: Giải pháp tăng cường huy động vốn cho công ty cổ
phần Viglacera Hà Nội
3.1. Mục tiêu phát triển của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
3.1.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty
Trong quá trình phát triển của mình, Viglacera luôn chú trọng đến công tác
nghiên cứu và phát triển để ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, phát huy
sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phát triển các loại sản phẩm vật liệu xây dựng chất
lượng cao. Chính chiến lược nghiên cứu - phát triển đúng đắn đã giúp Viglacera
không ngừng tăng trưởng ổn định và đang trở thành một tập đoàn kinh tế đa
ngành ở Việt Nam và trong khu vực. Chiến lược nghiên cứu và phát triển của
Viglacera là:
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2000 trong sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu ứng dụng và làm chủ công nghệ tiên tiến trong sản xuất kính xây
dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát ceramic và granite, vật liệu chịu lửa cao nhôm,
gạch cotto.
- Đầu tư sản xuất các loại sản phẩm mới thay thế hàng nhập khẩu và đang
mở rộng thị trường xuất khẩu: kính nổi, gương, kính cán và kính mài, vật liệu
chịu lửa xốp tỷ trọng thấp, các loại gạch ốp lát ceramic, granite, cotto, sứ vệ
sinh.
- Chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung chất lượng cao,
gạch ceramic, sứ vệ sinh.
Để hiện thực hóa chiến lược nghiên cứu phát triển của mình, Viglacera đã:
- Mở rộng hợp tác về kỹ thuật và công nghệ với các hãng của Italia, Đức,
Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc,...
- Xây dựng Trường Trung cấp nghề Viglacera. Liên kết với các trường đại
học chuyên ngành trong và ngoài nước để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường, hội
nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế tất yếu được hầu hết các quốc gia
trên thế giới đón nhận như một cơ hội phát triển kinh tế một cách hiệu quả và
nhanh chóng nhất, đồng thời đặt ra không ít những thách thức cần vượt qua.
Việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan
tâm của nhiều nhà doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, nhiều doanh
nghiệp Việt Nam đang tìm cách đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh trong
nước, đồng thời đẩy mạnh sản xuất hướng xuất khẩu để mở rộng thị trường.
Là thành viên cảu Tông công ty thuỷ tinh và gốm sứ xây dựng Viglacera,
Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của
xuất khẩu đối với sự phát triển lâu dài của Công ty và Tổng công ty. Để không
ngừng tăng trưởng, phát triển và tạo vị thế cạnh tranh và uy tín nhất định trong
nền kinh tế thị trường, mục tiêu phấn đấu của Công ty trong giai đoạn tới là:
Một là, tiếp tục duy trì, khơi dậy tiềm năng của những thị trường hiện tại
đồng thời tìm kiếm thêm các khách hàng mới và mở rộng công tác xuất khẩu.
Song song với quả trình này là việc tạo lập mối quan hệ thân thiêt với các nhà
cung cấp để tạo nguồn hàng ổn định.
Hai là, tiếp tục công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
đội ngũ kỹ thuật viên là điều kiện để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh cho
sản phẩm của Công ty.
Ba là, tăng cường công tác quản lý tài chính, tiết kiệm vốn trong quy trình
kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác
thu hồi và quản lý hàng tồn kho để cân đối lại nguồn vốn phục vụ cho quy trình
kinh doanh tiếp theo.
Mục tiêu của Công ty trong 2 năm tới là đưa Công ty gia nhập thị trường
chứng khoán, một kênh huy động vốn hiệu quả mà rất nhiều Công ty cổ phần đã
và đang áp dụng.
Trước tình hình biến động không ngừng của thị trường và xuất phát từ thực
tế kinh doanh của Công ty, ban lãnh đạo Công ty đã đề ra mục tiêu kinh doanh
chủ yếu của Công ty trong năm 2009 như sau:
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2009
(Đvt:
đồng)
Chỉ tiêu Thực hiện năm 2008 Kế hoạch năm 2009 % tăng trưởng
Doanh thu thuần 294.144.106.142 319.491.524.038 8,62
Tổng chi phí 289.988.038.748 271.613.084.271 -6,34
LNTT 4.356.212.517 10.144.085.397 132,86
LNST 4.356.212.571 10.144.085.397 132,86
LNST/DT 0,01 0,03 114,39
Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 2009
Đối với hoạt động huy động vốn, từ thực tế tìm hiểu cho thấy Công ty đã
chú trọng công tác huy động vốn cho Công ty trong năm 2009. Dựa vào các chỉ
tiêu của kỳ trước cùng với những dự định về hoạt động kinh doanh của Công ty
trong những năm tiếp theo và dự kiến trước những biến động của thị trường về
nhu cầu đối với sản phẩm và giá cả, Công ty đự định nguồn vốn huy động cho
năm tiếp theo như sau:
- Nợ phải trả của Công ty là 136.596 triệu đồng, trong đó, nợ ngắn hạn là
110.223 triệu đồng, nợ dài hạn là 26.373 triệu đồng.
- Đối với đầu tư của chủ sở hữu Công ty cũng cần có kế hoạch huy động
từ các cá nhân trong Công ty cũng như các cá nhân tổ chức bên ngoài để giảm
chi phí sử dụng vốn và tạo ra chính sách tài chính an toàn hơn. Bên cạnh đó cần
bổ sung nguồn vốn chủ từ lợi nhuận giữ lại và trích lập các quỹ khen thưởng
phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,...để Công ty có nguồn
vốn chủ động dùng để phát triển kinh doanh, khen thưởng khuyến khích vật
chất.
3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn cho công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định.
Do đó, việc xây dựng kế hoạch huy động vốn là một giải pháp tài chính hữu
hiệu, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình,
tìm chỗ đứng vững chắc và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để xây dựng được kế hoạch huy động và sử dụng vốn đó trước hết Công
ty phải dự báo được nhu cầu về các loại sản phẩm của thị trường để lên kế hoạch
huy động vốn và lên kế hoạc sử dụng nguồn vốn đó cho phù hợp với quy mô và
mục tiêu kinh doanh. Đây là một công việc rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi trình
độ chuyên môn rất cao và sự am hiểu thị trường của các nhà quản trị. Một số
giải pháp huy động vốn cho Công ty Viglacera Hà Nội
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Quy mô vốn góp ban đầu của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy
nhiên, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả thì đấy là yếu tố thuận lợi để gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu cho doanh
nghiệp. Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh,
tạo điều kiện cho Công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng doanh thu, lợi nhuận, từ đó
tăng lượng lợi nhuận giữ lại vào vốn chủ sở hữu, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cần chú trọng đế một số
công tác như:
• Đầu tư cải tạo nâng cấp TSCĐ hiện có và hoàn thiện các dự án đầu tư TSCĐ
mới
Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp các dòng sản
phẩm gạch ốp lát, là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong công tác đầu tư
trang thiết bị sản xuất hiện đại nên vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
vốn của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh như hiện nay,
đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, giá cả chưa hẳn là vấn đề quan
tâm hàng đầu của người tiêu dùng, đồng thời thị trường gạch ốp lát đang dư thừa
những sản phẩm có giá trị thấp thì việc đầu tư vào cải tiến công nghệ để tạo ra
sự khác biệt là vô cùng cần thiết.
Trong thời gian gần đây, xu hướng của người tiêu dùng là ưa thích những
sản phẩm có kích thước lớn và có giá trị cao trong khi đó, rất ít các doanh
nghiệp trong nước có khả năng cơ sở vật chất và dây chuyền thiết bị đáp ứng
được nhu cầu này. Với tiềm lực sẵn có, bên cạnh việc sửa chữa và cải tạo các
TSCĐ hiện có Công đã quyết định đầu tư thêm một số máy móc phục vụ cho
sản xuất trong giai đoạn tới.
Thứ nhất, có thể thấy rõ một điều là giá các loại nhiên liệu như xăng dầu và
than hiện tại ở mức khá cao và trong thời gian tới còn diễn biến nhiều phức tạp,
trong khi nhiên liệu chiếm từ 30% – 40% chi phí trong giá thành. Chính vì vậy
Công ty đã xây dựng hệ thống nghiền khô nhằm giảm chi phí than và điện, dự
kiến trong tháng 7/2009 sẽ đưa vào sử dụng. Việc triển khai vận hành và sử
dụng hệ thống mới này rất có ý nghĩa trong giai đoạn sản xuất tới, tiết kiệm chi
phí và làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh dẫn đến tăng cao năng lực cạnh
tranh trên thị trường. Chính vì vậy trong thời gian tới Công ty cần hoàn thiện
công tác xây dựng dự án trình Tổng công ty phê duyệt để chính thức sử dụng hệ
thống này vào quá trình sản xuất.
Thứ hai, với dây chuyền xếp tải vào lò nung bằng xe goòng mà Công ty
đang sử dụng có tỷ lệ khấu hao rất cao (khoản 4,8% năm 2008) làm ảnh hưởng
đến kết quả chung của toàn Công ty. Chính vì vậy Công ty đang đầu tư vào dự
án kết nối dây chuyền sản xuất với với giàn bù đầu lò tại nhà máy Hải Dương và
loại bỏ hệ thống xếp dỡ tải xe goòng để tăng tỷ lệ thu hồi sản phẩm, giảm thời
gian dừng lò do phải dừng để sửa chữa vặt trên dây chuyền. Do đó trong thời
gian tới cần phải nhanh chóng hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần giảm
đáng kể chi phí sản xuất để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của công tác sản
xuất và sử dụng TSCĐ của Công ty.