Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu, đánh giá, dự báo xâm nhập mặn nước dưới đất khu vực Hồ Bàu Tró - Quảng Bình do nước biển dâng :  Luận văn ThS. Địa chất môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phạm Lan Hoa

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO XÂM NHẬP MẶN
NƢỚC DƢỚI ĐẤT KHU VỰC HỒ BÀU TRÓ
– QUẢNG BÌNH DO NƢỚC BIỂN DÂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phạm Lan Hoa

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO XÂM NHẬP MẶN
NƢỚC DƢỚI ĐẤT KHU VỰC HỒ BÀU TRÓ
– QUẢNG BÌNH DO NƢỚC BIỂN DÂNG

Chuyên ngành: Địa chất môi trƣờng
Mã số: Đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2017




LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới thầy
giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Hoàng đã luôn tận tình giúp đỡ tác giả từ
những bƣớc đi đầu tiên xây dựng ý tƣởng nghiên cứu, cũng nhƣ trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn. Các thầy đã luôn ủng hộ, động viên và hỗ trợ
những điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Khoa Địa
chất các bạn cùng lớp cao học K1 và các anh chị đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã luôn là
chỗ dựa, là nguồn động viên chia sẻ cùng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
cũng nhƣ trong cuộc sống

Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Phạm Lan Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU........................................9
1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................................... 9
1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên................................................................................................ 10
1.2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo ................................................................................. 10
1.2.2. Đặc điểm khí hậu ....................................................................................10
1.2.3. Chế độ nhiệt ............................................................................................................. 11
1.2.4. Chế độ mƣa .............................................................................................12
1.2.5. Chế độ gió ...............................................................................................12

1.2.6. Bốc hơi ....................................................................................................13
1.2.7. Mạng lƣới sông suối, hồ chứa.................................................................13
1.3. Đặc điểm dân cƣ, kinh tế xã hội .................................................................................. 15
1.4. Tình hình khai thác và các tác động đến nguồn nƣớc khu vực hồ Bàu Tró ............ 16
1.4.1. Mạng lƣới các trạm khí tƣợng thủy văn khu vực nghiên cứu .................... 16
1.4.2. Chế độ dòng chảy trên khu vực nghiên cứu .................................................... 17
1.4.3. Chế độ mực nƣớc trên khu vực nghiên cứu .................................................... 18
1.4.4. Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Bình..... 20
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH
HÌNH NGHIÊN CỨU XÂM NHẬP MẶN NƢỚC DƢỚI ĐẤT TRÊN THỀ
GIỚI VÀ VIỆT NAM .............................................................................................23
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 23
2.1.1. Phƣơng trình cơ bản................................................................................23
2.1.2. Phƣơng trình mô tả chuyển động nƣớc dƣới đất trong tầng chứa nƣớc .24
2.1.3. Phƣơng trình mô tả lan truyền mặn trong nƣớc dƣới đất ......................27
2.1.4. Phƣơng pháp phần tử hữu hạn trong mô hình chuyển động nƣớc dƣới đất ..28
2.1.5. Mô hình phần tử hữu hạn........................................................................28
2.2. Lịch sử nghiên cứu.......................................................................................................... 28
2.2.1. Tổng quan nghiên cứu xâm nhập mặn nƣớc dƣới đất trên thế giới .......28
2.2.2. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................31

1


2.2.3. Tổng quan các nghiên cứu về khu vực TP. Đồng Hới ...........................33
CHƢƠNG 3: ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 35
3.1. Điều kiện địa chất thủy văn khu vực .......................................................................... 35
3.2. Tài nguyên nƣớc khu vực thành phố Đồng Hới ...................................................... 37
3.2.1. Tài nguyên nƣớc dƣới đất ......................................................................37
3.2.2. Tài nguyên nƣớc mặt ..............................................................................39

3.3. Hiện trạng sử dụng và qui hoạch khai thác sử dụng tài nguyên nƣớc mặt và
nƣớc dƣới đất khu vực nghiên cứu. .................................................................................... 40
3.3.1. Hiện trạng khai thác ...............................................................................40
3.3.2. Quy hoạch khai thác ...............................................................................40
CHƢƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ XÂM NHẬP MẶN NDĐ
KHU VỰC HỒ BÀU TRÓ DƢỚI ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC BIỂN DÂNG .42
4.1. Lựa chọn miền mô hình, các thông số địa chất thủy văn, điều kiện ban đầu
và biên của mô hình ................................................................................................................ 42
4.1.1. Miền mô hình ..........................................................................................42
4.1.2. Điều kiện biên .........................................................................................44
4.1.3. Điều kiện ban đầu ...................................................................................44
4.1.4. Thông số tầng chứa nƣớc và xây dựng lƣới phần tử hữu hạn miền mô
hình ...................................................................................................................45
4.2. Xác định điều kiện của mô hình dự báo đánh giá xâm nhập mặn nƣớc dƣới
đất khu vực hồ Bàu Tró ......................................................................................................... 50
4.3. Hiệu chỉnh mô hình ........................................................................................................ 52
4.3.1. Về hiệu chỉnh mô hình chuyển động nƣớc dƣới đất...............................52
4.3.2. Về hiệu chỉnh mô hình lan truyền mặn nƣớc dƣới đất ...........................52
4.4. Kiểm chứng mô hình ...................................................................................................... 56
4.5. Mô hình đánh giá mức độ xâm nhập mặn nƣớc dƣới đất khu vực hồ Bàu
Tró các kịch bản NBD ............................................................................................................ 56
4.5.1. Kịch bản nƣớc biển dâng khu vực TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
do biến đổi khí hậu và các ảnh hƣởng đến tài nguyên nƣớc.............................56
4.5.2. Kịch bản nƣớc biển dâng thấp (50cm) ...................................................59
4.5.3. Kịch bản nƣớc biển dâng trung bình (75cm) ..........................................61

2


4.5.4. Kịch bản nƣớc biển dâng cao (100cm) ...................................................62

4.6. Một số giải pháp giảm thiểu và chống xâm nhập mặn nƣớc dƣới đất khu
vực hồ Bàu Tró......................................................................................................................... 67
4.6.1. Các giải pháp công trình .........................................................................67
4.6.2. Các giải pháp phi công trình ...................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74
PHỤ LỤC .................................................................................................................81

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

PTHH

Phần tử hữu hạn

KTTV

Khí tƣợng thủy văn

MH

Mô hình


MNB

Mực nƣớc biển

NBD

Nƣớc biển dâng

NDĐ

Nƣớc dƣới đất

Sở TN&MT

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tại Đồng Hới từ năm 1960- 2003 (to) .................. 11
Bảng 1.2. Lƣợng mƣa trung bình tại Trạm Đồng Hới giai đoạn 1960-2002 (mm) .... 12
Bảng 1.3. Lƣợng bốc hơi trung bình tháng giai đoạn 1961-2002 (mm) .............. 13
Bảng 1.4. Thống kê lƣu vực sông ........................................................................ 14
Bảng 1.5. Các đặc trƣng mực nƣớc tháng TBNN (1961-2005) ........................... 19
vùng sông ảnh hƣởng triều (cm) .......................................................................... 19
Bảng 1.6. Biên độ dao động mực nƣớc trong năm TBNN của các trạm ............. 20
Bảng 3.1: Chất lƣợng nƣớc dƣới đất khu vực thành phố Đồng Hới năm 2015 ... 38
Bảng 3.2. Chất lƣợng nƣớc hồ Bàu Tró ............................................................... 39

Bảng 4.1. Mực nƣớc biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (B1) ...................... 58
Bảng 4.2. Mực nƣớc biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (B2)............. 58
Bảng 4.3. Mực nƣớc biển dâng theo kịch bản phát thải cao (A1F1) ................... 59
Bảng 4.4. Nồng độ muối tại một số nút ở các kịch bản NBD.............................. 65

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2. Hình ảnh Hồ Bàu Tró ......................................................................... 10
Hình 1.3. Bản đồ mạng lƣới trạm khí tƣợng thủy văn tỉnh Quảng Bình ............. 17
Hình 2.1. Minh họa bảo toàn khối lƣợng khối lập phƣơng đơn vị ...................... 23
Hình 3.1: Lát cắt địa chất qua cồn cát giữa biển Nhật Lệ và hồ Bàu Tró ........... 35
Hình 3.1: Bản đồ địa chất thủy văn khu vực Đồng Hới ...................................... 36
Hình 4.1. Sơ đồ lƣu vực hồ Bàu Tró, hồ Bàu Tró và miền mô hình. .................. 42
Hình 4.2. Miền mô hình trên hệ toạ đô Đề-cac xy và các điều kiện biên ........... 43
Hình 4.3. Chuyển động ổn định trong tầng chứa nƣớc không áp ........................ 47
Hình 4.4. Trang chủ phần mềm mô hình phần tử hữu hạn nƣớc dƣới đất .......... 48
Hình 4.5. Biên mô hình chuyển động NDĐ ..................................................................... 50
Hình 4.6. Biên mô hình lan truyền mặn .................................................................. 49
Hình 4.7. Minh họa số thứ tự các nút một phần lƣới mô hình ............................ 49
Hình 4.8. Dao động mực nƣớc biển Nhật Lệ và mực nƣớc hồ Bàu Tró (1989 2003) (Đặng Tiến Dũng, 2004) ........................................................................... 51
Hình 4.9. Dao động mực nƣớc hồ Bàu Tró giai đoạn 1996 -2003 ...................... 52
Hình 4.10. Dao động mực nƣớc hồ Bàu Tró năm 2002 ...................................... 52
Hình 4.11. Mô hình xâm nhập mặn NDĐ khu vực hồ Bàu Tró với hệ thực địa
thực không xảy ra xâm mhập mặn ....................................................................... 53
Hình 4.12. Xâm nhập mặn nƣớc dƣới đất khu vực hồ Bàu Tró với các chuỗi thời
gian khác nhau ..................................................................................................... 54
Hình 4.13. Vận tốc (m/ngày) thực dòng chảy NDĐ theo hƣớng x vào ngày thứ
194 năm 2003 ..................................................................................................... 55

Hình 4.14. Hệ số phân tán thủy động lực (m2/ngày) theo hƣớng x vào ngày thứ
194 năm 2003. ..................................................................................................... 55
Hình 4.15. Xâm nhập mặn NDĐ khu vực hồ Bàu Tró- năm 2002 ...................... 56
Hình 4.16. Biến đổi nồng độ muối NDĐ khu vực hồ Bàu Tró do NBD 50cm .. 60
Hình 4.17. Biến đổi nồng độ muối NDĐ khu vực hồ Bàu Tró do NBD 75cm .. 61
Hình 4.18. Biến đổi nồng độ muối NDĐ khu vực hồ Bàu Tró do NBD 100cm 63
Hình 4.19. Vị trí các nút trên miền mô hình ........................................................ 64
Hình 4.20. Biến đổi nồng độ muối theo thời gian do nƣớc biển dâng tại một số vị
trí giáp hồ Bàu Tró- Quảng Bình ......................................................................... 65

6


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc ta có đƣờng bờ biển kéo dài trên 3260km và phần lớn chiều dài này
nằm ven địa bàn đồng bằng. Đây là một điều kiện bất lợi trong phát triển nông
nghiệp nƣớc ngọt, trong đời sống sinh hoạt và các nhu cầu khác về nƣớc ngọt do
sự nhiễm mặn của nƣớc dƣới đất khu vực ven biển. Nhiễm mặn nƣớc dƣới đất
(NDĐ) không chỉ xảy ra dọc theo đƣờng bờ biển mà còn có thể ăn sâu vào đất
liền. Xâm nhập mặn NDĐ là quá trình tự nhiên đối các vùng ven biển. Tuy nhiên
nếu nắm đƣợc quy luật diễn biến xâm nhập mặn NDĐ theo không gian và thời
gian thì có thể chủ động kiểm soát đƣợc quá trình khai thác nƣớc, tránh những
thiệt hại đáng tiếc khi khai thác nƣớc NDĐ không đảm bảo yêu cầu chất lƣợng
(độ mặn cao).
Việc nghiên cứu tƣơng tác giữa NDĐ và nƣớc biển ở vùng ven biển luôn
luôn đặt ra cho các nhà khoa học một thách thức vì có tính đặc thù cho mỗi khu
vực. Việc nghiên cứu và xây dựng phƣơng pháp dự báo xâm nhập mặn không
những có ý nghĩa khoa học cao do tính phức tạp của quá trình này ở các vùng
ven biển nƣớc ta nói chung, mà còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với khu

vực hồ Bàu Tró-TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Hồ Bàu Tró là một hồ ven biển lớn của tỉnh Quảng Bình, nó đã và đang là
nguồn cấp nƣớc ngọt lớn; thuận lợi nhất cho thành phố Đồng Hới. Theo các nhà
địa chất thủy văn Việt Nam, dựa trên các hiện tƣợng quá trình thủy lực nƣớc hồ
và nƣớc dƣới đất thì khai thác nƣớc hồ Bàu Tró thực chất là khai thác nƣớc dƣới
đất xung quanh hồ Bàu Tró chảy vào hồ.
Hồ Bàu Tró nằm sát biển, nên nếu khai thác với công suất không phù hợp thì
khả năng xâm nhập nƣớc mặn vào hồ rất cao. Hiện tại vẫn thƣờng xuyên theo dõi
sự biến động của mực nƣớc trong hồ để điều chỉnh chế độ khai thác nƣớc hồ Bàu
Tró đƣợc hợp lý. Hiện nay hồ Bàu Tró đƣợc Nhà máy cấp nƣớc Đồng Hới quản
lý có công suất thiết kế cung cấp 9.000 m3 nƣớc/ngày đêm. Hồ Bàu Tró cùng với
hồ Phú Vinh cung cấp nƣớc sinh hoạt cho TP. Đồng Hới và một số xã, thị trấn
của huyện Quảng Ninh. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, hồ Bàu Tró chỉ đƣợc
khai thác cầm chừng với công suất 3.000m3 nƣớc/ngày đêm (phục vụ cung cấp
nƣớc sinh hoạt cho khoảng 20% dân cƣ TP. Đồng Hới, số còn lại đều lấy nƣớc từ

7


hồ Phú Vinh). Mặc dù có nguồn nƣớc hồ Phú Vinh đƣợc sử dụng xử lý cung cấp
bổ sung nguồn nƣớc sinh hoạt TP. Đồng Hới, nguồn nƣớc hồ Bàu Tró và NDĐ
nhạt khu vực hồ Bàu Tró vẫn luôn có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn đối với khu
vực ven biển khan hiếm nguồn nƣớc nhạt, nhƣng có nguy cơ xâm nhập mặn gia
tăng do NBD. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của NBD do BĐKH
đến xâm nhập mặn nƣớc dƣới đất khu vực Hồ Bàu Tró là rất cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định dự báo mức độ xâm nhập mặn NDĐ khu vực hồ Bàu Tró do NBD
ở các kịch bản NBD khác nhau.
- Đề xuất giải pháp kiểm soát mặn, ngăn ngừa xâm nhập mặn NDĐ khu vực
Hồ Bàu Tró- Quảng Bình.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
- Đối tƣợng nghiên cứu là môi trƣờng nƣớc dƣới đất và nƣớc Hồ Bàu Tró-TP.
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình dƣới ảnh hƣởng của NBD
- Phạm vi nghiên cứu: nƣớc dƣới đất khu vực Hồ Bàu Tró TP. Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.
Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Tổng quan các nghiên cứu về xâm nhập mặn nƣớc dƣới đất (trên thế giới
và trong nƣớc);

-

Thu thập các tài liệu và các công trình đã có về nƣớc dƣới đất khu vực tỉnh
Quảng Bình;

-

Điều tra khảo sát thực địa;

-

Phƣơng pháp phân tích thống kê;

-

Phƣơng pháp phần tử hữu hạn trong mô hình chuyển động và lan truyền
mặn nƣớc dƣới đất;

-


Hệ thông tin địa lý (GIS);

-

Phƣơng pháp chuyên gia.

8


CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

1.1. Vị trí địa lý
Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung bộ Việt Nam với diện tích tự nhiên
8.065,27km2, có bờ biển dài 116,04km ở phía Đông, có vịnh và cảng Hòn La,
cảng Gianh, cảng Nhật Lệ; có chung biên giới với nƣớc CHDCND Lào ở phía
Tây, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình
Hồ Bàu Tró là một hồ ven biển lớn nhất của tỉnh Quảng Bình, nó đã và
đang là nguồn cấp nƣớc ngọt lớn nhất, thuận lợi nhất cho thành phố Đồng Hới.
Hồ thuộc địa phận phƣờng Hải Thành, cách trung tâm thành phố Đồng Hới 1km
về phía Đông Bắc. Hồ có tọa độ 18o29’30” vĩ độ Bắc; 106o137’14” kinh độ
Đông. Hồ chạy dài theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam, gần song song với bờ biển
và cách bờ biển 300÷450m. Chiều dài trung bình của hồ là 1070m, rộng từ 100m
đến 250m. Lƣu vực hồ rộng trên 1,5km2.

9



Hình 1.2. Hình ảnh Hồ Bàu Tró
1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng cát ven biển, nằm ở phía Đông thành phố
Đồng Hới, là vùng biển vừa bãi ngang vừa cửa lạch; địa hình có những đụn cát
cao liên tục (cao nhất 24,13m); giữa các đụn cát thỉnh thoảng có những hồ nƣớc,
khe nƣớc ngọt tự nhiên, quanh năm có nƣớc (bàu Tró, bàu Nghị, Bàu Tràm, bàu
Thôn, Bàu Trung Bính…)
1.2.2. Đặc điểm khí hậu

Thành phố Đồng Hới nằm trong khí hậu Quảng Bình có đặc điểm chung
là nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng sâu sắc của chế độ hoàn lƣu khí quyển nhiệt
đới nhƣ dải hội tụ nhiệt đới, áp cao cận nhiệt đới, vừa chịu ảnh hƣởng của khí
hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, một mùa chịu đặc trƣng nhiệt đới
phía Nam và một mùa chịu đặc trƣng rét đậm phía Bắc.

10


1.2.3. Chế độ nhiệt
Do địa hình hẹp, bị chia cắt mạnh, núi gần sát với biển và ở vĩ độ thấp nên
diễn biến khí hậu phức tạp, vừa có tính lục địa, vừa ảnh hƣởng của khí hậu biển,
phản ánh sự giao tranh của khí hậu cả hai chiều Nam Bắc, Đông Tây. Các yếu tố
khí hậu mang tính phân cực lớn. Mỗi năm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa
nắng nóng và mùa mƣa rét, đối lập với một chu kỳ hạn hán gay gắt là một chu kỳ
ẩm độ rất cao. Mùa mƣa đi kèm với rét và bão, lụt. Mùa nắng đi liền với gió tây
khô nóng và hạn hán.
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tại Đồng Hới từ năm 1960- 2003 (to)
Thán
g


I

Nhiệt 18,
độ
9
(to)

II

III

IV

V

VI

VII

VII
I

IX

X

XI

XII



m

19,
3

21,
5

24,
7

27,
9

29,
6

29,
7

28,
9

27,
0

24,
9


22,
3

19,
6

24,
5

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Đồng Hới- Quảng Bình)
+ Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 kéo dài khoảng 170 ngày. Mùa
nóng có nền nhiệt rất cao, nhiệt độ trung bình 29 0C. Biên độ nhiệt độ trong năm
thƣờng 10 0C ở khu vực đồng bằng và 8 0C ở khu vực miền núi. Nhiệt độ mặt đất
luôn cao hơn nhiệt độ không khí trung bình 2 – 3 0C. Số ngày nắng trong năm có
khi kéo đến 200 ngày. Nhiệt độ trung bình ngày nắng 25 0C – 27 0C những ngày
nắng cao (trên dƣới 30 ngày/năm) nhiệt độ có thể lên tới 35 0C. Đây là giới hạn
nhiệt độ có thể gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sinh thái.
+ Mùa lạnh có nhiệt độ trung bình ngày khoảng 20 0C kéo dài trong khoảng thời
gian từ đầu Tháng 12 đến đầu Tháng 3 năm sau. Thời gian rét đậm khoảng 60 ngày.
Đặc biệt, vào mùa lạnh có khảng 10 - 15 ngày rét đậm dƣới 10 0C là nhiệt độ có ảnh
hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời và sinh trƣởng của cây trồng, vật nuôi.
Giao thời giữa 2 mùa nóng và lạnh là thời kỳ chuyển tiếp có khí hậu hỗn
hợp có xen kẽ mƣa, nắng, nóng, rét không có quy luật.
Nhìn chung chu kỳ diễn biến nhiệt độ tƣơng đối ổn định (tuy có sự chuyển
dịch theo hƣớng tăng ngày nắng và giảm nhiệt độ tối đa, nhƣng chuyển dịch diễn
ra dần dần và ít biến động).

11



1.2.4. Chế độ mƣa

Về thời gian, lƣợng mƣa tập trung vào một thời gian ngắn làm cho tình hình
phân phối nƣớc không đều trong năm dẫn tới hai thái cực úng lụt và hạn hán.
Mùa mƣa bắt đầu từ Tháng 8 và kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Ba tháng có
lƣợng mƣa lớn nhất là Tháng 9, 10, 11 với tổng lƣợng mƣa bằng 60% tổng lƣợng
mƣa cả năm. Ba tháng có lƣợng mƣa nhỏ nhất là Tháng 2, 3, 4, với tổng lƣợng
mƣa chỉ có 130 - 200mm. Có tháng hầu nhƣ không có mƣa.
Sự chênh lệch lƣợng mƣa theo thời gian và việc dồn lƣợng mƣa vào một mùa
ngắn ảnh hƣởng rất lớn đến sinh thái cây trồng và chu kỳ sản xuất và cũng là
nguyên nhân chính gây nên tình trạng đất xói mòn, bạc màu, mỏng tầng đất,
giảm độ phì.
Bảng 1.2. Lƣợng mƣa trung bình tại Trạm Đồng Hới giai đoạn 1960-2002 (mm)
Tháng I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Năm

Lƣợng 57.8 44.6 46.3 51.1 121.6 81.1 71.1 169.7 457.7 681 357.1 122.6 2262
mƣa
(Nguồn:Trạm khí tượng thủy văn Đồng Hới- Quảng Bình )
1.2.5. Chế độ gió

- Mùa lạnh: chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông - Bắc dƣới tác động của các
đợt áp thấp từ phía Đông - Bắc về phía Tây - Nam. Gió mùa Đông Bắc thổi từ
Tháng 9 đến Tháng 3 năm sau kéo theo cái rét không kém gì vùng Bắc Bộ.
Do địa hình bị chia cắt mạnh nên gió mùa Đông - Bắc vào đất liền diễn biến
phức tạp, thƣờng đổi hƣớng theo các triền sông và thung lũng, tạo nên nhiều tiểu
vùng khí hậu khác nhau, ảnh hƣởng rất lớn đến chế độ sinh trƣởng của cây trồng
vật nuôi.
- Mùa nóng chịu ảnh hƣởng chủ yếu của gió Tây - Nam kéo dài từ Tháng 4
đến Tháng 8. Những năm gần đây biên độ gió Tây - Nam không ổn định.
Bình quân hàng năm có khoảng 30 đến 35 ngày có gió Tây- Nam. Mùa gió
Tây - Nam là mùa gió đối nghịch tính chất với mùa gió từ vịnh Ben Gan qua lục
địa Thái Lan và Lào trút mƣa phía tây dãy Trƣờng Sơn và hấp nhiệt đông Trƣờng
Sơn đổ về duyên hải Bắc Trung Bộ nên bức xạ nhiệt rất lớn.

12



Gió Tây - Nam khô nóng đặc trƣng bởi nhiệt độ cao lúc 13 giờ chiếm 65% ,
độ ẩm lúc này ở thời điểm nhỏ nhất làm cho không khí ngột ngạt, gây mất nƣớc
đối với quần thể sinh vật.
1.2.6. Bốc hơi

Bốc hơi là một trong những nguyên nhân làm hao hụt lƣợng nƣớc, vì vậy nó
đƣợc xem là một thành phần quan trọng của cán cân cân bằng nƣớc.
Ở Quảng Bình, lƣợng bốc hơi trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng ven
biển từ 960 - 1.200mm, vùng núi thấp hơn từ 800 - 1.000mm. Bốc hơi có xu
hƣớng giảm dần theo hƣớng Đông - Tây, tƣơng tự với xu hƣớng nhiệt độ.
Tổng lƣợng bốc hơi trong các tháng mùa hè lớn hơn mùa đông. Tổng lƣợng
bốc hơi trong mùa hè từ tính từ tháng V đến tháng VIII (4 tháng) là 543 667mm, chiếm khoảng 55 - 60% lƣợng bốc hơi năm. Các tháng còn lại (8 tháng)
có tổng lƣợng bốc hơi từ 411 - 544mm, chiếm khoảng 40 - 45% tổng lƣợng bốc
hơi năm. Trong mùa đông lƣợng bốc hơi thấp và tƣơng đối đồng đều, lƣợng bốc
hơi biến đổi theo địa hình từ đồng bằng lên miền núi rõ rệt hơn trong các tháng
mùa hè. Lƣợng bốc hơi trung bình các tháng ở các trạm theo bảng 1.3.
Bảng 1.3. Lƣợng bốc hơi trung bình tháng giai đoạn 1961-2002 (mm)
Tháng
Lƣợng
bốc hơi

I

II III IV

V

V

I

VII

VIII

I
X

XXI XII Năm

60.2 44.8 53.6 70.5 125.7 168.9 198.4 153.9 87.1 79.4 79 73.2 1178

Tổng lƣợng bốc hơi tháng lớn nhất xuất hiện vào tháng VII (tƣơng ứng với
thời kỳ gió mùa Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh), tổng lƣợng bốc hơi tháng
nhỏ nhất xuất hiện vào tháng II (tƣơng ứng với thời kỳ có nhiều sƣơng mù do
hiện tƣợng nồm).
1.2.7. Mạng lƣới sông suối, hồ chứa

Hệ thống sông suối
Do lãnh thổ Quảng Bình hẹp về bề ngang, độ dốc lớn nên sông ngòi
thƣờng ngắn, dốc, có hiện tƣợng đào lòng mạnh chảy theo hƣớng từ Tây sang

13


Đông. Lƣợng dòng chảy trong năm tƣơng đối phong phú với mô đun dòng chảy
trung bình là 57 lít/s/km2 (tƣơng đƣơng 4 tỷ m3/năm). Thủy chế cũng theo 2 mùa
rõ rệt, tƣơng ứng với mùa mƣa và khô. Trong mùa mƣa, ở vùng đồi núi, sông
suối có khả năng tập trung nƣớc rất nhanh, nhƣng lũ không kéo dài do khả năng

thoát nƣớc tốt.
Quảng Bình có mạng lƣới thuỷ văn khá dày, có tiềm năng lớn về thuỷ điện,
thuỷ lợi, thuỷ sản và giao thông vận tải.
Sông suối ở Quảng Bình hầu hết bắt nguồn trên lãnh thổ của tỉnh rồi đổ trực
tiếp ra biển Đông. Do đặc điểm địa hình hẹp và dốc nên sông ở Quảng Bình thƣờng
ngắn và dốc, mật độ sông suối khá cao (0,8 - 1,1km/km2). Mạng lƣới sông suối phân
bố không đều, mật độ sông suối có xu hƣớng giảm dần từ Tây sang Đông. Vùng núi
mật độ sông suối đạt 1 km/km2, vùng ven biển từ 0,45-0,5km/km2. Lãnh thổ Quảng
Bình có 5 lƣu vực sông chính, diện tích lƣu vực 7.980km2, tổng chiều dài 343km và
đều đổ ra Biển Đông. Tính từ Bắc vào Nam có các lƣu vực: Sông Roòn, sông Gianh,
sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Trong đó sông lớn nhất là sông Gianh có
chiều dài 158km, diện tích lƣu vực 4.680km2, sông Nhật Lệ có 2.650km2 diện tích
lƣu vực, cả 2 lƣu vực sông này chiếm 92% tổng diện tích toàn lƣu vực (trong đó
sông Gianh chiếm 58,6%, sông Nhật Lệ chiếm 33,2%). Đặc điểm hình thái sông
ngòi tỉnh Quảng Bình đƣợc mô tả ở bảng sau:
Bảng 1.4. Thống kê lƣu vực sông
tích Chiều
Độ cao Độ dài b/q Mật độ
vực dài (km) b/q lƣu lƣu
vực suối
vực (m)
(km)
(km/km2)

TT Tên sông

Diện
lƣu
(km2)


1

Sông Roòn

275

30

100

17,5

0,88

2

Sông Gianh

4462

158

360

121

1,04

3


Sông Lý Hoà

177

22

130

16,0

0,7

4

Sông Dinh

212

37

200

25,0

0,93

5

Sông Nhật Lệ


2652

128

234

59

0,84

Cộng

7778

375

0,8  1,1

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình năm 2020)

14

sông
b/q


Hồ chứa
Toàn tỉnh có khoảng 149 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ƣớc tính
431,88 triệu m3 nƣớc.
Địa hình đồi núi ở Quảng Bình cho phép xây dựng nhiều hồ chứa nƣớc

phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tuy nhiên, các hồ này thƣờng bị cạn
vào mùa khô nên hiệu quả sử dụng không cao. Các hồ chứa nƣớc nhân tạo phân
bố chủ yếu ở địa hình vùng trung du gò đồi với 34 hồ có dung tích lớn hơn 1
triệu m3.
Hồ tự nhiên ở Quảng Bình thƣờng nhỏ, phân bố ở địa hình cát ven biển, tập
trung ở huyện Bố Trạch 5 hồ, TP Đồng Hới 4 hồ và phía Nam Lệ Thủy 4 hồ, với
tổng dung tích 11,052 triệu m3. Trong đó quan trọng là hồ Bàu Tró có diện tích
24ha với dung tích 3,6 triệu m3, thuộc địa bàn thành phố Đồng Hới là nguồn
cung cấp nƣớc ngọt phục vụ sinh hoạt cho thành phố Đồng Hới từ trƣớc tới nay,
ngoài ra còn có hồ Bàu Sen (Lệ Thủy), hồ Tràm Tuần (Đồng Hới) cũng là những
hồ nƣớc ngọt, có dung tích tƣơng đối lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với cảnh
quan, môi trƣờng và kinh tế.
Đặc điểm dân cƣ, kinh tế xã hội
Quảng Bình có hệ thống giao thông vận tải tƣơng đối thuận lợi có tuyến
đƣờng sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng
dân cƣ và các vùng tiềm năng có thể khai thác. .
1.3.

Dân số Quảng Bình năm 2014 có 868.174 ngƣời. Dân cƣ phân bố không
đồng đều, 84,80% sống ở vùng đồng bằng; nguồn lao động lớn, dồi dào chiếm
52,26% dân số. Lực lƣợng lao động đến năm 2015 đã qua đào tạo đạt 60%, trong
đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 36%.
Quảng Bình có hệ thống cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông tƣơng đối
đồng bộ. Các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề, Trung cấp chuyên nghiệp
đang đƣợc đầu tƣ cả chiều sâu lẫn quy mô, chất lƣợng đáp ứng đƣợc nhu cầu đào
tạo cán bộ quản lý, cử nhân, kỹ sƣ, công nhân lành nghề... phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

15



Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di sản văn hóa Bàu Tró, nhiều di tích lịch
sử nhƣ Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, thành cổ của thời Trịnh - Nguyễn... Trong
quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hóa nổi tiếng và đƣợc truyền tụng
từ đời này sang đời khác nhƣ ''Bát danh hƣơng'' Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ,
Cổ, Kim. Nhiều danh nhân tiền bối, tƣớng lĩnh tài ba, học rộng, đỗ cao và nổi
tiếng xƣa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hóa, xã hội nhƣ Dƣơng Văn
An, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Đại
tƣớng Võ Nguyên Giáp... Không chỉ vậy, Quảng Bình còn là nơi đƣợc thiên
nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh nổi tiếng, nhiều điểm dừng chân, nghỉ dƣờng kỳ
thú nhƣ bãi tắm Đá Nhảy, Biển Nhật Lệ, Vũng Chùa - Đảo Yến, vịnh Hòn La,
suối nƣớc nóng Bang, Núi Thần Đinh, di tích Bàu Tró, Sun Spa resort Bảo Ninh
và hệ thống di tích lịch sử văn hóa, di tích đƣờng Hồ Chí Minh huyền thoại, với
các địa danh đáng nhớ là Cha Lo, Cổng Trời, Bến phà Xuân Sơn, Long Đại,
Sông Gianh... Đặc biệt, Quảng Bình có Di sản thiên nhiên thế giới Vƣờn Quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng với hệ thống hang động kỳ vĩ, trong đó Sơn Đoòng
đƣợc cho là hang động lớn nhất và đẹp nhất thế giới.
1.4. Tình hình khai thác và các tác động đến nguồn nƣớc khu vực hồ Bàu Tró
1.4.1. Mạng lƣới các trạm khí tƣợng thủy văn khu vực nghiên cứu
Số lƣợng trạm đo ở Quảng Bình trƣớc đây tƣơng đối nhiều, qua thời gian
dài đo đạc, do nhiều nguyên nhân mà một số trạm đã ngừng hoạt động. Hiện nay
toàn tỉnh chỉ còn lại có 6 trạm thủy văn, 3 trạm khí tƣợng và 5 điểm đo mƣa nhân
dân (ngành khí tƣợng thủy văn kết hợp với nhân dân địa phƣơng tổ chức đo đạc).
Mạng lƣới trạm KTTV đƣợc phân bố nhƣ hình 1.3:
- Trạm khí tƣợng: Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 trạm đang hoạt động, bao gồm:
+ Trạm khí tƣợng Đồng Hới là trạm quan trắc cơ bản và phát báo Quốc tế
phục vụ hàng không. Đây là trạm có thời gian quan trắc dài từ năm 1956 đến nay,
đo đạc đầy đủ các yếu tố thời tiết.
+ Trạm khí tƣợng Ba Đồn và trạm khí hậu Tuyên Hoá cũng có tài liệu từ
năm 1962 quan trắc đầy đủ các yếu tố chính.

- Trạm thuỷ văn: Toàn tỉnh có 6 trạm thuỷ văn hiện nay đang hoạt động,
trong đó có 3 trạm quan trắc mực nƣớc ngọt và 3 trạm quan trắc mực nƣớc triều,
phân bố trên các sông nhƣ sau:

16


+ Hệ thống sông Gianh có 3 trạm thuỷ văn: Đồng Tâm, Mai Hoá và Tân Mỹ.
+ Hệ thống sông Nhật Lệ có 3 trạm: Kiến Giang, Lệ Thuỷ và Đồng Hới.

Hình 1.3. Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình
Ngoài các trạm đang quan trắc, còn nhiều trạm đã giải thể do điều kiện khó
khăn vào đầu những năm 80 của thế kỷ trƣớc. Các trạm này có số liệu từ 1961 1981, một số trạm đo đạc lƣu lƣợng nƣớc (trạm cấp I) sau hạ cấp chỉ còn đo mực
nƣớc, lƣợng mƣa, nhiệt độ nƣớc và nhiều trạm đo mƣa nhân dân cũng phải
ngừng hoạt động trong thời kỳ này.
Trạm đại diện cho thời tiết - khí hậu khu vực đồng bằng là trạm Ba Đồn,
Đồng Hới và đại diện cho khu vực miền núi là trạm Tuyên Hoá.
1.4.2. Chế độ dòng chảy trên khu vực nghiên cứu
Đặc điểm nổi bật của chế độ mƣa và dòng chảy ở Quảng Bình là đƣờng
phân phối dòng chảy trong năm có hai đỉnh rõ rệt. Đỉnh chính xuất hiện vào
tháng IX, X, đỉnh phụ tiểu mãn xuất hiện vào tháng V, VI. Mùa lũ tập trung vào
các tháng X, XI, XII và chiếm 60-80% tổng lƣợng dòng chảy cả năm. Vào mùa
này, sông ngòi thƣờng có lũ đột ngột gây úng lụt trầm trọng vùng cửa sông.

17


Trong mùa khô, nhiều đoạn sông bị cạn dòng và vùng cửa sông bị thủy triều tăng
cƣờng xâm nhập mặn vào đất liền.
Dòng chảy cạn kéo dài trung bình 8-9 tháng. Trong mùa cạn vẫn có mƣa

và lũ tiểu mãn, thƣờng lũ tiểu mãn chiếm 1,72-5,75% lƣợng dòng chảy năm.
Dòng chảy lũ trên các sông chiếm phần lớn lƣợng dòng chảy trong năm, vì vậy
dòng chảy lũ là đặc trƣng quan trọng trong chế độ thuỷ văn tỉnh Quảng Bình.
Dòng chảy cạn ở Quảng Bình, ngoài lƣợng nƣớc ngầm gia nhập dòng
chảy sông còn phải tính đến lƣợng mƣa, đặc biệt là mƣa tiểu mãn. Những tháng
chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn lƣợng mƣa còn khá lớn, xấp xỉ 100mm. Thời
kỳ chuyển tiếp từ mùa cạn sang mùa lũ lƣợng mƣa đạt khoảng 100-300mm. Độ
dài mùa cạn của các sông suối trong tỉnh trung bình 8-9 tháng, dài nhất là 10
tháng, ngắn nhất là 7 tháng. Lƣợng dòng chảy mùa cạn chiếm 21-39% tổng
lƣợng mƣa năm. Tổng lƣợng 3 tháng nhỏ nhất chiếm khoảng 4-6% so với tổng
lƣợng dòng chảy năm.
1.4.3. Chế độ mực nƣớc trên khu vực nghiên cứu
Vùng sông ảnh hưởng triều
Bờ biển tỉnh Quảng Bình dài 106,04km, đi qua bốn huyện: Quảng Trạch,
Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ và thành phố Đồng Hới.
Các sông chính đổ ra biển là sông Roòn chảy ra cửa Roòn, sông Gianh chảy
ra cửa Gianh, sông Lý Hoà chảy ra cửa Lý Hoà, sông Dinh chảy ra cửa Lý Nhơn
Thơm và sông Nhật Lệ chảy ra cửa Nhật Lệ.
Phần lớn vùng đồng bằng, các huyện, thành phố của tỉnh Quảng Bình đều
nằm dọc ven biển, thƣờng xuyên chịu sự chi phối trực tiếp của chế độ thuỷ văn
các sông ngòi ở thƣợng nguồn, đồng thời còn bị tác động của chế độ hải văn
vùng biển ven bờ, nên đã tạo ra cho vùng hạ lƣu các sông một chế độ thuỷ văn
khá phức tạp.
Chế độ nước sông
Sự chênh lệch giữa mực nƣớc lớn nhất và mực nƣớc nhỏ nhất trong năm ở
vùng hạ lƣu các sông tuy không lớn nhƣ ở vùng thƣợng lƣu, nhƣng cũng thể hiện
sự phân mùa tƣơng đối rõ rệt.

18



Do dòng chảy sông ngòi hàng năm chia thành 2 mùa là mùa lũ và mùa cạn
nên sự biến đổi của mực nƣớc triều trong các sông vùng hạ lƣu cũng phụ thuộc
vào sự thay đổi của lƣợng nƣớc trong sông. Nói chung sự ảnh hƣởng của thuỷ
triều trong các sông vùng hạ lƣu là quanh năm, nhƣng thể hiện mạnh mẽ nhất là
trong mùa cạn.
Mùa cạn từ tháng XII hoặc tháng I đến tháng VII hoặc tháng VIII hàng
năm, tuỳ theo từng lƣu vực sông. Trong thời gian này mực nƣớc trung bình tháng
trên các sông luôn thấp hơn mực nƣớc trung bình năm. Còn mùa lũ từ tháng VIII
hoặc tháng IX đến tháng XI hoặc tháng XII (tuỳ từng lƣu vực) thì mực nƣớc
trung bình tháng luôn lớn hơn mực nƣớc trung bình năm.
Bảng 1.5. Các đặc trƣng mực nƣớc tháng TBNN (1961-2005)
vùng sông ảnh hƣởng triều (cm)
Tháng

I

II

III IV V

VI VII VIII IX X

Htb

-2

-8

-13 -16 -17 -19 -21 -13 6


XI XII Năm

29 4

12

-3

Htb (max) 59

49 50 49 48 42 39 55 96 126 105 83

67

Htb (min) -77

-79 -79 -79 -82 -89 -82 -85 -71 -49 -54 -68 -75

Hmax

86

76 80 80 173 166 92 173 185 205 155 122 205

Hmin

-126 -141 -137 -107 -100 -111 -110 -102 -92 -77 -80 -86 -141

Các tháng mùa khô dòng chảy thƣợng nguồn nhỏ, nhƣng do ảnh hƣởng của

thuỷ triều nên mực nƣớc trong sông vùng hạ lƣu thƣờng thay đổi từng giờ, từng
ngày. Sự khác biệt lớn giữa chế độ mực nƣớc vùng sông không ảnh hƣởng thuỷ
triều và vùng sông ảnh hƣởng thuỷ triều là sự thay đổi mực nƣớc theo chu kỳ của
mặt trăng từng ngày trong tháng. Vùng sông không ảnh hƣởng thuỷ triều, trừ
những ngày bị ảnh hƣởng lũ, còn nói chung mực nƣớc ít có sự biến đổi.
Chế độ thuỷ triều
Ở Quảng Bình, vùng cửa sông Gianh và cửa sông Roòn thuộc dạng nhật
triều không đều với biên độ nhỏ và ảnh hƣởng của bán nhật triều là quan trọng.
Cửa Nhật Lệ chủ yếu thuộc bán nhật triều không đều. Phần lớn số ngày trong

19


tháng xuất hiện hai lần nƣớc lên (nƣớc lớn), và hai lần nƣớc xuống (nƣớc ròng)
trong ngày.

Bảng 1.64. Biên độ dao động mực nƣớc trong năm TBNN của các trạm
Biên độ mực nƣớc đặc trƣng TBNN (cm)
Trạm

Sông

Mai Hoá

Htb

Hmax

Hmin


Gianh

667

960

374

Tân Mỹ

Gianh

242

341

202

Đồng Hới

Nhật Lệ

237

302

130

Thuỷ triều ở các cửa sông Quảng Bình là vùng bán nhật triều không đều có
thời gian triều lên ngắn hơn thời gian triều xuống và chế độ triều ở đây thuộc

dạng chế độ triều hỗn hợp với bán nhật triều là chủ yếu.
Biên độ triều và thời gian triều
Nhìn chung, triều ở Quảng Bình thuộc loại triều yếu, từ số liệu quan trắc (từ
1961 - 2005) tại các trạm thuỷ văn gần cửa sông cho thấy, biên độ triều trung
bình khoảng 0,70 - 0,80m, lớn nhất đạt trên 1,61m và nhỏ nhất là 0,05m.
Trong các tháng không ảnh hƣởng lũ, dạng đƣờng quá trình mực nƣớc triều
thƣờng khá ổn định. Còn những tháng ảnh hƣởng lũ thì tuỳ thuộc vào mức độ
dòng chảy ở thƣợng nguồn mà quy luật triều có thể bị phá vỡ.
Những ngày nhật triều không đều thời gian triều lên trung bình 8,30 giờ,
lớn nhất lên đến 10 giờ, ngắn nhất là 6 giờ; thời gian triều xuống trung bình 16
giờ, dài nhất là 18 giờ, ngắn nhất là 13 giờ.
Những ngày bán nhật triều thời gian triều lên trung bình 5 - 6 giờ, thời gian
triều xuống trung bình 6 - 7 giờ. Thời gian triều lên hoặc xuống ngắn nhất là 2 - 3
giờ, dài nhất là 10 - 12 giờ.
1.4.4. Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Bình
Do lãnh thổ hẹp, sông ngắn và dốc nên tỉnh Quảng Bình đã chịu nhiều tác
động của biến đổi khí hậu (BĐKH), vào mùa khô thƣờng xảy ra hiện tƣợng hạn

20


hán, mùa mƣa chịu cảnh nƣớc dâng gây lũ… thiệt hại nghiêm trọng tới sản xuất
nông nghiệp và tính mạng con ngƣời. Để ứng phó với BĐKH, thời gian qua tỉnh
Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch hành động với những mục tiêu cụ thể cần ƣu
tiên góp phần giảm nhẹ các thảm họa do thời tiết gây ra.
Theo kịch bản BĐKH (Bộ Tài nguyên môi trƣờng, 2012) Quảng Bình có
nhiệt độ trung bình tăng 3,10C vào năm 2100, số đợt nắng nóng và ngày nắng
nóng cũng gia tăng. Theo kịch bản phát thải cao tại trạm hải văn Đèo NgangĐèo Hải Vân thì mực nƣớc biển khu vực Quảng Bình có thể tăng 26÷28cm vào
năm 2050, lên 46÷51 cm vào năm 2070 và có thể tăng 82÷94cm vào năm 2100.
BĐKH đƣợc dự báo sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của

các cộng đồng dân cƣ ven biển, ven sông tỉnh Quảng Bình. Với kịch bản nƣớc
biển dâng 94cm thì hiện tƣợng xâm nhập mặn sẽ tiến vào sâu trong sông, mặn
tiềm tàng trong lòng đất dẫn đến nhu cầu sử dụng nƣớc sẽ tăng cao. Theo Sở
TN&MT tỉnh Quảng Bình , NBD sẽ ảnh hƣởng tới khoảng 15.000 ha đất ở
Quảng Bình. Khoảng hơn 100.000 ngƣời vùng ven biển sẽ thiếu nƣớc sinh hoạt.
Thực tế đã cho thấy, thời gian vừa qua BĐKH gây ra những hiện tƣợng thời
tiết cực đoan đã ảnh hƣởng lớn đến Quảng Bình nhƣ nhiều đợt rét đậm, rét hại
kéo dài làm chết hàng nghìn con gia súc, nhiều trận lụt dữ dội, liên tiếp tác động
tiêu cực đến cuộc sống của hàng nghìn ngƣời tại các huyện Quảng Ninh, Lệ
Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa… Theo Sở TN&MT tỉnh Quảng
Bình, trong 10 năm trở lại đây, tỉnh Quảng Bình có 42 đợt lũ, trong đó năm 2007,
2010 đã xảy ra trận mƣa lũ lịch sử làm 151 ngƣời chết; có 1,737.000 ngƣời bị
ảnh hƣởng. Tổng giá trị thiệt hại do lũ khoảng hơn 5.000 tỷ đồng.
Không những thế, BĐKH còn làm thay đổi lƣợng mƣa và thiếu hụt lƣợng
nƣớc tại khu vực có núi cao dẫn tới tình trạng hạn hán, lũ quét, sạt lở đất, cháy
rừng và bệnh tật ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
của tỉnh bị ảnh hƣởng nặng nề do khô hạn và xâm nhập mặn tiến sâu vào nội
đồng…
Để thấy ảnh hƣởng của các yếu tố khí tƣợng thủy văn đến mực nƣớc và khả
năng nhiễm mặn của hồ Bàu Tró, ta thống kê các số liệu mƣa, bốc hơi, mực nƣớc
biển, mực nƣớc hồ Bàu Tró từ năm 1989 ÷2002

21


- Mƣa, bốc hơi và lƣợng nƣớc khai thác nƣớc tác động lớn đến dao động
mực nƣớc trong hồ Bàu Tró. Ngoài ra yếu tố mực nƣớc biển cũng ảnh hƣởng
đáng kể do hồ Bàu Tró nằm song song và cách bờ biển từ 300÷450m và tầng
chứa nƣớc có quan hệ thủy lực chặt chẽ với biển, hệ số thấm lại rất lớn.
Có thể sơ bộ kết luận là: Vấn đề nhiễm mặn hồ Bàu Tró bị ảnh hƣởng bởi

một loạt các yếu tố khí hậu, thủy văn, chế độ khai thác:
Năm 2003 lại có mùa khô kéo dài, hạn nặng: tổng lƣợng mƣa từ tháng 1
đến tháng 8 chỉ bằng 36% so với cùng kỳ trung bình nhiều năm và mới bằng
10% so với tổng lƣợng mƣa cả năm ( theo trung bình nhiều năm), lƣợng bốc hơi
lớn hơn cùng kỳ nhiều năm. Trong khi đó, năm 2002 mƣa ít, mực nƣớc cuối năm
2002 chỉ ở cao trình +0,5m nên đến ngày 02/3/2003 mực nƣớc hồ đã thấp hơn
mực nƣớc biển (năm 1995 là 08/4/1995) và kéo dài (đến ngày 30/9/2003 mực
nƣớc vẫn ở cao trình -0.57m) nên mặn đã xâm nhập vào hồ.
Theo trung tâm khí tƣợng thủy văn trung ƣơng, Từ tháng 4/2016 nắng nóng
đã xuất hiện trên khu vực, tính đến 07/5/2016 đã xuất hiện 03 đợt nắng nóng diện
rộng (10-17/4; 24-27/4 và 01/5 ) với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36-39oC.
Tình trạng khô hạn thiếu nƣớc gay gắt đã xảy ra ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, chỉ đạt
từ 65-85% dung tích thiết kế. Lƣợng mƣa tại khu vực Trung Bộ trong tháng
5/2016 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 30-50%; các tháng 6,7,8 ở mức
thấp hơn trung bình nhiều năm từ 15-30%; các tháng 9 và 10 ở mức cao hơn
trung bình nhiều năm từ 5-15%.
Để thấy đƣợc một cách định lƣợng ảnh hƣởng của các yếu tố khí tƣợng thủy
văn đến sự dao động mực nƣớc và nhiễm mặn hồ Bàu Tró, cần tiến hành mô hình
dòng chảy và mô hình lan truyền mặn cho nƣớc dƣới đất khu vực hồ Bàu Tró.

22


×