Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.5 KB, 29 trang )

Chuyên đề tiền tệ Ngân hàng GVHD:Lê Long Hậu
BÀI BÁO CÁO NHÓM 6
CHUYÊN ĐỀ 6
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG
TRUNG ƯƠNG
CÁC THÀNH VIÊN:
Họ và tên MSSV:
1.Trần Thị Ngọc Hằng 4061780
2.Cao Thị Cẩm Thi 4061830
3.Trương Trúc Giang 4061777
4.Phan Thị Hồng Nhan 4061810
5.Lê Thị Đề Xa 4074172
6.Nguyễn Văn Vũ An 4066096
7.Triệu Phi Long 4074089
NỘI DUNG BÁO CÁO
Chương 1: Các loại chính sách tiền tệ
Chương 2: Các công cụ của chính sách tiền tệ.Mối quan hệ giữa các
công cụ với nhau
Chương 3: Việc vận dụng các công cụ này vào tình hình thực tế ở Việt
Nam trong thời gian qua và hiện nay
Chương 4: Sự liên quan giữa các chính sách tiền tệ quốc gia với đồng
bản tệ và các đồng tiền khác
Chương 5:Vai trò của Ngoại hối trong việc thực thi chính sách tiền tệ
quốc gia
Chương 6: Tìm hiểu cõ chế điều hành tỷ giá của Trung Quốc hiện nay
1
Chuyên đề tiền tệ Ngân hàng GVHD:Lê Long Hậu
CHƯƠNG 1
CÁC LOẠI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.Chính sách tài chính:
Chính sách tài chính (chính sách tài khóa) trong kinh tế học vĩ mô là chính


sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế. Chính
sách tài chính cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô
quan trọng.
Hai nội dung quan trọng của chính sách tài chính quốc gia gồm:
+ Chính sách tạo và sử dụng vốn trong nền kinh tế
+ Chính sách tạo cơ sở điều hòa thu nhập (thuế và chi ngân sách)
2. Chính sách tiền tệ:
2.1. Khái niệm:
Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là quá trình quản lý
hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục
đích đặc biệt- như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được
toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm
việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua
các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị
trường ngoại hối.
Về nội dung chính sách tiền tệ gồm hai vấn đề:
- Việc xây dựng hệ thống các mục tiêu của chính sách.
- Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu.
2.2. Phân loại:
- Chính sách mở rộng tiền tệ: áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, nạn
thất nghiệp gia tăng. Trong tình hình này, chính sách nớ lỏng tiền tệ làm tăng
lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công
ăn việc làm cho người lao động.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ: áp dụng khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá,
đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng. Chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm
lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, nhằm để chống lạm phát.
2
Chuyên đề tiền tệ Ngân hàng GVHD:Lê Long Hậu
2.3. Những mục tiêu của chính sách tiền tệ:
2.3.1. Mục tiêu về tiền tệ:

Mục tiêu tiền tệ là một hệ thống các mục tiêu về phương diện tiền tệ, cần đạt
được đó là:
- Điều hòa khối tiền tệ: là giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tiền và hàng.
Nguyên tắc chung để đạt được mục tiêu này là giữ nguyên, tăng hay giảm khối
tiền tệ tùy theo tình hình các nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái.
- Kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền: việc kiểm soát giá cả thiếu cơ sở vững
chắc vì ngoài yếu tố khối tiền tệ (M) còn có yếu tố tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tác
động đến vật giá. Bởi vậy cần thiết phải kiểm soát tổng số thanh toán hay tổng số
lượng tiền tệ dùng để chi trả trong các cuộc giao dịch và trong một khoảng thời
gian nhất định.
- Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền: Chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu
ổn định giá nói chung. Sự gia tăng hay sụt giảm quá mức của vật giá điều có tác
hại đến sự ổn định giá trị quốc nội của đồng tiền và là biểu hiện của sự thăng trầm
kinh tế.
- Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền: Sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng
đến sức mua của đông tiền, từ đó tác động ít hay nhiều đến hoạt động của nền kinh
tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó.
2.3.2. Mục tiêu kinh tế:
• Tăng trưởng kinh tế: sự tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố: lãi suất và số
cầu tổng quát. Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số
cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác
động lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh
tế. Bởi vậy chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông
qua việc tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp.
• Giảm thiểu những thăng trầm chu kỳ kinh tế:
+ Mở rộng khối tiền tệ trong giai đoạn suy thoái để sớm chuyển sang giai đoạn
phát triển.
+ Điều tiết khối tiền tệ để đảm bảo vừa chống lạm phát vừa không xảy ra tình
trạng ngưng trệ.
3

Chuyên đề tiền tệ Ngân hàng GVHD:Lê Long Hậu
+ Sớm chuyển sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế với một tỷ lệ lam phát có thể
chấp nhận được.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ:
- Giảm lạm phát và thất nghiệp.
- Ổn định giá cả.
- Điều chỉnh tỷ giá.
2.4. Các khó khăn của Chính sách Tiền tệ trên Thực tế:
Trên thực tế, có rất nhiều khó khăn tiềm tàng đối với việc thực hiện chính
sách tiền tệ.
- Như chúng ta đã thấy, cung ứng tiền bao gồm cả các khoản tiền gửi ngân hàng,
mà nó được quyết định một phần bởi hoạt động của ngân hàng trung ương, và một
phần do quyết định của các hộ gia dình/doanh nghiệp và ngân hàng. Do đó, sự
thay đổi trong cung ứng tiền có thể không chính xác như ngân hàng mong muốn.
- Thứ hai, có một loạt độ trễ trong việc thực thi chính sách tiền tệ, điều này có
nghĩa là có thể mất đến 18 tháng để áp dụng được chính sách tiền tệ cho toàn bộ
nền kinh tế - điều này có thể đến quá trễ! Ví dụ, ngân hàng trung ương có thể giảm
lãi suất, nhưng các dự án đầu tư cần thời gian để xây dựng và thực hiện, và các
nhà máy có thể không hình thành và hoạt động trong khoảng thời gian mong
muốn.
- Thứ ba, chính sách tiền tệ sẽ tác động đến giá cả, và điều này có thể có tác động
cản trở đến chính sách tiền tệ. Ví dụ, nếu chúng ta đạt đến mức có đầy đủ việc
làm, một chính sách tiền tệ tăng lên sẽ làm tăng mức giá cả, và có ảnh hưởng nhỏ
đến GDP thực tế và mức giá.
4
Chuyên đề tiền tệ Ngân hàng GVHD:Lê Long Hậu
CHƯƠNG 2
CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA CÁC CÔNG CỤ
1. Các công cụ của chính sách tiền tệ: Gồm có 6 công cụ

• Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối
với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương
mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho
Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
- Ưu điểm: các khoản vay của ngân hàng trung ương đảm bảo thu về được.
- Nhược điểm: việc vay hay không vay phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại.
• Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu
hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toan (cho
vay) của các Ngân hàng thương mại.
- Ưu điểm: NHTW nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM và các tổ chức
tín dụng khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế do đó NHTW có
thể tác động trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỷ lệ dự
trữ bắt buộc.
- Nhược điểm: Hạn chế khả năng sinh lời của đồng tiền.
• Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua
bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có
giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó
tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến
làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
- Ưu điểm: NHTW tác động trực tiếp đến dự trữ của các NHTM, buộc các NHTM
phải gia tăng hay giảm khối lượng tín dụng.
- Nhược điểm: Biện pháp này chỉ thực hiện được trong điều kiện các khoản tiền
trong lưu thông đều nằm tại các NHTM.
• Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện
chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay
giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản
xuất.Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách
5
Chuyờn tin t Ngõn hng GVHD:Lờ Long Hu
v gii phỏp c th ca Ngõn hng Trung ng nhm iu tit lói sut trờn th

trng tin t, tớn dng trong tng thi k nht nh.
- u im: NHTW cú th tỏc ng trc tip n cỏc d ỏn u t bng cỏc iu
kin tớn dng.
- Nhc im: Lói sut c n nh cú th khụng phự hp vi nn kinh t, gõy
khú khn cho vic thc hin cỏc d ỏn ng thi tớnh linh hot ca th trng tin
t s b suy gim.
Cụng c hn mc tớn dng: l 1 cụng c can thip trc tip mang tớnh hnh
chớnh ca Ngõn hng Trung ng khng ch mc tng khi lng tớn dng ca
cỏc t chc tớn dng. Hn mc tớn dng l mc d n ti a m Ngõn hng Trung
ng buc cỏc Ngõn hng thng mi phi chp hnh khi cp tớn dng cho nn
kinh t.
- u im: Cú th k hoch mt cỏch chc chn khi lng tin trong lu thụng.
- Nhc im: Thiu linh hot khi tỡnh hỡnh bin ng v ch thc hin c trong
c ch k hoch húa tp trung.
T giỏ hi oỏi: T giỏ hi oỏi l tng quan sc mua gia ng ni t v ng
ngoi t. Nú va phn ỏnh sc mua ca ng ni t, va l biu hin quan h
cung cu ngoi hi. T giỏ hi oỏi l cụng c, l ũn by iu tit cung cu
ngoi t, tỏc ng mnh n xut nhp khu v hot ng sn xut kinh doanh
trong nc. Chớnh sỏch t giỏ tỏc ng mt cỏch nhy bộn n tỡnh hỡnh sn xut,
xut nhp khu hng húa, tỡnh trng ti chớnh, tin t, cỏn cõn thanh toỏn quc t,
thu hỳt vn du t, d tr ca t nc. V thc cht t giỏ khụng phi l cụng c
ca chớnh sỏch tin t vỡ t giỏ khụng lm thay i lng tin t trong lu thụng.
Tuy nhiờn nhiu nc, c bit l cỏc nc cú nn kinh t ang chuyn i coi
t giỏ l cụng c h tr quan trng cho chớnh sỏch tin t.
Các công cụ CSTT đang áp dụng của NHNN Việt Nam
Dự tr bắt buộc
Lãi suất (Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản)
Chính sách tái cấp vốn.
Hoạt động thị trờng mở
Tỷ giá hối đoái

6
Chuyên đề tiền tệ Ngân hàng GVHD:Lê Long Hậu
2. Mối quan hệ giữa các công cụ của chính sách tiền tệ:
Để hiểu rõ mối quan hệ này ta xem xét trường hợp Ngân hàng trung ương thực
hiện chính sách Thắt chặt tiền tệ để giảm lượng tiền nội tệ đang lưu thông và ta giả
sử NHTW thực hiện tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc khi đó lãi suất huy động của Ngân
hàng tăng lên, như vậy người dân sẽ có xu hướng đi gởi tiền tiết kiệm ở Ngân
hàng thay vì đầu tư vào trái phiếu hay tín phiếu. Mặt khác, theo diễn biến đó lượng
tiền mặt ngoài lưu thông sẽ giảm đi tạo áp lực tăng giá đồng nội tệ và làm tỷ giá
hối đoái giảm.
VD: Trong năm 2007, mục tiêu duy trì mức giảm giá đồng tiền một vài phần
trăm, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trở nên khó khăn hơn khi mà lượng
ngoại tệ chảy vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ do sự bùng nổ của thị trường chứng
khoán và các dòng vốn khác được khai thông tốt hơn.
Đồng Việt Nam không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng giá so với
đồng Đôla, gây bất lợi cho xuất khẩu. Thêm vào đó, nhập khẩu trong quí 1 lại tăng
đột biến (cho dù chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho sản
xuất) đã làm cho thâm hụt cán cân ngoại thương trở nên trầm trọng hơn.
Đứng trước áp lực nêu trên, cộng với việc mong muốn gia tăng số lượng ngoại
tệ dự trữ phòng khi bất trắc xảy ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tung tiền
đồng để mua vào một lượng lớn ngoại tệ mà theo ước tính của Ngân hàng Thế
giới, chỉ trong quí 1, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng khoảng 3 tỉ Đôla, tương
đương với gần 50.000 tỉ đồng được đưa vào lưu thông.
Có lẽ nhờ việc mua vào ngoại tệ mà trong những ngày đầu tháng 6/2007, tỷ giá
đồng Việt Nam so với đồng Đôla đã tăng trở lại lên mức trên 16.100, thay vì chỉ
quanh con số 16.000 như thời gian trước. Việc gia tăng ngoại tệ cho dự trữ quốc
gia là điều cần thiết, nhưng việc bơm thêm một lượng lớn tiền đồng vào nền kinh
tế sẽ làm áp lực lạm phát gia tăng, khi mà mới năm tháng đầu năm chỉ số giá tiêu
dùng trong nước đã tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái (WB 2007).
Điều này làm cho mục tiêu khống chế mức tăng giá trong năm 2007 ở con số

6,5% trở nên khó khăn hơn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Ngân
hàng Nhà nước đang gặp thử thách.
Để giảm bớt áp lực gia tăng của chỉ số giá trong thời gian còn lại của năm 2007,
chỉ có cách rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế. Tăng dự trữ bắt buộc là giải pháp được
7
Chuyên đề tiền tệ Ngân hàng GVHD:Lê Long Hậu
lựa chọn. Với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ 5%
lên 10% thì theo ước tính sẽ có khoảng 40.000-50.000 tỉ đồng, tương đương với số
tiền bỏ ra để mua 3 tỉ Đôla nêu trên, quay trở lại kho của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, với hai biện pháp can thiệp được đưa ra, ít nhất ba mục tiêu đã đạt
được gồm: đảm bảo mục tiêu ổn định tỷ giá, tăng được lượng dự trữ ngoại hối
quốc gia nhưng lại không gây áp lực lạm phát vì tiền chảy vào đã được đem cất
trong “két” nên chẳng có điều gì xảy ra cả!
Bất kì chính sách tiền tệ nào của ngân hàng trung ương cũng dẫn đến hậu quả
nhất định và để giải quyết hậu quả đó NHTW thường chọn một gói chính sách
gồm nhiều công cụ và dĩ nhiên các công cụ này có mối liên hệ với nhau.
3. Một số điểm cần lưu ý khi vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ
cùng một lúc:
Việc sử dụng đồng thời nhiều công cụ điều hành chính sách tiền tệ là việc
làm bình thường, trên lý thuyết và cả thực tiễn, cũng không có nguyên tắc nào quy
định về vấn đề này. Tuy nhiên, thị trường là nơi rất nhạy cảm và nó chính là nơi
phản ánh sức sống của nền kinh tế.
Vì thế, cần phải hết sức thận trọng đối với mỗi quyết định liên quan đến sự
vận động của tiền tệ, trước khi vận hành phải quan sát kỹ diễn biến, dự kiến được
những phản ứng có thể của thị trường để cân nhắc về loại công cụ sử dụng, về
mức độ cần thiết, về liều lượng cũng như cách thức vận hành mỗi công cụ và luôn
tránh những giải pháp sốc - giải pháp có thể dồn các ngân hàng vào những tình
huống nguy hiểm.
 Lãi suất là công cụ linh hoạt, đáng được cân nhắc để sử dụng nhất.Có
thể nói, trong các loại lãi suất thì lãi suất thị trường liên ngân hàng sẽ phát ra tín

hiệu phù hợp nhất, lãi suất này không chỉ chịu sự chi phối của cung cầu vốn mà
còn chịu ảnh hưởng, tác động của lãi suất chỉ đạo phát ra từ NHNN: lãi suất tái cấp
vốn, lãi suất chiết khấu. Lãi suất thị trường liên ngân hàng đặc biệt phát huy tác
dụng trong điều kiện khó khăn về thanh khoản của các NHTM.
 Thay đổi quan điểm về chi phí phải trả cho việc điều hành chính sách
tiền tệ. Để đạt được mục tiêu đặt ra kể cả mục tiêu của chính sách tiền tệ trong
từng thời kỳ đều có những cái giá phải trả - đó là những chi phí, những tốn kém
cần thiết. Không thể đơn giản cho rằng dự trữ bắt buộc thì không phải trả lãi suất
8
Chuyên đề tiền tệ Ngân hàng GVHD:Lê Long Hậu
hay mua bán giấy tờ có giá trên thị trường mở thì nhất thiết phải có chênh lệch (lợi
nhuận)... Việc điều chỉnh tăng lãi suất trả cho dự trữ bắt buộc thời gian gần đây
cũng là sự thay đổi đáng kể về quan điểm. Còn đối với công cụ thị trường mở, khi
thực hiện việc mua bán giấy tờ có giá trên thị trường này cũng chính là lúc NHNN
thực hiện việc sử dụng công cụ thị trường mở để đạt mục tiêu của chính sách tiền
tệ chứ không phải để kinh doanh, vì thế, trong nhiều tình thế bắt buộc, NHNN phải
sử dụng cơ chế giá để điều tiết bằng cách đặt giá cao lên để mua cho được - nếu
muốn phát hành tiền vào lưu thông và ngược lại, định giá thấp xuống để bán cho
được - nếu muốn hút tiền từ lưu thông về. Như vậy, mặc dù là người định giá
nhưng có lúc NHNN cũng vẫn phải mua giá cao và bán giá thấp - đó là một loại
chi phí buộc phải trả.
 Ngoại tệ mua vào cần phải được sử dụng có hiệu quả. Ngoại tệ cần phải
được tập trung vào tay Nhà nước để sử dụng hiệu quả cho những nhu cầu chính
đáng của quốc gia và hạn chế tình trạng đôla hoá nền kinh tế, cho nên dù không
hành chính hoá vấn đề này, song, nếu doanh nghiệp, cá nhân nào có nhu cầu bán
ngoại tệ là ngân hàng không được từ chối. Tất nhiên, NHTM thì mua của doanh
nghiệp, của dân; NHNN thì mua lại của các NHTM. Việc làm đó đồng nghĩa với
phát hành tiền vào lưu thông, vấn đề sẽ trở nên bình thường nếu như nguồn ngoại
tệ được sử dụng một cách có hiệu quả, tạo ra nguồn hàng đảm bảo sự cân đối với
số lượng VND đã phát ra. Vì thế, một mặt, khi phát hành tiền đồng mua ngoại tệ

phải luôn đi kèm với giải pháp hút tiền đồng về - sử dụng công cụ thị trường mở,
công cụ lãi suất... Ngoài ra, vấn đề quản lý quỹ dự trữ ngoại hối của Nhà nước
cũng phải được quan tâm, phải tập trung về một mối đó là NHNN - đại diện cho
Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Ngoại tệ là của quốc gia, không
vì lợi ích riêng mà để phân tán rải rác gây khó khăn cho việc điều hành chính sách
tiền tệ và cũng cản trở việc quản lý và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
CHƯƠNG 3
9
Chuyên đề tiền tệ Ngân hàng GVHD:Lê Long Hậu
VẬN DỤNG CÁC CÔNG CỤ NÀY VÀO TÌNH HÌNH THỰC TẾ
CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA VÀ HIỆN NAY
1. Chính sách tiền tệ của NHTW trong thời gian qua:
Giai đoạn từ 1998 đến 2007: để đạt mục tiêu tăng trưởng - mục tiêu được
xếp hàng đầu trong nhiều năm liền, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng liên tục
theo hướng: lãi suất ổn định (từ 01/12/2005 - 01/02/2008, lãi suất cơ bản luôn giữ
ở mức 8,25%/năm), tỷ giá cũng ổn định nhưng tín dụng thì mở rộng. Trong thời
gian 10 năm, từ năm 1998 đến hết năm 2007, bình quân tốc độ tăng trưởng tín
dụng hàng năm khoảng 25%, riêng năm 2007, con số này đạt kỷ lục (cao nhất
trong 10 năm) là 37,8%. Bên cạnh họat động tín dụng, tiền còn được đưa vào lưu
thông qua đường chi tiêu ngân sách, thu mua ngoại tệ… Vì vậy, đã đẩy tổng
phương tiện thanh toán mỗi năm tăng thêm hơn ¼ số tiền của năm trước (từ 1996
đến hết năm 2007 tổng phương tiện thanh toán tăng thêm bình quân năm là 26,2%,
riêng năm 2007 con số này là 37%) trong khi bình quân mỗi năm GDP chỉ tăng lên
khoảng 7,2% (GDP từ 1997 đến hết năm 2007 tăng bình quân năm là: 7,2%). Suốt
khoảng thời gian dài, khoảng cách giữa tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và
tốc độ tăng GDP luôn ở mức trên dưới 20%, mà trong đó, tốc độ tăng tổng phương
tiện thanh toán luôn ở biên độ cao hơn so với GDP. Qua đó cho thấy, cũng trong
suốt thời gian ấy, rất nhiều tiền đã được đưa vào lưu thông nhưng đã không tạo ra
một lượng GDP tương ứng. Mà có lẽ thị trường bất động sản, thị trường chứng
khoán trong những năm qua đã trở thành kênh dẫn cho lượng tiền đó và vì thế, cho

đến khi hai thị trường này bị thắt lại, lượng tiền thừa thực sự phát huy tác dụng -
nếu không lạm phát mới là hiện tượng lạ (thị trường bất động sản bắt đầu phát
triển từ những năm 1997, 1998 và mạnh mẽ nhất vào năm 2007. Còn thị trường
chứng khoán mới có sức hút tiền trong khoảng 3 năm gần đây).
Biều đồ: Tốc độ tăng cung tiền và GDP của 3 nước, lấy mốc năm 2004
bằng 100%, cung tiền đo bằng M2
10
Chuyên đề tiền tệ Ngân hàng GVHD:Lê Long Hậu

Nguồn: Website của NHNN
Trong khoảng thời gian 2 năm rưỡi (tính từ đầu năm 2005 cho đến hết
tháng 6/2007), GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền lên đến 110%.
Trong cùng một khoảng thời gian, GDP của Trung Quốc tăng 29%, nhưng mức
cung tiền chỉ tăng 50%. Chênh lệch này ở Thái Lan hầu như không đáng kể.
Hai quý đầu của năm 2008: cùng với những bất ổn trên thị trường tài
chính thế giới, tình hình kinh tế trong nước cũng diễn biến hết sức phức tạp. Giá
cả tăng cao, cộng với sự dồn tích khá lâu về lượng tiền thừa đã làm cho thị trường
hàng hoá Việt Nam có hiện tượng “bốc hoả” về giá.. So với tháng 12 năm 2007,
giá tiêu dùng tăng 17,18%, mức cao nhất so với nhiều năm trở lại đây. Trong đó
đáng quan tâm nhất là hai nhóm hàng lương thực và thực phẩm: lương thực tăng
59,44%, thực phẩm tăng 21,83%, đã góp phần đẩy chỉ số lạm phát bình quân 6
tháng đầu năm lên mức 2,86%/tháng. Đến cuối tháng 6, chỉ số lạm phát tuy có
tăng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao nhất so với tháng 6 của nhiều năm trước
(2,14%).
Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ba công cụ: lãi suất, dự trữ bắt buộc
và thị trường mở được sử dụng đồng thời cùng với những quy định siết chặt thị
trường chứng khoán, thị trường bất động sản… đã tác động mạnh đến thị trường.
Và phản ứng của thị trường cũng thật mạnh mẽ: các hoạt động cho vay gần như co
cụm lại, lãi suất tăng vọt, luồng tiền gửi trở nên bất ổn, thị trường bất động sản
đang ở trong cơn sốt bỗng đóng băng và trở nên lạnh giá, thị trường vàng như con

ngựa bất kham, giá cả hàng hoá thì tăng vọt… Chính sách tiền tệ bộc lộ thật rõ sức
mạnh của nó.
 Những dấu mốc đáng ghi nhớ trong việc sử dụng các công cụ để điều
hành chính sách tiền tệ vào những tháng đầu năm 2008:
- Ngày 16/01/2008, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%. (Quyết định 187/QĐ-
NHNN).
11

×