công ty…
Công ty mẹ và công ty con bình đẳng trong quan hệ kinh tế do đều là các pháp
nhân độc lập. Mọi giao dịch, hợp đồng hay quan hệ phát sinh giữa công ty mẹ và
công ty con đều phải thực hiện theo trình tự thủ tục, công ty mẹ không ó quyền áp
đặt hay ra nhửng chỉ thị, mệnh lệnh mang tính hành chính đối với công ty con.
Mức độ kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con nhiều hay ít tùy thuộc
vào số vồn mà công ty mẹ góp vào công ty con (thông thường là trên 50% vốn điều
lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông), ngoài ra mức độ kiểm soát còn dựa trên quyền
biểu quyết trong Hội đồng quản trị. Công ty mẹ có thể cử một vài người làm đại
diện, thay mặt công ty mẹ làm cổ đông để họ được bầu vào hội đồng quản trị và
chiếm đa số phiếu biểu quyết ở đó.
Thêm vào đó, công ty con phải chịu trách nhiêm vô hạn cho chính những hoạt
động của mình mà không thể cầu cứu công ty mẹ khi đứng trước người khác hay
tòa án; vì vậy các quyết định phải do nội bộ công ty con đưa ra chứ không phải do
sự áp đặt từ phía công ty mẹ.
Ngoài ra, công ty mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty
con trong trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành
viên hoặc cổ đông, và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái
với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà
không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan (khoản 3 Điều 190), một vài
trường hợp người quản lý của công ty mẹ cũng phải liên đới cùng công ty mẹ chịu
trách nhiệm về các thiệt hại do việc can thiệp vào hoạt động kinh doanh của công ty

con gây ra (khoản 4 Điều 190).
Nếu công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo đúng với quy định của
pháp luật thì chủ nợ hoặc các thành viên, cổ đông sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của
công ty con có quyền đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại (khoản 5, Điều 190).


Đối với trường hợp hoạt động kinh doanh của công ty con đem lại lợi ích cho
công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi có nghĩa
vụ liên đới với công ty mẹ, hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt
hại (khoản 6, Điều 190).
IV. Thực trạng mô hình liên kết nhóm công ty hiện nay
1. Mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty
Hiện nay ở nước ta, có 10 TĐKT Nhà nước: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) , Tập
đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn Tài chính
– Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt), Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Tập đoàn
Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam
(Vinachem), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), và các TCT lớn như: Tổng
công ty Xây dựng Sông Đà, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Thép
Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam,
Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty
Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, Tổng công
ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam,…
Các TĐKT, TCT tư nhân lớn có thể kể đến như: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý
DOJI, Vingroup, FPT, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai,…
Trong thời gian qua, hoạt động của các TĐKT, TCT đã đạt được những kết
quả nhất định, ngày càng từng bước phát triển, nhất là những TĐKT, TCT tư nhân.
Tuy nhiên, các TĐKT, TCT Nhà nước, mặc dù là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ
mô, tuy nhiên, do sự quản lý yếu kém, tình trạng quan liêu và tham nhũng nên

những tập đoàn, TCT này không những hoạt động kém hiệu quả mà còn gây thất
thoát, thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế đất nước như trường hợp của Tập đoàn
Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam – Vinashin (sau tái cơ cấu thành Tổng công ty
Công nghiệp Tàu thủy – SBIC), Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Do
vậy việc thay đổi, thắt chặt cơ chế quản lý của Nhà nước đối với mô hình TĐKT,
TCT Nhà nước là rất cấp bách.


2.

Mô hình công ty mẹ - công ty con
Mô hình liên kết công ty mẹ – công ty con thể hiện nhiều ưu điểm cả về cơ

cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đặc biệt là đối với những nhóm doanh nghiệp có quy
mô lớn như các tập đoàn, TCT xuyên quốc gia và đa quốc gia.
Thứ nhất, theo mô hình này, khi một đơn vị kinh doanh chiến lược của một
doanh nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt động, thì các
doanh nghiệp có xu hướng tách đơn vị kinh doanh chiến lược này thành một thực
thể pháp lý độc lập, và về mặt pháp lý doanh nghiệp không chịu trách nhiệm liên
quan đến hoạt động của thực thể đó. Việc chủ sở hữu có trách nhiệm hữu hạn là
điều kiện cần để xác lập một cơ chế quản lý phân cấp triệt để hơn khi thực thể được
tách ra còn là một bộ phận trực thuộc của công ty mẹ.
Thứ hai, với mối quan hệ theo mô hình công ty mẹ – công ty con, công ty mẹ
còn có thể thực hiện được chiến lược chuyển giá, nhất là trong những trường hợp
các doanh nghiệp lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài.
Thứ ba, với mô hình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết
với các doanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tăng độc quyền của thiểu số,
cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông...
bằng cách cùng nhau đầu tư lập các công ty con.
Thứ tư, mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép các doanh nghiệp chủ

động hơn trong việc bố trí và tái bố trí cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau
theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của
mình trong các công ty con.
Cuối cùng, mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép một doanh nghiệp huy
động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới
trong điều kiện vừa có thể kiểm soát được doanh nghiệp mới thành lập một cách
hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối
với doanh nghiệp cũ.
Chính vì những ưu điểm nêu trên, hiện nay ở nhiều nước, mô hình công ty mẹ
– công ty con gần như là mô hình duy nhất được sử dụng để xác lập mối quan hệ
giữa các công ty trong cùng một nhóm, một tập đoàn.


KẾT LUẬN
Mô hình nhóm công ty là mô hình khả thi và có tính hiệu quả khá cao trong
thời kỳ đất nước đang trên đà phát triển mạnh như hiện nay. Đây hứa hẹn sẽ là một
trong những mô hình tiêu biểu, tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế của nước ta.
Đồng thời nếu nhà nước cần siết chặt hơn các quy định pháp luật điều chỉnh mô
hình liên kết này cũng như các mô hình khác để đảm bảo phát triển nền kinh tế tạo
chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp phát triển trên thương trường thời đại hội
nhập thế giới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Giáo trình Luật thương mại 1 – Nxb Tư pháp năm 2018;
Giáo trình Luật doanh nghiệp – Nxb Tư pháp năm 2018;

Luật kinh tế - chủ biên Nguyễn Thị Dung – Nxb Chính trị - hành chính năm

2011;
4.
/>


×