Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Cơ sở khoa học cho giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------

Lê Lâm Tuấn

CƠ SỞ KHOA HỌC CHO GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ
KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------

Lê Lâm Tuấn

CƠ SỞ KHOA HỌC CHO GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ
KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Cao Huần
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG


Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

GS.TS. Nguyễn Cao Huần

PGS.TS. Đặng Văn Bào

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS. Nguyễn
Cao Huần, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực
hiện luận văn này. Đồng thời, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các
thầy, cô giáo trong Khoa Địa

, rường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tận tình chỉ

bảo và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin cảm ơn sự hỗ trợ và giúp đỡ u

áu về tài liệu của các đồng chí,

đồng nghiệp trong Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, đặc biệt à các đồng chí cán bộ
chuyên môn của Phòng Quản

Môi trường Ban Quản lý Vịnh Hạ Long.


Cảm ơn sự giúp đỡ và động viên của gia đình, ạn è, đồng nghiệp trong
suốt quá trình học tập và công tác cũng như trong uá trình thực hiện luận văn.
Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp tích cực của u thầy
cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2019
Học viên

Lê Lâm Tuấn

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC.................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................. vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nội dung .......................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 3
5. Cơ sở dữ liệu....................................................................................................... 4
6. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 5
1.1. Tổng quan các nghiên cứu có iên uan đến hướng nghiên cứu của đề tài ......... 5
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................. 5

1.1.2. rong nước ................................................................................................... 8
1.1.3. Khu vực thành phố Hạ Long ...................................................................... 10
1.2. Một số vấn đề về cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài ....................................... 12
1.2.1. Một số khái niệm cơ ản có liên quan ........................................................ 12
1.2.2. Vùng biển ven bờ như một hệ thống tự nhiên ............................................ 14
1.2.3. Các nguồn tác động gây ô nhiễm nước biển ven bờ và vấn đề quản lý ..... 15
1.2.4. Các căn cứ khoa học của Quản lý và bảo vệ môi trường biển ven bờ
thành phố Hạ Long.................................................................................................... 18
1.2.5. Mối quan hệ giữa Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.................... 18
1.3. Quan điểm, phương pháp và uy trình nghiên cứu ........................................... 19
1.3.1. Các uan điểm và tiếp cận nghiên cứu ....................................................... 19
1.3.2. Phương pháp và uy trình nghiên cứu........................................................ 20
ii


CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NGUỒN
TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ
KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG .................................................................. 24
2.1. Vị trí địa lý và vị thế trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ................. 24
2.2. Đặc điểm các điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng của chúng tới môi trường
nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu ...................................................................... 27
2.2.1. Đặc điểm địa chất - địa hình ....................................................................... 27
2.2.2. Khí hậu - thủy, hải văn ............................................................................... 29
2.2.3. Thổ nhưỡng ................................................................................................ 31
2.2.4. Thảm thực vật ............................................................................................. 32
2.3. Các quá trình tự nhiên và ảnh hưởng của chúng đến ô nhiễm môi trường nước
ven bờ vịnh Hạ Long ................................................................................................ 33
2.3.1. Các quá trình tự nhiên và tai biến thiên nhiên ............................................ 33
2.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tai biến thiên nhiên đến ô nhiễm
môi trường nước ven bờ Vịnh Hạ Long ................................................................... 34

2.4. Đặc điểm các điều kiện kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của chúng tới môi trường
nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu ...................................................................... 36
2.4.1. Dân cư, dân số và ao động ........................................................................ 36
2.4.2. Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên ............................................. 36
2.4.3. Tình hình phát triển và phân bố các ngành kinh tế .................................... 45
2.4.4. Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế - xã hội đến môi trường nước biển
ven bờ khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 51
2.5. Phân vùng các nguồn thải môi trường ............................................................... 53
CHƯƠNG 3. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ
THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ ........... 58
3.1. Diến biến chất ượng môi trường nước ven bờ giai đoạn 2005 - 2017.............. 58
3.1.1. Diễn biến chất ượng môi trường nước ven bờ trong giai đoạn
2005 - 2010 ............................................................................................................... 58
3.1.2. Diễn biến môi trường nước ven bờ trong giai đoạn 2011 - 2017 ............... 65
iii


3.2. Chất ượng môi trường nước ven bờ khu vực nghiên cứu ................................. 80
3.2.1. Thu thập số liệu và tính toán ...................................................................... 80
3.2.2. Đánh giá về chất ượng nước ven biển khu vực nghiên cứu ...................... 85
3.3. Đánh giá tình hình uản

môi trường và văn hóa cộng đồng trong hoạt động

bảo vệ môi trường nước biển khu vực nghiên cứu ................................................... 87
3.3.1. Tình hình quản

môi trường nước biển khu vực nghiên cứu ................... 87

3.3.2. Văn hóa cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường nước biển khu vực

nghiên cứu ................................................................................................................. 90
3.4. Định hướng và các giải pháp bảo vệ, quản

môi trường nước biển ven bờ .... 91

3.4.1. Định hướng không gian bảo vệ môi trường nước biển ven bờ .................. 91
3.4.2. Các giải pháp thích hợp trong quản

môi trường nước biển ven bờ

khu vực nghiên cứu ................................................................................................... 94
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 99
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 104
Phụ lục 1: Diến biến chất ượng môi trường nước ven bờ giai đoạn 2005 - 2017 .... 104
Phụ lục 2: Kết quả quan trắc nước biển khu vực ven bờ thành phố Hạ Long quý III
năm 2017 ..................................................................................................................... 109
Phụ lục 3: Kết quả tính toán DO ão hòa trong nước biển ven bờ thành phố Hạ Long
u III năm 2017 ......................................................................................................... 113
Phụ lục 4: Giá trị DO % bão hòa tại khu vực nghiên cứu Qu III năm 2017 ........... 114
Phụ lục 5: Giá trị WQIDO tại khu vực nghiên cứu u III năm 2017 ...................... 115
Phụ lục 6: Kết quả tính toán chỉ số WQI các thông số thành phần quý III
năm 2017 ..................................................................................................................... 116
Phụ lục 7: Biểu đồ thể hiện điểm đánh giá WQI tại 85 điểm quan trắc vùng ven biển
thành phố Hạ Long ...................................................................................................... 120

iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các loại dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu ..................................... 20
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế Hạ Long giai đoạn 2015 - 2017
và dự tính đến năm 2020 ........................................................................................... 45
Bảng 2.2: Các khu công nghiệp ở Hạ Long ............................................................. 48
Bảng 2.3: Lượng khách du lịch đến Hạ Long trong giai đoạn 2013 - 2017 ............ 50
Bảng 2.4: Đặc điểm nguồn thải và vấn đề môi trường nước biển ven bờ
theo các tiểu vùng trên địa bàn thành phố Hạ Long ................................................. 55
Bảng 3.1: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ thành phố Hạ Long năm 2005 ....... 59
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ thành phố Hạ Long năm 2007 ....... 60
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ thành phố Hạ Long năm 2009 ....... 61
Bảng 3.4: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ thành phố Hạ Long năm 2010 ....... 63
Bảng 3.5: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ thành phố Hạ Long năm 2011 ....... 66
Bảng 3.6: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ thành phố Hạ Long năm 2012 ....... 68
Bảng 3.7: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ thành phố Hạ Long năm 2013 ....... 70
Bảng 3.8: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ thành phố Hạ Long năm 2014 ....... 71
Bảng 3.9: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ thành phố Hạ Long năm 2015 ....... 72
Bảng 3.10: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ thành phố Hạ Long năm 2016 ..... 73
Bảng 3.11: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ thành phố Hạ Long năm 2017 ..... 74
Bảng 3.12: Bảng uy đổi các thông số về cùng thang đo ........................................ 81
Bảng 3.13: Bảng đánh giá chất ượng nước biển ven bờ thành phố Hạ Long ......... 83

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ các ước nghiên cứu ...................................................................... 23
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu ............................................................... 26
Hình 3.1: Diễn biến nồng độ pH tại một số khu vực ven bờ giai đoạn
2011 - 2017 ............................................................................................................... 77

Hình 3.2: Diễn biến nồng độ DO tại một số khu vực ven bờ giai đoạn
2011 - 2017 ............................................................................................................... 77
Hình 3.3: Diễn biến nồng độ TSS một số khu vực ven bờ giai đoạn
2011 - 2017 ............................................................................................................... 78
Hình 3.4: Diễn biến nồng độ Amoni một số khu vực ven bờ giai đoạn
2011 - 2017 ............................................................................................................... 78
Hình 3.5: Diễn biến nồng độ Coliform một số khu vực ven bờ giai đoạn
2011 - 2017 ............................................................................................................... 79
Hình 3.6: Diễn biến nồng độ Dầu tại một số khu vực ven bờ giai đoạn
2011 - 2017 ............................................................................................................... 80
Hình 3.7: Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc khu vực nghiên cứu ............................... 84
Hình 3.8: Bản đồ chỉ số chất ượng nước biển ven bờ (WQI) thành phố
Hạ Long .................................................................................................................... 86
Hình 3.9: Bản đồ định hướng không gian bảo vệ môi trường nước biển ven bờ
thành phố Hạ Long.................................................................................................... 93

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVB

Biển ven bờ

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCKT


Công cụ kinh tế

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QLTHVB

Quản lý tổng hợp vùng bờ

QLNN

Quảng

TCMT

Tổng cục môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

vii

nhà nước



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý và bảo vệ môi trường biển ven bờ là vấn đề cấp bách hiện nay do
phải đối mặt với nhiều thách thức trước quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng
thời đảm bảo duy trì đa dạng hệ sinh thái và sinh kế cho người dân. Đây à khu vực
giàu nguồn tài nguyên (rừng, đa dạng sinh học,…); cung cấp chức năng sinh thái
(như nơi cư trú, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ bờ biển,…) và hỗ trợ nhiều hoạt động
của con người (bến cảng, du lịch,…). Quá trình tác động qua lại giữa các hoạt động
trong giới tự nhiên với hoạt động của con người diễn ra tại vùng này khiến đây trở
thành khu vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương từ các hoạt động không chỉ trên biển
mà ngay cả trên các vùng đất liền kề.
Hiện nay, 22/32 thành phố lớn với hơn 50% dân số trên thế giới sống trong
phạm vi 60km cách đường bờ biển (Anon, 1992; Senior 2017) và có tới 90%
thương mại của các nước châu Âu được ưu chuyển qua các cảng biển (Lawal và
nnk, 2014). Dự kiến, số dân tại khu vực này sẽ chiếm tới 75% dân số thế giới vào
năm 2020. Dân số tăng nhanh và áp ực từ hoạt động phát triển kinh tế khiến vùng
ven biển trở thành khu vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước các tác động tiêu
cực và suy thoái nghiêm trọng. Môi trường vùng ven biển bị ô nhiễm, hệ thống tài
nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới không thể phục hồi hoặc phục hồi chậm…
Điều này nếu tiếp diễn và không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sự bền
vững của phát triển.
Thành phố Hạ Long à trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng
Ninh, với nhiều thế mạnh vượt trội về tài nguyên khoáng sản, du lịch, tài nguyên
đất, rừng và đa dạng sinh học. Đây à nguồn lực thuận lợi cho phát triển kinh tế
mà công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo như dịch vụ du lịch, vận tải biển,
công nghiệp khai thác, chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo máy và
công nghiệp thực phẩm. Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị

diễn ra mạnh mẽ nhờ vào vị thế của khu vực. Tuy nhiên, Hạ Long cũng đang phải
đối mặt với nguy cơ ô nhiễm cao do khai thác than, vận tải và du lịch, phát triển
các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển (UBND Tp. Hạ Long, 2015). Suy giảm
chất ượng môi trường nước, tăng uá trình ồi lắng gây nông hoá đáy vịnh, suy
giảm tài nguyên thiên nhiên, biến đổi cảnh quan, mất vệ sinh môi trường... đang à
những vấn đề môi trường nổi cộm ở khu vực ven bờ vịnh Hạ Long. Các chất ô
1


nhiễm có nguồn gốc từ đất liền thải ra biển được đánh giá chiếm 60 -70% tổng tải
ượng chất ô nhiễm (Cục Điều tra và Kiểm soát tài nguyên - môi trường biển,
2013). Còn lại là các nguồn từ biển do các hoạt động trực tiếp trên biển như tàu
thuyền vận tải, khai thác hải sản, du lịch và các hoạt động của ngư dân, của khách
du lịch tham quan trên biển. Một số khu vực nước biển ven bờ đã có iểu hiện ô
nhiễm ngày càng tăng do chất dinh dưỡng, chất rắn ơ ửng, kim loại nặng,
coliform và dầu mỡ, đặc biệt tại các khu vực có khai thác khoáng sản (than) và vật
liệu xây dựng, khu vực chế biến sản sản, khu nuôi trồng hải sản, khu cảng cá và
cảng vận tải,… Nước biển khu vực Di sản Vịnh Hạ Long cũng đã có iểu hiện ô
nhiễm do dầu mỡ. Các hệ sinh thái đặc thù trên biển khu vực cũng đã ị suy thoái
và suy giảm đa dạng sinh học mà nguyên nhân một phần cũng do ô nhiễm gây ra.
Những rủi ro đối với hệ sinh thái và con người do các chất ô nhiễm, đặc biệt là
chất ượng nước biển ven bờ đã và đang có những tác động rất lớn. Vừa tăng
trưởng kinh tế vừa bảo vệ được môi trường biển ven bờ là việc làm không hề đơn
giản trong khi các hoạt động kinh tế trên đất liền, ở trong và ngoài vùng biển đều
có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường ven bờ. Điều này đòi hỏi chính
sách quản lý, bảo tồn các giá trị tự nhiên của khu vực phải được xây dựng trên cơ
sở khoa học, đáp ứng được đồng thời các mục tiêu kinh tế, quản lý, kiểm soát ô
nhiễm và đảm bảo phát triển bền vững.
Góp phần vào mục tiêu trên, đề tài luận văn thạc sỹ “Cơ sở khoa học cho
giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố

Hạ Long” đã được lựa chọn, triển khai và hoàn thành.

2. Mục tiêu và nội dung
Mục tiêu của đề tài luận văn: “Xác lập cơ sở khoa học dựa vào nghiên cứu
các nguồn thải, chất lượng môi trường nước biển, khả năng quản lý và sự tham gia
của cộng đồng cho đề xuất giải pháp bảo vệ và quản lý hiệu quả, bền vững môi
trường nước ven bờ khu vực thành phố Hạ Long”.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm các vấn
đề chính sau:

- Xác lập cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu;
- Phân tích đặc điểm và phân vùng các nguồn thải gây ô nhiễm môi
trường nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu;
- Thực trạng, diễn biến và xu thế biến đổi môi trường nước biển ven bờ
khu vực thành phố Hạ Long;
2


- Đánh giá công tác uản

môi trường và văn hóa cộng đồng trong bảo

vệ môi trường nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu;
- Định hướng không gian bảo vệ môi trường và đề xuất các giải pháp
quản lý thích hợp phục vụ định hướng “ ăng trưởng xanh” của tỉnh trong bối
cảnh biến đổi khí hậu.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
 Ranh giới trên đất liền là ranh giới hành chính các phường ven bờ thành
phố Hạ Long và các phường lân cận có ảnh hưởng không nhỏ tới chất ượng

nước biển (Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hà, Hồng Hải, Bạch Đằng, Hồng Gai, Yết
Kiêu, Cao Xanh, Bãi Cháy, Hùng Thắng và Tuần Châu);
 Ranh giới phía biển à đường ranh giới từ bờ ra ngoài tới 3 hải lý
(Hình 2.1).
- Phạm vi khoa học: Đối tượng nghiên cứu à môi trường nước biển ven
bờ nên Luận văn sẽ tập trung xem xét các nội dung chính (i) Phân vùng môi
trường theo các yếu tổ ảnh hưởng và nguồn gây ô nhiễm nước biển ven bờ; (ii)
Chất ượng môi trường nước biển ven bờ; (iii) Công tác quản

môi trường và

văn hóa cộng đồng trong quản lý, bảo vệ môi trường nước ven bờ khu vực
thành phố Hạ Long; (iv) Quy hoạch không gian bảo vệ và các giải pháp quản lý
thích hợp.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài luận văn bổ sung nội dung của tiếp cận địa lý trong bảo vệ
và quản

tài nguyên nước với việc phân vùng các nguồn thải àm cơ sở không gian

bảo vệ và quản lý bờ biển.

b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các luận cứ khoa học cho Ban Quản
lý Vịnh Hạ Long, Sở ài Nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ
Long và các ngành, địa phương khác có iến quan trong việc quản lý và bảo vệ môi
trường vịnh Hạ Long nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng .
Kết quả của đề tài à cơ sở để giúp quản lý khai thác hợp lý các giá trị của
vịnh Hạ Long - Bái Tử Long cho phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn duy trì được

các điều kiện môi trường cần thiết cho mục tiêu phát triển bền vững.
3


5. Cơ sở dữ liệu
Để hoàn thành các nội dung của uận văn, hệ thống các nguồn dữ iệu, tài
iệu được thu thập và thống kê:

- Các ài áo khoa học, sách chuyên khảo, áo cáo kỹ thuật trong nước
và uốc tế về hướng nghiên cứu của đề tài.
- Số liệu quan trắc định kỳ môi trường nước vịnh Hạ Long từ 2005 đến
2017 của Phòng Quản

Môi trường - Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, trong đó tác

giả cùng tham gia;
- Các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án, áo cáo “Quy hoạch Môi
trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Dự án “Quy
hoạch Bảo vệ Môi trường thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”; “Đánh giá sức tải các thông số ô nhiễm môi trường nước vịnh Hạ Long”
do Ban Quản lý Vịnh Hạ Long thực hiện;
- Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa hình...
- Các kết quả điều tra bổ sung của tác giả trong quá trình thực hiện đề tài.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình ày trong 3 chương ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến
nghị và tài liệu tham khảo:
Chương 1: Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu;
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và các nguồn tác động đến
chất ượng môi trường nước biển ven bờ khu vực tp Hạ Long;
Chương 3: Chất ượng môi trường nước biển ven bờ thành phố Hạ Long và

các giải pháp quản lý, bảo vệ.

4


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Trên thế giới
Tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) đã nhấn
mạnh bảo vệ môi trường biển và ven biển để đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên là nhiệm vụ hàng đầu chương trình hành động (Chương trình Nghị sự
21). heo đó, các uốc gia ven biển sẽ “cam kết quản lý tổng hợp và phát triển bền
vững vùng ven biển và môi trường biển quốc gia trong phạm vi chủ quyền của
mình”. Hội nghị cũng chỉ rõ tầm quan trọng của các chính sách quản lý và bảo vệ
môi trường trong các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia (Eric,
2010). Trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, vùng ven biển đang đứng
trước nguy cơ chịu nhiều tác động tiêu cực và suy thoái nghiêm trọng, nhưng thực
tiễn quản lý, quy hoạch các không gian ven biển vẫn chưa đảm bảo được hài hoà
các mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo tôn trọng và gìn giữ các giá trị sinh
thái (Lawal, 2014). Xuất phát từ mục tiêu phát triển bền vững, các nghiên cứu xây
dựng cơ sở khoa học cho quản lý và bảo vệ môi trường trong quy hoạch lãnh thổ
được áp dụng trong hàng loạt các nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất, quản lý
không gian ven biển, phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch, kiểm soát ô nhiễm môi
trường và hạn chế những tác động tiêu cực của thiên tai.

a. Nghiên cứu về quản lý và giám sát môi trường nước biển ven bờ
Quản

ượng rác thải được xem là một vấn đề quan trọng để tối ưu hóa hoạt


động quản lý trong bối cảnh những tác động của các hoạt động từ con người đến
khu vực này ngày càng gia tăng. Năm 2011, nghiên cứu về đánh giá rủi ro tích hợp
cho việc quản lý của rác thải ven biển của Apitz và cộng sự đưa ra các giải pháp và
chiến ược quản lý vùng ven biển trên cơ sở đánh giá và uản

ượng rác thải do

con người sử dụng, cũng như các tác động của chúng tới hệ sinh thái tự nhiên.
Giám sát điều kiện môi trường vùng ven biển là rất cần thiết trong việc xây
dựng cơ sở dữ liệu và hỗ trợ quản lý giảm nhẹ thiệt hại từ thiên tai và biến đổi khí
hậu. Hệ thống giám sát môi trường (Remote Environmental Monitoring System
R.E.MO.S) được sử dụng để đo từ xa các thông số được cài đặt cho ưu vực ven
biển trong nghiên cứu của Margonia và Aris (2010). Các thông số dữ liệu điện tử
được theo dõi hàng ngày như độ cao mức nước, độ mặn, nồng độ oxy hòa tan, nhiệt
độ nước và nhiệt độ không khí... Đây à một công cụ hữu ích hỗ trợ quản lý vùng
5


ven biển trước các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu cũng nêu
lên sự cần thiết của việc giám sát thời gian thực có thể ngăn ngừa các tai biến thiên
nhiên và thảm họa, được xem như một hệ thống áo động để ngăn chặn các mối
nguy hiểm môi trường cho chính quyền địa phương.
Gần đây, nghiên cứu của Senior (2017) đề cập đến các vấn đề xói lở, bồi tụ
trong quản lý ven biển. Hệ thống Thông tin giám sát môi trường (eMISK), kết hợp
với hệ thống thôn tin địa

(GIS) được thiết lập nhằm tạo ra cơ sở dữ liệu cho truy

cập, phân tích các thông tin và diễn biến chất ượng môi trường. Cơ sở dữ liệu này

được công khai rộng rãi nhằm phục vụ cho việc đánh giá, kiểm tra chất ượng môi
trường và xây dựng kế hoạch quản lý thích hợp.
Jin và nnk (2009) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa BOD5 và COD
trong môi trường nước ven biển với hệ thống đo nhanh. Mục tiêu của nghiên cứu là
thiết lập mô hình được mối quan hệ giữa các yếu tố này và có thẻ dự đoán được giá
trị BOD5 trên sông Dongbao. Ngoài các nghiên cứu chú trọng tập trung đến các chỉ
số môi trường (như pH, độ mặn, độ oxy hòa tan...), một số khác đề cập đến chỉ số
kinh tế - xã hội (ví dụ như chi phí àm sạch môi trường, chi phí bị mất từ việc đóng
cửa bãi biển, số ượng các điểm du lịch công cộng...) một cách riêng lẻ (Areti và
nnk, 2017).
Mỗi hệ sinh thái ven biển có đặc tính vật

riêng và hướng tới các mục tiêu

quản lý khác nhau. Một phương pháp thống nhất để kết nối một cách công bằng các
hoạt động của con người với những đánh giá về sức khỏe của hệ sinh thái tự nhiên
được xác định trong nghiên cứu “Một giao thức quản lý tích hợp cho kết nối ưu tiên
con người với sức khỏe hệ sinh thái trong ven biển Neponset” (2012) của Kim và
nnk. Nghiên cứu điều tra về các chỉ số môi trường và kinh tế xã hội trong hệ sinh
thái đô thị ven biển, áp dụng một giao thức phổ biến để lựa chọn các chỉ số môi
trường và kinh tế - xã hội, từ đó đo ường sức khỏe hệ sinh thái vùng ven biển trên
cơ sở sự tham gia của các bên liên quan trong việc hỗ trợ ra quyết định. Nghiên cứu
ước đầu đề cập đến sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng chính sách quản lý
vùng ven biển.
Phát triển ven biển bền vững là quá trình phát triển kinh tế nhưng vẫn tôn
trọng môi trường, giữ gìn giá trị sinh thái (Lawal và nnk, 2014), nỗ lực xây dựng
cuộc sống tốt hơn nhưng vẫn cân bằng các nguồn lực tại đây (Beat ey và nnk,
1994). Để àm được điều này các nghiên cứu cần được xây dựng trên cách tiếp cận
tổng hợp các điều kiện, nhìn nhận một cách tổng uát, đa ngành. Do đó, tiếp cận hệ
6



thống và tổng hợp trở thành cách tiếp cận chính trong quản lý bền vững vùng cửa
sông ven biển. Để quản lý hiệu quả các ven biển, trước khi tiến hành xây dựng các
kế hoạch và chương trình uản lý cấp quốc gia hoặc địa phương, những nghiên cứu
về đặc trưng tự nhiên và phân vùng chất ượng môi trường để tạo cơ sở dữ liệu nền.
rên cơ sở những dữ liệu này kết hợp với quá trình phân tích điều kiện kinh tế - xã
hội - môi trường, phân tích chi phí lợi ích của các hoạt động phát triển để có phương
án quy hoạch hiệu quả.

b. Nghiên cứu về phân vùng chất lượng nước ven bờ
Trong nghiên cứu của Karamouz và nnk (2004) trình bày kết quả phân vùng
chất ượng nước dựa trên giá trị WQI (Water Qua ity Index) đối với hệ thống sông
Karoon và Dez. Kết quả phân vùng còn có sự kết hợp của các lý thuyết tập mờ
(fuzzy) trong xây dựng thang đánh giá. Cũng theo hướng trên, Shams và nnk (2014)
phân vùng chất ượng nước dựa trên kết hợp WQI, Wilcox và hệ thông tin địa lý.
Fu iang và nnk (2017) đề xuất phương pháp phân vùng chất ượng nước
thành các đơn vị kiểm soát chất ượng môi trường nước. Dựa trên phương pháp này,
ưu vực sông Dương ử được chia thành 568 đơn vị với tổng diện tích 1,91 triệu
km2. Các đơn vị kiểm soát cơ bản này được sử dụng àm đơn vị cơ sở trong phân
tích hiện trạng chất ượng nước, xem xét nguồn ô nhiễm và tác động của hoạt động
kinh tế.
Kerachian (2017) đề xuất phương pháp phân vùng chất ượng nước dựa trên
chỉ số WQI. Các tác động tổng hợp từ tự nhiên và hoạt động của con người được
xem xét đồng thời trong quá trình phân vùng. Các chỉ số về chất ượng được thể
hiện trên bản đồ phân vùng đồng thời trên bản đồ tổng hợp phương pháp phân tích
phân cấp (AHP) và các lý thuyết tập mờ cũng được kết hợp. Kung và nnk (2018) đề
xuất một chỉ số chất ượng để đánh giá chất ượng nước và cho thấy phân tích phân
cụm mờ có thể à được sử dụng như một bổ sung hoặc một thay thế cho các phương
pháp định ượng phổ biến trong chất ượng nước đánh giá, đặc biệt khi điểm WQI

gần với ngưỡng giữa điều kiện ình thường và bất thường.
Vùng biển ven biển tạo thành một vùng chuyển tiếp giữa đất liền và biển
khơi. Các uá trình vật lý chuyên sâu ở ngã ba biển và biển mở là chịu trách nhiệm
cải tiến vật liệu và năng ượng ở đó. Chất ượng cao của nguồn nước, chất dinh
dưỡng và chất hữu cơ từ đất cùng với tính sẵn có của ánh sáng xuống đáy iển ở các
vùng nông làm cho vùng ven biển năng suất cao và dễ bị tổn thương do sự phú
dưỡng (Larsson và cộng sự, 2015). Artioli và nnk (2015) xem xét đến quá trình ô
7


nhiễm nước ven bờ do nước thải từ hoạt động trên các cửa sông lớn. Gibbs et al.
(2006) sử dụng dữ liệu viễn thám để đề xuất phương pháp phân vùng chất ượng
nước ven biển, xác định chất ượng các vùng nước và quá trình lan truyền chất ô
nhiễm trong nước biển.
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu được tổng quan có thể thấy cơ sở
khoa học cho quản lý và bảo vệ môi trường nước biển ven bờ đã được nghiên cứu
theo nhiều hướng và tiếp cận khác nhau. Phần lớn đều tập trung vào phân tích hiện
trạng chất ượng nước, phân vùng, tích hợp các phương pháp toán, hệ thông tin địa
lý (GIS) phục vụ quá trình xây dựng chính sách quy hoạch và quản lý, bảo vệ môi
trường ven biển hiệu quả.
1.1.2. Trong nước
Tại Việt Nam, vùng ven iển à vùng sản xuất năng suất cao với các hẹ sinh
thái tiêu iểu nhu đảo, cửa sông, đầm phá, vũng, vịnh, rừng ngạp mạn, rạn san hô và
thảm cỏ iển... ài nguyên thiên nhiên và nhân van vùng ờ iển phong phú và đa
dạng cho phép phát triển nhiều ĩnh vực kinh tế uan trọng nhu giao thông - cảng
biển, nông lâm nghiẹp, ngu nghiẹp, diêm nghiẹp, công nghiẹp, khoáng sản, du ịch dịch vụ. Đây à vùng có nhiều khu ảo tồn thiên nhiên có giá trị và cũng à vùng tạp
trung dân số có mạt đọ cao. Các tác động của con người trong uá trình phát triển
nền kinh tế đã gây nhiều ảnh huởng tiêu cực đến tài nguyên và môi truờng vùng ờ
iển. ác đọng của iến đổi khí hạu gần đây cũng àm gia tang thiên tai và sự cố
môi truờng ên khu vực các vùng cửa sông nhạy cảm. rước bối cảnh đó, uản


ô

nhiễm vùng ờ iển huớng tới đảm bảo hài hoà lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường
và phát triển ền vững đã được quan tâm chú trọng trong nhiều công trình nghiên
cứu ở nước ta.
Trong khoảng hai mươi năm gần đây ắt đầu xuất hiện nhiều sách, bài viết
trên tạp chí, đề tài, chuyên đề nghiên cứu các vấn đề iên uan đến quản

nhà nước

về bảo vệ môi trường biển, biển ven bờ như: hể chế, chính sách, pháp luật, thực
tiễn quản lý về biển, ô nhiễm môi trường biển, áp dụng các công cụ kinh tế, quản lý
tổng hợp vùng bờ, tính chất liên ngành, liên khu vực, liên quốc gia trong bảo vệ môi
trường biển,… ở các góc độ và mức độ tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến một số
công trình tiêu biểu như:
“Bảo vệ môi trường biển Vấn đề và Giải pháp” của tiến sĩ Nguyễn Hồng
hao (2004) đề cập đến: Những vấn đề chung, có tính cấp thiết của việc BVMT
biển cùng những công ước quốc tế quan trọng iên uan đến vấn đề này. Đề cập tình
8


hình ô nhiễm môi trường biển Việt Nam hiện nay, việc tổ chức phòng chống, hạn
chế ô nhiễm. Đặc biệt cuốn sách còn giới thiệu một số văn ản luật quan trọng của
Việt Nam về bảo vệ, phòng chống, đấu tranh đòi ồi thường thiệt hại về ô nhiễm
môi trường biển.
Giai đoạn từ 2010 đến nay xuất hiện các nghiên cứu tổng kết quá trình quản
lý chất ượng môi trường biển ven bờ trong các giai đoạn trước và định hướng quản
lý tổng hợp vùng bờ biển. Có thể kể đến như: Định hướng quản lý tổng hợp vùng
bờ biển ở Việt Nam (Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, 2011); những nghiên cứu

của Nguyễn Chu Hồi như ăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài
nguyên và môi trường vùng bờ biển (2011), Chiến ược khoa học và công nghệ biển
với tầm nhìn dài hạn (2011), Cần xây dựng tiêu chuẩn khoa học - công nghệ cho
khu kinh tế ven biển (2011), Phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế-xã hội vùng biển và ven biển (2011), Quản lý tổng hợp biển và vùng
bờ biển (2013)...
Tuy nhiên, bảo vệ môi trường biển ven bờ à ĩnh vực còn mới, việc nghiên
cứu về bảo vệ môi trường biển trở thành vấn đề cấp thiết trong hơn 20 năm nay.
Trong nghiên cứu “Quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Việt Nam: Từ nhận thức đến
thực tiễn”, rần Đức Thạnh (2010) chỉ rõ nhiều hoạt động quản lý tổng hợp biển
ven bờ chưa ền vững và chưa trở thành một uá trình “tự lực”. Việt Nam có thể
chế thuận lợi cho phương thức quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB). Tuy nhiên, từ
nhận thức đến thực hành hiệu quả là cả một chặng đường khó khăn, cần đến ý chí
chính trị của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, một cơ sở lý luận
vững chắc với việc áp dụng sáng tạo trong điều kiện thực tiễn Việt Nam và sự nỗ
lực, kiên trì của những người có tâm huyết với QLTHVB vì sự phát triển bền vững
của đất nước.
Đa dạng sinh học biển cung cấp nhiều giá trị hàng hóa và dịch vụ cho nhân
loại, và là nguồn tài nguyên ngày càng quan trọng cho sự phát triển của nhiều quốc
gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên việc khai thác một cách tự phát đã dẫn đến
nhiều hệ lụy không chỉ gây ra suy thoái tài nguyên mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến
phát triển bền vững (Nguyễn Văn Hiếu, 2017). Bảo tồn và sử dụng bền vững đa
dạng sinh học biển, đặc biệt là khu vực biển ven bờ cũng được xác định là hành
động ưu tiên - Chủ đề của nhiều nghiên cứu tiếp theo.
Võ Sĩ uấn (2016), thực hiện nghiên cứu về “Bảo tồn đa dạng sinh học biển
nhằm phát triển kinh tế xanh ở tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam”. rong nghiên cứu của
9


mình, tác giả chỉ ra rằng: Trong quản


tài nguyên đang tồn tại các thách thức cần

giải quyết liên quan tới mâu thuẫn giữa các chủ thể sử dụng tài nguyên, cạnh tranh
giữa các ngành dẫn đến giảm thiểu lợi ích chung của xã hội, tác động tiêu cực của
thay đổi tương tác giữa đất liền và biển. Nghiên cứu cũng đề ra một số giải pháp là
phân vùng không gian biển; áp dụng uan điểm quản lý liên ngành, thiết lập các
vùng bảo vệ nghiêm ngặt và các khu bảo tồn nguồn giống thủy sản; xây dựng cơ
chế và thực thi việc huy động doanh nghiệp và cộng đồng tham gia quản lý và sử
dụng tài nguyên và ứng dụng quản lý phù hợp với tính thích ứng của hệ sinh thái
trong bối cảnh thay đổi của khí hậu và áp lực phát triển ngày càng tăng.
Các nghiên cứu cơ ản iên uan đến bảo vệ môi trường và phòng chống
thiên tai vùng ven biển có thể kể đến như: Nghiên cứu của Quản

tổng hợp vùng

ờ Việt Nam: Vấn đề và cách tiếp cận (Nguyễn Chu Hồi, 2002); Điều tra đánh giá
tài nguyên môi trường các vũng vịnh trọng điểm ven bờ phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Mai Trọng Nhuận, 2006-2008); Điều tra, đánh giá tình
hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập nước ven biển và đề xuất phương hướng
quy hoạch sử dụng nhằm bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (Mai Trọng
Nhuận, 2007); Cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường đới bờ vùng Bắc Trung Bộ và
duyên hải Trung Bộ (từ hanh Hóa đến Bình Thuận) (Trần Nghi, 2009); Tổng quan
hiện trạng đa dạng sinh học và tình hình sử dụng hệ sinh thái cửa sông ven biển Việt
Nam phục vụ phát triển bền vững (Nguyễn Xuân Huấn, 2009); Vũng vịnh ven bờ
biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng (Trần Đức Thạnh và nnk, 2009)...
Hoàng Văn uấn và nnk (2012) đã thực hiện “Nghiên cứu phân vùng chức
năng sử dụng bền vững tài nguyên - môi trường vịnh Tiên Yên”. Căn cứ hiện trạng
chất ượng môi trường nước, nguồn tài nguyên, đặc điểm địa hoá môi trường và các
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội mà vịnh được phân chia thành 7 vùng chức năng
môi trường. Hoạt động quản


và khai thác được đề xuất dựa trên đặc điểm của

từng vùng. Đây à cơ sở khoa học quan trọng giúp cho các nhà hoạch định chính
sách có nhận thức đúng đắn và đưa ra được những chiến ược phát triển dài hạn.

1.1.3. Khu vực thành phố Hạ Long
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu iên uan đến vùng nước biển ven bờ thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Các nghiên cứu đề cập đến vấn đề nghiên cứu quản
môi trường Vịnh Hạ Long (Nguyễn Thế Nguyên, 2014); kế hoạch ứng phó sự cố
tràn dầu khu vực biển Hải Phòng - Quảng Ninh (Cục điều tra và Kiểm soát tài
nguyên - môi trường biển, 2013); quy hoạch bảo vệ phát triển tài nguyên nước các
10


ưu vực sông ven biển Quảng Ninh (Sở TNMT Quảng Ninh, 2016); quy hoạch
không gian biển; nghiên cứu quản lý nguồn thải từ lục địa (Vũ hanh Sơn, 2016);
nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường và quản lý hoạt động khai thác than;
phân vùng bảo vệ môi trường khu vực di sản (Nguyễn Cao Huần, Đặng Thị Ngọc,
2010). Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu như:
Báo cáo quốc gia về ô nhiễm biển từ đất liền đã được thực hiện bởi Viện Cơ
Học năm 2004. rong áo cáo cũng đã chỉ ra các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền như
khu dân cư ven iển, ô nhiễm công nghiệp, tràn dầu, các hoạt động đổ thải,... Báo
cáo cũng chỉ ra khu vực vịnh Hạ Long - Hải Phòng được xác định là một trong ba
điểm nóng (vịnh Hạ Long - Hải Phòng; Đà Nẵng - Dung Quất, Vũng àu - Rành
Giá) ô nhiễm trong cả nước. Các tác động của khai thác than đến môi trường biển
vịnh Hạ Long cũng được xác định bao gồm: mất sinh cảnh vùng ven bờ; suy giảm
chất ượng ô nhiễm nước mặt; ô nhiễm trầm tích đáy, phá hoại các nguồn lợi sinh
vật quan trọng như san hô, cỏ biển, bãi tôm cá và các loài sinh vật khác,... Nhận
thức về ô nhiễm biển từ đất liền đã được hình thành chính thức từ những năm 1990

trên thế giới và tại Việt Nam năm 2004 cũng đã có những hành động để xác định và
tiến hành điều tra tác động nguồn đất liền đối với môi trường biển.
Một số vấn đề được quan tâm iên uan đến “Sức tải môi trường Vịnh Hạ
Long - Bái Tử Long” được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu điều kiện thuỷ động lực,
hiện trạng môi trường nước, trầm tích và lan truyền ô nhiễm, biến động địa hình,
khu hệ sinh vật và đa dạng sinh học v.v. Sức tải môi trường Vịnh Hạ Long được
đánh giá cho một số thông số iên uan đến ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng như
BOD, COD, NH4+, NO2-, PO43- và một số kim loại nặng như Cd, Cu, P , Zn, Hg,
As. Ngoài ra, khả năng ồi lắng trầm tích đáy vịnh cũng được coi là vấn đề quan
trọng được quan tâm từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ (Trần Đức
Thạnh và nnk, 2007).
Phân vùng chất ượng nước dựa vào chỉ số WQI (Water Quality Index) và
quản lý vịnh Hạ Long cũng được đề cập trong công trình của Nguyễn Thế Nguyên
(2014).
Nghiên cứu làm sáng tỏ tình hình ô nhiễm biển vịnh Hạ Long từ nguồn đất
liền (land-based sources) và khả năng giảm thiểu tác động của các nguồn thải từ đất
liền dựa trên phân tích thải ượng các chất gây ô nhiễm, xác định nguồn ô nhiễm
được Vũ hanh Sơn (2016) thực hiện.
11


Những nghiên cứu dự báo về: Tính toán dự áo ượng tải vật chất do quá
trình xói mòn, rửa trôi và tổng ượng thải vật chất vào vịnh Hạ Long - Bái Tử Long
(Phạm Hải An, 2009); Ứng dụng mô hình MIKE 21 để đánh giá và dự báo thuỷ
động lực và chất ượng nước vịnh Hạ Long (Đỗ Trọng Bình, 2003); Đánh giá, dự
báo tải ượng ô nhiễm đưa vào vịnh Hạ Long - Bái Tử Long (Nguyễn Thị Phương
Hoa, 2009); Nghiên cứu sức tải, khả năng tự làm sạch của một số thuỷ vực nuôi cá
lồng è, àm cơ sở phát triển hợp lý nghề nuôi hải sản ven bờ Hải Phòng - Quảng
Ninh (Trần Lưu Khanh và nnk, 2006); Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (NIPPON KOEI, 2014); Quy hoạch bảo vệ môi

trường thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Nguyễn Cao
Huần và nnk, 2014);... đã được thực hiện àm cơ sở không gian cho quản lý các hoạt
động bảo vệ nước biển ven bờ của Thành phố.
Các nghiên cứu nêu trên đã giúp cho các nhà uản lý ở địa phương có cách
nhìn một cách tổng thể về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tổng
hợp tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển.

1.2. Một số vấn đề về cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan
a. Môi trường và bảo vệ môi trường:
Môi trường: Là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội nhân văn và
các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, đời sống và hoạt động
của con người (Bách khoa toàn thư về môi trường, 1994); … à hệ thống các yếu tố
vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật (Khoản 1 Điều 3 Luật BVM năm 2014).
Môi trường biển: Là vùng bao gồm các đại dương, các iển cả và các vùng
ven biển tạo thành một tổng thể, một thành phần cơ ản của hệ thống duy trì sự
sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững” (Chương
17 trong Hành động 21). Môi trường biển bao gồm các tài nguyên sinh vật, các hệ
sinh thái biển, chất ượng nước biển và cảnh quan biển (Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển 1982).
Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật (Khoản 8 Điều 3 Luật BVM năm 2014).
12


Ô nhiễm môi trường biển: Là hiện tượng làm biến đổi, xáo trộn các thành
phần hóa học của nước biển, làm suy thoái các hệ sinh thái biển… gây ra do các
hoạt động trên biển hoặc nguồn ô nhiễm phát sinh từ đất liền.

Kiểm soát ô nhiễm: Là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô
nhiễm (Luật BVMT, 2014).
Bảo vệ môi trường: Hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động
xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải
thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm
giữ môi trường trong lành (Khoản 3 Điều 1 Luật BVM năm 2014).
b. Quản lý môi trường
Quản lý môi trường: Là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất ượng môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế xã hội quốc gia ( uan điểm nghiên cứu về môi trường phổ biến
hiện nay).
Với nội dung này, quản

môi trường cần phải hướng tới những mục tiêu cơ

bản sau:
- Phải khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh
trong hoạt động sống của con người;
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một
xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất và được tuyên bố Johannesburg, Nam
phi về phát triển bền vững 26/8-4/9/2002 tái khẳng định. rong đó với nội dung cơ
bản cần phải đạt được là phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện
môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên
nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.
- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản

môi trường quốc gia và các

vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và
cộng đồng dân cư.

“Quản lý môi trường biển ven bờ” là việc hoạch định và tổ chức thực hiện
chính sách, cơ chế, công cụ điều phối iên ngành, iên vùng để bảo đảm tài nguyên
biển ven bờ và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu
trúc của hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền,
quyền tài phán quốc gia Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh (Khoản
2, Điều 3, Luật ài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo). Nói cách khác, tổng hợp
các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ
môi trường biển ven bờ để cộng đồng ven biển phát triển bền vững.
13


c. Phát triển bền vững
Khái niệm “Phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường (BVMT) từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, từ đó đến nay
đã có nhiều uan điểm và định nghĩa về phát triển bền vững được đưa ra:
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): “Phát triển bền vững là một loại
hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và
nâng cao chất ượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các
nhu cầu của các thế hệ tương ai”;
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương ai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường (Khoản 4 Điều 3 BVM năm 2015).
1.2.2. Vùng biển ven bờ như một hệ thống tự nhiên
a. Khái niệm vùng biển ven bờ
“Vùng biển ven bờ” à vùng vịnh, cảng và những nơi cách ờ trong vòng
03 hải lý, khoảng 5,5 km (QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất ượng nước biển).
Vùng biển ven bờ như một bộ phận của vùng ven biển, một dải chuyển tiếp,

chịu sự tác động qua lại của các điều kiện tự nhiên (nhất là dòng chảy, vật chất ơ
lửng, trầm tích và đa dạng sinh học…) và các hoạt động phát triển trong phạm vi
của dải và từ các vùng đất và biển lân cận theo dòng vật chất và năng ượng.
“Bảo vệ môi trường biển ven bờ” à việc ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của
các hoạt động của con người và của tự nhiên đến môi trường biển, làm ô nhiễm và
suy thoái môi trường biển khu vực ven bờ.
b. Tính đặc thù của vùng biển ven bờ
Vùng ven biển là khu vực nằm trong đới chịu sự tương tác giữa lục địa và đại
dương. ại đây tiếp nhạn nguồn dinh duỡng hữu co dồi dào ắt nguồn từ các con
song chảy từ trong lục địa và đuợc ổ sung từ iển vào. Vùng ven iển là vùng sản
xuất năng suất cao và đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn, cung cấp các
chức năng sinh thái thiết yếu (như nơi cư trú, vườn ươm cá, phân hủy, chu kỳ dinh
dưỡng, bảo vệ bờ biển..) và hỗ trợ nhiều hoạt động của con người (nguồn lợi thủy
sản, bến cảng, và các mục đích giải trí). Tại đây dân cư tập trung đông đúc, với các
hoạt động phát triển kinh tế sôi động, khoảng hai phần ba dân số thế giới sống gần
14


bờ biển và phần lớn các thành phố lớn nhất thế giới đều ở các khu vực ven biển
(WWF, 2001a).
Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3.260km, trung ình 100 km² đất liền có 1 km²
bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Ven bờ biển nước ta có với 114 cửa
sông lớn nhỏ; trên 3.000 hòn đảo các loại với tổng diện tích khoảng 1.700 km²; có
nhiều hệ sinh thái, đa dạng sinh học cao (Nguyễn Hồng Thao, 2004).
Vùng ven biển Việt Nam có khoảng 100 mỏ khoáng sản, 100 cảng biển lớn
nhỏ, 125 bãi biển, trong đó có 20 ãi đạt tiêu chuẩn quốc tế; có nhiều vịnh đẹp; ven
biển có trên 37 vạn ha mặt nước; có tiềm năng ớn về vận tải biển (Nguyễn Hồng
Thao, 2008).
Cũng như ven biển Việt Nam, Quảng Ninh có nhiều cửa sông ven biển, tính
đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái cửa sông đặc thù, hệ sinh thái đất ngập

nước, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm cỏ biển và uanh các đảo lớn, nhỏ.
1.2.3. Các nguồn tác động gây ô nhiễm nước biển ven bờ và vấn đề quản lý
1.2.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước biển ven bờ
* Căn cứ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (từ Điều 207 đến
Điều 213) đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển chính (UNEP/GPA, 2006) bao gồm:
- Các hoạt động trên đất liền;
-

hăm dò và khai thác tài nguyên iển trên thềm lục địa và đáy đại dương;

- Các chất độc hại;
- Vận chuyển hàng hóa trên biển;
- Ô nhiễm không khí.
* uy nhiên, để đơn giản hóa ta có thể phần chia thành 3 nguồn chính phụ
thuộc vào nơi gây ô nhiễm, bao gồm:
- Ô nhiễm nguồn lục địa;
- Ô nhiễm nguồn biển;
- Ô nhiễm không khí.
* Theo phân loại từ nguồn lục địa, UNEP/GPA (2016) chia ra:
- Nguồn điểm (point-sources) như cơ sở xử lý chất thải, nhà máy điện, xây
dựng công trình biển, cảng, khu khai thác ven biển,….;
- Nguồn không rõ (non-point sources) như: đô thị, nông nghiệp và trồng
trọt, lâm nghiệp, nước thải khai thác mỏ,…;
- Nguồn từ không khí: giao thông vận tải, nhà máy điện và thiết bị công
nghiệp, hoạt động nông nghiệp, ò đốt chất thải.
15


- Các khu vực bị ảnh hưởng lớn hoặc dễ bị tổn thương từ không gian nguồn
trên đất liền:

 Khu vực cư trú uan trọng của các oài như: rạn san hô, vùng đất ngập
nước, thảm cỏ biển, đầm phá ven biển, rừng ngập mặn,…;
 Môi trường sống của sinh vật trong khu vực bị đe dọa;
 Các thành phần trong hệ sinh thái;
 Bờ biển và cửa sông ven biển;
 Cửa sông và ưu vực thoát nước của cửa sông.
1.2.3.2. Đặc điểm nguồn thải từ đất liền và sự cần thiết quản lý, bảo vệ môi trường
nước biển ven bờ
Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ: Các hoạt động trên đất liền thường có tác
động gấp đôi tới hiện trạng môi trường ven biển. Các hoạt động như khai hoang lấn
biển, khai thác mỏ, xây dựng giao thông, nhà cửa và khách sạn có thể phá hủy môi
trường sống và thải một ượng lớn ùn vào các con sông xung uanh. Lượng chất
thải rắn và nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày cũng có nguy cơ theo các dòng
sông vận chuyển ra đại dương. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
cũng gây ô nhiễm các con sông và vùng nước ven biển. rong các tác động có thể
nhận thấy dễ nhất là hiện tượng thủy sản chết hàng loạt trong các bè nuôi trồng trên
các con sông, hay hiện tượng thủy triều đỏ,...
Hoạt động trên đất liền tạo ra các tác động có hại tới môi trường và gây các
ảnh hưởng tới các hệ sinh thái trong nước biển.

heo ước tính của UNEP/GPA

(Trần Đức Thạnh và nnk, 2012), khoảng 80% các chất ô nhiễm biển bắt nguồn từ
đất liền. Và các chất gây ô nhiễm có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường biển
bao gồm: nước thải, các chất hữu cơ khó phân hủy (POPs); các chất phóng xạ; kim
loại nặng; dầu; các chất dinh dưỡng; trầm tích và rác biển.
Trong các chất gây ô nhiễm kể trên, nước thải là nguồn phát thải cần được
uan tâm và đánh giá. Nước thải nếu không được xử

đúng uy định, chúng có thể


mang các mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe con người thông qua tiếp xúc, thông
qua vùng biển tắm hoặc thông ua các động vật có vỏ bị ô nhiễm, hay là dòng chảy
mang chất rắn ơ ửng, các chất dinh dưỡng; các kim loại nặng và các chất độc hại
khác tác động đến môi trường. Nước thải tác động đến vùng ven biển trên thế giới
là rất đáng kể và trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đốivới môi trường
ven biển trên toàn thế giới.
16


×