Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giải toán có lời văn lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.1 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HẢI AN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẰNG HẢI
===== *** =====
CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Ở LỚP 4 VỚI DẠNG BÀI TOÁN:
"T×m hai sè khi biÕt tæng vµ tØ sè cña hai sè ®ã"
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó cũng
là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới
xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.
Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát
triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện
phương pháp suy nghĩa, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có
suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông
minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt...góp phần giáo dục ý trí nhẫn nại, ý trí
vượt khó khăn.
Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho
người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát
triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học.
Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức
và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học.
Theo chúng tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị
trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn toán ở bài học nói chung và
trong giờ dạy toán lớp 4 nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến toán
học, rèn kỹ năng giải toán mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận
thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu
quả cho học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp
và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học.
2. Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quê, sự


tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học
nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho
học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp
thu kiến thức.
3. Xuất phát từ cuộc sống hiện tại. Đổi mới của nền kinh tế, xã hội, văn hoá,
thông tin...đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ dám làm năng động chủ
động sáng tạo có khả năng để giải quyết vấn đề. Để đáp ứng các yêu cầu trên trong
giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng cần phải vận dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học.
4. Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng
đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu
quả". Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy
học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của
lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh. Để đáp ứng với công cuộc đổi
mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng.
5. Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò
quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toán học.
Như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học...đều có nguồn gốc
trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối
quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải
toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người
mới. Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen
xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm óc độc lập
suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính
toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có
thể dễ dàng phát hiện những ưa điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng,
tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt
thiếu sót.
Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp tiểu học

chung và lớp 4 nói riêng là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên tiểu học cần
phải nâng cao chất lượng học toán cho học sinh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Thuận lợi:
Đa số học sinh thích học môn toán nhà trường trang bị tương đối đầy đủ đồ
dùng cho dạy học toán. Học sinh có đầy đủ phương tiện học tập.
2. Khó khăn:
Học sinh: Môn toán là môn học khó khăn, học sinh dễ chán.
Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều.
Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế,
chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các
dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời
giải thích hợp với các phép tính. Kĩ năng tính nhẩm với các phép tính (hàng ngang)
và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một
cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán vì
thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức.
Vì vậy mà qua khảo sát chất lượng đầu năm vào thời điểm tháng 10/2004
(năm học 2004 - 2005) về giải bài toán: Tổng số là 114 học sinh của khối lớp 4 là
như sau:
Tóm tắt bài toán
Chọn và thực hiện
đúng phép tính
Lời giải và đáp số
Đạt Chưa đạt Đúng Sai Đúng Sai
35 em =
31%
79 em =
69%
62em =
54%

52em =
46%
68 em =
60%
46 em =
40%
Qua kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng giải các bài toán có lời văn của các
em còn rất nhiều hạn chế. Chính vì thực trạng này đặt ra cho mỗi người giáo viên
lớp 4 chúng tôi là dạy giải toán có lời văn như thế nào để nâng cao chất lượng dạy
- học.
Với những lí do trên tổ 4 chúng tôi mạnh dạng chọn chuyên đề: "Đổi mới
phương pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp 4"
Với dạng bài toán: "Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó".
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC
ĐỐI VỚI VIỆC DẠY TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở TẤT CẢ CÁC KHỐI LƠP:
Chúng tôi nhận thấy rằng việc "Đổi mới phương pháp dạy giải toán có lời
văn ở lớp 4" đạt được kết quả tốt thì giáo viên phải nắm được nội dung chương
trình dạy toán có lời văn ở tất cả các khối lớp 1,2,3 (Khối đã thay sách) và khối lớp
5 (chưa thay sách). Từ đó mới định hướng cách dạy cho mình sao cho có sự kế
thừa và phát huy được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp
* Đối với khối lớp 1:
Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn.
Biết giải và trình bày giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng (hoặc
trừ) trong đó óc bài toán về thêm bớt một số đơn vị.
Mục đích: Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và
kĩ năng diễn đạt vấn đề, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói -
viết.
Phương pháp dạy: Với mục tiêu như vậy nên đòi hỏi mỗi giáo viên lớp 1
phải bám sát trình độ chuẩn và quán triệt những định hướng đổi mới dạy cho học

sinh phương pháp giải toán, tạo cơ hội để học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn
đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy năng lực cá nhân.
Giáo viên không nói nhiều, không làm thay mà là người tổ chức các hoạt
động học tập cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh hoạt động cần tăng cường kĩ
năng giải toán, thực hành luyện tập với những bài toán có tính cập nhật, gắn với
thực tiễn, khuyến khích học sinh làm quen, từng bước tự mình tìm ra cách giải bài
toán.
* Đối với khối lớp 2:
Học sinh: Giải và trình bày giải các bài toán đơn về cộng, trừ. Trong đó có
bài toán về nhiều hơn, ít hơn, các bài toán về nhân, chia trong phạm vi bàng nhân,
chia bảng 2,3,4,5. Làm quen bài toán có nội dung hình học.
- Tự đặt được đề toán theo điều kiện cho trước.
- Chương trình được xen kẽ vơ3í các mạch kiến thức khác.
Phương pháp
Khi dạy toán có lời văn. Giáo viên giúp học sinh biết cách giải toán. Học
sinh tự tìm cách giải toán qua 3 bước:
- Tóm tắt bài toán.
- Tìm cách giải, thiết lập mối quan hệ.
- Trình bày bài giải.
+ Về phần tóm tắt bài toán có thể tóm tắt bằng lời, bằng sơ đồ.
+ Về trình bày bài giải: Giáo viên kiên trì để học sinh tự diễn đạt câu trả lời
bằng lời. Giáo viên cần cho thời gian luyện nhiều.
* Đối với khối lớp 3:
1. Các bài toán đơn:
- Tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị.
- Gấp một số lên nhiều, giảm đi một số lần.
- So sánh gấp (bé) một số lần.
Tất cả các bài toán đơn như ở lớp 1,2 nhưng mức độ cao hơn.
2. Giải bài toán hợp có hai phép tính (hoặc hai bước tính)
Phương pháp:

- Đọc kỹ đề bài toán
- Tóm tắt bài toán bằng lời hoặc sơ đồ (không trình bày trong bài giải nếu
không cần thiết).
- Nêu bài giải đầy đủ hai bước tính (trình bày trong vở ghi).
Các dạng bài tập:
Bài toán đơn, đề hoàn chỉnh (kèm minh hoạ sơ đồ hoặc không minh hoạ) lớp
2.
Bài toán giải bằng hai phép tính.
* Đối với khối lớp 5: (khối chưa thay sách)
Ngoài 7 dạng toán điểu hình ở lớp 4 còn có thêm 3 dạng toán nữa, đó là:
Tỉ số phần trăm.
Toán chuyển động đều.

×