Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm nước làng nghề cơ kim khí phía Nam Hà Nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN
------------------------------

Nguyễn Mạnh Hùng

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NƢỚC LÀNG NGHỀ CƠ
KIM KHÍ PHÍA NAM HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN
------------------------------

Nguyễn Mạnh Hùng

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NƢỚC LÀNG NGHỀ CƠ
KIM KHÍ PHÍA NAM HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU
Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải

Hà Nội - 2014




Lời cảm ơn
Qua bài luận văn này tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa
Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học vừa qua.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô Bộ Công nghệ Môi trƣờng –
Khoa Môi trƣờng. Các thầy cô đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tôi về kiến thức chuyên
môn của các môn học chuyên ngành cũng nhƣ đóng góp những ý kiến quý báu để có thể
giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực môi trƣờng.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hƣớng dẫn
chính PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải – Phó chủ nhiệm Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại
học Khoa học Tự nhiên là ngƣời đã trực tiếp tận tình chỉ bảo và hƣớng dẫn tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Cục Cảnh sát PCTP về môi trƣờng đã
giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt việc học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Thanh Thùy đã cung cấp số liệu và
tạo điều kiện cho tôi khảo sát và thu mẫu tại địa phƣơng.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những bạn bè, đồng nghiệp đã động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ và kinh nghiệm còn hạn
chế, vì vậy Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy
cô đóng góp ý kiến, cho nhận xét và tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thiện tốt
luận văn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014


Học viên

Nguyễn Mạnh Hùng


MỤC LỤC

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... v
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 4
1.1. Tổng quan làng nghề ở Việt Nam .................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm làng nghề ................................................................................. 4
1.1.2. Phân loại làng nghề ................................................................................... 5
1.1.3. Thực trạng hoạt động của làng nghề Việt Nam hiện nay.......................... 5
1.1.4. Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề Việt Nam ................................................ 8
1.2. Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Hà Nội ...................................................... 10
1.3. Ảnh hƣởng của hoạt động làng nghề tới môi trƣờng và con ngƣời ............... 11
1.4. Tổng quan làng nghề cơ kim khí phía Nam Hà Nội ......................................... 12
1.5. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc sông Nhuệ ...................................... 13
Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 17
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 17
2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 17
2.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 18
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu ...................... 18
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa ................................................. 18
i



2.4.3. Phƣơng pháp tổng hợp số liệu ................................................................. 19
2.4.4. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm .................. 19
2.4.4.2. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm .................................. 19
2.2.5. Nghiên cứu xử lý kim loại nặng trong nƣớc thải mạ .............................. 22
2.4.6. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................. 24
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 25
3.1. Hoạt động sản xuất và vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc .............................. 25
3.1.1. Tình hình sản xuất ................................................................................... 25
3.1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ..................................................... 31
3.1.3. Hiện trạng quản lý và xử lý nƣớc thải ..................................................... 38
3.2. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nƣớc thải làng nghề phía Nam Hà Nội42
3.2.1. Các giải pháp về quản lý ......................................................................... 42
3.2.2. Các giải pháp về tuyên truyền ................................................................. 45
3.2.3. Giải pháp kĩ thuật .................................................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 56
1. Kết luận ............................................................................................................. 56
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 59

ii


BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng


BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

LVS

Lƣu vực sông

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TNMT

Tài nguyên và Môi trƣờng

TCMT

Tiêu chuẩn môi trƣờng

UBND

Ủy ban nhân dân

CTR

Chất thải rắn

iii



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 ..............8
Bảng 2.1: Thể tích các dung dịch sử dụng để xây dựng đƣờng chuẩn COD ................20
Bảng 2.2: Thể tích các dung dịch sử dụng để xây dựng đƣờng chuẩn Fe .....................22
Bảng 3.1. Thành phần ô nhiễm và tính chất của nƣớc thải chăn nuôi ...........................33
Bảng 3.2. Kết quả phân tích nƣớc thải mạ tháng 10 năm 2013 ....................................36
Bảng 3.3. Kết quả phân tích nƣớc thải mạ tháng 3 năm 2014 ......................................36
Bảng 3.4. Chất lƣợng nƣớc thải tại cống thoát nƣớc của làng Rùa Hạ và nƣớc sông
Nhuệ đoạn chảy qua làng Rùa Hạ .................................................................................40
Bảng 3.5. Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận nƣớc thải của sông Nhuệ đối với các
chất ô nhiễm...................................................................................................................41

iv


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sự phân bố các làng nghề ở Việt Nam theo khu vực ................................. 7
Hình 3.1. Quy trình sản xuất tôn thành phẩm và dòng thải ...................................... 26
Hình 3.2. Quy trình sản xuất của cơ sở đột dập ....................................................... 27
Hình 3.3. Sơ sồ quy trình mạ và dòng thải ............................................................... 29
Hình 3.4. Ảnh hƣởng của pH đến nồng độ chất ô nhiễm trong nƣớc thải mạ ......... 47
Hình 3.5. Ảnh hƣởng của pH đến nồng độ chất ô nhiễm trong nƣớc thải mạ ......... 48
Hình 3.6. Ảnh hƣởng của Na2CO3 đến nồng độ sắt trong nƣớc thải mạ cơ sở B .... 49
Hình 3.7. Ảnh hƣởng của Na2CO3 đến nồng độ Zn2+ trong nƣớc thải mạ cơ sở B ...... 50
Hình 3.8. Ảnh hƣởng của Na2CO3 đến nồng độ N-NH4+trong nƣớc thải mạ cơ sở B50
Hình 3.9. Ảnh hƣởng của Na2CO3 đến nồng độ sắt trong nƣớc thải mạ cơ sở D .... 51
Hình 3.10. Ảnh hƣởng của Na2CO3 đến nồng độ kẽm trong nƣớc thải mạ cơ sở D 52

Hình 3.11. Ảnh hƣởng của Na2CO3 đến nồng độ N-NH4+trong nƣớc thải mạ cơ sở D
.................................................................................................................................. 52
Hình 3.12. Sơ đồ quy trình xử lý nƣớc thải mạ ........................................................ 54

v


MỞ ĐẦU
Hiện nay các làng nghề đang là một bộ phận quan trọng trong việc cấu thành nền
kinh tế và luôn đƣợc chú trọng trong các định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội nƣớc ta.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, các làng nghề của Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều
khó khăn, thách thức nhƣ lao động sản xuất chủ yếu là thủ công, công nghệ sản xuất còn
lạc hậu, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao,... đặc biệt là các tác động đến chất lƣợng môi
trƣờng sống và sức khỏe cộng đồng do hoạt động sản xuất của làng nghề gây ra. Phần
lớn các làng nghề Việt Nam đƣợc hình thành và phát triển một cách tự phát với công
nghệ lạc hậu và thiết bị đơn giản, thủ công, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp,
mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tƣ cho xây dựng các hệ thống bảo vệ môi trƣờng rất
ít đƣợc quan tâm; ý thức bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình của
ngƣời lao động còn rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng các làng nghề ở
nông thôn đã và đang là vấn đề bức xúc cần đƣợc quan tâm và giải quyết.
Theo thống kê hiện cả nƣớc có hơn 1.300 làng nghề đƣợc công nhận và 3.200
làng có nghề. Trong số đó có nhiều làng nghề trá hình, lấy danh nghĩa làng nghề để trốn
tránh các nghĩa vụ đối với xã hội, trốn các loại phí, thuế nói chung và bảo vệ môi trƣờng
nói riêng, trốn tránh các chế tài về bảo vệ môi trƣờng. Bên cạnh đó, các làng nghề phân
bố không đồng đều giữa các vùng, hiện nay có đến 60% các làng nghề tập trung khu vực
phía bắc và chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố nhƣ: Hà Nội, Bắc Ninh, Hƣng Yên,
Thái Bình, Nam Ðịnh... Miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung chủ yếu ở các tỉnh
nhƣ Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế và miền Nam chiếm khoảng 16,6%, tập trung chủ
yếu ở các thành phố Cần Thơ, tỉnh Ðồng Nai, Bình Dƣơng[34]. Với sự phát triển tự phát
và thiếu quy hoạch của các làng nghề tại khu vực nông thôn, cùng với sự mất cân bằng

giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất, sự lỏng lẻo
trong quản lý môi trƣờng nói riêng, hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực
rất lớn đến chất lƣợng môi trƣờng tại các khu vực làng nghề.
Hà Nội có 1.350 làng có nghề, chiếm 58,8% số làng toàn thành phố, giải quyết
việc làm cho gần 740 nghìn lao động, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế, chuyển

1


dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ... ở địa phƣơng [35].
Bên cạnh những mặt tích cực trên thì các làng nghề của Hà Nội đã và đang tác động
tiêu cực tới môi trƣờng gần các khu vực mà các làng nghề này hoạt động.
Trong các làng nghề của Hà Nội thì làng nghề cơ kim khí đặc biệt là các làng
nghề ở phía Nam Hà Nội là một trong những làng nghề có tác động và ảnh hƣởng lớn
nhất tới môi trƣờng nhất là môi trƣờng nƣớc. Hoạt động của làng nghề này gây ô
nhiễm nghiêm trọng nguồn nƣớc ngầm, nƣớc mặt là sông Nhuệ nơi tiếp nhận nƣớc
thải và ảnh hƣởng lớn tới đời sống, sức khỏe của ngƣời dân liên quan đến vấn đề vệ
sinh môi trƣờng, an toàn lao động do hoạt động của làng nghề này mang lại.
Làng nghề cơ kim khí Rùa Hạ, xã Thanh Thùy, Thanh Oai, Hà Nội là làng nghề
nổi tiếng ở khu vực phía Nam thành phố Hà Nội. Đây là làng nghề cơ kim khí với quy
mô sản xuất lớn nhất trong xã. Ra đời từ rất lâu, các sản phẩm của làng nghề đều đƣợc
nhiều ngƣời biết đến và ghi nhận giá trị của chúng trong cuộc sống. Làng cơ kim khí
với 3 loại hình sản xuất là sản xuất tôn nguyên liệu, đột dập và mạ dẫn đến nƣớc thải
làng nghề này có hàm lƣợng muối vô cơ và kim loại nặng trong nƣớc rất cao. Tất cả
nƣớc thải của làng nghề đều không đƣợc xử lý và đổ thẳng ra sông Nhuệ, khiến chất
lƣợng nƣớc của sông Nhuệ ngày càng suy giảm nghiêm trọng.
Trong những năm qua, mặc dù đã có sự quan tâm của các cấp huyện, thành phố
trong việc giải quyết các vấn đề môi trƣờng nhƣng do nhiều yếu tố bao gồm cả khách
quan, chủ quan nên môi trƣờng làng nghề trong xã vẫn còn nhiều điểm yếu kém và bất
cập.

Để đánh giá thực trạng ô nhiễm nƣớc làng nghề cơ kim khí nhằm đƣa ra đƣợc
bức tranh chung về tình hình ô nhiễm nƣớc, trên cơ sở đó đƣa ra các biện pháp phù
hợp giảm thiểu các ảnh hƣởng do hoạt động sản xuất của loại hình này tới môi trƣờng.
Trong khuôn khổ của luận văn, học viên đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu
thực trạng ô nhiễm nước làng nghề cơ kim khí phía Nam Hà Nội và đề xuất giải
pháp giảm thiểu”.
Với mục tiêu gồm:
2


- Làm rõ thực trạng hoạt động, sản xuất của làng nghề cơ kim khí xã Thanh
Thùy – huyện Thanh Oai.
- Xác định các nguồn nƣớc thải từ hoạt động sản xuất của làng nghề cơ kim khí
Rùa Hạ gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc sông Nhuệ.
- Đánh giá chất lƣợng nƣớc vùng tiếp nhận nƣớc thải của các hoạt động làng
nghề cơ kim khí trên sông Nhuệ. Từ đó đánh giá khả năng chịu tải của nƣớc sông
Nhuệ.
- Tạo cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý và xử lý nƣớc thải của làng nghề cơ kim khí.

3


Chƣơng 1 - TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan làng nghề ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm làng nghề
Ngƣời nông dân Việt Nam từ nhiều thế kỷ trƣớc đã biết sử dụng thời gian nông
nhàn để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đời
sống nhƣ: các công cụ lao động nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực phẩm qua chế biến…
Các nghề này đƣợc lƣu truyền và mở rộng qua nhiều thế hệ, dẫn đến nhiều hộ dân có

thể cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những ngƣời chuyên làm nghề thì đa
phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề, hoặc làm thuê (nghề phụ). Do
nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn, đƣợc cải tiến
kỹ thuật hơn và thƣờng đƣợc giới hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần tách hẳn nông
nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công. Vì vậy, làng nghề đã xuất hiện.
Có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề
nông” [4].
Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một làng
ở nông thôn đƣợc coi là một làng nghề. Nhƣng nhìn chung, các ý kiến thống nhất ở
một số tiêu chí sau:
- Giá trị sản xuất và thu nhập của từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50%
so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm; hoặc doanh
thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng, hoặc:
- Số hộ và số lao động tham gia thƣờng xuyên hoặc không thƣờng xuyên, trực
tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so với tổng số
hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động.
- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng và do
ngƣời trong làng tham gia.

4


Theo Báo cáo môi trƣờng quốc gia năm 2008 [2], tiêu chí công nhận làng nghề
gồm có 3 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề
nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nƣớc.

1.1.2. Phân loại làng nghề
Cách phân loại làng nghề phổ biến nhất là phân theo loại hình sản xuất
hình sản phẩm [4]. Theo cách này có thể phân thành

, loại

6 nhóm ngành sản xuất gồm :

+ Ƣơm tơ, dệt vải và may đồ da.
+ Chế biến lƣơng thực thực phẩm, dƣợc liệu.
+ Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…).
+ Thủ công mỹ nghệ, thêu ren.
+ Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá.
+ Nghề khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, quạt giấy, đan vó, lƣới..).
Ngoài ra còn có thể phân loại theo quy mô sản xuất

(lớn, nhỏ, trung bin
̀ h );

phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm ; theo lich
̣ sƣ̉ phát triể n ; theo mức độ sử
dụng nguyên liệu, theo thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm hoặc theo tiềm năng tồn tại và
phát triển…
1.1.3. Thực trạng hoạt động của làng nghề Việt Nam hiện nay
Trong những năm qua, các làng nghề nƣớc ta đang có tốc độ phát triển mạnh
thông qua sự tăng trƣởng về số lƣợng và chủng loại ngành nghề sản xuất mới. Một số
làng nghề từng bị mai một trong thời kỳ bao cấp thì nay cũng đang dần đƣợc khôi
phục và phát triển. Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề có đƣợc vị

5



thế trên thị trƣờng, đƣợc khách hàng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng. Tuy nhiên, có
một thực tế là đã và đang có sự biến tƣớng, pha tạp giữa làng nghề thực sự mang tính
chất thủ công, truyền thống và làng nghề mà thực chất là sự phát triển công nghiệp nhỏ
ở khu vực nông thôn, tạo nên một bức tranh hỗn độn của làng nghề Việt Nam.
1.1.3.1. Phân bố làng nghề trong cả nước
Sự phân bố làng nghề ở nƣớc ta có những đặc điểm sau:
- Làng nghề truyền thống phân bố và có mật độ không đều giữa các vùng miền
trên phạm vi toàn quốc và phản ánh những nét đặc thù của các dân tộc.
- Các làng nghề ở nƣớc ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn.
- Làng nghề tập trung nhiều nhất ở miền Bắc.
- Loại hình sản xuất đa dạng.
Do đặc điểm phân bố nêu trên, tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, với
đặc điểm diện tích chật hẹp, mật độ dân cƣ cao, hoạt động sản xuất quy mô công
nghiệp và bán công nghiệp gắn liền với sinh hoạt, nên các hậu quả của ô nhiễm môi
trƣờng là rõ rệt nhất. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, do phân bố
các làng có nghề khá thƣa thớt, diện tích đất rộng, nên tuy vẫn nằm xen kẽ trong các
khu dân cƣ nhƣng hậu quả môi trƣờng bị tác động chƣa đến mức đáng báo động nhƣ
miền Bắc.
Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếm gần
70% số lƣợng các làng nghề trong cả nƣớc, trong đó tập trung nhiều nhất và mạnh nhất
là ở vùng đồng bằng sông Hồng.

6


15.5
5.5


Miền Bắc
Miền Trung
79

Miền Nam

Hình 1.1. Sự phân bố các làng nghề ở Việt Nam theo khu vực
Nguồn: Hiệp Hội làng nghề Việt Nam, 2009

1.1.3.2. Xu thế phát triển của làng nghề
Các yếu tố chính tác động đến sự phát triển của làng nghề Việt Nam bao gồm
- Nội lực sản xuất, trong đó đóng vai trò quan trọng là: ngƣời đứng đầu cơ sở
sản xuất, cơ sở vật chất và mặt bằng, công nghệ sản xuất, nguyên nhiên liệu, bản sắc
văn hoá, vốn và năng lực kinh doanh của một số cơ sở sản xuất trong làng nghề.
- Chính sách nhà nƣớc bao gồm các thể chế và chính sách của các cấp quản lý
từ trung ƣơng đến địa phƣơng nhƣ tổ chức hiệp hội, chính sách thuế, hỗ trợ vốn, hậu
thuẫn của các cơ quan quản lý địa phƣơng.
- Tác động của thị trƣờng và vấn đề hội nhập quốc tế.
- Yếu tố xã hội nhƣ tạo công ăn việc làm, đa dạng hoá loại hình kinh tế, bảo tồn
giá trị văn hoá.
- Yếu tố môi trƣờng nhƣ tác hại của ô nhiễm tới sức khoẻ cộng động, cảnh
quan, gây tổn thất kinh tế, xã hội.
Theo đánh giá của Báo cáo hiện trạng môi trƣờng làng nghề năm 2008 [2], cùng
với thời gian, một số làng nghề có thể bị suy thoái trong khi đó một số khác lại phát
triển. Các xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 đƣợc trình bày nhƣ
sau:

7



Bảng 1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015

Vùng kinh tế

Dệt
nhuộm,
ƣơm tơ,
thuộc da

Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

2
1
1
1
2
1
1
1

Ghi chú: -1: Suy thoái

Chế biến

lƣơng thực,
thực phẩm,
chăn nuôi,
giết mổ
1
1
1
2
2
0
1
1

Tái
chế
phế
liệu

Thủ
công mỹ
nghệ

Sản xuất
vật liệu xây
dựng,khai
thác đá

2
0
0

1
1
0
1
1

2
1
1
2
2
2
2
2

-1
0
0
1
1
1
-1
-1

1: Phát triển vừa

0: Duy trì

2: Phát triển mạnh
Nguồn: [2]


1.1.4. Ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam
Do đặc điểm phân bố giữa các vùng, miền, tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông
Hồng, với đặc điểm diện tích chật hẹp, mật độ dân cƣ cao, hoạt động sản xuất quy mô
công nghiệp và bán công nghiệp gắn liền với sinh hoạt, nên các hậu quả của ô nhiễm
môi trƣờng là rõ rệt nhất. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, do phân
bố các làng có nghề khá thƣa thớt, diện tích đất rộng, nên tuy vẫn nằm xen kẽ trong
các khu dân cƣ nhƣng hậu quả môi trƣờng bị tác động chƣa đến mức đáng báo động
nhƣ miền Bắc.
Vấn đề môi trƣờng mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở
trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hƣởng đến ngƣời dân ở vùng lân cận. Theo
Báo cáo môi trƣờng quốc gia năm 2008 với chủ đề "Môi trường làng nghề Việt Nam",
hiện nay hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi trƣờng (trừ các làng
nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không gây ô nhiễm nhƣ thêu, may...).
Chất lƣợng môi trƣờng tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến ngƣời
lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi;
85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất.
8


Kết quả khảo sát tại 52 làng nghề điển hình trong cả nƣớc cho thấy, có đến 46%
số làng nghề môi trƣờng bị ô nhiễm nặng (đối với không khí, nƣớc, đất hoặc cả ba
dạng trên) và có 27% ô nhiễm vừa. Hiện nay, ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề vẫn
tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ngày càng trầm trọng hơn do phụ thuộc vào
nhiều loại hình sản xuất, phân bố theo vùng, miền [31].
Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề xẩy ra ở mấy loại phổ biến sau
đây:
- Ðối với nƣớc thải, ô nhiễm chất hữu cơ các từ các làng nghề chế biến lƣơng
thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ. Hàm lƣợng các chất ô nhiễm, nhất là COD và
BOD5..., vƣợt quá Quy chuẩn Việt Nam hàng chục lần. Ðặc biệt là nƣớc thải từ khâu

lọc tách bã, tách bột đen của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn, dong riềng có độ pH
thấp, hàm lƣợng BOD5, COD vƣợt hơn 200 lần. Trong khi đó, ô nhiễm chất vô cơ lại
chủ yếu tập trung tại các làng nghề dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ và mây tre đan, tái
chế giấy, nƣớc thải có hàm lƣợng cặn lớn và chứa nhiều chất ô nhiễm nhƣ dung môi,
dƣ lƣợng các chất trong quá trình nhuộm, đánh bóng...
- Ô nhiễm môi trƣờng không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ sử
dụng than làm nhiên liệu (phổ biến là than chất lƣợng thấp), sử dụng nguyên vật liệu
và hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất do khí thải chứa các thành phần đặc
trƣng là bụi, CO2, CO, SO2..., chất hữu cơ bay hơi. Ngoài ra, quá trình tái chế và gia
công cũng gây phát sinh các khí độc nhƣ hơi a-xít, kiềm, ô-xít kim loại và ô nhiễm
nhiệt. Hàm lƣợng bụi ở khu vực sản xuất vật liệu xây dựng tại một số địa phƣơng vƣợt
quá Quy chuẩn Việt Nam từ ba đến tám lần, hàm lƣợng SO2 có nơi vƣợt 6,5 lần. Ở các
làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ còn phát sinh ô nhiễm
mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nƣớc thải và các chất hữu cơ trong
chế phẩm thừa thải [31].
- Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…) hoặc do
bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông thƣờng: nhựa, túi
nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thƣờng đƣợc đổ ra bất kỳ

9


dòng nƣớc hoặc khu đất trống nào. Hầu hết các làng nghề chƣa đƣợc thu gom và xử lý
triệt để chất thải rắn, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan,
gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, nƣớc và đất, ảnh hƣởng tới sức khỏe của con
ngƣời [31].
1.2. Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Hà Nội
Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trƣờng của Chi cục Bảo vệ
môi trƣờng Hà Nội [35] tại các làng nghề sơn mài Hạ Thái, bánh dày Thƣợng Đình, cơ
khí Liễu Nội (Thƣờng Tín) và bún bánh Phú Đô (Từ Liêm) cho thấy, cả nguồn nƣớc

ngầm và ao hồ, kênh mƣơng thủy lợi ở những nơi này bị ô nhiễm bởi các chất hóa học
độc hại. Nguồn nƣớc ngầm sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất bị ô nhiễm bởi COD,
NH4+, phenol; các chỉ tiêu sinh học nhƣ E.coli, Coliform, kim loại nặng nhƣ As, Hg,…
khá cao. Nguồn nƣớc bề mặt ao, hồ, kênh mƣơng thủy lợi thì bị nhiễm độc bởi SS,
BOD5, COD, NH4+, NO2-¸PO43-, Hg, phenol, dầu mỡ, E.coli, coliform...
Môi trƣờng đất đều có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng nhƣ đồng, kẽm tại tất cả
các vị trí quan trắc... Còn theo kết quả khảo sát 43 làng nghề trên địa bàn thành phố
của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trƣờng Hà Nội, hầu hết môi
trƣờng nƣớc, không khí, đất đai... các làng nghề đều bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm
nặng [35].
Nguyên nhân là các cơ sở sản xuất, hộ gia đình chỉ chú ý đến việc tăng doanh
số, mặt hàng mà thiếu quan tâm công tác bảo vệ môi trƣờng. Tại khu vực sản xuất
cũng nhƣ cống rãnh ở các làng nghề chế biến nông sản trên địa bàn huyện Quốc Oai,
Hoài Đức, Ba Vì... đều có lƣợng chất thải lớn, bốc mùi hôi thối nồng nặc, nhất là khi
thời tiết nắng nóng và ách tắc cục bộ khi trời mƣa. Các làng nghề nhƣ cơ khí Thanh
Thùy (Thanh Oai), Liên Bạt (Ứng Hòa), Nhị Khê (Thƣờng Tín), Phùng Xá (Thạch
Thất) không chỉ nguồn nƣớc bị ảnh hƣởng của nƣớc thải từ công đoạn mạ, cán phôi
thép... mà không khí cũng chứa hàm lƣợng cao bụi độc và ảnh hƣởng của tiếng ồn,
rung do hoạt động của máy búa, máy dập, lò cán thép. Tại các làng nghề dệt nhuộm
Vạn Phúc (Hà Đông), La Phù (Hoài Đức)... nƣớc thải từ các công đoạn in, nhuộm,

10


chuội vải xả thẳng ra cống rãnh khiến nguồn nƣớc chuyển màu đen đặc, bốc mùi nồng
nặc... Không khí tại các làng nghề sơn mài, mây, tre, giang đan cũng bị ô nhiễm bởi
mùi dung môi sơn và các hóa chất tạo màu cho sản phẩm, làm giảm trí lực, thị lực và
gây ra nhiều bệnh liên quan đến đƣờng hô hấp, da liễu, đƣờng ruột... cho ngƣời trực
tiếp sản xuất cũng nhƣ cƣ dân trong khu vực [35].
Tại xã Phƣơng Tú, Liên Bạt (Ứng Hòa), nƣớc thải từ làng nghề chƣa qua xử lý

xả xuống kênh mƣơng, thâm nhập vào các ao nuôi trồng thủy sản của ngƣời dân khiến
cá chết, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Tại xã Văn Võ (Chƣơng Mỹ), cuộc sống của
ngƣời dân bị đảo lộn do hứng chịu nƣớc thải công nghiệp từ các làng nghề chế biến
nông sản của huyện Hoài Đức, Quốc Oai chứa nhiều tạp chất chƣa qua xử lý xả xuống
sông Đáy [35].
1.3. Ảnh hƣởng của hoạt động làng nghề tới môi trƣờng và con ngƣời
Bên cạnh những tác động tới môi trƣờng do hoạt động của làng nghề đã trình
bày ở trên thì ô nhiễm môi trƣờng làng nghề là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho
ngƣời dân đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề. Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh tại
các làng nghề đang có xu hƣớng gia tăng trong những năm gần đây, tập trung vào một
số bệnh, nhƣ: các bệnh ngoài da, bệnh đƣờng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ
khoa và các bệnh về mắt… Đặc biệt, tỉ lệ ngƣời mắc bệnh ung thƣ tƣơng đối cao ở một
số làng nghề. Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề còn gây ảnh hƣởng trực tiếp tới các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội của chính làng nghề đó, gây ra những tổn thất kinh tế
không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trƣờng trong cộng đồng.
Báo cáo môi trƣờng Quố c gia năm 2008 [2] cho thấ y , tại nhiều làng nghề, tỷ lệ
ngƣời mắc bệnh (đặc biệt là nhóm ngƣời trong độ tuổi lao động) đang có xu hƣớng gia
tăng. Tuổi thọ trung bình của ngƣời dân tại các làng nghề ngày càng giảm, thấp hơn 10
năm so với làng không làm nghề. Ở các làng tái chế kim loại, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh
ung thƣ, thần kinh rất phổ biến, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự phát thải khí
độc, nhiệt cao và bụi kim loại từ các cơ sở sản xuất.

11


Tại các làng sản xuất kim loại, tỷ lệ ngƣời mắc các bệnh liên quan đến thần
kinh, hô hấp, ngoài da, điếc và ung thƣ chiếm tới 60% dân số. Tại các làng nghề chế
biến nông sản thực phẩm, bệnh phụ khoa chiếm chủ yếu (13 – 38%), bệnh về đƣờng
tiêu hóa (8 – 30%), bệnh viêm da (4,5 - 23%), bệnh đƣờng hô hấp (6 - 18%), bệnh đau
mắt (9 – 15%). Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở làng nghề Dƣơng Liễu 70%, làng bún

Phú Đô là 50% [14].
Một trong những nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm kể trên là do các cơ sở
sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển tự
phát, không đủ vốn và không có công nghệ xử lý chất thải. Bên cạnh đó, ý thức của
chính ngƣời dân làm nghề cũng chƣa tự giác trong việc thu gom, xử lý chất thải.
Nế u không có các giải pháp ngăn chă ̣n kip̣ thời thì tổ n thấ t đố i vớ i toàn xã hô ̣i
sẽ ngày càng lớn, vƣơ ̣t xa giá tri ̣kinh tế mà các làng nghề đem la ̣i nhƣ hiê ̣n nay .
1.4. Tổng quan làng nghề cơ kim khí phía Nam Hà Nội
Làng nghề cơ kim khí xã Thanh Thuỳ cách Trung tâm thành phố Hà Nội
khoảng hơn 20 km về phía Nam, nằm trên tuyến đƣờng quốc lộ 21B, thuộc địa phận
huyện Thanh Oai. Xã Thanh Thùy có 6 thôn, trong đó chỉ có thôn Dƣ Dụ có nghề
truyền thống làm đồ gỗ mỹ nghệ; 5 thôn còn lại bao gồm: Rùa Hạ, Gia Vĩnh, Rùa
Thƣợng, Từ Am, Dụ Tiền đều làm cơ khí. Các làng nghề của xã thu hút 1.787 hộ tham
gia, nhờ vậy cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch đáng kể, giá trị sản xuất nông nghiệp
giảm xuống chỉ còn 16,5%, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là cơ kim khí
chiếm 83,5%, trong đó thôn lớn nhất là Rùa Hạ.
Nghề kim khí đã hình thành ở Thanh Thúy cách đây gần 100 năm và làm đổi
thay diện mạo làng quê nơi đây, tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống cho ngƣời
dân. Nhiều cơ sở sản xuất mỗi năm có doanh thu hàng tỷ đồng, đem lại thu nhập cao
cho ngƣời lao động.
Những mặt hàng mà các hộ trong làng đã và đang làm nhƣ lõi đồng trong ổ cẳm
điện; các sản phẩm gia dụng nhƣ: tay nắm cửa, nồi cơm điện,.. và các sản phẩm cầu kỳ
nhƣ: chi tiết máy, xe đạp...
12


Sản phẩm kim khí của Thanh Thùy có mặt ở khắp các cửa hàng, nhà máy trong
cả nƣớc và vƣơn ra cả các thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ Đông Nam Á, Châu Âu...
Làng nghề cơ kim khí thôn Rùa Hạ còn đƣợc gọi là “ khu công nghiệp Rùa Hạ”
có đến 26 công ty chuyên sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy cho các công ty lớn nhƣ

Honda, VMEP, đồ gia dụng của Hoà Phát, Xuân Hoà. Còn lại các cơ sở sản xuất là
của các hộ gia đình với khoảng 6 – 9 công nhân. Thu nhập trung bình của làng nghề
vào khoảng 3.000.000 – 5.000.000 đ/ngƣời/tháng.
Làng Rùa Hạ phát triển với 3 loại hình sản xuất: cở sở sản xuất tôn nguyên liệu,
cở sở đột dập và cơ sở mạ. Thông thƣờng, các hộ sản xuất nguyên liệu cung ứng
nguyên liệu cho các hộ đột dập, sản phẩm của các hộ đột dập đƣợc chuyển đến hộ mạ
để hoàn thiện sản phẩm một cách tối ƣu, bền, đẹp.
Trƣớc đây, mặt hàng chính của làng là đinh, ốc vít. Nhƣng do xu thế thay đổi,
để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, cách đây vài năm, ngƣời làng bắt đầu chuyển
mạnh sang làm nhiều mặt hàng khác. Theo số liệu tính đến hết năm 2012 làng Rùa Hạ
có 703 hộ và 2.434 nhân khẩu thì hầu hết các số hộ đều tham gia làm kim khí.
Sự phát triển của nghề kim khí đã mang lại nhiều đổi thay cho ngƣời dân ở đây.
Việc mở rộng nghề không những tạo công ăn việc làm ổn định cho dân làng mà còn
tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động từ nhiều tỉnh thành khác nhƣ: Nghệ An,
Thanh Hóa, Hòa Bình,... Trƣớc đây kim khí chỉ là nghề phụ, nhƣng hiện tại đã thành
nghiệp chính của nhiều hộ dân trong xã.
1.5. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc sông Nhuệ [25]
Hiện nay, môi trƣờng nƣớc sông Nhuệ đang chịu tác động mạnh của nƣớc thải
sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, thuỷ sản, y tế…trong
khu vực. Chất lƣợng nƣớc ở nhiều đoạn sông Nhuệ đang bị ô nhiễm ở mức báo động.
Kết quả quan trắc cho thấy nƣớc sông bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ, dinh
dƣỡng, chất rắn lơ lửng, mùi hôi, độ màu và vi khuẩn, đặc biệt là vào mùa khô.
Cùng với quá trình mở rộng, phát triển làng nghề ở Việt Nam đóng vai trò quan
trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
13


theo hƣớng công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Chủ trƣơng phát triển làng nghề là một
trong những nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu của Đảng và Chính phủ ta trong việc thực hiện
chính sách Nông nghiệp – Nông dân và nông thôn. Song lƣợng nƣớc thải phát sinh

trong quá trình sản xuất của các làng nghề trong khu vực hầu nhƣ không qua xử lý và
đƣợc đổ ra các kênh, mƣơng dẫn thẳng ra sông Nhuệ.
Công nghệ sản xuất ở các làng nghề còn lạc hậu, thải nhiều chất thải nên gây ra
nhiều hậu quả xấu đến môi trƣờng.
Ngoài ra, tình hình lấn chiếm trái phép bên hai bờ sông Nhuệ, đổ phế thải, rác
thải sinh hoạt trực tiếp vào sông dẫn đến sự ô nhiễm môi trƣờng nƣớc sông càng
nghiêm trọng. Số liệu thống kê từ năm 2004 – 2008 cho thấy, có 978 vụ vi phạm dọc
bên bờ sông Nhuệ, tổng diện tích lấn chiếm trái phép gần 30500 m2, song số vụ giải
quyết chỉ chiếm 5,3%, trong đó huyện có số vi phạm nhiều nhất là huyện Thanh Trì
với 514 vụ.
Theo kết quả thu đƣợc từ báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc năm 2010 môi
trƣởng nƣớc sông Nhuệ - Đáy của Trung tâm Quan trắc và Thông tin Môi trƣờng – Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng cho thấy mức độ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc thể hiện qua
một một số các chỉ tiêu dƣới đây[25]:
Oxi hòa tan (DO):
Giá trị DO đo đƣợc từ các đợt quan trắc có biến động tƣơng đối lớn, giá trị DO
cao nhất tại Công Liên Mạc và giảm dần qua các điểm quan trắc, sau đó giá trị DO lại
tiếp tục tăng và đạt QCVN tại điểm Cầu Hồng Phú (điểm hợp lƣu sông Nhuệ và sông
Đáy). Đa số các giá trị DO đo đƣợc vào mùa mƣa đạt QCVN 08 (B1). Vào mùa khô,
đặc biệt vào đợt quan trắc tháng 11/2010 (đợt 6) mực nƣớc trên sông thấp và hầu nhƣ
không có dòng chảy, cả đoạn sông Nhuệ từ Phúc La (ảnh hƣởng nƣớc thải sinh hoạt
của Thành phố Hà Đông) đến Cầu Chiếc nƣớc có mầu đen và bốc mùi hôi thối. Giá trị
DO đo đƣợc tại các điểm quan trắc tại Phúc La, Cầu Tó, Cự Đà, Cầu Chiếc, Cống
Thần tƣơng đối thấp, dao động từ 1,1 - 2,8 mg/L. Giá trị DO đo đƣợc tại cống Liên
Mạc tại tất cả các đợt quan trắc đạt QCVN (B1) (QCVN 08 : 2008/BTNMT, B1 = 4
mg/L).
Nhu cầu oxi hóa học (COD):
14



Kết quả quan trắc COD cả 6 đợt cho thấy, ngoại trừ điểm Cống Liên Mạc, tại 9
điểm quan trắc còn lại trên sông Nhuệ cho kết quả cao hơn QCVN 08:2008 (B2).
Vào mùa khô, chất lƣợng nƣớc sông Nhuệ bị ô nhiễm các chất hữu cơ nghiêm
trọng đặc biệt tại những điểm quan trắc nhƣ Phúc La, Cầu Tó, Cự Đà, Cầu Chiếc, Đồng
Quan, Cống Thần có mầu đen và mùi hôi thối. Vào mùa khô (đợt quan trắc đầu năm và
những đợt quan trắc cuối năm) tại các điểm quan trắc hầu nhƣ không có dòng chảy, đây
chính là nguyên nhân làm cho chất lƣợng nƣớc tại điểm quan trắc bị ô nhiễm nặng.
Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5):
Qua kết quả quan trắc sáu đợt trong năm 2010, ngoại trừ điểm đầu nguồn sông
Nhuệ là Cống Liên Mạc, hầu hết các điểm quan trắc có giá trị BOD5 cao hơn QCVN
08:2008 (B2), đặc biệt là các điểm Phúc La, Cầu Tó, Cự Đà, Cầu Chiếc, Đồng Quan
có giá trị BOD5 cao vào đợt quan trắc đầu năm và những đợt quan trắc cuối năm vƣợt
QCVN 08:2008 (B1). Nguyên nhân chủ yếu do nƣớc sông Nhuệ bị ô nhiễm bởi nƣớc
thải sinh hoạt qua đập Thanh Liệt.
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS):
Theo kết quả quan trắc của 6 đợt trong năm 2010, đa số các điểm quan trắc có
hàm lƣợng tổng chất rắn lơ lửng đạt tiêu chuẩn nƣớc mặt loại B1 (QCVN 08:2008).
Riêng kết quả đo tại một số điểm quan trắc tại cống Liên Mạc (đợt 5), Phúc La (đợt 4)
và Đò Kiều (đợt 1, 2 và 4) cho kết quả cao hơn QCVN 08:2008 (B1).
Các hợp chất chứa Nitơ:
Kết quả quan trắc thông số N- NH4+ cho thấy cả sau đợt quan trắc tại 9 vị trí
cho giá trị N- NH4+ cao hown QCVN 08:2008 (B1) nhiều lần, đặc biệt là những điểm
nhƣ Phúc La, Cầu Tó, Cự Đà, Cống Thần,… Vào những đợt quan trắc cuối năm (vào
mùa khô) mức độ ô nhiễm N- NH4+ càng nghiêm trọng đặc biệt vào tháng 3 năm 2010.
Nhìn chung giá trị N- NH4+ trên sông Nhuệ là tƣơng đối cao, có thể nói sông Nhuệ
đang bị ô nhiễm N- NH4+ trên toàn tuyến sông.
Tại hầu hết các điểm quan trắc trên sông Nhuệ giá trị N-NO2- hầu hết vƣợt quy
chuẩn cho phép theo QCVN 08:2008 (B2), tại một số điểm quan trắc nhƣ Phúc La,
15



Nhật Tựu, Hồng Phú...trong một số đợt quan trắc giá trị N-NO2- là rất cao và vƣợt
nhiều lần QCVN 08:2008 (B1).
Tổng dầu, mỡ:
Trong năm 2010, kết quả quan trắc tổng hàm lƣợng dầu, mỡ trên sông Nhuệ tại
06 vị trí Cống Liên Mạc, Cầu Tó, Cầu Chiếc, Cống Thần, Đò Kiều và Cầu Hồng Phú
hầu hết đều cho kết quả nhỏ hơn 1 mg/L. Điểm quan trắc tại Đò Kiều trong đợt 2
(tháng 5) kết quả phân tích tổng dầu mỡ là cao nhất là 5,24 mg/L.
Coliform:
Thông số Tổng Coliform phân tích đƣợc trong 06 đợt quan trắc cho thấy đa số
các điểm quan trắc dọc sông Nhuệ đều cao hơn so với QCVN 08
((B1):7500MPN/100ml). Những điểm ô nhiễm nặng chủ yếu là các điểm quan trắc qua
các thành phố lớn nhƣ tại Phúc La (đoạn sông Nhuệ chảy qua thành phố Hà Đông) và
tại Cự Đà, Cầu Chiếc (đoạn sông Nhuệ chảy qua thành phố Hà Nội). Trong đó điểm có
giá trị Coliform cao nhất là tại Cầu Tó (đợt 1, tháng 3 năm 2010).
Kim loại nặng:
Trên sông Nhuệ, giá trị Sắt tổng số quan trắc đƣợc nằm trong khoảng dao động
từ 0,20 đến 3,18 mg/L. Trong tất cả giá trị Sắt tổng số thu đƣợc ở 6 đợt quan trắc có 20
trong 60 giá trị vƣợt quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2008 (B1), giá trị Sắt tổng số
cao nhất thu đƣợc tại điểm Đò Kiều trong đợt quan trắc vào tháng 3 năm 2010 (đợt 1).
Nồng độ Zn, Cd và Cu tại 10 điểm quan trắc đều cho kết quả phân tích nhỏ hơn giới
hạn phát hiện của phƣơng pháp phân tích.
Dƣ lƣợng hóa chất bảo vệ thực vật:
Dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật đƣợc quan trắc trong cả 6 đợt tại các điểm
Cống Liên Mạc, Cầu Tó, Cống Thần, Đò Kiều, Cầu Hồng Phú hầu hết đều cho giá trị
phân tích nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phƣơng pháp.

16



Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là môi trƣờng nƣớc thải làng nghề cơ kim
khí phía Nam Hà nội.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đặc trƣng cho làng nghề cơ kim khí phía Nam Hà Nội là làng nghề cơ kim khí
xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai. Làng nghề cơ kim khí xã Thanh Thuỳ cách Trung
tâm thành phố Hà Nội khoảng hơn 20 km về phía Nam. Xã Thanh Thùy có 6 thôn,
trong đó chỉ có thôn Dƣ Dụ có nghề truyền thống làm đồ gỗ mỹ nghệ; 5 thôn còn lại
bao gồm: Rùa Hạ, Gia Vĩnh, Rùa Thƣợng, Từ Am, Dụ Tiền đều làm cơ khí.
Lý do chọn phạm vi nghiên cứu là vì:
- Làng cơ kim khí xã Thanh Thùy thuộc LVS Nhuệ. Sông Nhuệ có vai trò vô
cùng quan trọng trong phát triển kinh tế của thành phố nhất là trong việc duy trì nguồn
nƣớc tƣới tiêu cho nông nghiệp của các xã ven sông. Các áp lực thƣờng xuyên của các
làng nghề đặc biệt là các làng nghề cơ kim khí có tác động tiêu cực đến chất lƣợng và
làm ô nhiễm nguồn nƣớc sông. Do đó việc điều tra, nghiên cứu thực trạng hoạt động
của làng nghề cơ kim khí này là việc làm cần thiết.
- Quá trình điều tra, khảo sát thực tế cho thấy hoạt động sản xuất của các thôn
làm cơ khí trong xã Thanh Thùy là tƣơng đối giống nhau, các sản phẩm sản xuất ra
bao gồm: vỏ mô tơ, ốc, long đen, bản lề, chi tiết máy, một số linh kiện xe máy, vỏ mô
tơ, đồ điện, bàn, ghế, các loại giá đỡ...Trong đó nổi bật và có quy mô sản xuất lớn nhất
là thôn Rùa Hạ. Do đó trong khuôn khổ của Luận văn, học viên chọn thôn Rùa Hạ làm
đặc trƣng để nghiên cứu hoạt động sản xuất và các vấn đề môi trƣờng phát sinh.
- Vì Rùa Hạ là làng cơ kim khí đặc trƣng của xã Thanh Thùy, có quy mô sản
xuất lớn nhất, do đó các ảnh hƣởng, tác động của quá trình hoạt động sản xuất tới môi
trƣờng, sức khỏe con ngƣời sẽ mang tính đặc trƣng nhất và ảnh hƣởng lớn nhất.

17



×