Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ nội thành Hà Nội giai đoạn 2010-2016 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý : Luận văn ThS. Khoa học môi trường: 604403

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

ĐẶNG THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG NƢỚC CÁC HỒ
NỘI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

ĐẶNG THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG NƢỚC CÁC HỒ
NỘI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Mã số


: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƢU ĐỨC HẢI

Hà Nội - 2018

Hà Nội, 4/2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Lƣu Đức Hải ngƣời đã tận tuỵ dạy dỗ, hƣớng dẫn, chỉ bảo cho em trong quá trình
học tập cũng nhƣ làm luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khoẻ và thành
công tới các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Quản lí môi trƣờng, các thầy cô trong
khoa Môi trƣờng và trong Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia
Hà Nội, những ngƣời đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích về chuyên môn
và cho em những bài học, kinh nghiệm sống trong cuộc đời. Cùng với đó em xin
chân thành cảm ơn các anh (chị) Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng Hà Nội đã tạo điều
kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Cuối cùng, em xin gửi lời
cảm ơn tới gia đình bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Học viên

Đặng Thị Hạnh


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................i

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu và cấu trúc luận văn ..............................................................2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3
1.1.Tổng quan về hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................................3
1.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên của các hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội........ .3
1.1.2.Vai trò, chức năng của hệ thống hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội…………. .8
1.2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................16
1.2.1.Hiện trạng các hồ trong phạm vi nghiên cứu ...................................................16
1.2.2.Sử dụng chỉ số WQI trong đánh giá chất lƣợng nƣớc trên Thế giới và Việt
Nam…………………………………………………………………………………28
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................... 36
2.1.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................36
2.2.Thời gian nghiên cứu: .........................................................................................36
2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 44


3.1.Đánh giá diễn biến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc hồ nội thành Hà Nội trong giai
đoạn 2010 – 2016 ......................................................................................................44
3.1.1.Nhóm hồ đã cải tạo và tách nƣớc thải hoàn toàn............................................. 44
3.1.2.Nhóm hồ đã cải tạo nhƣng vẫn tiếp nhận hỗn hợp nƣớc mƣa và nƣớc thải… 46
3.1.3.Nhóm hồ đang hoặc chƣa tiến hành cải tạo..................................................... 48
3.2.Đánh giá tổng hợp chất lƣợng nƣớc hồ nội thành Hà Nội ..................................51
3.2.1.Đánh giá diễn biến chất lƣợng nƣớc hồ giai đoạn 2010-2016 theo mùa......... 51

3.2.2.So sánh đánh giá chất lƣợng nƣớc giữa các nhóm hồ nghiên cứu................... 54
3.3.Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trƣờng nƣớc hồ trên địa bàn thành phố
Hà Nội .......................................................................................................................57
3.3.1.Các cơ quan, đơn vị tham gia quản lý môi trƣờng nƣớc hồ trên địa bàn thành
phố Hà Nội………………………………………………………………………… 57
3.3.2.Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nƣớc về hồ………………...59
3.4.Đề xuất giải pháp quản lý chất lƣợng nƣớc hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội ..61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 70
1. Kết luận .................................................................................................................70
2.Kiến nghị ................................................................................................................71


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp diện tích đất ngập nƣớc Thành phố Hà Nội ...............................3
Bảng 1.2: Hiện trạng các khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa thành phố Hà Nội theo quy
hoạch ...........................................................................................................................5
Bảng 1.3: Các giá trị và chức năng chính của hệ thống hồ Hà Nội ..........................10
Bảng 1.4: Tổng hợp danh sách các hồ thuộc 03 nhóm hồ nghiên cứu .....................17
Bảng 1.5: Lựa chọn thông số chất lƣợng nƣớc quan trọng với các trọng số ............34
Bảng 1.6: Phân loại nguồn nƣớc mặt theo chỉ số WQI .............................................35
Bảng 2.1: Bảng quy định các giá trị qi, BPi ..............................................................39
Bảng 2.2: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ......................40
Bảng 2.3: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH .........................41
Bảng 2.4: Các mức đánh giá chất lƣợng nƣớc theo chỉ số WQI ...............................42
Bảng 3.1: Chỉ số chất lƣợng nƣớc WQI các hồ nội thành giai đoạn 2010 – 2016 theo
mùa ............................................................................................................................52


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ vị trí các hồ thuộc 03 nhóm hồ nghiên cứu ..................................18

Hình 3.1: Kết quả phân tích hàm lƣợng các chất của hồ thuộc nhóm 1 trong giai
đoạn 2010 – 2016 ......................................................................................................44
Hình 3.2: Kết quả phân tích hàm lƣợng BOD5 các hồ thuộc nhóm 2 trong giai đoạn
2010 – 2016 ...............................................................................................................46
Hình 3.3: Kết quả phân tích hàm lƣợng COD các hồ thuộc nhóm 2 trong giai đoạn
2010 – 2016 ...............................................................................................................47
Hình 3.4: Kết quả phân tích hàm lƣợng PO43- các hồ thuộc nhóm 2 trong giai đoạn
2010 – 2016 ...............................................................................................................48
Hình 3.5: Kết quả phân tích hàm lƣợng COD các hồ thuộc nhóm 3 trong giai đoạn
2010 – 2016 ...............................................................................................................49
Hình 3.6: Kết quả phân tích hàm lƣợng BOD5 các hồ thuộc nhóm 3 trong giai đoạn
2010 – 2016 ...............................................................................................................50
Hình 3.7: Kết quả phân tích hàm lƣợng PO43- các hồ thuộc nhóm 3 trong giai đoạn
2010 – 2016 ...............................................................................................................50
Hình 3.8: Chỉ số chất lƣợng môi trƣờng nƣớc WQI của Hồ Tây trong giai đoạn
2010 – 2016 ...............................................................................................................49
Hình 3.9: Chỉ số chất lƣợng môi trƣờng nƣớc WQI của Hồ Thanh Nhàn trong giai
đoạn 2010 – 2016 ......................................................................................................51
Hình 3.10: Chỉ số chất lƣợng môi trƣờng nƣớc WQI của Hồ Kim Liên lớn trong giai
đoạn 2010 – 2016 ......................................................................................................53
Hình 3.11: Chỉ số chất lƣợng môi trƣờng nƣớc WQI các hồ đặc trƣng thuộc 3 nhóm
hồ trong giai đoạn 2010 – 2016.................................................................................55
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện ý kiến tham vấn cộng đồng về hiện trạng chất lƣợng
nƣớc hồ nội thành Hà Nội .........................................................................................56
Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện ý kiến tham vấn cộng đồng về các biện pháp xử lý hồ
nội thành Hà Nội .......................................................................................................66


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QCCP


Quy chuẩn cho phép

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

HST

Hệ sinh thái

KBT

Khu bảo tồn

KTTV

Khí tƣợng thủy văn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


TNHH NNMTV

Trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên

UBND

Ủy ban nhân dân

XLNT

Xử lý nƣớc thải


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nƣớc. Trong những
năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của Hà Nội luôn dẫn đầu cả nƣớc, sự phát
triển này đã góp phần nâng cao thu nhập của ngƣời dân, cải thiện chất lƣợng cuộc
sống trên các mặt: kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, các dịch dụ về giao thông vận
tải… Song song với việc phát triển về kinh tế thì áp lực về môi trƣờng cũng là vấn
đề trọng tâm mà các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố cùng với ngƣời dân phải
chung tay giải quyết.
Hiện nay trên địa bàn 12 quận nội thành Hà Nội có khoảng 122 hồ với tổng
diện tích khoảng 1.158 ha, trong đó các hồ chủ yếu có quy mô > 1ha (chiếm 85%).
Ngoài chức năng điều hòa vi khí hậu, điều hòa nguồn nƣớc, giảm ngập lụt trong
mùa mƣa, hồ là một hệ sinh thái tạo nên không gian lý tƣởng trong lành, bền vững
để con ngƣời có thể thƣ giãn, tập thể dục, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi
[2]. Đặc biệt, có những hồ có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử lâu đời gắn liền với thủ
đô ngàn năm văn hiến nhƣ: Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây...

Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các hồ, đặc biệt là hồ trong khu vực nội thành
đều bị ô nhiễm bởi nƣớc thải, trầm tích, bùn đáy do phải tiếp nhận lƣu lƣợng nƣớc
thải vƣợt quá khả năng tự làm sạch, gây ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, vi
sinh. Ngoài ra, xung quanh các hồ thƣờng có nhiều hàng quán, gây mất vệ sinh môi
trƣờng. Tại nhiều nơi việc đổ rác, phế thải xuống hồ còn khá phổ biến làm thu hẹp
diện tích mặt nƣớc và gây ô nhiễm môi trƣờng. Chính sự ô nhiễm đó, thời gian gần
đây tại một số hồ đã xảy ra hiện tƣợng cá chết hoặc hiện tƣợng phú dƣỡng bởi hàm
lƣợng các chất hữu cơ vƣợt quy chuẩn cho phép. Do đó, việc đánh giá diễn biến và
chất lƣợng nƣớc của các hồ nội thành là rất cần thiết trên cơ sở đó có các kế hoạch
quản lý hồ hiệu quả nhằm duy trì và phát huy giá trị về môi trƣờng, văn hóa, cũng
nhƣ lịch sử của hệ thống các hồ trong nội thành Thủ đô Hà Nội.

1


Với lý do đó tác giả lựa chọn nghiên cứu “Đánh giá diễn biến chất lượng
nước các hồ nội thành Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016 và đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá đƣợc diễn biến chất lƣợng nƣớc các hồ nội thành Hà Nội giai đoạn
2010 - 2016.

-

Đề xuất đƣợc giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các chất lƣợng nƣớc hồ nội
thành Hà Nội.

3. Nội dung nghiên cứu và cấu trúc luận văn

 Các nội dung nghiên cứu chính
- Đánh giá diễn biến chất lƣợng nƣớc hồ Hà Nội giai đoạn 2010 - 2016 (lựa
chọn 20 hồ theo các nhóm hồ nhƣ sau: hồ đã cải tạo và tách hoàn toàn nƣớc thải; hồ
đã cải tạo nhƣng vẫn tiếp nhận nƣớc mƣa và nƣớc thải khi mƣa và nhóm hồ chƣa
cải tạo (của 8 quận nội thành).
- Đề xuất giải pháp quản lý chất lƣợng nƣớc các hồ nội thành Hà Nội.
 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Luận văn bao gồm 3 chƣơng
chính:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan về hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội

1.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên của các hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Theo kết quả điều tra về đất ngập nƣớc do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà
nội thực hiện trong giai đoạn 2012-2016, Tổng diện tích mặt nƣớc tĩnh là
149.494,609 ha, trong đó diện tích ao/hồ/đầm chiếm 16,4% [7].
Bảng 1.1: Tổng hợp diện tích đất ngập nƣớc Thành phố Hà Nội
Đơn vị: Ha
Diện tích hồ,
đầm, ao lớn
(ha)


Diện tích hồ,
ao nhỏ (ha)

STT

Quận / Huyện

1

Bắc Từ Liêm

0,886

245,336

2

Nam Từ Liêm

30,605

114,588

3

Ba Đình

48,606


2,344

4

Ba Vì

1.139,680

1.093,193

5

Cầu Giấy

4,325

12,072

6

Chƣơng Mỹ

270,820

1.525,103

11.053,500

12.849,423


7

Đan Phƣợng

0,000

358,933

1.805,500

2.164,433

8

Đông Anh

284,889

1.222,238

6.647,500

8.154,627

9

Đống Đa

31,282


6,019

10

Gia Lâm

41,207

609,097

3.366,500

4.016,804

11

Hoài Đức

1,154

217,942

2.507,000

2.726,096

12

Hà Đông


8,352

133,824

2.005,000

142,176

3

Ruộng trũng

Tổng diện tích
mặt nƣớc tĩnh
(ha)

620,500

246,223
765,693
50,950

12.094,000

14.326,872
16,397

37,301



STT

Quận / Huyện

Diện tích hồ,
đầm, ao lớn
(ha)

13

Hai Bà Trƣng

36,706

7,040

43,746

14

Hoàng Mai

272,919

416,909

2.694,829

15


Hoàn Kiếm

11,042

0,225

11,267

16

Long Biên

39,108

301,966

341,074

17

Tây Hồ

548,365

93,131

641,496

18


Thanh Xuân

20,475

7,436

27,910

19

Mê Linh

102,171

478,539

5.285,500

5.866,210

20

Mỹ Đức

528,030

1.342,026

11.103,000


12.973,056

21

Phúc Thọ

17,614

725,615

5.004,000

5.747,229

22

Phú Xuyên

45,631

2.214,163

9.812,000

12.071,794

23

Quốc Oai


22,162

782,000

5.942,000

6.746,162

24

Sóc Sơn

591,314

1.071,348

9.560,000

11.222,662

25

Thạch Thất

149,169

745,505

5.252,500


6.147,174

26

Thanh Oai

33,126

918,841

7.728,500

8.680,467

27

Thanh Trì

40,398

710,307

2.156,500

2.907,205

28

Thƣờng Tín


10,904

1.353,772

6.835,500

8.200,176

29

TX Sơn Tây

799,731

581,729

2.634,500

4.015,960

30

Ứng Hòa

0,000

2.079,697

13.579,500


15.659,197

3.991.672,139 7.471.949,899

124.993,000

149.494,609

Cộng

Diện tích hồ,
ao nhỏ (ha)

Ruộng trũng

Tổng diện tích
mặt nƣớc tĩnh
(ha)

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Điều tra, khảo sát đất ngập nước trên địa
bàn Thành phố Hà Nội”, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2014 [7])

4


Trong Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa đã đƣợc Thủ
tƣớng phê duyệt năm 2008, Hồ Tây đƣợc xếp hạng cấp quốc gia với đặc trƣng: Hồ tự
nhiên vùng đồng bằng với phức hệ thủy sinh vật tiêu biểu và là nơi dừng đỗ của nhiều
loài chim di cƣ. Có ý nghĩa Du lịch - Văn hóa - Lịch sử - Nghiên cứu - Giáo dục. Còn
Hồ Hoàn Kiếm cũng đƣợc đề nghị là khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa cấp thành phố

với đặc trƣng là nơi cƣ trú của loài rùa Hồ Hoàn Kiếm và nhiều loài thủy sinh vật
khác; có nhiều loài tảo đặc hữu [4].
Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất và điều hòa vi khí hậu cho Thủ đô. Các
cửa cống vào hồ là các tuyến cống xung quanh hồ và từ hồ Trúc Bạch sang. Nƣớc
từ hồ ra mƣơng cống Đõ (cửa điều tiết Hồ Tây A), cửa cống Xuân La, Xuân Đỉnh
(cửa điều tiết Hồ Tây B) ra mƣơng Nghĩa Tân [4].
Hồ Gƣơm nằm ở trung tâm lịch sử của Thủ đô, giữ một vị trí đặc biệt đối với
Hà Nội; Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 528,5 ha, đóng vai trò quan trọng
trong khung cảnh đô thị [3]. Trong khu vực nội đô có thể kể tới những hồ nổi tiếng
khác nhƣ Hồ Ba Mẫu, Bảy Mẫu, Thiền Quang, Thủ Lệ, Đống Đa, Giảng Võ, Ngọc
Khánh... Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội nhƣ Yên Sở,
Linh Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Tuy Lai, Quan Sơn,...
Hiện trạng các khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa thành phố Hà Nội theo quy
hoạch đa dạng dã dƣợc UBND thành phố Hà Nội phê duyệt đƣợc thể hiện cụ thể
trong bảng 1.2 theo phê duyệt quy hoạch trong hệ thống khu bảo tồn vùng nƣớc nội
địa đến năm 2020.
Bảng 1.2: Hiện trạng các khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa thành phố Hà Nội
theo quy hoạch
TT

Đặc trƣng

Hiện trạng khu bảo tồn

Tên

Khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa cấp quốc gia Hồ Tây

Vị trí


Trên địa phận các phƣờng Quảng An, Bƣởi, Thuỵ Khuê,
Yên Phụ, Xuân La, Nhật Tân quận Tây Hồ

1

5

Ghi chú


TT

Đặc trƣng
Diện tích

Hiện trạng khu bảo tồn
528,5 ha

Hệ sinh
thái

HST đất ngập nƣớc ngọt đặc thù với phức hệ thủy sinh
vật tiêu biểu và là nơi dừng, đỗ của nhiều loài chim di cƣ.
Là hồ nƣớc ngọt tự nhiên lớn nhất trong các hồ thuộc
ĐBSH

Hê thực
vật

- Hệ thực vật: Có 325 loài thuộc 261 chi, 107 họ của 5

ngành thực vật bậc cao có mạch gồm cây nông nghiệp,
cây bóng mát, cây vƣờn nhà, cây thảm cỏ
- Thực vật nổi: có tới 72 loài vi tảo thuộc 5 ngành
- Động vật nổi: Xác định đƣợc 37 loài thuộc 27 giống, 17
họ;

Hệ động
vật

- Động vật đáy: có 29 loài thuộc 26 giống, 17 họ, 9 bộ và
4 lớp, 3 ngành;
- Chim có 43 loài (thuộc 26 họ và 10 bộ);
- Bò sát - ếch nhái đã xác định đƣợc 8 loài thuộc 4 họ;
- Cá: có 48 loài thuộc 16 họ, 6 bộ; Họ cá Chép chiếm ƣu
thế với 28 loài, 22 giống. Có 01 loài cá chuối (Channa
maculata) ở thứ hạng nguy cấp (EN) trong SĐVN-2007

Nhiệm vụ
bảo tồn

Bảo vệ sinh thái hồ tự nhiên, bảo tồn các lo ài hoang dã ,
bảo vệ di sản văn hoá, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và
bảo vệ môi trƣờng phục vụ du lịch, giáo dục, nghiên cứu

Tên

Khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa cấp thành phố Hồ
Hoàn Kiếm

Vị trí


Phƣờng Hàng Trống và một phần rất nhỏ phƣờng Lý Thái
Tổ, quận Hoàn Kiếm.

2
Diện tích
Hệ sinh
thái

11,5 ha
HST đất ngập nƣớc đứng

6

Ghi chú
Được phê
duyệt quy
hoạch trong
hệ thống KBT
vùng nước nội
địa đến năm
2020
theo
Quyết định số
1479/QĐ-TTg
ngày
13/10/2008
của Thủ tƣớng
Chính phủ



TT

Đặc trƣng

Hệ thực
vật

Hiện trạng khu bảo tồn

Ghi chú

- Hệ thực vật trong khu vực hồ Hoàn Kiếm chủ yếu là tập
đoàn cây cảnh, hoa, cây xanh bóng mát nhƣ: Tƣờng vi,
lộc vừng, trôm, liễu, đại phong tử, gạo, vông, tếch,
phƣợng, si, sấu...
- Hồ Hoàn Kiếm có nhiều loài tảo đặc hữu và là nơi cƣ trú
của nhiều loài thủy sinh vật

Hệ động
vật

Hệ động vật trong hồ rất nghèo. Mặc dù vậy, ở đây có 1
loài Rùa hồ Hoàn Kiếm tên khoa học Rafetus -swinhoei ở
thứ hạng cực kỳ nguy cấp (CR) trong Sách đỏ Việt Nam
2007. Hồ Hoàn Kiếm đƣợc tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI)
công bố là 1 trong 10 loài rùa nguy cấp, quý hiếm, đƣợc
xếp vào vị trí báo động nguy cơ tuyệt chủng cao

Nhiệm vụ

bảo tồn

Bảo vệ nơi cƣ trú của loài Rùa hồ Hoàn Kiếm và nhiều
loài thủy sinh vật khác. Bảo vệ di sản văn hoá, bảo vệ
cảnh quan thiên nhiên và môi trƣờng phục vụ du lịch,
giáo dục, nghiên cứu

Tên

Khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa cấp Quốc gia Sông
Hồng (sau Việt Trì – cửa Sông Hồng)

Vị trí

Sông Hồng (sau Việt Trì – cửa Sông Hồng)

Diện tích

KBT nằm trong địa bàn thành phố Hà Nội 5.951 ha

Hiện trạng
ĐDSH

Hệ sinh thái đất ngập nƣớc chảy. Về động vật phù du chỉ
có 15 loài, thực vật phù du có 18 loài và 7 loài động vật
đáy. Tuy nhiên, thành phần cá khá phong phú, có tới 58
loài cá

Nhiệm vụ
bảo tồn


Bảo vệ đƣờng di cƣ, bãi đẻ trứng của nhiều loài cá quý
hiếm, có giá trị kinh tế nhƣ: cá Cháy, cá Mòi cờ

3

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Điều tra, khảo sát đất ngập nƣớc trên địa bàn
Thành phố Hà Nội”, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội năm 2014) [7]
Theo Báo cáo số 1604/BC-TNHN ngày 07/9/2017 của Công ty TNHH MTV
Thoát nƣớc Hà Nội về “Hiện trạng quản lý hồ sơ theo phân cấp và hiện trạng môi

7


trƣờng các hồ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, trên địa bàn các quận nội thành của
thành phố Hà Nội có khoảng 122 hồ với tổng diện tích 1.158 ha, trong đó một số hồ
đã đƣợc cải tạo (nạo vét, kè mái hồ, làm đƣờng dạo, hệ thống thoát nƣớc mƣa, nƣớc
thải, cây xanh chiếu sáng) gồm: Hoàn Kiếm, Trúc Bạch, Thủ Lệ, Giảng Võ, Ngọc
Khánh, Bảy Mẫu, Thiền Quang..vv đã phát huy hiệu quả đầu tƣ góp phần cải tạo
cảnh quan môi trƣờng và điều tiết việc thoát nƣớc của Thành phố [5]. Qua Đề án
"Cải tạo môi trƣờng các hồ nội thành Hà Nội", đã huy động các doanh nghiệp tham
gia cải tạo, nạo vét kè 91 hồ trên địa bàn thành phố; hiện tại còn khoảng 31 hồ đang
hoặc chƣa đƣợc cải tạo (chiếm 25,4% trong tổng số 122 hồ ở Hà Nội).
1.1.2. Vai trò, chức năng của hệ thống hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hà Nội có nhiều hồ và đầm tự nhiên, trong đó nhiều hồ của Hà Nội gắn liền
với các huyền tích, nhƣ hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, hồ Văn (trong Văn Miếu - Quốc Tử
Giám)... Nhiều hồ đã trở thành thắng cảnh của thủ đô nhƣ hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm,
hồ Trúc Bạch. Một số hồ ở Hà Nội trở thành một phần của các công viên nhƣ hồ
trong Vƣờn bách thảo Hà Nội, hồ Bảy Mẫu trong Công viên Lê Nin, hồ Thủ Lệ
trong Vƣờn Bách thú Hà Nội, hồ Nghĩa Tân trong công viên mới đƣợc xây dựng

mang tên công viên Nghĩa Đô.... Một số hồ đƣợc cải tạo cho mục đích điều hòa
thoát nƣớc khi mƣa nhƣ hệ thống hồ Yên Sở, các hồ Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2,
Giảng Võ, Thành Công, Đống Đa, Hào Nam, Đầm Chuối, Hạ Đình, Tân Mai…
Ngoài ra các hồ còn là khu vực điều tiết vi khí hậu và vui chơi giải trí cho ngƣời
dân. Nhiều hồ ở Hà Nội hiện nay, do sự lấn chiếm, san lấp của dân cƣ đã biến mất
một phần hoặc vĩnh viễn nhƣ hồ Thanh Lan, Mã Hƣơng Trong, Mã Hƣơng ngoài,
hồ Đồng Vây, hồ đầm dƣới đồng…Các hồ còn lại của Hà Nội đang đƣợc thành phố
xúc tiến nạo vét, cải tạo kè hồ chống lấn chiếm và xây dựng các hạ tầng cơ sở xung
quanh hồ.
Các hồ chính ở Hà Nội có chức năng chủ yếu là tạo cảnh quan và điều hòa vi
khí hậu, điều tiết dòng chảy và thoát lũ, tiếp nhận và xử lý nƣớc thải, cũng nhƣ

8


không gian nuôi trồng thuỷ sản. Các chức năng chính của hệ thống hồ Hà Nội đƣợc
trình bày cụ thể nhƣ sau:
 Tạo cảnh quan và điều hòa vi khí hậu
Hồ là tài nguyên quý giá của bất kỳ đô thị nào và Hà Nội cũng vậy, bên cạnh
vai trò cải thiện môi trƣờng, vai trò thẩm mỹ. Hồ tạo nên không gian mở và cũng là
nơi nghỉ ngơi vui chơi giải trí, giao tiếp, sinh hoạt công cộng của mọi ngƣời dân
trên địa bàn thành phố [2].
Sự kết hợp hài hoà của mặt nƣớc và cây xanh ở Hà Nội tạo nên tiềm năng
khai thác, sử dụng lớn của hệ thống hồ. Hầu hết các hồ đều nằm trong các công viên
hoặc vƣờn hoa trong thành phố. Công viên kết hợp với mặt nƣớc hồ tạo nên không
gian mở và mang lại vẻ đẹp hài hoà, tạo ra các khu vực vui chơi, giải trí cho ngƣời
dân. Vẻ đẹp của hồ nƣớc đƣợc tăng lên đáng kể khi các kiến trúc công trình xung
quanh chúng đƣợc thiết kế hợp lý nhƣ nhà hàng, tƣợng đài... làm cho cảnh quan gần
với thiên nhiên và sống động hơn [2].
Ngoài ra, hồ còn có chức năng điều hòa vi khí hậu. Hồ đã góp phần giúp Hà

Nội giảm đi hiệu ứng bê tông hóa và giảm diện tích bề mặt đất tự nhiên.
 Chức năng điều tiết dòng chảy và thoát lũ
Các hồ có chức năng tích nƣớc và thoát nƣớc mƣa nên hồ có thể làm giảm lụt
trong đô thị. Chức năng điều tiết của hồ có thể làm giảm dòng chảy bằng cách thoát
nƣớc qua ống dẫn từ hồ. Ngoài ra, hồ có thể điều tiết mực nƣớc thông qua kênh,
mƣơng trong mùa mƣa để làm giảm sức chứa của các trạm bơm, giảm chi phí xây
dựng và chi phí thoát nƣớc [2].
 Xử lý sơ bộ nƣớc thải và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trƣờng
Chất bẩn do nƣớc mƣa và nƣớc thải cuốn theo bao gồm chất bẩn có trên mặt
đất và chất bẩn từ hệ thống cống thoát nƣớc đô thị. Do có sẵn các vi khuẩn, tảo,

9


động vật nguyên sinh và các loại thực vật hấp thụ và phân hủy sinh học chất thải,
nên hồ có khả năng làm sạch nƣớc.
Tuy nhiên chức năng này lại tùy thuộc theo diện tích, dung tích chứa nƣớc
của hồ và chất lƣợng chất thải đi vào hồ bởi vì lƣợng thải vào hồ vƣợt quá mức tự
xử lý thì hồ bắt đầu trở nên ô nhiễm. Các yếu tố chỉ định của nƣớc hồ bắt đầu xuống
cấp là hàm lƣợng BOD5 trên 25 mg/L, COD trên 35 mg/L, nitơ trên 0,3 mg/L,
photspho trên 0,02 mg/L, tổng SS trên 80 mg/L và oxy hòa tan dƣới 4 mg/L [2].
Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải ngày càng trở
nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, do có hệ thống thu gom nƣớc thải riêng nên nƣớc
thải của một số hồ nhƣ Hoàn Kiếm, Trúc Bạch,…đƣợc chuyển vào hệ thống cống
thoát riêng; hệ thống cống thoát nƣớc xung quanh hồ Nam Đồng và một số hồ khác
cũng đang đƣợc xây dựng. Trong tƣơng lai gần, giải pháp này sẽ đƣợc áp dụng cho
toàn bộ hệ thống hồ thuộc khu vực đô thị của thành phố.
 Chức năng nuôi trồng thuỷ sản
Hồ vốn dĩ là một thủy vực mặt, chế độ dòng chảy tĩnh, thuận lợi cho các thủy
sinh phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó cá là loài thủy sinh đƣợc

nuối trồng rộng rãi nhất.
Cá đƣợc nuôi trong các hồ để bổ sung nguồn thực phẩm cho nhu cầu của cƣ
dân thành phố và cải thiện môi trƣờng nƣớc hồ. Nuôi cá phát triển mạnh ở Thanh
Trì. Có 169 ha diện tích mặt nƣớc và các vùng đất trũng đƣợc sử dụng để nuôi cá và
thu đƣợc sản lƣợng 714 tấn [2].
Hồ ở Hà Nội có chức năng quan trọng và giá trị trong môi trƣờng đô thị của
thành phố. Theo PGS.TS. Trần Đức Hạ, các giá trị và chức năng của các hồ trong
khu vực đô thị của Hà Nội đƣợc tóm tắt trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Các giá trị và chức năng chính của hệ thống hồ Hà Nội
TT

Giá trị/chức năng

Trực tiếp

10

Gián tiếp

Không sử dụng


TT

Giá trị/chức năng

Trực tiếp

Gián tiếp


Không sử dụng

x

1

Điều hòa thoát nƣớc khi mƣa

xxx

2

Điều hòa vi khí hậu

xx

3

Vui chơi giải trí và du lịch

xxx

4

Tài nguyên động vật hoang dã

x

5


Nuôi cá và nhuyễn thể

xx

6

Cấp nƣớc

7

Tiết và nhận nƣớc ngầm

xx

8

Tiếp nhận và giữ chất lắng đọng

xxx

9

Tiếp nhận và giữ chất dinh dƣỡng

xxx

10

Đa dạng sinh học / sinh cảnh


11

Đặc thù văn hoá / kỳ quan

x

x

xx
xx

Ghi chú: X: Mức thấp; XX: Mức trung bình; XXX: Mức cao
(Nguồn: Trần Đức Hạ, Hồ đô thị quản lý kỹ thuật và kiếm soát ô nhiễm, 2016 [2])
Ngoài các chức năng cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học; nhiều ao/hồ/đầm
còn là nơi chứa nƣớc thải từ các khu vực xung quanh, đặc biệt là các ao/hồ trong
khu vực làng nghề, đây là những nguyên nhân khiến cho môi trƣờng các hồ này
hiện đang bị xuống cấp, nhiều hồ đã bị giảm diện tích rất nhiều, thậm chí có hồ, ao
đã biến mất hoàn toàn (nay còn có một số hồ nhỏ ở nội thành nhƣ: hồ Ba Mẫu, hồ
Đồng Nhân, hồ Đống Đa, hồ Giám, hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thanh Nhàn,
hồ Thành Công, hồ Thủ Lệ, hồ Xã Đàn,...).
1.1.3. Thực trạng môi trường nước và công tác quản lý các hồ trên địa bàn
Thành phố Hà Nội
1.1.3.1.

Thực trạng môi trƣờng nƣớc các hồ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Căn cứ theo các quy định trên và báo cáo tổng hợp của Sở Xây dựng, hiện nay trên
địa bàn các quận nội thành thành phố Hà Nội có khoảng 122 hồ bao gồm các hồ tự
nhiên và các hồ đƣợc đào, xây dựng theo quy hoạch. Trong đó có 91 hồ đƣợc cải
tạo và 31 hồ chƣa đƣợc cải tạo.


11


Thực trạng môi trƣờng hồ đƣợc thể hiện qua hai yếu tố chính: Điều kiện vệ
sinh trên, xung quanh hồ và chất lƣợng nƣớc hồ.
 Đối với các hồ đã cải tạo
Đối với các hồ đã cải tạo, môi trƣờng các hồ tƣơng đối tốt, đƣợc cải thiện rõ
rệt so với các hồ chƣa cải tạo. Cụ thể nhƣ sau:
Điều kiện vệ sinh trên và xung quanh hồ
Hiện nay trên địa bàn thành phố có nhiều hồ đã cải tạo kè đá, đƣợc nạo vét
đến cao độ thiết kế, xây dựng đƣờng dạo tạo cảnh quan khu vực xung quanh hồ.
Một số hồ đƣợc xây dựng hệ thống cống tách nƣớc thải, cửa phai, trạm bơm thoát
nƣớc. Không còn hiện tƣợng lấn chiếm đổ đất, phế thải xây dựng, vứt rác xuống hồ
tại các hồ này. Điều kiện vệ sinh trên mặt hồ và xung quanh hồ nhìn chung đảm bảo
yêu cầu [1].
Chất lượng nước hồ
Trong tổng số 122 hồ ao thuộc nội thành Hà Nội, có 55 hồ đã xây dựng hệ
thống cửa chặn nƣớc thải (cửa phai hoặc tuyến cống bao tách nƣớc thải). Hệ thống
cửa chặn nƣớc thải đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lƣợng nƣớc hồ.
Do vậy, chất lƣợng nƣớc tại các hồ này đƣợc cải thiện đáng kể.
Các hồ đƣợc cải tạo đồng bộ trong dự án thoát nƣớc Hà Nội giai đoạn I và
các dự án khác nhƣ hồ Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2, Thành Công, Giảng Võ,
Thiền Quang, Nghĩa Tân, Hai Bà Trƣng, Bảy Mẫu, Linh Đàm, Định Công, Văn
Chƣơng, Kim Liên...(kè bờ, làm đƣờng dạo, nạo vét bùn lòng hồ, lắp đặt tuyến cống
bao ngăn không cho nƣớc thải chảy vào hồ), chất lƣợng nƣớc hồ sau khi cải tạo
đuợc cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, do các hồ có chức năng điều hòa thoát nƣớc, khi
mƣa nƣớc mƣa và nƣớc thải từ hệ thống cống thoát nƣớc chung chảy vào hồ nên
chất lƣợng nƣớc hồ đang có xu hƣớng suy giảm theo thời gian [3].
 Đối với các hồ chƣa cải tạo


12


Tình trạng lấn chiếm hồ
Sau nhiều năm đô thị hóa, diện tích ao, hồ của Hà Nội đã bị giảm đi rất
nhiều. Thậm chí, có nhiều ao, hồ đã biến mất hoàn toàn do hoạt động san lấp, lấn
chiếm của con ngƣời và sạt lở tự nhiên hàng năm do chƣa cải tạo.
- Do ý thức của một số bộ phận dân cƣ và do tốc độ đô thị hoá ngày càng cao
nên tại các hồ chƣa đƣợc kè nằm trong khu vực dân cƣ, hiện tƣợng lấn chiếm đổ
đất, phế thải xây dựng, vứt rác xuống hồ vẫn diễn ra nhƣ hồ Linh Quang,... Rác thải
xả trực tiếp xuống hồ là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
mặt. Việc đổ phế thải xuống bờ và lòng hồ gây mất mỹ quan đô thị, làm lòng hồ bị
bồi lắng và làm thu hẹp diện tích sử dụng của hồ cũng nhƣ giảm khả năng điều hoà
thoát nƣớc của hồ gây tình trạng úng ngập khu vực xung quanh hồ [11].
- Một số hồ lắp đặt các đăng đó, cửa phai để dâng nƣớc nuôi cá làm ảnh
hƣởng đến dòng chảy thoát nƣớc nhƣ hồ Tam Trinh, hồ Tƣ Đình,... những việc làm
đó đã làm suy thoái điều kiện vệ sinh trên và xung quanh các hồ chƣa đƣợc cải tạo
[11].
- Nhiều hồ có khả năng điều hoà thoát nƣớc mƣa nhƣng phục vụ cho mục
đích nuôi trồng thuỷ sản nên chủ thể nuôi cá thƣờng giữ ở mực nƣớc cao gây khó
khăn cho công tác thoát nƣớc [11].
Tình trạng ô nhiễm nước hồ
Ô nhiễm nƣớc hồ là một vấn đề đáng lƣu tâm. Nƣớc thải đuợc xả vào hồ
không qua xử lý làm giảm chất lƣợng nƣớc hồ. Các hồ chƣa đƣợc cải tạo ngoài
những chức năng chính nhƣ đã đề cập ở trên còn đóng vai trò là nơi tiếp nhận, xử lý
sơ bộ nƣớc thải đô thị. Tuy nhiên, do hàng ngày nƣớc thải sinh hoạt xả trực tiếp vào
hồ, một lƣợng lớn nƣớc thải chƣa qua xử lý với nồng độ các chất hữu cơ, chất lơ
lửng, và do không đƣợc thƣờng xuyên nạo vét nên lƣợng bùn tích luỹ ở đáy hồ lớn,
chiều sâu cột nƣớc trong hồ thấp đã làm ảnh hƣởng đến khả năng tự làm sạch của

hồ và gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng đặc biệt ở một số hồ tổ

13


chức nuôi cá, đƣa nƣớc thải và bã bia... vào hồ để nuôi cá đã làm tăng mức độ ô
nhiễm nƣớc hồ [7].
1.1.3.2.

Công tác quản lý các hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hệ thống các văn bản pháp lý quy định về quản lý hồ trên địa bàn thành phố
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, để giải quyết đƣợc các vấn đề cấp bách của
địa phƣơng liên quan đến hoạt động quản lý tài nguyên nƣớc và kiểm soát chất
lƣợng nguồn nƣớc, đặc biệt là nƣớc ao, hồ, UBND Thành phố Hà Nội đã trình Thủ
tƣớng chính phủ hoặc trực tiếp ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật đặc
thù của thành phố nhƣ sau:
Luật Thủ đô
Trong Luật Thủ đô đã ban hành, có riêng Điều 14 về quản lý và bảo vệ môi
trƣờng với 3 điều khoản rất cụ thể [12]:
Quản lý và bảo vệ môi trƣờng Thủ đô đƣợc thực hiện theo nguyên tắc phát
triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô;
bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch.
Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối,
hồ, công viên, vƣờn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải
chƣa qua xử lý ra môi trƣờng; sử dụng diện tích công viên, vƣờn hoa công cộng sai
chức năng, mục đích. Việc cải tạo sông, suối, hồ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt phải
phù hợp với quy định về kiến trúc, cảnh quan, môi trường của Thủ đô.
Các Quy hoạch liên ngành liên quan đến môi trƣờng nƣớc hồ trên địa bàn Hà
Nội

- Quy hoạch mạng lƣới quan trắc tài nguyên nƣớc trên địa bàn Thành phố Hà
Nội đến năm 2020; đƣợc Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số
6187/QĐ-UBND ngày 30/12/2011.

14


- Quy hoạch phát triển thủy lợi Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định
hƣớng đến năm 2030 đƣợc UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định 4673/QĐUBND năm 2012 ngày 18/10/2012;
Các quyết định, văn bản đã ban hành về quản lý hồ nội thành
- Quyết định số 92/2009/QĐ-UBND ngày 19/8/2009 của UBND Thành phố
Hà Nội về quản lý khai thác Hồ Tây.
- Quyết định số 1919/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc ban hành Quy chế thử nghiệm xử lý ô nhiễm nƣớc sông, mƣơng, hồ
trên địa bàn thành phố.
- Quyết định số 706/QĐ-UBND ngày 11 tháng 2 năm 2009 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh Quyết định số 2539/QĐ-UBND ngày 12
tháng 12 năm 2008 về việc thành lập Tổ công tác theo dõi các hoạt động và kết quả
thử nghiệm xử lý ô nhiễm nƣớc sông, mƣơng, hồ trên địa bàn Thành phố.
- Quyết định số 1849/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổ công tác tham mƣu, theo dõi các hoạt
động và kết quả thử nghiệm, nhân rộng xử lý ô nhiễm nƣớc sông, mƣơng, hồ trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 2249/QĐ-UBND ngày 18/5/2011 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc ban hành quy chế quản lý, duy trì chất lƣợng nƣớc các hồ sau xử lý ô
nhiễm.
- Quyết định số 70/2013/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND Thành phố
Hà Nội về phân công trách nhiệm quản lý hồ Hoàn Kiếm.
- Quyết định số 8044/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND Thành phố về
việc phê duyệt Đề án các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp bảo vệ môi trƣờng thành

phố Hà Nội đến năm 2020.

15


- Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND Thành phố
Hà Nội về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý Nhà nƣớc một số lĩnh vực hạ
tầng kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các kế hoạch, đề án đã ban hành
- Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 31/5/2012 của UBND thành phố về việc
ban hành Kế hoạch Phát triển hạ tầng thoát nƣớc đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn
2011- 2015.
- Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 30/12/2013 của UBND thành phố Hà nội
về việc ban hành Kế hoạch phát triển hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải đô thị
thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020.
- Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 24/02/2016 của UBND thành phố Hà nội
về việc thực hiện chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Báo cáo 112/BC-UBND ngày 25/7/2016 của UBND thành phố về việc Đánh
giá kết quả thực hiện Nghị quyết 03/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009
của HĐND Thành phố Hà Nội về “Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi
trƣờng bức xúc trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến 2010” và đề xuất các giải pháp
cải tạo tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020
và những năm tiếp theo làm cơ sở phê duyệt Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND
ngày 03/8/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 của thành phố Hà Nội.
1.2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu


1.2.1. Hiện trạng các hồ trong phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả lựa chọn 20 hồ thuộc 3 nhóm
hồ khác nhau trên địa bàn nội thành Hà Nội bao gồm: nhóm hồ đã cải tạo và tách
nƣớc thải hoàn toàn, nhóm hồ đã cải tạo nhƣng vẫn tiếp nhận hỗn hợp nƣớc mƣa và
nƣớc thải và nhóm hồ đang hoặc chƣa cải tạo.
16


Căn cứ lựa chon 20 hồ trong tổng số 122 hồ nội thành Hà Nội: Dựa vào kết
quả quan trắc chất lƣợng nƣớc hồ hàng năm trên địa bàn Thành phố của Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng Hà Nội, đề tài lựa chọn 20 hồ nằm trong phạm vị quan trắc
chất lƣợng nƣớc hồ của Sở. Đây cũng là các hồ có diện tích lớn thuộc 08 quận nội
thành và có lịch sử lâu dài gắn liền với cuộc sống của ngƣời dân và giữ vai trò quan
trọng đối với môi trƣờng sinh thái, cảnh quan và đa dạng sinh học trên địa bàn các
quận.
Việc phân chia 20 hồ thành 03 nhóm hồ là: Nhóm hồ đã cải tạo và tách hoàn
toàn nƣớc thải, nhóm hồ đã cải tạo và vẫn tiếp nhận hỗn hợp nƣớc mƣa, nƣớc thải và
nhóm hồ đang tiến hành cải tạo hoặc chƣa tiến hành cải tạo dựa trên việc khảo sát
hiện trạng các hồ nội thành Hà Nội và chất lƣợng nƣớc của 03 nhóm hồ có những
diễn biến và thay đổi khác nhau. Về mặt quản lý nhà nƣớc đối với hồ, hiện nay các
đơn vị quản lý cũng tiếp cận và đánh giá chất lƣợng nƣớc hồ theo 03 nhóm hồ nêu
trên. Do đó việc chia hồ theo các nhóm nêu trên là cơ sở để đề tài đánh giá chất lƣợng
nƣớc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.
Bảng 1.4: Tổng hợp danh sách các hồ thuộc 03 nhóm hồ nghiên cứu
Nhóm hồ đã cải tạo và Nhóm hồ đã cải tạo nhƣng vẫn Nhóm hồ đang hoặc
tách nƣớc thải hoàn tiếp nhận hỗn hợp nƣớc mƣa + chƣa tiến hành cải
toàn
nƣớc thải
tạo
Gồm 02 hồ sau: Hồ

Gồm 13 hồ sau: Thủ Lệ, Giảng Gồm 05 hồ sau: Đầm
Tây, hồ Hoàn Kiếm

Võ, Thành Công, Trúc Bạch,

Trị, Đầu Đông, Hạ

Ngọc Khánh, Ba Mẫu, Đống

Đình, Định Công, Rẻ

Đa, Kim Liên lớn, Nghĩa Tân,

Quạt.

Bảy Mẫu, Thiền Quang, Thanh
Nhàn 1, Yên Sở 1.
Đặc điểm, hiện trạng của từng hồ đƣợc tổng hợp bảng sau:

17


×