Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình hoàn thổ phục hồi môi trường tại một số mỏ khai thác khoáng sản lộ thiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.71 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

MAI VĂN ĐỊNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH HOÀN THỔ
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ MỎ
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LỘ THIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

MAI VĂN ĐỊNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH HOÀN THỔ
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ MỎ
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LỘ THIÊN
Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học Môi trường
60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thiện Cường

Xác nhận học viên đã chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng
Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Trần Thiện Cường

PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải

Hà Nội, 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân
thành tới:
Tiến sĩ Trần Thiện Cường đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Trung tâm Môi trường Công nghiệp - Viện Khoa học công nghệ Mỏ
luyện kim, các bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ của Bộ Môn
Khoa học Đất đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại Bộ

môn, cũng như gia đình, bạn bè đã khuyến khích, động viên tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mai Văn Định


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 2
1.1. Tổng quan ngành khai thác khoáng sản Việt Nam .................................. 2
1.2. Tổng quan về hoàn thổ phục hồi môi trường ........................................ 15
1.2.1. Khái niệm về hoàn thổ phục hồi môi trường .................................. 15
1. 2.2. Mục tiêu hoàn thổ phục hồi môi trường ......................................... 16
1.2.3. Các yêu cầu tổng quát về hoàn thổ phục hồi môi trường................. 17
1.2.4. Hoàn thổ phục hồi môi trường và phát triển bền vững .................... 18
1.2.5. Vấn đề hoàn thổ trong khai thác khoáng sản ở Việt Nam ............... 21
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 23
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 23
2.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 23
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 26

3.1. Hiện trạng môi trường và công tác hoàn thổ tại các mỏ nghiên cứu ...... 26
3.1.1. Mỏ khai thác và chế biến quặng Kỳ Xuân ...................................... 26
3.1.2. Mỏ khai thác và chế biến quặng Cẩm Hòa, thị trấn Thiên Cầm, tỉnh
Hà Tĩnh .................................................................................................... 30
3.1.3. Mỏ khai thác và chế biến quặng Inmenit Kỳ Khang, tỉnh Hà Tĩnh . 34
3.2. Xây dựng quy trình hoàn thổ phục hồi môi trường áp dụng cho một số
mỏ khai thác khoáng sản lộ thiên................................................................ 35
3.2.1. Xác định mục tiêu hoàn thổ phục hồi môi trường .......................... 37
i


3.2.2. Lập kế hoạch hoàn thổ phục hồi môi trường .................................. 38
3.2.3. Cải tạo mặt bằng các khu vực đã khai thác xong ........................... 39
3.2.4. Kiểm soát xói mòn ........................................................................ 41
3.2.5. Biện pháp hoàn thổ được áp dụng................................................... 49
3.2.6. Lập lại thảm thực vật ...................................................................... 51
3.2.7. Quan trắc và duy trì các hoạt động của khu vực mỏ đã được hoàn
thổ phục hồi môi trường ........................................................................... 53
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 55
1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 55
2. KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 57

ii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Số mỏ và tài nguyên các mỏ khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi
măng ở Việt Nam ........................................................................................... 14

Bảng 2. Một số tính chất của quặng thải khu vực khai thác và tuyển xã Kỳ
Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ................................................................ 27
Bảng 3. Tính chất của nước thải từ quá trình tuyển quặng tại mỏ khai thác
xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ..................................................... 28
Bảng 4: Kết quả phân tích mẫu nước trong khu vực khai thác ở mỏ Cẩm Hoà ...... 31
Bảng 5: Kết quả phân tích mẫu trầm tích hồ khu vực khai thác mỏ Cẩm Hoà 32

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ công nghệ khai thác và tuyển thô tại mỏ ti tan ven biển ............. 9
Hình 2: Vị trí khu vực mỏ Kỳ Xuân .............................................................. 26
Hình 3: Sơ đồ khu vực mỏ Kỳ Xuân .............................................................. 30
Hình 4: Sơ đồ khu vực mỏ Cẩm Hoà - Hà Tĩnh .............................................. 33
Hình 5: Sơ đồ khu mỏ Kỳ Khang - Hà Tĩnh ................................................... 34
Hình 6: Sơ Đồ quy trình hoàn thổ và phục hồi môi trường trong khai thác và
chế biến khoáng sản lộ thiên........................................................................... 37
Hình 7: Hướng di chuyển của gió khi có hàng rào ngăn cách ......................... 44
Hình 8: Phương pháp trồng cây chắn gió có hiệu quả ..................................... 44
Hình 9: Các dạng mặt cắt của kênh rạch thoát nước. ...................................... 48
Hình 10: Sơ đồ khai thác và hoàn thổ ............................................................. 50
Hình 11: Mặt cắt ngang của các khu vực hoàn thổ ......................................... 51

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường


HTPHMT

Hoàn thổ phục hồi môi trường

MTV

Một thành viên

TKV

Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam

TNDB

Tài nguyên dự báo

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

iv


ĐẶT VẤN ĐỀ

Khai thác và chế biến khoáng sản là một hoạt quan trọng trong sự phát
triển của các ngành công nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Tuy nhiên, quá trình khai thác và chế biến khoảng sản, các
thành phần môi trường tự nhiên như đất, nước, không khí và đặc biệt là cảnh

quan thiên nhiên, hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng,... sẽ bị tác động mạnh mẽ...
Các hoạt động khai thác khoáng sản vừa gây ô nhiễm môi trường vừa
chiếm dụng đất, để lại những diện tích đất bị suy thoái và hoang hoá. Cho đến
nay, nhiều khu vực khai thác và chế biến khoáng sản vẫn chưa được hoàn thổ
và phục hồi môi trường tiếp tục chiếm dụng đất đai trên một diện tích rất lớn
và tiếp tục gây ô nhiễm môi trường.
Việc sử dụng đất cho các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản
chỉ mang tính chất tạm thời trong một khoảng thời gian tương đối ngắn so với
thời gian tồn tại của nó, vì vậy sau khi chấm dứt các hoạt động khai thác và
chế biến khoáng sản cần phải tiến hành hoàn thổ phục hồi môi trường cho phù
hợp với mục đích sử dụng đất lâu dài. Nhưng trong thực tế, vấn đề hoàn thổ
phục hồi môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam vẫn
còn chưa được quan tâm thực hiện đúng mức. Thậm chí nhiều khu vực việc
hoàn thổ phục hồi môi trường ở một số nơi chưa được thực hiện, Điều này đã
và đang gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường khu vực.
Vì vậy việc tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình hoàn
thổ phục hồi môi trường tại một số mỏ khai thác khoáng sản lộ thiên” là
rất cần thiết.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Việt Nam nằm trong vành đai sinh khoáng Châu Á - Thái Bình Dương,
có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra địa
chất, tìm kiếm và thăm dò khoáng sản, từ năm 1955 cho đến nay, đã xác định
được hơn 5.000 mỏ và điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản với các quy
mô trữ lượng khác nhau. Đồng thời đã đánh giá được một số loại khoáng sản
có giá trị công nghiệp như: than, apatit, sắt, đồng, nhôm, chì-kẽm, thiếc, các

loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, gốm sứ, thuỷ tinh và nhiều loại khoáng
sản khác [21].
Công tác đánh giá, thăm dò mỏ khoáng sản ở Việt Nam luôn được coi
là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu, được dành tỷ trọng đầu tư lớn. Về
khoáng sản năng lượng, công tác tìm kiếm, thăm dò được tập trung trước hết
và nhiều nhất ở bể than Quảng Ninh, nơi có trữ lượng than lớn nhất của
nước ta với tổng tài nguyên than antraxit được đánh giá hơn 6,5 tỷ tấn, trong
đó trữ lượng đã tính là 3,5 tỷ tấn. Than mỡ ở tây Bắc Bộ có tổng tài nguyên
26 triệu tấn, trong đó trữ lượng đạt 16 triệu tấn. Trong lĩnh vực kim loại đen
Việt Nam đã phát hiện, thăm dò và lập luận chứng khai thác 2 mỏ sắt Thạch
Khê và Quý Sa. Đây là hai mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất nước ta, hàm lượng
sắt cao (Fe 60-65%), là cơ sở nguyên liệu quan trọng đáp ứng cho việc thiết
kế nhà máy Gang thép có công suất lớn. Cùng với Sắt, các mỏ cromit và
mangan có trữ lượng khoảng chục triệu tấn đang được khai thác. Dọc theo
bờ biển nước ta còn phát hiện nhiều mỏ Titan như Bình Ngọc (Quảng Ninh),
Quảng Xương (Thanh Hoá), Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Vĩnh Thái (Quảng Trị),
Thuận An (Thừa Thiên Huế)... [21].
Đối với khoáng sản kim loại màu, kim loại quý hiếm, trước hết phải
kể đến việc phát hiện và đánh giá các mỏ bauxit và đất hiếm. Theo kết quả
điều tra địa chất, tổng trữ lượng quặng bauxit nguyên khai hiện có ở Việt
2


Nam khoảng 8 tỷ tấn, trong đó chủ yếu là quặng bauxit laterit, có trữ lượng
hơn 4 tỷ tấn. Việt Nam là một trong số những nước có tổng trữ lượng bauxit
dự báo lớn trên thế giới. Trong đó, vùng mỏ quặng bauxit ở ĐăkNông được
đánh giá là có triển vọng được các công ty lớn trong nước và nước ngoài
quan tâm đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến. Vùng mỏ bauxit ĐăkNông có
trữ lượng khoảng trên 5 tỷ tấn đã được tìm kiếm đánh giá và một phần đã
được thăm dò. Hiện tại đang được tiến hành nghiên cứu để khai thác và

luyện alumin. Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam khoảng 7-8 tỷ tấn, điều kiện
khai thác thuận lợi. Trong đó, mỏ Nậm Xe, Đông Pao đã được tìm kiếm
đánh giá có trữ lượng trên 9 triệu tấn với hàm lượng oxyt đất hiếm từ 8 đến
30% [21]. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển ngành công
nghiệp điện tử, thuỷ tinh, luyện kim.
Các khoáng sản đồng, nikel, chì, kẽm, antinmon cũng đã được đầu tư
thăm dò, đánh giá trữ lượng như: mỏ đồng Sin Quyền (Lào Cai), mỏ đồng nikel Bản Phúc (Sơn La), các mỏ chì kẽm Chợ Điền, Chợ Đồn (Bắc Kạn),
Tràng Đa (Tuyên Quang), Na Sơn (Hà Giang) v.v...Trong đó, mỏ đồng Sin
Quyền được phát hiện thăm dò là vùng có trữ lượng lớn nhất Việt Nam.
Quặng thiếc ở Việt Nam được khai thác ở Tĩnh Túc từ thời Pháp thuộc. Một
số vùng được phát hiện có thiếc như Tam Bảo, Quỳ Hợp, Đà Lạt... Quặng
thiếc được tìm kiếm thăm dò và đưa và khai thác từ đầu những năm 60 của
thế kỷ XX.
Hai mỏ vàng nổi tiếng ở nước ta là Bồng Miêu và Pắc Lạng được người
Pháp khai thác. Ngoài 2 mỏ này, từ sau năm 1990, nhiều vùng quặng vàng
mới được các nhà địa chất phát hiện, tìm kiếm đánh giá với trữ lượng đạt
khoảng vài trăm tấn như: Trà Năng (Lâm Đồng), Phước Thành (Quảng Nam),
A Vao-A Pey (Quảng Trị - Thừa Thiên Huế), Minh Lương, Sa Phìn (Lào Cai)
góp phần tăng đáng kể tổng trữ lượng và tài nguyên vàng [21].
Ngoài các khoáng sản kim loại, Việt Nam còn có các mỏ khoáng sản
3


phi kim loại phục vụ cho công nghiệp phân bón, hoá chất cũng đã được tìm
kiếm, thăm dò và đang khai thác như: mỏ Apatít Cam Đường (Lào Cai) có trữ
lượng chắc chắn 900 triệu tấn, trữ lượng dự báo 2 tỷ tấn với hàm lượng P2O5
cao; Mỏ photphorit Quảng Bình, Thanh Hoá, v.v [21].
Công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam được đảm bảo bởi nguồn
nguyên liệu đá vôi, sét, caolin, nguyên liệu chịu lửa giàu nhôm phong phú.
Công tác thăm dò đã kịp thời phát hiện các nguồn nguyên liệu cho nhà máy xi

măng lớn ở nước ta như Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên... Đã khảo sát được
274 mỏ đá vôi-xi măng với trữ lượng đạt 44.739 triệu tấn, 218 mỏ sét với trữ
lượng 7.602 triệu tấn là cơ sở cho phát triển bền vững công nghiệp xi măng
đến năm 2020 và những thập kỷ tiếp theo. Các mỏ cát thuỷ tinh như Vân Hải,
Nam Ô, Cam Ranh... có trữ lượng lớn, hàm lượng SiO2 cao, cung cấp cho các
nhà máy sản xuất kính xây dựng cũng như đồ thuỷ tinh cao cấp và cho xuất
khẩu. Các khoáng chất công nghiệp khác như Pyrophyrit, Barit, Fluorit,
Bentonit, Diatomit, ... cũng được thăm dò, đánh giá trữ lượng cho sản xuất
gạch chịu lửa, dung dịch khoan, trợ dung cho sản xuất xi măng, sản xuất văn
phòng phẩm...
1.1.1. Quặng sắt
Tính đến nay Việt Nam đã phát hiện và khoanh định được trên 216
điểm lớn, nhỏ có quặng sắt. Tiềm năng quặng sắt của Việt Nam là không
nhiều, tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo có khoảng 1,2 tỷ tấn. Trong đó
tổng trữ lượng theo báo cáo kết quả tìm kiếm và thăm dò là 757,23triệu tấn
bao gồm: trữ lượng cấp A+B+C1 là: 563 triệu tấn; trữ lượng cấp C2 là 194
triệu tấn [21].
Quặng sắt ở Việt Nam phân bố tương đối rộng, nhưng không đồng đều,
tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao
Bằng, Lào Cai, Hà Giang và rải rác ở một số khu vực khác thuộc tỉnh Quảng
Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai và rải rác ở một số khu vực khác thuộc
4


Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, các tỉnh Trung Bộ như Hà Tĩnh, Nghệ An,
Thanh Hoá...
Có 6 mỏ và khu vực chứa quặng sắt tương đối lớn và tập trung là:
Thạch Khê (Hà Tĩnh), Quý Sa (Lào Cai), Trại Cau, Tiến Bộ (Thái Nguyên),
Ngườm Tráng, Nà Lũng (Cao Bằng) có trữ lượng địa chất khoảng 850 triệu
tấn và trữ lượng chắc chắn có thể khai thác được đánh giá khoảng trên 400

triệu tấn [21].
1.1.2. Quặng Đồng
Những vùng tụ khoáng quặng đồng quan trọng ở nước ta là:- Vùng tụ
khoáng Sin Quyền (Lào Cai), - Vùng tụ khoáng Bản Phúc (Sơn La), - Vùng tụ
khoáng Vạn Sài (Sơn La), Điểm quặng Bản Giàng (Sơn La), - Vùng tụ
khoáng Suối Nùng (Quảng Ngãi) [3]. Ở Việt Nam quặng đồng đang được
khai thác và chế biến chủ yếu tại mỏ đồng Sin Quyền [21].
1.1.3. Quặng thiếc
Ở Việt Nam, quặng thiếc được phân bố tập trung chủ yếu ở các vùng:
Pia Oắc - Cao Bằng, Tam Đảo, Tuyên Quang, Quỳ Hợp - Nghệ An, Trường
Xuân - Thanh Hoá, Hương Sơn - Hà Tĩnh, Quảng Nam - Đà Nẵng, Lâm
Đồng...Trữ lượng thiếc ở cấp C1, C2 khoảng 97.600 tấn, ở cấp P khoảng
268.000 tấn SnO2 [21].
Tại mỏ Tĩnh Túc (khu vực Pia Oắc - Cao Bằng), tính đến năm 2007, trữ
lượng quặng gốc còn 2.471 tấn, quặng sa khoáng còn 9.147 tấn; Mỏ quặng
gốc Ngân Sơn (Bắc Kạn) có trữ lượng dự báo khoảng 1.740 tấn. Ngoài ra, ở
khu vực Tam Đảo (Vĩnh Phúc) trữ lượng quặng thiếc cũng khá nhiều, riêng
mỏ Núi Pháo có trữ lượng dự báo là 11.384 tấn. Đặc biệt, ở khu vực Quỳ Hợp
(Nghệ An), quặng thiếc được dự báo có trữ lượng lớn, tổng trữ lượng trên
khoảng 70.000 tấn. Riêng quặng thiếc sa khoáng ở Nghệ An được đánh giá là
lớn nhất Việt Nam, với trữ lượng khoảng 42.000 tấn (chiếm 30% trữ lượng
quặng thiếc của cả nước), tập trung ở các huyện Quỳ Hợp, Quế Phong.
5


Quặng thiếc được khai thác ở mỏ Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương,
Bắc Lũng (Tuyên Quang), Đại Từ (Thái Nguyên), Quỳ Hợp (Nghệ An), Lâm
Đồng. Ở các mỏ sa khoáng quặng thiếc được khai thác chủ yếu bằng phương
pháp lộ thiên và luyện thiếc bằng công nghệ lò phản xạ và lò điện hồ quang.
Công nghệ khai thác bằng tàu cuốc, tàu hút bùn, sức nước, tuyển nổi trọng lực

đã được thử nghiệm nhưng kết quả còn hạn chế [21].
Khai thác, tuyển quặng thiếc tự phát thủ công là một đặc thù quan trọng
của ngành khai thác này. Nhược điểm lớn của loại hình khai thác này là tàn
phá môi trường, tổn thất tài nguyên, không an toàn nhưng nó đóng vai trò
nhất định trong việc cung cấp nguyên liệu và cho phép tận thu tài nguyên ở
nhiều nơi mà quy mô công nghiệp không thể đem lại hiệu quả.
1.1.4. Quặng titan
a) Khái quát chung về quặng Titan
Titan và các hợp chất titan được sử dụng nhiều trong nền kinh tế quốc
dân. Hợp kim titan có tỷ trọng thấp, độ bền chống mài mòn tốt, nhiệt độ nóng
chảy cao và độ dai cao ở nhiệt độ khoảng 600oC. Chúng đã trở thành vật liệu
quan trọng không thể thiếu đối với ngành hàng không và sẽ thay thế dần các
hợp kim thép không gỉ (trong động cơ phản lực, bộ phận hạ cánh và các bộ
phận khác của máy bay). Hợp kim titan cũng được sử dụng trong những thiết
bị trao đổi ion của các lò phản ứng hạt nhân và những thiết bị cần độ bền
chống ăn mòn cao. Ngoài ra, người ta còn sử dụng hợp kim này để chế tạo và
lắp ráp các bộ phận giả của cơ thể con người, như mỏm xương đùi [21].
Titan chiếm 0,57% khối lượng vỏ trái đất, nhưng phân phối rất rải rác
và chỉ tồn tại ở những hàm lượng nhỏ, chủ yếu ở dạng hợp chất hoá học,
thường thấy nhất là dạng liên kết với oxy và sắt. Khoáng vật có giá trị công
nghiệp chủ yếu là ilmenit và rutil.Vì vậy việc tinh chế để làm giàu quặng gặp
nhiều khó khăn. Có hơn 80 khoáng vật chứa titan, tuy nhiên phần lớn ít gặp
trong thiên nhiên, chỉ có ilmenit và rutil là 2 loại khoáng chủ yếu. Trong sa
6


khoáng chứa titan, ngoài ilmenit còn có nhiều khoáng vật có ích đi kèm khác,
đặc biệt là zircon (ZrSiO4). Bột zircon có giá trị kinh tế rất cao, thường được
dùng trong công nghiệp men sứ, luyện kim, điện tử và hóa chất [21].
Sa khoáng ven biển là loại sa khoáng titan có giá trị nhất hiện nay ở

nước ta. Bột zircon có giá trị kinh tế cao. Mỗi năm thế giới sử dụng khoảng 1
triệu tấn bột zircon chủ yếu cho công nghiệp gốm sứ, là nhân tố che phủ và
làm đục cho men, gốm, thuỷ tinh, vật liệu chịu lửa, làm chất chặn các tia cực
tím trong đèn hình ngành điện tử [21].
Nhìn chung, nhu cầu thị trường thế giới về các sản phẩm đi từ ilmenit
và zircon gia tăng đều đặn trong vài thập niên qua. Dự báo, trong thập kỷ tới
nhu cầu đối với hai sản phẩm này sẽ gia tăng ở mức 2 - 2,5%/năm.
Khoáng vật có chứa titan rất phổ biến và gặp hầu hết ở các loại đá từ
trầm tích, biến chất đến magma. Tuy nhiên, các khoáng vật có giá trị công
nghiệp chỉ gồm ilmenit, rutil, leiconxen, anataz. Quặng titan ở Việt nam có
hai nguồn gốc là quặng titan gốc và titan sa khoáng.
b) Quặng titan sa khoáng
Quặng titan sa khoáng bao gồm 2 loại:
1. Sa khoáng nguồn gốc eluvi-deluvi hoặc deluvi-proluvi-aluvi:
Loại sa khoáng này phân bố tại sườn đồi hoặc thung lũng nhỏ, ở phần
trên của các thấu kính đá gabro chứa xâm tán ilmenite bị phong hóa hoặc
xung quanh các mỏ và điểm quặng gốc. Trữ lượng kiểu quặng này không lớn
và thường gắn với các mỏ quặng gốc [21].
2. Sa khoáng titan ven biển:
Đây là loại sa khoáng có giá trị nhất hiện nay ở nước ta. Sa khoáng
titan-zircon là tên chung để chỉ các tích tụ khoáng vật nặng có trong các tầng
cát gió và cát biển có thể khai thác và sử dụng trên quy mô công nghiệp.
Trong quặng sa khoáng, cát thạch anh chiếm 95-99% còn lại là các khoáng
vật nặng. Thành phần khoáng vật nặng chủ yếu gồm: ilmenite (FeTiO3),
7


zircon (ZrSiO4), rutile (TiO2), leucoxen, anataz (TiO2), monazite (Ce, La,
Th) (PO4, SiO4). Đôi khi xuất hiện turmalin và limonite với hàm lượng rất
thấp. Trong số các khoáng vật nặng kể trên thường chỉ có ilmenite, zircon,

rutile và monazite được thu hồi công nghiệp. Giá trị ilmenite (có chứa titan)
và zircon chiếm đến 97% giá trị khoáng vật nặng sau khi tuyển thô [21].
Sa khoáng ven biển ở nước ta đã được phát hiện và điều tra, thăm dò và
khai thác ở Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hoà, Bà Rịa
- Vũng Tàu.
c) Quặng Titan gốc
Quặng titan gốc có nguồn gốc magma mới được biết duy nhất một kiểu
mỏ là quặng titan trong đá gabro phức Núi Chúa (Thái Nguyên) gồm các loại
quặng: đặc sít (như ở Cây Châm và Nà Hoe) và xâm tán (như ở Hữu Sào).
Quặng nằm trong đá gabro thành phần khoáng vật quặng gồm chủ yếu là
ilmenit chiếm 30-70%.
Tình hình khai thác và chế biến quặng Titan
Trước đây, quặng titan được tận thu từ các xí nghiệp sản xuất thiếc như
là một sản phẩm phụ cộng sinh, tập trung ở các xí nghiệp: Thiếc Tĩnh Túc
(Cao Bằng) và Thiếc Sơn Dương (Tuyên Quang). Những năm 1978-1984, sản
lượng tinh quặng titan đạt khoảng 500-600 tấn/năm với hàm lượng TiO2 4648%. Trước năm 1990, ở nước ta chưa hình thành ngành khai thác và chế biến
quặng sa khoáng titan. Có một số địa phương khai thác thủ công quặng giàu
(khoảng 85% khoáng vật nặng) để cung cấp cho nhu cầu sản xuất que hàn
trong nước. Từ năm 1991 trở lại đây, quặng titan cùng với các sản phẩm đi
kèm khác như zircon, rutil được khai thác từ sa khoáng với sản lượng ngày
càng tăng. Tinh quặng titan chủ yếu được xuất khẩu [21].
Khu mỏ Hà Tĩnh hiện nay đang khai thác quặng titan với công suất
100.000 tấn/năm. Vùng mỏ Bình Định khai thác với công suất 50.000
tấn/năm. Vùng Bình Thuận khai thác với tổng sản lượng 30.000 tấn/năm. Các
8


vùng khác như Thừa Thiên - Huế, Phú Yên đang khai thác với quy mô công
nghiệp, sản lượng khai thác là 30.000 tấn/năm [21].

Từ năm 1990 Thừa Thiên-Huế, Hà Tĩnh, Bình Thuận cũng bắt đầu khai
thác chế biến để cung cấp quặng tinh cho sản xuất que hàn trong nước và xuất
khẩu. Tỉnh Bình Thuận hiện đang xây dựng các nhà máy để sản xuất hai loại
sản phẩm chính đi từ quặng titan là bột màu TiO2 và bột zircon siêu mịn. Các
sản phẩm đồng hành như rutil nhân tạo, TiCl4,...có thể sẽ được sản xuất tuỳ
theo yêu cầu kinh doanh vì cùng nằm trong dây chuyền công nghệ. Dự kiến,
nhà máy sản xuất TiO2 bằng phương pháp clo hóa sẽ đạt công suất 5.000 tấn
TiO2/năm vào năm 2005 và đạt công suất thiết kế là 10.000 tấn TiO2 /năm
vào năm 2010, sau năm 2010 sẽ nâng công suất lên 20.000 tấn/năm. Đồng
thời, nhà máy sản xuất bột zircon siêu mịn sẽ đạt công suất giai đoạn đầu là
5.000 tấn/năm, đến năm 2010 có thể nâng công suất lên 10.000 tấn/năm.
Cát quặng tại
hố khai thác +
Nước
Bè bơm cát cấp liệu
Cát thải

Thải thẳng ra
khu vực đã
khai thác

Vít xả cát

Bơm cát thải

Bơm sản phẩm côn

Cát thải

vít xoắn trung gian


Bơm vít trung gian

vít xoắn sản phẩm
Các giếng nước

Bơm sản phẩm

Bãi quặng tinh thô

Hình 1: Sơ đồ công nghệ khai thác và tuyển thô tại mỏ ti tan ven biển

9


1.1.5. Quặng chì-kẽm
Kết quả tìm kiếm và thăm dò quặng chì kẽm cho thấy trữ lượng chì
kẽm ở nước ta không lớn. Công tác tìm kiếm và thăm dò sơ bộ đã tiến hành
có hệ thống, song công tác thăm dò tỷ mỷ và đưa mỏ vào khai thác còn rất
chậm. Trữ lượng quặng chì kẽm đã tìm kiếm thăm dò khoảng 3 triệu tấn (trữ
lượng dự báo khoảng gần 8 triệu tấn), phân bố chủ yếu ở Chợ Điền, Chợ Đồn
(Bắc Kạn), Làng Hích, Côi Kỳ (Thái Nguyên), Na Sơn (Hà Giang), Tú Lệ
(Yên Bái). Ngoài ra, quặng chì kẽm ở nước ta còn phân bố ở một số điểm mỏ
nhưng trữ lượng không nhiều như: Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An,
Quảng Bình... [21].
1.1.6. Quặng Vàng
Khoáng sản vàng phân bố rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện đã biết
trên 500 mỏ và điểm quặng vàng, nhưng hầu hết thuộc loại mỏ nhỏ và điểm
quặng. Ngoại trừ một số tỉnh Nam Bộ, các mỏ và điểm quặng vàng phân bố rải
rác ở các tỉnh từ Đồng Nai trở ra. Đến nay, đã có 80 mỏ, điểm quặng đã được

tìm kiếm, thăm dò với các mức độ khác nhau ở phạm vi 29 tỉnh trong cả nước.
Trong đó, các tỉnh có số lượng mỏ, điểm quặng được tìm kiếm, thăm dò nhiều
nhất là Quảng Nam, Lâm Đồng, Nghệ An, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Phú Yên, Quảng Trị, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Hà Tĩnh....
Khoáng sản vàng được chia làm hai loại: vàng sa khoáng và vàng gốc[21].
1.1.7. Đá quý
Việt Nam có nhiều loại đá quý, được phát hiện trong các thành tạo địa
chất, đa dạng về nguồn gốc và được phân bố trong nhiều địa chất khác nhau
như: ruby và saphir ở Lục Yên, bờ trái sông Hồng, Quỳ Châu, Quỳ Hợp,
ĐăkNông, ĐăkLăk, lưu vực Sông Mã, Tiên Cô, Đá Bàn, Xuân Lộc, Ngọc
Yêu, Biểu Hồ, ĐăkLong,...; đá nhóm beryl ở Thường Xuân (Thanh Hoá),
Thạch Khoán (Phú Thọ), Đồi Tỷ, Đèo Sen (Quỳ Châu, Quỳ Hợp-Nghệ An),
Cam Ranh và vòm Sông Chảy. Trong nhiều năm qua, công cuộc khai thác đá
10


quý, đặc biệt là ruby, saphir...đã tiến hành mạnh mẽ ở Lục Yên - Yên Bái,
Quỳ Châu - Nghệ An và một số điểm quặng khác như Trường Xuân
(ĐăkNông),... [21]. Ngành khai thác và chế biến đá quý ở Việt Nam hiện nay
chủ yếu chỉ tập trung phát triển ở một số khu vực, đáng kể nhất là vùng Yên
Bái và Nghệ An a- Khai thác lộ thiên
1.1.8. Than
Hiện nay ngành than có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2
triệu tấn/năm (Cao Sơn, Cọc 6, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo), 15 mỏ lộ thiên vừa
và công trường lộ thiên (thuộc các Công ty than hầm lò quản lý) sản xuất với
công suất từ 100  700 ngàn tấn/năm và một số điểm khai thác mỏ nhỏ và lộ
vỉa với sản lượng than khai thác nhỏ hơn 100 ngàn tấn/năm [21].
Hiện nay có trên 30 mỏ hầm lò đang hoạt động. Trong đó chỉ có 9 mỏ
có trữ lượng huy động lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn
chỉnh, khai thác với sản lượng hầm lò từ 1,0 triệu tấn/năm trở lên bao gồm

như mỏ: Mạo Khê (1,6 tr.tấn), mỏ Nam Mẫu (1,5 tr.tấn), mỏ Vàng Danh (3,1
tr.tấn), mỏ Hà Lầm (1,77 tr.tấn), mỏ Ngã Hai (Quang Hanh, 1,05 tr.tấn), mỏ
Khe Chàm (1,01 tr.tấn), mỏ Khe Tam (Dương Huy 2,0 tr.tấn), mỏ Lộ Trí
(Thống Nhất 1,59 tr.tấn) và mỏ Mông Dương (1,5 tr.tấn) khai thác trong năm
2009. Các mỏ còn lại sản lượng khai thác dưới 1,0 triệu tấn/năm, kế hoạch
thăm dò, dây chuyền công nghệ và cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ ... bao gồm các
mỏ: Bắc Cọc Sáu (Công ty TNHH MTV than Hạ Long-TKV), mỏ Tây Bắc
Khe Chàm (Tổng công ty Đông Bắc), mỏ Đồng Vông-Uông Thượng (Công ty
TNHH MTV than Uông Bí-TKV)... nghệ.
1.1.9. Cromit
Vùng quặng cromit Núi Nưa nằm trên diện tích của 3 huyện Triệu Sơn,
Nông Cống và Như Thanh tỉnh Thanh Hóa, trùng với diện tích phân bố khối
magma siêu mafic Núi Nưa và vùng ven rìa của khối. Quặng gốc trong vùng
chỉ gặp một số điểm lộ và mạch gốc đơn lẻ, trong khối Núi Nưa. Quặng cromit
11


gốc ở Núi Nưa tồn tại 2 kiểu quặng chính là kiểu quặng xâm tán nghèo và
quặng đặc sít. Quặng xâm tán đã gặp và khoanh định thành 5 đới Cổ Định (Bắc
Núi Nưa) có diện tích khoảng 10 km2, hàm lượng Cr2O3 trong quặng khoảng 35%; đới Tinh Mễ (Đông Bắc Núi Nưa) có diện tích khoảng 2km2. Đới Mậu
Lâm (Tây Nam Núi Nưa) khoảng 3 km2, đới Bãi Áng (Tây Nam Núi Nưa), 3
km2 [21]. Đới Mỹ Cái (Đông - Đông Bắc Núi Nưa) 8 km2. Kiểu quặng đặc sít
chủ yếu gặp ở dạng quặng lăn, rải rác trên diện tích các đới quặng xâm tán.
Thân quặng gốc đặc sít duy nhất mới phát hiện ở đới Mậu Lâm có chiều dài
khoảng 16m, rộng 3-4m. Quặng sa khoáng có vai trò quyết định trong vùng.
Hiện tại trên bản đồ khoáng sản đã đăng ký các mỏ Cổ Định, Mậu Lâm và Bãi
Áng.
1.1.10. Apatit
Apatit là một nhóm các khoáng vật phosphat bao gồm hidroxylapatit,
floroapatit và cloroapatit. Tài nguyên khoáng sản Apatit Việt Nam chỉ có tại

Lào Cai, do công ty TNHH 1 thành viên Apatit Việt Nam là chủ đầu tư khai
thác, chế biến. Khoáng sản apatit Lào Cai có nguồn gốc thành tạo là trầm tích
sinh hóa biển. Vùng mỏ có chiều dài khoáng 110km kéo dài từ Bát Xát đến
Tam Đỉnh - Làng Phúng, Lào Cai. Địa hình khu mỏ có dạng núi đồi, độ cao
tuyệt đối từ +100m đến 600m. có những vực sâu và những ngòi suối chảy cắt
qua khu mỏ đổ vào sông Hồng. Các nhà địa chất đã phân chia ra 4 loại quặng
tại mỏ Apatit Lào Cai là quặng loại I, II, III, IV [21].
1.1.11. Vonfram
Hiện nay, ở Việt Nam quặng vonfram đang được khai thác chủ yếu ở
Xí nghiệp Wonfram Thiện Kế. Xí nghiệp Wonfram Thiện Kế (trước đây là
Mỏ Wonfram Thiện Kế) thuộc Công ty Kim loại màu Thái Nguyên - Tổng
công ty khoáng sản Việt Nam - TKV được thành lập từ năm 1996 và đi vào
hoạt động từ năm 1997. Mỏ Wonfram Thiện Kế là một mỏ nhỏ, đang khai
thác quặng deluvi có công suất khá ổn định trong hơn 10 năm qua. Sản lượng
12


trung bình đạt 60 - 65 tấn quặng tinh/năm với hàm lượng WO3 = 65% [21].
1.1.12. Mangan
Ở Việt Nam vùng quặng nằm trên lãnh thổ các huyện Quản Bạ, Vị
Xuyên, Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo vùng
quặng khoảng 132 ngàn tấn. Khu vực quặng man gan Khuổi Lịch - Nà Bó Nà Duộc với diện tích 260 ha thuộc huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.
- Vùng quặng nằm trên địa phận huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) và
chợ Đồn (Bắc Kạn). Bao gồm mỏ mangan Nà Pết Trữ lượng cấp C1 + C 2:
114,0 ngàn tấn quặng mangan, TNDB cấp P: 2,3 triệu tấn. Mỏ mangan Phiềng
Lang Tổng trữ lượng mỏ cấp C1 + C2 = 43.44 tấn trong đó cấp C1

=

23.69tấn [21].

- Vùng quặng mangan Cao Bằng nằm trên diện tích các huyện Trùng
Khánh, Trà Lĩnh và Hạ Lang tỉnh Cao Bằng, đây là vùng quặng mangan quan
trọng nhất của nước ta bao gồm các mỏ: Mỏ mangan Tốc Tát nằm trên địa
phận xã Quang Trung, huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng. Mỏ mangan Lũng
Phầy nằm ở xã Minh Long, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Mỏ Lũng
Luông nằm ở xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Mỏ
mangan Roỏng Tháy, nằm ở xã Trung Phúc, Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao
Bằng, Điểm quặng mangan Bản Khuông nằm ở Xã Thông Huề, Huyện Trùng
Khánh, Tỉnh Cao Bằng [21].
- Vùng quặng mangan Nghệ An - Quảng Bình nằm trên địa phận huyện
Nam Đàn, Hưng Nguyên (Nghệ An), Nghi Xuân, Can Lộc (Hà Tĩnh) và
Tuyên Hoá (Quảng bình). Ngoài ra ở Thường Xuân (Thanh Hoá) còn có 1
điểm khoáng sản (Làng Cốc) có đặc điểm tương tự.
1.1.13. Antimon
Tại Việt Nam, khoáng sản Antimon được khai thác và chế biến với sản
lượng không lớn.Năm 2012, về quặng nguyên liệu khai thác trên 5.300 tấn;
kim loại ăngtimon thu trên 560 tấn; tiêu thụ trên 500 tấn; doanh thu ước đạt
13


60 tỷ đồng. Cơ sở khai thác chế biến tiêu biểu là Xí nghiệp Antimon Mậu
Duệ. Địa chỉ: Thôn Pắc Đen, xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
Đơn vị chủ quản mỏ Antimon Mậu Duệ là Công ty Cổ phần Cơ khí và
Khoáng sản Hà Giang [21].
1.1.14. Nhóm vật liệu xi măng
Khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng bao gồm các loại chủ
yếu: đá vôi, đất sét, phụ gia xi măng. Tổng hợp số mỏ và tài nguyên các mỏ
khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng trên cả nước đã được thăm dò,
khảo sát như sau:
Bảng 1. Số mỏ và tài nguyên các mỏ khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất

xi măng ở Việt Nam

Loại
khoáng
sản

Trong đó số mỏ

Trữ lượng mỏ đã khảo sát
(triệu tấn)

Tổng
số mỏ

Chưa

Đã khảo

Tổng

khảo sát

sát

cộng

Tài
B+C1+C2

nguyên

cấp P

1. Đá vôi

351

77

274

44.739

12.558

32.181

2. Đất sét

260

42

218

7.602

2.907

4.695


3. Phụ gia

152

41

111

3.948

296

3.652

Nguồn: Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 về việc phê duyệt
Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt
Nam đến năm 2020.
1.1.15. Nhóm vật liệu xây dựng
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng rất đa dạng, bao gồm: đá vôi, đất sét,
các loại phụ gia để sản xuất xi măng; caolin, felspat, cát trắng sản xuất thuỷ
tinh, đá ốp lát, đất sét sản xuất gạch ngói, cát sỏi xây dựng, đá xây dựng và sét
chịu lửa,...[21].

14


1.1.16. Nhóm khoáng chất công nghiệp
Khoáng chất công nghiệp bao gồm nhiều loại như serpentin, barit,
fluorit, diatomit, bentonit, grafit, talc (theo QĐ số 41/2008/QĐ.BCT) và được
phân bố rải rác khắp các tỉnh trên cả nước như tỉnh Phú Yên, Lâm Đồng, Bình

Thuận, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa, Lai Châu, Nghệ
An...[21]. Các lĩnh vực sử dụng khoáng chất công nghiệp cũng rất đa dạng.
1.1.17. Bôxit
Bauxit ở nước ta được phát hiện từ những năm 1920-1940, thời kỳ thuộc
Pháp. Công tác điều tra đánh giá, thăm dò, khai thác bauxit được đẩy mạnh từ
ngày hòa bình lập lại ở miền bắc và từ sau ngày giải phóng miền nam.
Theo tài liệu Lưu trữ Địa chất, đến nay có 7 mỏ và nhóm mỏ đã được
thăm dò, tính trữ lượng cấp A, B, C1 là: Hà Quảng (Cao Bằng), Tam Lung,
Ma Mèo (Lạng Sơn), Lỗ Sơn (Hải Dương), Nhân Cơ (Đăk Nông), Đồi Thắng
Lợi (một phần mỏ Bảo Lộc), Tân Rai (Lâm Đồng); 6 mỏ, nhóm mỏ điểm
quặng đã được đánh giá, tính trữ lượng cấp C1, C2 và TNDB cấp P1: Quảng
Hòa (Cao Bằng), Bắc Sơn, ngoại vi Bắc Sơn (Lạng Sơn), Măng Đen, Kon Hà
Nừng (Gia Lai), Bảo Lộc (Lâm đồng); số còn lại 7 điểm quặng và nhóm điểm
quặng mới chỉ được phát hiện trong lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000, hoặc
điều tra sơ bộ, tính TNDB cấp P2: Lũng Pù, Tà Lèng (Hà Giang), Đức Bổn,
Phước Long, Đăk Liền, Bunard, Thống Nhất (Bình phước), Vân Hòa (Bình
Định), Quảng Ngãi [21].
1.2. TỔNG QUAN VỀ HOÀN THỔ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Khái niệm về hoàn thổ phục hồi môi trường
Hoàn thổ phục hồi môi trường là một quá trình nhằm hạn chế và khắc
phục các tác động của ngành khai thác mỏ lên môi trường [26]. Hoàn thổ
phục hồi môi trường là một phần quan trọng trong quá trình phát triển các
nguồn nguyên liệu khoáng phù hợp với các nguyên tắc của phát triển bền
vững mà những năm gần đây, ngành công nghiệp khai thác mỏ của các nước
15


trên thế giới bắt đầu tiếp cận với khái niệm này. Phát triển bền vững trong
hoạt động khoáng sản có nghĩa là đầu tư vào các dự án có lợi nhuận về mặt
kinh tế, phù hợp về mặt kỹ thuật, đúng đắn về mặt môi trường và có trách

nhiệm về mặt xã hội.
Khai thác mỏ chỉ là vấn đề sử dụng đất tạm thời, do đó cần phải lồng
ghép với các hình thức sử dụng đất khác hoặc phải hoàn thổ phục hồi môi
trường và chuyển lại cho các hình thức sử dụng khác tiếp theo. Để hoàn thổ
phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản cần phải xác định một cách
rõ ràng việc sử dụng đất của khu vực đó trong tương lai. Để xác định mục
đích sử dụng đất trong tương lai của khu vực cần sự tham khảo ý kiến của các
đơn vị liên quan như các cơ quan quản lý chuyên ngành, chính quyền địa
phương, các chủ đất... Một số công trình khác nhau của mỏ (như các khai
trường, các bãi thải đất đá, hồ thải quặng đuôi, kho bãi chứa quặng nguyên
khai, quặng tinh, nhà máy tuyển, các xưởng cơ khí và văn phòng, các công
trình khoan thăm dò trước đây, đường ống dẫn, đường sá...) có thể được sử
dụng cho các mục đích khác nhau sau khi kết thúc hoạt động khai thác, vì vậy
cần xác định khả năng sử dụng một cách có hiệu quả nhất các công trình này
ở giai đoạn đóng cửa mỏ và hoàn thổ phục hồi môi trường.
1. 2.2. Mục tiêu hoàn thổ phục hồi môi trường
Mục tiêu lâu dài về hoàn thổ phục hồi môi trường có thể rất khác nhau
giữa các khu vực khai thác khác nhau. Nhưng trong mọi trường hợp mục tiêu
hàng đầu và quan trọng nhất của hoàn thổ phục hồi môi trường là bảo vệ sự
an toàn và sức khoẻ của mọi người sống ở xung quanh các khu vực khai thác
khoáng sản [26].Mục tiêu dài hạn của hoàn thổ phục hồi môi trường rất khác
nhau và có thể được phân loại như sau:
1. Hoàn trả lại khu vực sao cho càng gần với các điều kiện trước khi
khai thác càng tốt với đầy đủ các giá trị môi trường ban đầu của khu vực. Mục
tiêu này thường được áp dụng để hoàn trả lại các hệ sinh thái nguyên sinh ban
16


đầu của khu vực.
2. Hoàn thổ phục hồi môi trường các khu vực khai thác khoáng sản sao

cho có thể tái tạo lại một cách tương tự các giá trị sinh thái và việc sử dụng
đất gần giống như trước khi khai thác. Việc hoàn thổ phục hồi môi trường có
thể nhằm biến khu vực thành các thảm cây xanh tự nhiên với các chi phí để
duy trì chăm sóc thấp hoặc tái lập lại mục đích sử dụng như nông nghiệp hay
trồng rừng. Việc lập lại rừng hoặc các khu vực trồng cây lấy gỗ ở các khu vực
khó trồng trọt hoặc ở các vùng đất thoái hoá cũng có thể được xem như là
hoàn thổ phục hồi môi trường.
3. Xây dựng khu vực đã khai thác thành khu vực có mục đích sử dụng
hoàn toàn khác với các mục đích sử dụng trước khi khai thác. Loại hình hoàn
thổ phục hồi môi trường này nhằm đạt được địa mạo cũng như mục đích sử
dụng đất mới mà có thể mang lại cho cộng đồng xã hội lợi nhuận nhiều hơn
so với mục đích sử dụng đất đã được áp dụng trước khi khai thác. Ví dụ, có
thể xây dựng các khu vực đã khai thác xong thành các vùng đất ngập nước,
các khu giải trí, xây dựng đô thị, đất trồng rừng, đất nông nghiệp hoặc cho
một loạt các mục đích sử dụng khác.
4. Chuyển đổi các khu vực có giá trị bảo tồn thấp và về bản chất các khu
vực này chỉ cho năng suất cây trồng thấp thành các khu vực an toàn và ổn định.
1.2.3. Các yêu cầu tổng quát về hoàn thổ phục hồi môi trường
Phần này trình bày các yêu cầu tổng quát về hoàn thổ phục hồi môi
trường ở các vùng có hoạt động khai thác khoáng sản. Các yêu cầu này có thể
khác nhau tuỳ thuộc vào đặc tính của từng vị trí cụ thể, bao gồm:
1.2.3.1. Xác định các điều kiện thoả mãn
Mục đích của công tác hoàn thổ phục hồi môi trường là khôi phục khu
vực khai thác khoáng sản nhằm thoả mãn các điều kiện sau đây:
1. Loại bỏ các mối nguy hiểm và bảo đảm an toàn chung cho người và
động vật;
17


2. Hạn chế tối đa việc sản sinh và/hoặc tuần hoàn các chất có thể gây

tổn hại đến môi trường tiếp nhận và về lâu dài cố gắng loại bỏ việc
phải duy trì sự chăm sóc và quan trắc các khu vực đã hoàn thổ phục
hồi môi trường;
3. Cải tạo và khôi phục khu vực đã khai thác sao cho có hình dáng bên
ngoài phù hợp với cảnh quan chung của khu vực và được cộng đồng
dân cư địa phương chấp thuận;
4. Cải tạo các khu vực có các công trình hạ tầng theo hướng có thể sử
dụng chúng trong tương lai cho các mục đích khác.
1.2.3.2. Các yêu cầu về tái phủ xanh khu vực
Tất cả các khu vực bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác khoáng
sản cần phải được trồng cây tái phủ xanh nhằm kiểm soát sự xói mòn và bảo
tồn các điều kiện tự nhiên của khu vực. Tuy nhiên, nếu toàn bộ hay một phần
của khu vực khai thác và chế biến khoáng sản đặc biệt là các bãi đá thải nếu
không thể tái phủ xanh được thì cần phải chứng minh rằng nó chẳng bao giờ
đạt được các “điều kiện thoả mãn” về các yêu cầu tái phủ xanh [26].
Trước khi tái phủ xanh đất đai ở các khu vực cần cày xới và bón phân nếu
cần thiết. ở những nơi thích hợp thì lớp đất mặt đã được bóc lên cần được sử
dụng trực tiếp trên các diện tích đã sẵn sàng cho hoàn thổ phục hồi môi trường.
Nhìn chung, trước hết nên trồng cỏ và các bụi cây để chống xói mòn và
tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh mùn cho đất. Các loại cây trồng này cần
có các đặc tính phù hợp với môi trường tự nhiên. Cần chú ý ưu tiên các loại
cây có thể tự phát triển được trong thời gian 6 năm kể từ ngày trồng mà không
cần phải cung cấp phân bón hay chăm sóc.
1.2.4. Hoàn thổ phục hồi môi trường và phát triển bền vững
Khai thác và chế biến khoáng sản thường chiếm dụng những diện tích
đất hữu ích rất lớn để làm khai trường, bãi thải đất đá, hồ thải quặng đuôi và
các công trình phụ trợ khác. Những khu vực này nếu không hoàn thổ phục hồi
18



×