Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nghiên cứu đánh giá điều kiện địa lý cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Vũ Thị Ngọc Diễm

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ CHO MỤC ĐÍCH SỬ
DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HUYỆN
KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Vũ Thị Ngọc Diễm

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ CHO MỤC ĐÍCH SỬ
DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HUYỆN
KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng
Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS Trƣơng Quang Hải

GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Hà Nội - 2015

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác iả xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới
quý thầy cô trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận
tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Trƣớc hết, tác giả xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô khoa Địa lý,
trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là những
thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập và làm luận văn tại trƣờng.
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giáo sƣ – Tiến sĩ Nguyễn Cao Huần
ngƣời đã dành rất nhiều thời gian, nhiệt tình hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn
thành luận văn thạc sỹ.
Nhân đây, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ Ủy
ban nhân dân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam; Viện Quy hoạch và thiết kế Nông
Nghiệp đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi có đầy đủ dữ liệu, số liệu nghiên cứu và
hoàn thành tốt luận văn thạc sỹ.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên do trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn chắc

chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp quý
báu của quý thầy cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành
cảm ơn!
Hà Nội, tháng 02 năm 2015
Học viên

VŨ THỊ NGỌC DIỄM

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dụng và số liệu trong luận văn này
do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện không trùng với bất kỳ luận văn, đề tài
nào đã công bố. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên thực hiện luận văn

Vũ Thị Ngọc Diễm

iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết...........................................................................................................1
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu ...............................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn .............................................................................3
5. Kết quả và ý nghĩa...................................................................................................3
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý5
1.1.1. Các công trình theo hƣớng nghiên cứu, đánh giá cảnh quan ..................5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đánh giá đất đai ........................................6
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan ở tỉnh Hà Nam và huyện Kim Bảng
............................................................................................................................9
1.2. Nghiên cứu tổng hợp các điều kiện địa lý theo tiếp cận hệ thống sử dụng đất
đai ............................................................................................................................9
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hệ thống sử dụng đất đai ..........9
1.2.2. Hệ thống sử dụng đất – phức hợp của đơn vị đất đai và loại hình sử
dụng đất ............................................................................................................10
1.2.3. Hệ thống sử dụng đất đai và cảnh quan nhân sinh .................................11
1.2.4. Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho phát triển nông
nghiệp bền vững ...............................................................................................12
1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................14
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu.............................................................................14
1.3.2. Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu....................................................14
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................19
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI KHU VỰC
HỮU NGẠN SÔNG ĐÁY HUYỆN KIM BẢNG....................................................20
2.1. Vị trí địa lý khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng ..........................20
2.2. Đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành hệ
thống sử dụng đất đai khu vực nghiên cứu ...........................................................22
2.2.1. Các điều kiện tự nhiên ............................................................................22
2.2.2. Vai trò của các điều kiện tự nhiên trong thành tạo hệ thống sử dụng đất
khu vực nghiên cứu ..........................................................................................28
2.3. Dân cƣ và các hoạt động sử dụng đất đối với sự hình thành hệ thống sử dụng
đất đai khu vực nghiên cứu ...................................................................................29
2.3.1. Dân cƣ và nguồn lao động .....................................................................29
2.3.2. Đặc điểm các hoạt động sử dụng đất đai ................................................31

2.3.3. Vai trò của các hoạt động nhân sinh đối với sự hình thành hệ thống sử
dụng đất khu vực nghiên cứu ...........................................................................33

v


2.4. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất khu vực nghiên cứu ..............................34
2.4.1. Đặc điểm đơn vị đất đai ..........................................................................34
2.4.2. Đặc điểm các loại hình sử dụng đất........................................................45
2.4.3 Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất khu vực nghiên cứu ........................50
2.5. Phân vùng lãnh thổ khu vực nghiên cứu ........................................................60
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................63
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN
NÔNG – LÂM NGHIỆP KHU VỰC HỮU NGẠN SÔNG ĐÁY HUYỆN KIM
BẢNG........................................................................................................................64
3.1. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp đánh giá ........................................................64
3.2. Đánh giá thích nghi sinh thái các hệ thống sử dụng đất cho phát triển nông,
lâm nghiệp khu vực nghiên cứu ............................................................................66
3.2.1. Nhu cầu sinh thái của một số loại cây trồng trong các loại hình sử dụng
đất .....................................................................................................................67
3.2.2. Lựa chọn và phân cấp các yếu tố đánh giá .............................................68
3.2.3. Kết quả phân tích, đánh giá mức độ thích nghi các hệ thống sử dụng đất
phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp khu vực nghiên cứu. ..............................72
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng các hệ thống sử dụng đất..82
3.3.1. Đánh giá hiệu quả môi trƣờng ................................................................82
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế .......................................................................90
3.3.3. Đánh giá hiệu quả xã hội .....................................................................100
3.4. Định hƣớng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên theo các hệ thống sử dụng
đất và bảo vệ môi trƣờng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp khu vực nghiên cứu
.............................................................................................................................104

3.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các hệ thống sử dụng đất
........................................................................................................................104
3.4.2. Định hƣớng không gian các hệ thống sử dụng đất cho phát triển nông,
lâm nghiệp và bảo vệ môi trƣờng khu vực nghiên cứu. .................................110
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..........................................................................................123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................127
PHỤ LỤC ................................................................................................................130

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

FAO

Tổ chức nông lƣơng thế giới

LHSDĐ

HTSDĐ
N – LN
KT – XH

Loại hình sử dụng đất
Hệ thống sử dụng đất
Nông – lâm nghiệp
Kinh tế - xã hội

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình khí hậu của huyện Kim Bảng ...................................................23
Bảng 2.2: Các loại đất chính khu vực nghiên cứu ....................................................26
Bảng 2.3: Bản đồ đất khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam27
Bảng 2.4: Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai..............................35
Bảng 2.5: Chú giải bản đồ đơn vị đất đai khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim
Bảng ..........................................................................................................................40
Bảng 2.6: Thống kê đặc điểm và tính chất đất đai của các đơn vị đất đai khu vực
nghiên cứu .................................................................................................................41
Bảng 2.7: Diện tích, năng suất sản lƣợng một số cây trồng chính khu vực nghiên
cứu giai đoạn 2011 – 2013 ........................................................................................48
Bảng 2.8: Các hệ thống sử dụng đất khu vực nghiên cứu.........................................50
Bảng 2.9: Chú giải bản đồ hệ thống sử dụng đất đai khu vực hữu ngạn sông Đáy
huyện Kim Bảng .......................................................................................................59
Bảng 3.1: Phân cấp chỉ tiêu của các hệ thống sử dụng đất khu vực hữu ngạn sông
Đáy ............................................................................................................................70
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá mức độ thích nghi của hệ thống sử dụng đất chuyên lúa
...................................................................................................................................72

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá mức độ thích nghi của hệ thống sử dụng đất chuyên cây
hàng năm khác. ..........................................................................................................74
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá mức độ thích nghi của hệ thống sử dụng đất cây ăn quả
...................................................................................................................................76
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá mức độ thích nghi hệ thống sử dụng đất rừng sản xuất78
Bảng 3.6: Tổng hợp đánh giá thích nghi sinh thái các hệ thống sử dụng đất trên từng
đơn vị đất đai .............................................................................................................81
Bảng 3.7: Mức sử dụng phân bón của một số hệ thống sử dụng đất trong khu vực
nghiên cứu. ................................................................................................................84
Bảng 3.8: Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ...........87
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế hệ thống sử dụng đất chuyên lúa (cây lúa nƣớc) ..........91
Bảng 3.10 : Hiệu quả kinh tế hệ thống sử dụng đất cây hàng năm khác (cây ngô) ..92
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của hệ thống sử dụng đất rừng sản xuất (cây keo) ......95
Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế hệ thống sử dụng đất cây ăn quả (cây na) ...................98
Bảng 3.13: Hiệu quả xã hội của các hệ thống sử dụng đất khu vực nghiên cứu ....101
Bảng 3.14 : Tổng hợp kết quả đánh giá các hệ thống sử dụng đất .........................102
Bảng 3.15: Bảng đề xuất định hƣớng các hệ thống sử dụng đất khu vực nghiên cứu
.................................................................................................................................112
Bảng 3.16: Thống kê định hƣớng các hệ thống sử dụng đất cho phát triển nông lâm
nghiệp khu vực nghiên cứu .....................................................................................120

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình cấu trúc hệ thống sử dụng đất ....................................................11
Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu ................................................................................18
Hình 2.1: Bản đồ vị trí nghiên cứu khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng,
tỉnh Hà Nam ..............................................................................................................21
Hình 2.2: Bản đồ đất khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng, tỉnh Hà

Nam…………………………………………………………………………………………………………27
Hình 2.3: Biểu đồ dân số khu vực nghiên cứu giai đoạn 2011 – 2013 (ngƣời) ........30
Hình 2.4: Biểu đồ mật độ dân số khu nghiên cữu năm 2013 (ngƣời/km2) ...............30
Hình 2.5: Cơ cấu lực lƣợng lao động theo các nhóm ngành kinh tế khu vực nghiên
cứu. ............................................................................................................................31
Hình 2.6: Bản đồ đơn vị đất đai khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng, tỉnh
Hà Nam .....................................................................................................................39
Hình 2.7: Bản đồ loại hình sử dụng đất khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam ....................................................................................................48
Hình 2.8: Bản đồ hệ thống sử dụng đất khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam ....................................................................................................58
Hình 2.9: Bản đồ các tiểu vùng khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng, tỉnh
Hà Nam………………………………………………………………………………..………………...…60
Hình 3.1: Quy trình đánh giá thích nghi sinh thái các hệ thống sử dung đất đai ......66
Hình 3.2: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các hệ thống sử dụng đất cho phát
triển loại hình chuyên lúa khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam ...........................................................................................................................73
Hình 3.3: Bản đồ đánh giá thích nghi các hệ thống sử dụng đất cho phát triển cây
hàng năm khác khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam .........75
Hình 3.4: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các hệ thống sử dụng đất cho phát
triển cây ăn quả khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam ........76
Hình 3.5: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các hệ thống sử dụng đất cho phát
triển rừng sản xuất khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam ...79
Hình 3.6: Biểu đồ giá trị hiện ròng tích dồn của cây keo .........................................96
Hình 3.7: Biểu đồ giá hiện ròng tích dồn của cây na (chiết khấu r = 6%) ................99
Hình 3.8: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 khu vực hữu ngạn sông Đáy
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam ...............................................................................108
Hình 3.9: Bản đồ đề xuất định hƣớng sử dụng các hệ thống sử dụng đất phục vụ
phát triển nông, lâm nghiệp khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng ..........119


ix


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Sự phát triển ngày một mạnh mẽ của nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đã làm nảy sinh những mâu thuẫn ngày càng rõ nét giữa phát triển
kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt
Nam thì nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển
kinh tế xã hội. Chính vì vậy, vấn đề khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên và các
nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển toàn diện, hợp lý nền kinh tế luôn có
vai trò chiến lƣợc.
Xã hội ngày càng phát triển thì chức năng ứng dụng của địa lý cũng ngày
càng đƣợc mở rộng và dần trở thành cơ sở, nền tảng cho việc khai thác và sử dụng
các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã
hội theo hƣớng bền vững.
Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý có ý nghĩa to lớn
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và dần trở thành luận cứ khoa học đáng tin cậy
cho việc tổ chức không gian phát triển sản xuất gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trƣờng. Đây là một hƣớng nghiên cứu khoa học, hiệu quả nhằm giải
quyết các vấn đề thực tiễn của lãnh thổ.
Kim Bảng là huyện bán sơn địa nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam. Với sự
đa dạng, thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Kim Bảng có tiềm
năng phát triển toàn diện: thuận lợi phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển
kinh tế - xã hội nói chung.
Khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng là khu vực tập trung các xã
miền núi trong huyện với diện tích tự nhiên là 9661,5 ha. Trong đó, diện tích đất sản
xuất nông nghiệp chiếm 13,74%, đất lâm nghiệp chiếm 46,59 % tổng diện tích tự
nhiên trong khu vực. Với gần ½ diện tích tự nhiên là đồi núi nên nền kinh tế trong
khu vực vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong sản xuất nông – lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên hiện tại đã tác
động ngày càng lớn đến môi trƣờng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong khu

1


vực. Chính vì vậy, việc định hƣớng cho ngƣời dân trong vùng khai thác và sử dụng
hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng các hệ thống sản xuất đa dạng
phục vụ phát triển bền vững kinh tế nông, lâm nghiệp là một trong những vấn đề hết
sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên cùng với sự mong muốn đƣợc góp phần vào
vào sự phát triển bền vững của địa phƣơng, học viên đã lựa chọn đề tài luận văn:
“Nghiên cứu đánh giá điều kiện địa lý cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trƣờng huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” để thực hiện.
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu: Xác lập các cơ sở khoa học và thực tiễn dựa trên kết quả phân
tích, đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ hoạch định không gian sử dụng hợp
lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trong nông, lâm nghiệp khu vực hữu ngạn sông
Đáy huyện Kim Bảng.
 Nội dung nghiên cứu:
- Xác lập cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phân tích đặc điểm, sự phân hóa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên, đặc điểm của các hệ thống sử dụng đất khu vực nghiên cứu huyện Kim Bảng.
- Phân tích đánh giá tính phù hợp của các hệ thống sử dụng đất chính về các
mặt: thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng phục vụ cho phát
triển nông, lâm nghiệp khu vực nghiên cứu.
- Định hƣớng không gian phân bố các hệ thống sử dụng đất trong nông, lâm
nghiệp khu vực nghiên cứu.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu đƣợc chọn là 5 xã vùng hữu

ngạn sông Đáy (Thanh Sơn, Thi Sơn, Liên Sơn, Khả Phong, Ba Sao) thuộc huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, nằm trong tọa độ địa lý từ khoảng 20047’82’’ đến 200
60’29’’vĩ độ bắc và từ 1050 76’88’’đến 1050 89’57’’ kinh độ đông.
 Phạm vi khoa học: Với mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, luận văn giới hạn
phạm vi nghiên cứu trong những vấn đề chủ yếu sau:

2


- Nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất cho phát triển nông – lâm nghiệp.
- Đánh giá các hệ thống sử dụng đất cho phát triển nông - lâm nghiệp bao
gồm: hệ thống sử dụng đất chuyên lúa, chuyên màu, cây ăn quả, rừng sản xuất và
rừng phòng hộ).
- Định hƣớng không gian sử dụng các hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trƣờng trong sản xuất nông - lâm nghiệp dựa trên các hệ thống sử dụng đất khu vực
nghiên cứu.
4. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN LUẬN VĂN
- Các số liệu, các công trình khoa học có liên quan:
+ Tài liệu về khí hậu, địa chất, địa hình, thủy văn, thủy lợi, dân số lao động,
mức sống, tình hình phát triển các ngành kinh tế, các số liệu có liên quan đến nông
nghiệp của huyện,…
+ Các bài báo khoa học đã công bố, các tài liệu luận văn thạc sỹ, tiến sỹ có
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Các tài liệu tƣ liệu bản đồ: Bản đồ đất huyện Kim Bảng do Viện Quy hoạch
và thiết kế nông nghiệp xấy dựng năm 2005, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Kim Bảng đƣợc lƣu trữ tại Phòng
Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Kim Bảng.
- Các tài liệu thu thập từ thực địa.
5. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA
 Kết quả

- Các bản đồ chính: bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ hệ thống sử dụng đất, bản
đồ phân hạng thích nghi đất đai, bản đồ định hƣớng không gian sử dụng hợp lý các
hệ thống sử dụng đất phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp khu vực hữu ngạn sông
Đáy huyện Kim Bảng.
- Đề suất định hƣớng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trƣờng trong sản xuất nông, lâm nghiệp dựa trên các hệ thống sử dụng đất khu vực
nghiên cứu.

3


 Ý nghĩa
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong
phú phƣơng pháp nghiên cứu và đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai trong phát
triển nông, lâm nghiệp.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở, tài liệu tham khảo
hữu ích cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ phát triển nông thôn mới
của khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 2: Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất đai khu vực hữu ngạn sông
Đáy huyện Kim Bảng
Chƣơng 3: Đánh giá các hệ thống sử dụng đất cho phát triển nông – lâm
nghiệp khu vực hữu ngạn sông Đáy huyện Kim Bảng

4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện địa

Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý theo tiếp cận tổng hợp và
hệ thống đƣợc thể hiện rõ trong nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, đánh giá đơn vị đất
đai và đánh giá các đơn vị sinh thái cảnh.
1.1.1. Các công trình theo hƣớng nghiên cứu, đánh giá cảnh quan
Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan là sự biểu hiện của các nghiên cứu, đánh giá
tổng hợp các điều kiện địa lý trong nghiên cứu ứng dụng.
a) Trên thế giới
Khoa học về cảnh quan ngày càng phát triển và đƣợc ứng dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trƣờng của nhiều nƣớc trên thế giới.
- Ở Liên Xô cũ, có nhiều công trình ứng dụng cho viêc đánh giá tổng hợp
cho các mục đích thực tiễn. L.I. Mukhina (1973) là ngƣời đã đƣa ra phƣơng pháp,
nguyên tắc ứng dụng để tiến hành quy trình đánh giá tổng thể tự nhiên cũng nhƣ các
thành phần của chúng. Bên cạnh đó là một số mô hình đánh giá kinh tế - xã hội của
Kunhixki (1973), mô hình đánh giá thiết kế lãnh thổ của Cộng hòa Ucraina của
Sisenco P.G (1983) và nhiều công trình khác,…[1]
- Ở Anh, đánh giá cảnh quan đƣợc nhấn mạnh nhằm tạo ra các phƣơng pháp
“khách quan” trong nghiên cứu khu vực. Nổi bật là các nghiên cứu của Appleton,
Robinson (1976),...
Bên cạnh hƣớng đánh giá thích nghi sinh thái của L.I. Mukhina, hƣớng kinh
tế sinh thái còn đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhƣ đánh giá hiệu quả kinh tế bằng
phƣơng pháp sử dụng chi phí – lợi ích (Jules Dupuit, 1848; Alfed Mashall và
Zvoruvkin K.B, 1968), ảnh hƣởng môi trƣờng (Leopold, 1972; Hudson, 1984,
Petermann T, 1996,...) [1]
b) Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam chủ yế dựa trên nền tảng
lý luận khoa học của các nhà địa lý Nga và các nƣớc cộng hòa trong Liên Xô cũ.

5



Các nghiên cứu mang tính lý luận và ứng dụng phục vụ các mục đích thực tiễn đƣợc
đề cập nhiều, đặc biệt là ở các trƣờng đại học và học viện lớn nhƣ: Trƣờng Đại học
Tổng hợp trƣớc đây, nay là trƣờng Đại học Khoa học Tự Nhiên – ĐHQGHN, Viện
Địa lý, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,... Trong đó, công trình
rất đáng chú ý về mặt lý luận: “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, 1976”, và
nhiều công trình khác có ý nghĩa thực tiễn: Công trình phân vùng địa lý tự nhiên
Tây Nguyên của tập thể tác giả do Trần Quang Ngãi, Hoàng Đức Triêm làm chủ
biên tiến hành trong giai đoạn 1976 – 1980 và một lọat các công trình ra đời sau
năm 1980: Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi
trƣờng lãnh thổ (Phạm Hoàng Hải (1997) ); Ứng dụng cảnh quan trong nghiên cứu
lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch bảo vệ môi trƣờng (Nguyễn
Cao Huần và nnk, 2003, 2004, 2005; Phạm Quang Anh, 1996; Nguyễn Văn Vinh,
1996; Phạm Quang Tuấn, 2004),..[1]
Nói tóm lại, các nghiên cứu đánh giá cảnh quan ở Việt nam phát triển trong
sự tiếp thu những kiến thức lý thuyết của nƣớc ngoài (chủ yếu là trƣờng phái Liên
Xô cũ). Và cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự phát triển của
các ngành khoa học khác thì cảnh quan học đang khẳng định vị trí và vai trò quan
trọng của mình.
 Như vậy, thông qua các công trình về nghiên cứu, đánh giá cảnh quan
trong và ngoài nƣớc đã giúp tác giả hình thành các quan điểm nghiên cứu, xác định
cách tiếp cận của luận văn trên nguyên tắc quan điểm địa lý ứng dụng trong đánh
giá tổng hợp các điều kiện địa lý.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đánh giá đất đai
a) Các nghiên cứu đánh giá đất đai trên thế giới
Xuất phát từ nghiên cứu riêng lẻ của từng quốc gia, công tác đánh giá đất đai
trên thế giới hiện nay phổ biến với các hệ thống đánh giá đất đai sau:
- Phương pháp đánh giá phân hạng đất ở Liên Xô cũ:
Đánh giá đất đai theo Liên Xô gồm 3 bƣớc: Đánh giá lớp phủ thổ nhƣỡng (so

sánh các loại thổ nhƣỡng theo tính chất tự nhiên); Đánh giá khả năng sản xuất của

6


đất đai (yếu tố đƣợc xem xét kết hợp với khí hậu, độ ẩm, địa hình), Đánh giá đất đai
dựa vào kinh tế (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất đai) [25].
- Phương pháp đánh giá phân hạng đất ở Mỹ: nổi bật với 2 hệ thống phân
hạng sau:
+ Phân loại khả năng đất có tƣới (Irrigation land suitability classification)
của Cục cải tạo đất đai – Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR) xây dựng năm 1951. Phân
loại gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng trọt đƣợc đến lớp có thể trồng trọt đƣợc một cách
có giới hạn đến lớp không thể trồng trọt đƣợc [25].
+ Phân hạng khả năng đất đai (The Land capability classification) của Cơ
quan bảo vệ đất – Bộ Nông nghiệp Mỹ soạn thảo (USDA) xây dựng năm 1961. Hệ
thống đánh giá đất, phân hạng đất với mức hạn chế đƣợc chia thành 2 mức: hạn chế
tức thời, hạn chế lâu dài và hệ thống đánh giá đƣợc chia làm 3 cấp: lớp (class), lớp
phụ (sub - class) và đơn vị (unit) [25].
Ngoài ra, ở các nước khác như Anh, Canada, Ấn Độ,… hệ thống đánh giá
đất đai chủ yếu dựa trên yếu tố thổ nhƣỡng để phân cấp đất đai cho các mục tiêu sử
dụng đất [25].
- Phương pháp đánh giá đất theo FAO: Năm 1976, phƣơng pháp đánh đất
của FAO (A framework for land evaluation, FAO) ra đời, bên cạnh việc đánh giá
tiềm năng đất còn đề cập đến vấn đề kinh tế, xã hội và kỹ thuật canh tác của từng
loại sử dụng đất để lựa chọn phƣơng án thích hợp nhất. Tài liệu này đƣợc cả thế
giới quan tâm thử nghiệm vận dụng và chấp nhận phƣơng tiện tốt nhất để đánh giá
tiềm năng đất đai [8].
Bên cạnh đề cƣơng tổng quát 1976 [27]. là hàng loạt tài liệu hƣớng dẫn cụ
thể khác về đánh giá khả năng thích hợp đất đai cho từng đối tƣợng: Đánh giá đất
đai cho nền nông nghiệp nhờ nƣớc mƣa (Land evaluation for rained agriculture,

1983), đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp đƣợc tƣới (Land evaluation for
irrigated agriculture, 1985), đánh giá đất đai cho đồng cỏ quảng canh (Land
evaluation for extensive gazing, 1989), đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển
(Land evaluation for development, 1990), đánh giá đất đai và phân tích hệ thống

7


canh tác cho việc sử dụng đất (Land evaluation and farming system analysis for
land use planning, Framework for land evaluating sustainable management, 1993)
[25].
b) Đánh giá đất đai ở Việt Nam
Công tác đánh giá, phân hạng đất đã đƣợc nhiều cơ quan khoa học nghiên
cứu và thực hiện nhƣ: Tổng cục quản lý ruộng đất, các trƣờng Đại học Nông
Nghiệp, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp,… với các nghiên cứu nhƣ: Đánh
giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh (Bùi
Quang Toản, Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đình Văn Tỉnh, 1970); dự thảo
phƣơng pháp phân hạng đất của (Tổng cục quản lý Ruộng đất, 1981); Đánh giá và
quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam (Bùi Quang Toản và nkk. 1986); Đánh giá
phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nkk, 1986),…[25].
Bên cạnh đó, từ năm 1992 phƣơng pháp đánh giá đất đai của FAO và các
hƣớng dẫn tiếp theo (1983, 1985, 1992) đƣợc Viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp áp dụng rộng rãi trong các dự án quy hoạch phát triển ở các huyện và tỉnh
đồng bằng khắp cả nƣớc. Từ đây, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã biên
soạn cuốn: Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp – 10TCN, 1998 và
cuốn: Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, Tập 2: Phân hạng đánh giá đất (2009).
Đây là những tài liệu cung cấp phƣơng pháp phân hạng đánh giá tài nguyên đất
phục vụ quy hoạch sử dụng đất bền vững trên phạm vi cả nƣớc.
 Như vậy, hầu hết các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới và Việt
Nam sử dụng phƣơng pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, sau đó đánh giá từng

đơn vị đất đai với yêu cầu của từng loại hình sử dụng đất để phân hạng thích nghi
mà chƣa xem xét mối quan hệ tƣơng tác giữa đất đai với loại hình sử dụng đất trong
hệ thống sử dụng đất đai [16]. Đã có một số công trình đề cập đến hệ thống sử dụng
đất đai nhƣ một số công trình theo các nguồn [2], [15], [16]. Bên cạnh đó, qua các
công trình nghiên cả ở trong và ngoài nƣớc, tác giả đã tham khảo đƣợc những khái
niệm, nguyên tắc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu, xây dựng đơn vị lãnh thổ đánh giá

8


và các vấn đề khác liên quan đến sử dụng đất đai, đánh giá đất đai để vận dụng có
chọn lọc trong quá trình nghiên cứu.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan ở tỉnh Hà Nam và huyện Kim Bảng
Năm 1960, Vụ Quản lý ruộng đất đã điều tra khảo sát đất đai lập bản đồ đất
huyện Kim Bảng tỷ lệ 1/25.000 và tổng hợp lên bản đồ đất tỉnh Hà Nam tỷ lệ
1/50.000.
Năm 2001, trong khuôn khổ của đề tài :“Điều tra, đánh giá quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2010” ngoài xây dựng bản đồ đất cho
các huyện, Viện Thổ nhƣỡng Nông hóa cũng đã tiến hành đánh giá đất đai phục vụ
quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010.
Năm 2003 – 2003, chƣơng trình “Điều tra đánh giá thích nghi đất lúa phục
vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng” đã chọn Hà Nam là
một trong 3 tỉnh điểm để nghiên cứu. Kết quả đánh giá thích nghi đất lúa ở Hà Nam
trong năm 2003 cũng đã đề xuất đƣợc diện tích đất lúa ổn định và diện tích đất lúa
cần nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến cấp huyện.
Năm 2005, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã tiến hành “Điều tra
bổ sung xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 huyện Kim Bảng” [10].
Nhìn chung các công trình nghiên cứu có liên quan ở huyện Kim Bảng, tỉnh
Hà Nam mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu riêng lẻ về một hợp phần nhƣ: xây
dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện; đánh giá thích nghi đất lúa hay quy hoạch sử

dụng đất nông nghiệp mà chƣa có công trình nghiên cứu nào theo hƣớng nghiên
cứu, đánh giá tổng hợp hệ thống sử dụng dụng đất về hệ thống sử dụng đất nhằm sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Bởi vậy, luận văn với hƣớng nghiên
cứu đánh giá tổng hợp hệ thống sử dụng đất đai sẽ cung cấp một cái nhìn hệ thống,
tổng hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trong các hoạt động
nông – lâm nghiệp.
1.2. Nghiên cứu tổng hợp các điều kiện địa lý theo tiếp cận hệ thống sử dụng
đất đai
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hệ thống sử dụng đất đai

9


- Đơn vị đất đai (Land Units): là một khoanh/vạt đất đƣợc xác định trên bản
đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và chất lƣợng tính đất đai riêng biệt thích hợp
cho từng loại hình sử dụng đất, có cùng điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng
sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lƣợng riêng và nó thích hợp với
một loại hình sử dụng đất nhất định [25].
Đối với lãnh thổ nghiên cứu - khu vực hữu ngạn sông Đáy đƣợc phân cấp
thành các đơn vị đất đai trong đó, mỗi đơn vị đất đai thể hiện chỉ tiêu tổng hợp liên
quan đến sử dụng đất đai. Đây cũng là đơn vị cơ sở để đánh giá nhằm bố trí các loại
hình sử dụng đất hợp lý.
- Loại hình sử dụng đất đai: (Land Use Type - LUT): một kiểu sử dụng đất
đai đƣợc miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết kiểu sử dụng đất chính. Loại
hình sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây
trồng với các phƣơng pháp quản lý và tƣới xác định trong môi trƣờng kỹ thuật và
kinh tế xã hội nhất định [25].
Theo Lê Quang Trí (2005) loại hình sử dụng đất đƣợc mô tả hoặc xác định ở
mức độ chi tiết thực trạng sử dụng đất của một vùng với phƣơng thức quản lý sản
xuất trong những điều kiện kinh tế - xã hội và các kỹ thuật đƣợc xác định.

- Hệ thống sử dụng đất đai: Theo định nghĩa của FAO (1992) hệ thống sử
dụng đất đai là sự kết hợp của loại hình sử dụng đất với điều kiện đất đai tạo thành
hai hợp phần tác động lẫn nhau, từ tƣơng tác này sẽ quyết định các đặc trƣng về
mức độ và các loại chi phí đầu tƣ, mức độ và loại cải tạo đất đai và năng suất, sản
lƣợng của loại sử dụng đất.
- Yêu cầu sử dụng đất đai: là những điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng đến
năng suất và sự ổn định của loại hình sử dụng đất đai hay đến tình trạng quản lý và
thực hiện loại hình sử dụng đất đai đó [25].
1.2.2. Hệ thống sử dụng đất – phức hợp của đơn vị đất đai và loại hình sử
dụng đất
Theo Ixatsenko (1991): “Tổng hợp thể tự nhiên không phải là một tập hợp
đơn giản, mà là một phức hợp các yếu tố tạo nên một thực thể vật chất phức tạp có

10


tính toàn vẹn và thống nhất. Nó đƣợc coi là một hệ thống không gian và thời gian
của các hợp phần địa lý có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong sự phân bố và phát
triển nhƣ một thể thống nhất”. Trong đó, đơn vị đất đai đƣợc xem nhƣ địa tổng thể
tự nhiên không đầy đủ [9]. Bên cạnh đó, trong quá trình tồn tại và phát triển của
mình, con ngƣời không ngừng tác động vào tự nhiên, vào đất đai làm biến đổi môi
trƣờng đất thông qua các loại hình sử dụng đất từ đó hình thành nên các hệ thống sử
dụng đất với những đặc trƣng của các loại hình sử dụng đất tƣơng ứng.
Nhƣ vậy, xét theo quan điểm hệ thống, hệ thống sử dụng đất là hệ thống tự
nhiên – nhân tác bao gồm một hợp phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai tác
động qua lại lẫn nhau bởi dòng vật chất và năng lƣợng (Hình 1.1). Trong đó, hợp
phần đất đai nhƣ một phụ hệ thống tự nhiên là các đặc tính, tính chất đất đai của
đơn vị đất đai nhƣ thổ nhƣỡng, độ dốc, thành phần cơ giới,.. Hợp phần sử dụng đất
đai của hệ thống sử dụng đất nhƣ một phụ hệ thống nhân tác là các loại hình sử
dụng đất, mỗi loại hình có những thuộc tính, đặc điểm liên quan tới hoạt động sản

xuất của con ngƣời [16].
Đơn vị đất đai
(Năng lƣợng, vật chất tự nhiên)
Đầu vào

Đầu ra
Năng suất, thu nhập,
chất lƣợng môi trƣờng

Vốn, lao đồng, kỹ
thuật,...

Loại hình sử dụng đất
(yêu cầu sử dụng đất)
Hệ thống sử dụng đất
Hình 1.1: Mô hình cấu trúc hệ thống sử dụng đất [16].
1.2.3. Hệ thống sử dụng đất đai và cảnh quan nhân sinh
Cảnh quan nhân sinh là cảnh quan tự nhiên mà trong đó có bất kỳ một hợp
phần nào đó bị biến đổi hoặc đƣợc bảo tồn bởi hoạt động của con ngƣời (Nguyễn

11


Cao Huần, 2002). Nhƣ vậy, cảnh quan nhân sinh đƣợc hình thành bởi kết quả tác
động trực tiếp hay gián tiếp hoặc đƣợc bảo tồn, quản lý dƣới sự tác động của con
ngƣời.
Trong quá trình sử dụng tài nguyên, con ngƣời đã làm thay đổi các hợp phần
tự nhiên (đất đai) và thay đổi các loại hình sử dụng đất khác nhau. Nhƣ vậy, hệ
thống sử dụng đất đai luôn ở trạng thái cân bằng động, luôn thay đổi theo thời gian,
không gian, môi trƣờng, mục đích sử dụng đất, đồng thời là sự tác động qua lại giữa

các hợp phần tự nhiên và nhân sinh trong suốt quá trình tồn tại.
Sản xuất nông nghiệp có mối quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên và đặc
biệt là nguồn tài nguyên đất – là cơ sở vật chất của nông nghiệp. Mỗi một loại hình
sử dụng đất sẽ thích hợp với một khu vực đất nhất định và ngƣợc lại, một khu vực
đất nhất định sẽ có một loại hình sử dụng đất đặc trƣng. Và khi có sự phù hợp giữa
khu vực đất đó và loại hình sử dụng đất chúng ta sẽ có một hệ thống sử dụng đất
bền vững đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý tất cả các nguồn lực tự nhiên.
Vây, xét về bản chất hệ thống sử dụng đất đai là một dạng của cảnh quan
nhân sinh, trong đó loại hình sử dụng đất là thành phần đƣợc xây dựng, đƣợc biến
đổi bởi con ngƣời. Do đó, trong nghiên cứu địa lý ứng dụng có thể áp dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai và ngƣợc lại.
1.2.4. Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho phát triển nông
nghiệp bền vững
- Theo Ủy ban kỹ thuật của FAO, nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp
bao gồm việc quản lý có hiệu quả nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng
của con ngƣời mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lƣợng của môi trƣờng và bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên.
- Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho phát triển nông nghiệp
bền vững là nghiên cứu đặc điểm, sự phân hóa cũng nhƣ mối liên hệ giữa các hợp
phần tự nhiên đất đai với các loại hình sử dụng đất từ đó đánh giá mức độ thích hợp
của các hệ thống sử dụng đất cho mục đích phát triển bền vững nông - lâm nghiệp.

12


- Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất phục vụ phát triển nông
nghiệp bền vững bao gồm đánh giá thích nghi sinh thái, đánh giá hiệu quả môi
trƣờng, đánh giá hiệu quả kinh tế và đánh giá hiệu quả xã hội.
+ Đánh giá thích nghi sinh thái các hệ thống sử dụng đất là xác định mức độ
phù hợp của các đơn vị đất đai đối với loại hình sử dụng đất. Kết quả đánh giá thích

nghi sinh thái đƣợc thể hiện ở dạng bản đồ đánh giá thích nghi. Nhƣ vậy, đánh giá
thích nghi sinh thái là tài liệu cơ sở quan trọng nhất để xây dựng các phƣơng án sử
dụng các hệ thống sử dụng đất phù hợp với các điều kiện tự nhiên.
+ Đánh giá hiệu quả môi trƣờng: là xác định và dự báo mức độ ảnh hƣởng
tốt hoặc xấu của các hoạt động sử dụng đất tới môi trƣờng, đồng thời cũng xác định
khả năng chịu tải và độ bền vững của các đơn vị đất đai đối với các hoạt động sử
dụng đất này [9].
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng quan
so sánh giữa lƣợng kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản
xuất. Đầu vào của đánh giá kinh tế là các số liệu liên quan tới chi phí, lợi ích thu
đƣợc bằng tiền trên đơn vị diện tích và đơn vị thời gian do loại hình sử dụng đất
mang lại. Sản phẩm đầu ra là các bảng biểu phản ánh hiệu quả kinh tế của loại hình
sử dụng đất. Vậy, bản chất của phạm trù kinh tế trong đánh giá kinh tế sinh thái là:
với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lƣợng của cải vật chất nhiều
nhất với một lƣợng đầu tƣ chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội [10].
+ Đánh giá hiệu quả xã hội: đƣợc phân tích dựa vào truyền thống, tập quán
sử dụng cảnh quan và khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật của cộng đồng
và không thể tách xa những định hƣớng phát triển kinh tế của nhà nƣớc [9]. Các chỉ
tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội chủ yếu là các chỉ tiêu mang tính chất định tính.
Nhƣ vậy, để phát triển nông nghiệp bền vững phải quan tâm tới cả 4 vấn đề
nêu trên đó là: tính thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng của
các hệ thống sử dụng đất. Trong đó, đánh giá thích nghi sinh thái đƣợc thực hiện ở
giai đoạn đầu của quá trình đánh giá.

13


1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu

a) Quan điểm tổng hợp và hệ thống
Nhƣ đã trình bày ở trên hệ thống sử dụng đất đai bao gồm hai hợp phần: một
hợp phần tự nhiên đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai tác động lẫn nhau bởi
dòng vật chất và năng lƣợng. Nhƣ vậy, xét theo quan điểm hệ thống, hệ thống sử
dụng đất đai là một hệ thống tự nhiên – nhân tác tác động qua lại qua dòng vật chất
và năng lƣợng.
Dựa trên quan điểm này, đề tài đã phân cấp lãnh thổ nghiên cứu theo các hệ
thống sử dụng đất đai (tổ hợp của đơn vị đất đai và loại hình sử dụng đất). Trong
đó, mỗi hệ thống sử dụng đất đai có sự đồng nhất tƣơng đối về các điều kiện tự
nhiên và kinh tế - xã hội, thể hiện chỉ tiêu tổng hợp gắn liền với khả năng đất đai.
b) Quan điểm phát triển bền vững
Sử dụng đất đai nông – lâm nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững không chỉ
dựa vào đặc điểm của tự nhiên mà còn dựa vào đặc điểm kinh tế - xã hội, hiện trạng
sử dụng đất đai của khu vực cũng nhƣ những định hƣớng chiến lƣợc của huyện, của
tỉnh. Trong đó, việc đánh giá xem xét tới các khía cạnh thích nghi tự nhiên, hiệu quả
môi trƣờng, hiệu quả kinh tế và xã hội. Từ đó xác định khả năng đất đai nhằm bố trí
những loại hình sử dụng đất thích hợp nhất phù hợp yêu cầu sinh thái, môi trƣờng,
yêu cầu kinh tế và xã hội.
c) Quan điểm kinh tế - sinh thái
Các hệ thống sử dụng đất trong sản xuất nông – lâm nghiệp là những hệ
thống kinh tế - sinh thái đƣợc thể hiện thông qua các hợp phần tự nhiên là các đơn
vị đất đai (với những đặc trƣng về loại đất, địa hình, tầng dày, điều kiện tƣới tiêu,...)
và yếu tố kinh tế nằm trong mục tiêu của sản xuất nông – lâm nghiệp. Điều đó có
nghĩa là trong nghiên cứu phải xác định địa điểm phân bố cây trồng, các hệ thống sử
dụng đất phù hợp sao cho đạt hiệu quả cao, phát triển ổn định và bảo vệ môi trƣờng.
1.3.2. Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu
a) Phương pháp nghiên cứu

14



- Thu thập và xử lý các nguồn số liệu và tài liệu, gồm:
+ Các nguồn số liệu có liên quan đến tài nguyên nƣớc, khả năng tƣới tiêu thu
thập tại Phòng Nông nghiệp huyện.
+ Các số liệu liên quan đến đất đai nhƣ: đặc điểm tài nguyên đất, hiện trạng
sử dụng đất đai đƣợc thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Thống
kê huyện Kim Bảng.
+ Các tài liệu về điều kiện kinh tế, xã hội nhƣ: cơ sở kinh tế, hạ tầng phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp, dân số, tập quán canh tác,… đƣợc thu thập tại Phòng
Thống kê; Phòng Thƣơng binh, lao động và xã hội.
+ Ngoài ra là các bản đồ, báo cáo hàng năm, các tài liệu thuộc các chƣơng
trình, dự án phát triển KT-XH và tất cả các nguồn tƣ liệu có liên quan khác thuộc
các phòng ban của huyện Kim Bảng.
Số liệu bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Bảng (2010), bản
đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Kim Bảng đến năm 2020 (Phòng Tài Nguyên và
Môi trƣờng huyện Kim Bảng); sơ đồ đất huyện Kim Bảng (2005) (Viện Quy hoạch
và Thiết kế nông nghiệp)
- Phương pháp khảo sát thực địa: Áp dụng phƣơng pháp điều tra, khảo sát
thực địa nhằm tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất đai trong sản xuất nông – lâm nghiệp,
khảo sát các mô hình sử dụng đất đai, kiểm tra đối chiếu các tài liệu về tự nhiên và
KT-XH trên thực địa. Trong quá trình thực địa:
+ Tiến hành lấy 12 mẫu đất tại địa bàn nghiên cứu (Cụ thể đƣợc trình bày ở
Phụ lục 1)
+ Điều tra phỏng vấn ngƣời dân theo phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn
(PRA) nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất thông qua
phiếu điều tra nông hộ. Điều tra phỏng vấn 60 hộ đại diện với các loại hình sử dụng
đất khácnhau của huyện. Hộ nông dân đƣợc chọn điều tra theo phƣơng pháp chọn
lựa dựa theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực.

15



+ Phƣơng pháp phân tích lý hóa: 12 mẫu đất lấy đƣợc phân tích trong phòng
thí nghiệm Trƣờng ĐH Khoa học Tự Nhiên – ĐHQGHN về các chỉ tiêu: pHKcl,
OM, Nitơ tổng số và dễ tiêu, Photpho tổng số và dễ tiêu, Kali tổng số và dễ tiêu.
+ Phƣơng pháp điều tra nhanh: hỏi và tham khảo ý kiến ngƣời dân về những
vấn đề liên quan đến chế độ tƣới tiêu, cũng nhƣ tình hình sản xuất của các nông hộ.
- Phương pháp bản đồ và GIS
+ Sử dụng phần mềm Mapinfo và Microstation biên tập lại bản đồ hiện trạng
sử dụng đất 2010 và thành lập các bản đồ thành phần, bản đồ đơn vị đất đai, các bản
đồ thích nghi đất đai và bản đồ định hƣớng không gian phục vụ phát triển nông lâm
nghiệp vùng nghiên cứu.
- Các phương pháp đánh giá kinh tế sinh thái có sử dụng phương pháp đánh
giá của FAO.
Phƣơng pháp đánh giá đất của FAO cũng nhƣ phƣơng pháp đánh giá kinh tế
sinh thái là những phƣơng pháp đánh giá thích nghi sinh thái cho đối tƣợng đánh giá
nhằm thể hiện mức độ thuận lợi (hay mức độ thích nghi) của các đối tƣợng đánh giá
và các hợp phần của chúng với dạng hoạt động kinh tế nào đó gắn với việc phân
tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng nhằm đảm bảo sự bền vững về kinh
tế và bền vững về môi trƣờng của đối tƣợng đánh giá.
Trong luận văn đánh giá thích nghi ở đây chính là đánh giá mức độ thích hợp
đất đai đối với loại hình sử dụng đất trong các hệ thống sử dụng đất. Thực chất của
phƣơng pháp là dựa trên sự so sánh, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của
một loại hình sử dụng đất nào đó hay một cây trồng nhất định với đặc tính vốn có
của đơn vị đất đai trong hệ thống sử dụng đất đai. Trong đánh giá kinh tế sinh thái
các hệ thống sử dụng đất, kết quả đánh giá thích nghi sinh thái là tài liệu cơ sở để
tiến hành phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng có liên quan đến
hiệu quả sử dụng đất để lựa chọn phƣơng án sử dụng đất tốt nhất.
b) Quy trình nghiên cứu
Qua quá trình tổng quan tài liệu, tác giả đã rút ra đƣợc các quan điểm và

phƣơng pháp đánh giá làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu của đề tài.

16


×