Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt trong phạm vi hoạt động của hợp tác xã Thành Công, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
==================

Đinh Thị Thuý Quỳnh

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT TRONG PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
CỦA HỢP TÁC XÃ THÀNH CÔNG, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
==================

Đinh Thị Thuý Quỳnh

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT TRONG PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
CỦA HỢP TÁC XÃ THÀNH CÔNG, HÀ NỘI

Chuyên nghành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng
Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thị Tố Oanh

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Đinh Thị Thúy Quỳnh


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Địa lý - Trƣờng Đại học Khoa
học tự nhiên đã quan tâm hƣớng dẫn và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa
luận này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Phạm Thị Tố Oanh, ngƣời đã trực
tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin cảm ơn tới Ban giám đốc hợp tác xã Thành Công và Ủy ban nhân
dân xã Xuân Sơn, đã tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành luận
văn này.

Cuối cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã tận tình
giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Đinh Thị Thúy Quỳnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 5
1.1. Một số khái niệm về rác thải và quản lý rác thải .............................................5
1.1.1. Khái niệm về rác thải ...............................................................................5
1.1.2. Khái niệm về rác thải sinh hoạt ...............................................................5
1.1.3. Nguồn gốc và phân loại rác thải ..............................................................5
1.1.4. Các phương pháp xử lý rác thải ...............................................................7
1.1.5. Khái niệm về quản lý rác thải...................................................................8
1.1.6. Vai trò của các cơ quan Nhà nước trong quản lý rác thải .......................9
1.1.7. Các công cụ kinh tế trong quản lý rác thải ............................................10
1.2. Một số mô hình quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam ..........................11
1.2.1. Mô hình quản lý rác thải một số nước trên thế giới ...............................11
1.2.2. Mô hình quản lý rác thải ở Việt Nam .....................................................13
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ............................................16
1.4. Quy trình và phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................19
1.4.1. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................19
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................20
CHƢƠNG 2. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC
TRẠNG MÔI TRƢỜNG TRONG PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ
THÀNH CÔNG ................................................................................................................. 23

2.1. Cơ sở lựa chọn khu vực nghiên cứu ..............................................................23
2.2. Tổng quan về hợp tác xã Thành Công ...........................................................24
2.2.1. Cơ cấu tổ chức và nhân lực .................................................................... 25
2.2.2. Sơ đồ tổ chức. .........................................................................................27
2.2.3. Năng lực máy móc, thiết bị .....................................................................27
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .................................28
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................29


2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................... 31
2.4. Thực trạng môi trƣờng ...................................................................................33
2.4.1. Thực trạng thu gom và vận chuyển rác thải ...........................................33
2.4.2. Thực trạng xử lý rác thải ........................................................................38
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
HỢP TÁC XÃ THÀNH CÔNG, HÀ NỘI ..................................................................... 52
3.1. Thực trạng quản lý rác thải ............................................................................52
3.2. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý rác thải .................................................54
3.2.1. Hiệu quả về kinh tế ................................................................................ 54
3.2.2. Hiệu quả về xã hội.................................................................................. 56
3.2.3. Hiệu quả về môi trường ........................................................................ 58
3.2.4. Hiệu quả về quản lý............................................................................... 59
3.2.5. Những khó khăn mà hợp tác xã gặp phải ............................................. 59
3.3. Các căn cứ pháp lý ......................................................................................... 60
3.4. Mục tiêu chung ............................................................................................... 61
3.5. Giải pháp phục vụ định hƣớng phát triển ...................................................... 62
3.5.1. Các giải pháp về cơ chế và chính sách ..................................................62
3.5.2. Các giải pháp về quản lý ........................................................................64
3.5.3. Các giải pháp về nâng cao nhận thức, tuyên truyền ..............................64
3.5.4. Các giải pháp về bố trí không gian lãnh thổ ..........................................65

3.5.5. Giải pháp về công nghệ ..........................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 73
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh chi phí các phƣơng pháp xử lý chất thải .....................................15
Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của HTX Thành Công ..................................25
Bảng 2.2. Các loại xe chuyên dụng của HTX Thành Công ......................................28
Bảng 2.3. Phân bố lao động trong các ngành kinh tế năm 2011 ...............................32
Bảng 2.4. Tỷ trọng các ngành khu vực nghiên cứu năm 2011..................................33
Bảng 2.5. Khối lƣợng rác thu gom của HTX Thành Công ở các quận huyện phía
Tây, Hà Nội. ..............................................................................................................36
Bảng 2.6. Khối lƣợng rác HTX Thành Công chuyển tới bãi chôn lấp .....................40
Bảng 2.7. Khối lƣợng rác HTX Thành Công chuyển về lò đốt ................................43
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp khối lƣợng xử lý rác bằng công nghệ đốt ........................43
Bảng 2.9. Mẫu nƣớc thải xung quanh bãi rác Xuân Sơn ..........................................44
Bảng 2.10. Kết quả chất lƣợng nƣớc thải xung quanh bãi rác Xuân Sơn ................. 45
Bảng 2.11. Mẫu nƣớc mặt xung quanh bãi rác Xuân Sơn ........................................47
Bảng 2.12. Kết quả chất lƣợng nƣớc mặt xung quanh bãi rác Xuân Sơn .................47
Bảng 2.13. Mẫu không khí xung quanh khu xử lý rác Xuân Sơn .............................48
Bảng 2.14. Kết quả phân tích mẫu không khí KK1, KK2, KK3, KK4 .....................49
Bảng 2.15. Kết quả phân tích mẫu không khí KK5, KK6, KK7 ..............................49
Bảng 2.16. Kết quả phân tích mẫu nƣớc khu vực nhà máy xử lý rác Xuân Sơn ......50
Bảng 3.1. So sánh hai phƣơng thức xử lý đốt và chôn lấp ........................................54
Bảng 3.2. Ý kiến đánh giá đội thu gom rác của HTX Thành Công ..........................57


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải. ...................................................................6
Hình 1.2. Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý chất thải rắn ..........9
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải ...............................................................10
Hình 1.4. Sơ đồ các bƣớc nghiên cứu .......................................................................20
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của HTX Thành Công ........................................................27
Hình 2.2. Sơ đồ vị trí xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội....................................29
Hình 2.3. Sơ đồ khu vực thu gom rác của HTX Thành Công, Hà Nội .....................34
Hình 2.4. Sơ đồ các điểm cẩu thu gom rác tại khu vực quận Thanh Xuân của HTX
Thành Công. ..............................................................................................................36
Hình 2.5. Sơ đồ tổng hợp quá trình thu gom, vận chuyển rác của HTX Thành Công,
Hà Nội ....................................................................................................................... 37
Hình 2.6. Sơ đồ khu xử lý rác thải Xuân Sơn, thành phố Sơn Tây, Hà Nội ............. 39
Hình 2.7. Quy trình công nghệ của nhà máy đốt rác ................................................42
Hình 3.1. Kết quả điều tra xã hội học tại ba thôn của xã Xuân Sơn .........................58
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí không gian khu vực xử lý rác Xuân Sơn ............................... 67


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCL

Bãi chôn lấp

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trƣờng


BOD

Biochemical oxygen Demand - Nhu cầu oxy sinh học

COD

Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hóa học

Coliform

Chỉ tiêu vi sinh vật

CN - TTCN – XD

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiêp – Xây dựng

DO

Demand Oxygen

GTCC

Giao thông công chính

HTX

Hợp tác xã

MTĐT


Môi trƣờng đô thị

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TDS

Chất rắn hòa tan

TSS

Chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trƣờng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống, đƣợc thải ra từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác nhƣ khám chữa bệnh,
vui chơi giải trí của con ngƣời. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng đƣợc
nâng cao và quá trình công nghiệp hóa ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng
đƣợc tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần đa dạng và phức tạp. Tác động

tiêu cực của rác thải nói chung và rác thải có chứa các thành phần nguy hại nói
riêng là rất rõ ràng nếu nhƣ loại rác thải này không đƣợc quản lý và xử lý theo đúng
kỹ thuật môi trƣờng . Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề cấp thiết ở các
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tại thành phố Hà Nội, khối lƣợng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm,
tổng lƣợng rác thải ra ngoài môi trƣờng lên tới 500 tấn/ngày (số liệu thống kê năm
2013 – Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội). Quá tải rác thải, không kịp xử lý đã
khiến trên địa bàn thành phố còn trên 300 điểm tồn đọng rác thải tại ngoại thành,
ƣớc tính 65.000 tấn trong một năm, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.
Hiện nay, Hà Nội có một số đơn vị tham gia xã hội hóa công tác vệ sinh môi
trƣờng đô thị và một số tổ thu gom dân lập đảm nhận công tác duy trì vệ sinh: Công
ty cổ phần MTĐT Thăng Long, công ty TNHH NN một thành viên Môi trƣờng đô
thị, Hợp tác xã Thành Công, Công ty Cổ phần Tây, Hợp tác xã Gia Lâm, Công ty
Cổ phần môi trƣờng dịch vụ và dạy nghề Thái Dƣơng, Công ty Cổ phần Xanh...[8].
HTX Thành Công là đơn vị xã hội hóa vệ sinh môi trƣờng đầu tiên của thành
phố Hà Nội. Hợp tác xã đƣợc thành lập theo nghị quyết trung ƣơng 5 khóa IX và đề
án 17 của thành ủy, thành phố Hà Nội về chủ trƣơng: “Tiếp tục đổi mới, phát triển
nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong các lĩnh vực, trong các ngành nghề”. Hợp
tác xã chính thức nhận địa bàn và đi vào hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trƣờng
từ tháng 04/2002 đến nay. Hợp tác xã đã đạt đƣợc những thành quả rất cao, đƣợc thành
phố và các sở, ban, ngành chức năng khen ngợi. Tuy nhiên, trong công tác quản lý rác
thải đô thị Hà Nội nói chung, quản lý rác thải đô thị của HTX Thành Công nói
riêng, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do rác thải vẫn chƣa đƣợc ngƣời dân nhìn nhận

1


đánh giá một cách đúng đắn. Rác thải đƣợc thải ra ngày càng nhiều, rác đƣợc vứt
bừa baĩ không đúng nơi quy định và việc xử lý rác thải vẫn chƣa triệt để. Công tác
quản lý rác thải vẫn do Nhà nƣớc chịu trách nhiệm. Vấn đề rác thải và xử lý rác thải trở

thành một vấn đề bức xúc đối với thủ đô Hà Nội nói chung và HTX Thành Công nói
riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt trong phạm vi hoạt động
của hợp tác xã Thành Công, Hà Nội” đƣợc lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và hiện trạng môi
trƣờng trong phạm vi hoạt động của Hợp tác xã Thành Công, Hà Nội.
- Đề xuất định hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
rác thải sinh hoạt trong phạm vi hoạt động của Hợp tác xã Thành Công, Hà Nội.
b. Nhiệm vụ
Để hoàn thành đƣợc mục tiêu trên, các nhiệm vụ công tác cần đƣợc thực hiện:
- Tổng quan các công trình đã nghiên cứu gắn với quản lý (thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt) trên địa bàn phía Tây, thành phố Hà Nội.
- Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải và hiện trạng môi trƣờng (tập trung đánh giá
ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc và không khí) trong phạm vi hoạt động của hợp tác
xã Thành Công, Hà Nội.
- Xây dựng định hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác
thải sinh hoạt tại hợp tác xã Thành Công.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của hợp
tác xã Thành Công, Hà Nội.
+ Tập trung chính vào khu vực xử lý rác thải: xã Xuân Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội.
+ Bên cạnh đó xem xét khu vực thu gom rác thải sinh hoạt của HTX Thành Công.
- Phạm vi khoa học:

2



+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trƣờng khu vực xử lý rác thải (xã Xuân
Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội).
+ Hiện trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt của HTX Thành Công, Hà Nội.
+ Một số định hƣớng tổ chức không gian lãnh thổ gắn với mục tiêu sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Hiện nay, chƣa có công trình hay đề tài nghiên cứu nào về quản lý rác thải và
môi trƣờng đối với hợp tác xã Thành Công, Hà Nội, một đơn vị xã hội hóa đầu tiên
và thu gom khoảng một phần tƣ lƣợng rác thải toàn bộ thành phố và ngoại thành Hà
Nội.
+ Đề tài là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý đất đai, các nhà quy hoạch và các
nhà quản lý môi trƣờng tại địa phƣơng xây dựng các kế hoạch, quy hoạch phù hợp
để phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Bƣớc đầu tạo cơ sở tiếp cận khoa học giúp cho công tác quản lý rác thải thành
phố Hà Nội trong định hƣớng phát triển bền vững đến năm 2020 đang đƣợc các Bộ,
ngành đặt ra một cách cấp thiết.
5. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm tổng hợp và hệ thống: Mục tiêu chung của chiến lƣợc quản lý rác thải
thủ đô Hà Nội là: Từng bƣớc hình thành và thực hiện hệ thống quản lý rác thải tại
thành phố trung tâm và các đô thị một cách đồng bộ, khoa học, nhằm nâng cao hiệu
quả và năng lực công tác quản lý môi trƣờng. Vì vậy, nghiên cứu công tác quản lý
rác thải tại một đơn vị xã hội hóa vệ sinh môi trƣờng đầu tiên của thành phố Hà Nội
nhƣ HTX Thành Công là cần thiết và phải đƣợc xem xét chúng một cách có hệ
thống và tổng thể, không đánh giá theo một khía cạnh riêng biệt nào cả.
- Quan điểm phát triển bền vững: Theo WCED, 1987: “Phát triển bền vững là sự
phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không xâm phạm đến khả
năng làm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tƣơng lai”. Bền vững về phát triển của một
xã hội có thể đƣợc đánh giá bằng những chỉ tiêu nhất định trên ba mặt kinh tế, xã

3


hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Quản lý chất thải là một vấn đề xã hội
lớn, đòi hỏi phải thiết lập những khuôn khổ pháp lý làm cơ sở cho việc hoàn thiện
các thể chế và quy định của Chính phủ; đồng thời yêu cầu có sự tham gia rộng raĩ
của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong nỗ lực tạ o ra một môi trƣờng phát triển
thịnh vƣợng và bền vững.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn
đƣợc chia thành 3 chƣơng:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 2: Các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và thực trạng môi trường
trong phạm vi hoạt động của hợp tác xã Thành Công.
- Chương 3. Thực trạng quản lý rác thải và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại hợp tác xã Thành Công.

4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm về rác thải và quản lý rác thải
1.1.1. Khái niệm về rác thải (chất thải rắn)
Rác thải là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt của các hoạt động khác [17].
1.1.2. Khái niệm về rác thải sinh hoạt (chất thải rắn sinh hoạt)
Rác thải sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con
ngƣời, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học, các
trung tâm dịch vụ, thƣơng mại.
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch

ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, xƣơng
động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… [17].
1.1.3. Nguồn gốc và phân loại rác thải (chất thải rắn)
a. Nguồn gốc phát sinh rác thải (chất thải rắn)
Khối lƣợng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số,
sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các
vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải đƣợc thể hiện ở
hình 1.1. Các nguồn phát sinh bao gồm:
- Từ nhà dân, các khu dân cƣ.
- Từ các trung tâm thƣơng mại, các công sở, trƣờng học, công trình công cộng.
- Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng.
- Từ các nơi vui chơi, giải trí.
- Từ chợ, bế xe, nhà ga.
- Từ bệnh viện, các cơ sở y tế.
- Từ các làng nghề …

5


Nhà dân, khu
dân cƣ

Cơ quan, trƣờng
học

Chợ, bến xe,
nhà ga

Rác thải


Giao thông,
xây dựng

Chính quyền,
địa phƣơng

Nơi vui chơi,
giải trí

Bệnh viện,
cơ sở y tế

Khu công nghiệp,
nhà máy, xí
nghiệp

Hình 1.1. Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải [9].
b. Phân loại rác thải (chất thải rắn)
Hiện nay, việc phân loại rác thải có nhiều cách. Tuy nhiên, rác thải đƣợc thải ra
từ các hoạt động khác nhau đƣợc phân loại theo những cách khác nhau:
- Theo vị trí hình thành: ngƣời ta phân biệt ra rác thải trong nhà, rác thải ngoài
nhà, rác thải trên đƣờng, chợ…
- Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: ngƣời ta phân biệt theo các thành
phần vô cơ, hữu cơ, cháy đƣợc, không cháy đƣợc, kim loại, da, giẻ vụn, cao su,
chất dẻo…
- Theo mức độ nguy hại:
+ Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, rác thải
sịnh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc rác thải phóng xạ, rác thải nhiễm
khuẩn, lây lan… có thể gây nguy hại tới con ngƣời, động vật và gây nguy hại tới
môi trƣờng. Nguồn phát sinh ra rác thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế,

công nghiệp và nông nghiệp.
+ Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất và hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tƣơng tác thành phần.

6


1.1.4. Các phương pháp xử lý rác thải
Tùy vào mục đích và điều kiện, rác thải sinh hoạt có các cách xử lý khác nhau.
Một số phƣơng pháp xử lý đó là:
a. Phƣơng pháp chế biến rác thải thành phân compost
Chế biến rác thải thành phân compost là một quá trình ủ rác mà trong đó các
chất thối rữa chuyển hóa về mặt sinh học trong chất thải rắn, biến chúng thành phân
hữu cơ gọi là compost. Quá trình này đòi hỏi đảm bảo vệ sinh tốt, triệt để ngăn ngừa
các sinh vật gây bệnh bằng cách sử dụng nhiệt phân hủy sinh học và chất kháng
sinh do nấm tạo ra.
Các thành phần chất thải thích hợp để ủ bao gồm: các chất thải hữu cơ từ bếp,
vƣờn, giấy loại; rác thải trên đƣờng phố; rác thải ở các chợ, rác, bùn cống; các chất
thải hữu cơ từ công nghiệp thực phẩm; chất thải từ công nghiệp gỗ và giấy; phân
chuồng động vật nuôi. Sản phẩm thu đƣợc vừa phục vụ cho nông lâm nghiệp, vừa
có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng.
b. Phƣơng pháp đốt
Đốt rác là quá trình kỹ thuật sử dụng quá trình đốt bằng ngọn lửa có điều khiển
nhằm phân hủy các chất thải bằng nhiệt. Chất bã còn lại của quá trình cháy và khí
thải ra thƣờng phải tiếp tục đƣợc xử lý. Nhiệt phát sinh trong quá trình này đƣợc thu
hồi và sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Công nghệ đốt rác có ƣu điểm ít gây ra nguy cơ làm ô nhiễm nƣớc (nƣớc mặt và
nƣớc ngầm). Quá trình đốt rác làm giảm đáng kể khối lƣợng rác chôn lấp. Tuy
nhiên, công nghệ đốt là quá trình cần phải đầu tƣ vốn ban đầu cũng nhƣ chi phí vận
hành khá lớn, dễ vƣợt quá khả năng của hầu hết các thành phố ở các nƣớc đang phát

triển. Do đó, công nghệ đốt rác chủ yếu đƣợc chấp nhận ở các nƣớc công nghiệp
hóa vì sẽ làm giảm bớt nhu cầu về mặt bằng đất đai. Đối với các nƣớc đang phát
triển, đốt rác chủ yếu đƣợc áp dụng với các chất thải y tế và công nghiệp độc hại.
c. Phƣơng pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Phƣơng pháp chôn lấp hợp vệ sinh là một phƣơng pháp kiểm soát phân hủy chất
thải trong đất bằng cách chôn nén chặt và phủ lấp bề mặt.

7


Chất thải rắn đọng lại trong chôn lấp bị tan rữa ra về mặt hóa học và sinh học rồi
tạo ra các chất rắn, lỏng, khí.
Chi phí để vận hành baĩ chôn lấp hợp vệ sinh là tƣơng

đối thấp so với phƣơng

pháp đốt. Do đó, phƣơng pháp xử lý rác bằng chôn lấp hợp vệ sinh thƣờng đƣợc áp
dụng đối với các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, quá trình vận hành baĩ chôn lấp
cần phải đƣợc kiểm tra, xử lý thƣờng xuyên khí và nƣớc rác đƣợc tạo ra trong quá trình
phân hủy rác, tránh gây ảnh hƣởng cho môi trƣờng và con ngƣời [14].
d. Các công nghệ khác
Ngoài 3 công nghệ chủ yếu trên, rác thải còn đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp tạo
khí gas, hóa rắn để làm vật liệu xây dựng, trung hòa, chƣng cất.
1.1.5. Khái niệm về quản lý rác thải
Cuộc sống của con ngƣời thƣờng xuyên tạo ra rác thải, từ các hoạt động ăn uống
hàng ngày, cũng nhƣ trong sinh hoạt bình thƣờng sử dụng các vật dụng. Khi dân số
tăng cao, lƣợng rác thải ra cũng tăng lên và gây ra những tác động đến môi trƣờng.
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải [12]. Cũng theo nghị định
59/2007/NĐ-CP định nghĩa về quản lý chất thải rác (CTR) nhƣ sau:

“Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tƣ xây
dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái
sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại
đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời”.
Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý chất thải minh
họa ở hình 1.2. Theo đó, chất thải sẽ đƣợc thu gom, tách và lƣu giữ tại nguồn. Sau đó,
chất thải đƣợc thu gom, vận chuyển để xử lý và cuối cùng đƣợc đem đi tiêu hủy.

8


Nguồn phát sinh chất thải

Thu gom, tách và lƣu giữ tại
nguồn

Thu gom

Trung chuyển và vận chuyển

Tách, xử lý và tái chế

Tiêu hủy
Hình 1.2. Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý chất thải rắn.
1.1.6. Vai trò của các cơ quan Nhà nước trong quản lý rác thải
Chính phủ có vị trí và trách nhiệm cao nhất trong hệ thống cơ quan quản lý rác
thải.
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chịu trách nhiệm đƣa ra chiến lƣợc cải thiện môi
trƣờng chung cho cả nƣớc, tƣ vấn cho Nhà nƣớc trong việc đề xuất văn bản pháp
luật về quản lý môi trƣờng quốc gia.

Bộ Xây dựng hƣớng dẫn chiến lƣợc quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải.
Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện. Sở tài
nguyên môi trƣờng và Sở giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trƣờng đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lƣợc chung và quy định chung về bảo
vệ môi trƣờng của Nhà nƣớc, thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể
trong việc bảo vệ môi trƣờng của thành phố.

9


Công ty Môi trƣờng đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất
thải rắn, bảo vệ vệ sinh môi trƣờng thành phố theo chức trách đƣợc Sở GTCC thành
phố giao.

Chính phủ

Bộ Tài nguyênvà Môi
trƣờng

Bộ xây
dƣ̣ng

UBND thành phố

Sở Giao thông
Công chính

Sở TNMT

Công ty môi trƣờng

đô thị
Chiến lƣợc,
đề xuất luật
pháp loại
bỏ chất thải

Thu gom, vận chuyển,
xử lý, tiêu hủy

UBND các cấp
dƣới

Quy tắc,
quy chế
loại bỏ
chất thải

Rác thải
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải
( Nguồn: Báo cáo công tác quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Hà Nội, 2012 [7])

1.1.7. Các công cụ kinh tế trong quản lý rác thải
Các công cụ kinh tế đƣợc sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong
hoạt động của tổ chức kinh tế, để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản
xuất có lợi cho môi trƣờng. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng gồm:
10


+ Thuế và phí môi trƣờng.
+ Giấy phép chất thải có thể mua bán đƣợc.

+ Ký quỹ môi trƣờng.
+ Trợ cấp môi trƣờng.
+ Nhãn sinh thái.
Sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nƣớc đem lại một số tác động tích cực
đƣợc thuế điều chỉnh một cách tự giác , các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ
môi trƣờng có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công
nghệ có lợi cho bảo vệ môi trƣờng, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác
bảo vệ môi trƣờng và cho ngân sách nhà nƣớc, duy trì tốt giá trị môi trƣờng của
quốc gia.
1.2. Một số mô hình quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Mô hình quản lý rác thải một số nước trên thế giới
a. Mô hình quản lý của Nhật Bản
 Thu gom vận chuyển
Nhật Bản là một nƣớc công nghiệp phát triển mạnh, có nền kinh tế cao về hạng
nhất trên thế giới, thu nhập bình quân đầu ngƣời cao, mức sống cao. Do đó, lƣợng
rác thải sinh ra rất lớn. Công tác thu gom đƣợc thực hiện kết hợp giữa dân cƣ và các
nhà quản lý vào các ngày quy định. Rác đƣợc phân loại ngay tại nguồn thành 3 loại:
cháy đƣợc, không cháy đƣợc và rác có kích thƣớc lớn. Tại thành phố TOKYO, Nhật
Bản, việc phân loại rác đƣợc tiến hành ngay tại các hộ gia đình. Mỗi nhà có 3 thùng
rác. Rác đƣợc đổ vào các túi nylon có màu khác nhau, tuỳ thuộc vào mầu túi mà cho
vào các thùng khác nhau. Trong 3 thùng rác có quy định: thùng thứ nhất đựng túi
màu trắng chứa vỏ chai, thủy tinh, vỏ đồ hộp, sắt thép phế liệu; thùng thứ hai đựng
túi màu xanh chứa những thứ có thể tái chế bao gói, bìa và giấy; thùng thứ 3 đựng
túi màu đen chứa các loại thức ăn, hoa quả. Đối với rác có kích thƣớc lớn, khách
hàng gọi điện thoại cho công ty dịch vụ sẽ thống nhất ngày giờ vận chuyển. Rác ở
những nơi công cộng đƣợc thu gom và vận chuyển thƣờng xuyên. Rác ở các cơ sở
sản xuất đƣợc thu gom vận chuyển theo những qui định riêng.

11



 Xử lý
Dựa vào thành phần, số lƣợng rác thải thu gom đã đƣợc phân loại ngay từ quá
trình thu gom. Một phần rác thải đƣợc tái sử dụng. Phần rác thải còn lại đƣợc đem
đi đốt ở các khu đốt rác, nhiệt lƣợng phát ra đƣợc cung cấp cho các công trình công
cộng nhƣ trƣờng học, bệnh viện. Một số lò đốt đƣợc sử dụng vào việc cung cấp
điện. Để bảo vệ môi trƣờng biển, ngƣời ta khoanh tròn các khu vực đổ rác bằng các
cọc thép sâu đến tận đáy biển, có khả năng chống những trận động đất, bão thông
thƣờng. Sau khi đóng các cọc sắt thì dùng loại keo đặc biệt gắn kín các lỗ nhỏ để
nƣớc từ trong bãi rác không rò rỉ ra bên ngoài gây ô nhiễm.
 Thu phí
Tại Nhật Bản, ngƣời dân không phải trả tiền đổ rác, chỉ có các cửa hàng kinh
doanh phải trả tiền. Riêng đối với các loại rác có kích thƣớc lớn, mọi ngƣời dân đều
phải trả tiền phí tính theo trọng lƣợng của rác thải. Đối với các cơ sở sản xuất, các
nhà máy, khu công nghiệp, tuỳ thuộc vào mức độ ô nhiễm phải trả tiền phí khác
nhau cho công tác bảo vệ môi trƣờng [23].
b. Mô hình quản lý rác thải ở Singapore.
 Thu gom và vận chuyển
Singapore đƣợc coi là nƣớc có chính sách môi trƣờng tốt nhất, môi trƣờng ở đây
đƣợc xem là xanh và sạch nhất thế giới. Tại đây, rác thải đƣợc thu gom ở các khu
dân cƣ, nơi công sở đều đƣợc phân loại ngay trƣớc khi đƣa vào bãi thải. Rác đƣợc
phân thành hai loại chính: có thể tái chế và không thể tái chế. Đối với chất thải có
thể tái chế sẽ đƣợc tập trung đƣa vào nhà máy để thực hiện tái chế. Chất thải không
thể tái chế đƣợc thu gom, vận chuyển tại các trạm trung chuyển, rồi đƣa vào nhà
máy xử lý rác thải hoặc có thể đƣợc chuyển trực tiếp vào nhà máy. Tại nhà máy, rác
thải đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp đốt.
Quá trình vận chuyển rác đều sử dụng các loại xe hiện đại, có trọng tải từ 5-7
tấn. Nhà máy xử lý rác ở phía Tây. Trong khi đó, rác thu gom chủ yếu ở khu dân, cƣ
khu thƣơng mại phía Đông và phía Nam. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí vận chuyển,
Singapore xây dựng các trạm trung chuyển. Rác thu gom đƣợc chuyển bằng các

máy ép vào các container và đƣợc xe tải chuyển đến các nhà máy xử lý.

12


Thực hiện công việc thu gom, vận chuyển rác thải gồm cả nhà nƣớc và tƣ nhân
tham gia. Cơ quan tổ chức thuộc Bộ môi trƣờng thực hiện thu gom ở các các công
ty và hộ gia đình, còn tƣ nhân thực hiện thu gom ở khu công nghiệp và thƣơng mại.
 Xử lý rác
Công nghệ xử lý rác thải là công nghệ hiện đại chủ yếu là thiêu đốt năng lƣợng
đƣợc sinh ra trong quá trình thiêu đốt dùng để phát điện. Hiện nay, Singapore có 5
nhà máy thiêu hủy rác. Trong khi đốt, khói, bụi đƣợc xử lý bằng hệ thống lọc khí
trƣớc khi thải vào trong không khí.
 Thu phí
Trong công tác thu phí, Singapore đã sử dụng khá sớm và có hiệu quả các công
cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trƣờng. Công cụ kinh tế quan trọng nhất
đƣợc sử dụng ở Singapore là hệ thống thuế nƣớc thải thƣơng mại. Hệ thống thuế
này đánh vào các loại nƣớc thải và các ngành công nghiệp. Nó gồm các loại phí áp
dụng cho các chất oxy sinh hóa (BOD) và các chất rắn lơ lửng (TSS). Dựa vào nồng
độ BOD và TSS, ngƣời ta xác định các mức phí khác nhau. Khi nồng độ vƣợt quá
tiêu chuẩn môi trƣờng đã quy định, ngƣời trả tiền phải trả thuế lũy tiến. Điều đáng
chú ý ở đây là mức phí nhƣ nhau đƣợc áp dụng trong tất cả các ngành công nghiệp
và các xí nghiệp, không phân biệt xí nghiệp cũ hay xí nghiệp mới. Mức phải trả
thuế lũy tiến đối với các chất BOD và TSS phụ thuộc vào nồng độ của chúng trong
nƣớc giới hạn từ 401-1800mg/l. Mức cụ thể nhƣ sau:
+ Đối với BOD: - Từ 401 đến 600mg/l là 0.08USD/m3.
- Từ 1601 đến 1800mg/l là 0.59USD/m3.
+ Đối với TSS: - Từ 401 đến 600mg/l là 0.07USD/m3.
- Từ 1601 đến 1800mg/l là 0.49USD/m3.
Còn đối với các nồng độ BOD và TSS nằm giữa hai mức này thì lệ phí tăng lên

200mg/l một cấp [16].

13


1.2.2. Mô hình quản lý rác thải ở Việt Nam
a. Mô hình quản lý rác thải ở Hà Nội
Sở Tài nguyên môi trƣờng, với nhiệm vụ chính là nghiên cứu, đề xuất các giải
pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm đô thị ngày càng tăng do các hoạt động
sản xuất kinh doanh dịch vụ, các hoạt động kinh tế xã hội và dân cƣ gây ra. Công ty
môi trƣờng đô thị là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm quản lý và xử lý chất thải rắn
đô thị. Công ty MTĐT chịu trách nhiệm trực tiếp (theo ngành dọc) của Sở GTCC,
ngoài ra còn liên quan trực tiếp với Sở TNMT. Sở TNMT chịu sự chỉ đạo và quản
lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân thành phố, thực hiện các chính sách do Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng đề ra.
 Thu gom và vận chuyển
Ở Hà Nội, việc thu gom đƣợc tiến hành theo các phƣơng pháp sau:
- Thu tại các bể chứa xây cố định, sau đó xe ô tô chuyên dùng đến vận chuyển đi.
- Thu bằng xe đẩy tay rồi đƣa lên xe chuyên dùng lớn chở về bãi chôn lấp.
- Thu bằng thùng rác container đặt gần nhƣ cố định tại các điểm dân cƣ rồi sau đó
xe chở đi.
- Thùng bằng xe ô tô chở rác có nắp đậy, kết hợp với xúc thủ công ở các điểm quy
định đƣợc đổ rác của ngƣời dân, sau đó chở về nơi xử lý.
 Xử lý rác thải
Việc xử lý rác thải tại Hà Nội chủ yếu thực hiện theo các phƣơng pháp chôn lấp,
ủ lên men hay thiêu đốt.
- Chôn lấp rác thải đƣợc thực hiện ở các bãi đất trống hoặc hồ cạn ở ngoại vi thành
phố.
- Ủ lên men và thổi khí cƣỡng bức tại nhà máy phân rác Cầu Diễn. Nhà máy sử
dụng công nghệ ủ khí hiếm nhằm rút ngắn thời gian phân huỷ.

- Thiêu đốt rác thải đƣợc thực hiện ở một số nhà máy xử lý rác thải.

14


Bảng 1.1. So sánh chi phí các phương pháp xử lý chất thải
Tiêu chuẩn

Phƣơng pháp xử lý chất thải
Hợp vệ sinh

Ủ phân

Thiêu đốt

Chi phí vốn liên quan

1

1.5-5

3-5

Chi phí quản lý và vận hành liên quan

1

1.7

2.5-3


Nhu cầu đất liên quan

1

0.33

0.33

(Nguồn: Số liệu Công ty Môi Trường, 2011)[8]

 Thu phí
Hiện nay, ở Hà Nội, việc thu phí đƣợc thực hiện bởi các cơ quan, thu phí của cơ
quan, xí nghiệp, theo hợp đồng. Thực trạng tồn tại là ngƣời dân thanh toán phí này
nhƣ là một loại phí không bắt buộc. Đây là một nguyên nhân gây ra hiệu quả kém
trong việc thu phí. Một số cơ quan, xí nghiệp vẫn không thực hiện đúng trong hợp
đồng. Vì vậy, thu phí của ngƣời dân và của cơ quan, xí nghiệp phải đƣợc thực hiện
cùng với trách nhiệm của thành phố: Nếu nhƣ nhân dân không thể trả tiền thì chính
phủ với trách nhiệm của mình phải cân đối phần thiếu hụt. Việc thu tiền các hợp
đồng phải đƣợc thành phố ủng hộ, bằng cách bắt buộc tất cả các xí nghiệp ký hợp
đồng về quyền sử dụng rác và phạt nặng những trƣờng hợp không tuân thủ. Ngoài
ra, còn có một số nguồn thu khác nhƣ: bán phân hủy, bán hàng hóa tái sinh, tiền
cƣớc bao bì cho các sản phẩm tái sinh hoặc sản phẩm độc hại….
b. Mô hình quản lý rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh
 Thu gom vận chuyển
Tại thành phố Hồ Chí Minh, việc thu gom vận chuyển do cả tổ chức của nhà
nƣớc và tƣ nhân thực hiện gồm có: Công ty dịch vụ công cộng thành phố thu gom
khoảng 50% lƣợng rác thải hàng ngày; 50% lƣợng rác còn lại là do các xí nghiệp
công trình đô thị cấp quận, các đội vệ sinh công cộng, lực lƣợng dọn rác dân lập
đảm nhiệm [1].

Tại thành phố, rác thải của các hộ gia đình trong các ngõ, đƣờng phố chủ yếu do
lực lƣợng dân lập thực hiện, phƣơng tiện chủ yếu là xe hai bánh và xe ba gác. Xí
15


nghiệp công trình đô thị cấp quận thu gom rác từ các hộ gia đình mặt tiền, các
đƣờng chính trên các diện tích quy ƣớc, cơ quan, trƣờng học. Sau khi thu gom tại
các khu dân cƣ, rác đƣợc tập kết lại tại các điểm quy định.
Bộ trung chuyển là nơi các xe chở rác nhỏ đƣa về từ các nơi tập kết, sau đó đƣa
lên xe tải hay xe chuyên dùng.
 Xử lý rác
Sau khi xe chuyên dùng chở rác từ các bộ trung chuyển về bãi rác lớn, rác đƣợc
xử lý bằng phƣơng pháp chôn lấp là chủ yếu. Ngoài ra, một số rác thải còn đƣợc sử
dụng làm ủ phân bón, phƣơng pháp này chủ yếu do nhân dân tự làm.
 Thu phí
Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 về thu phí vệ sinh và phí bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn TP.HCM:
Quyết định này quy định đối tƣợng nộp phí vệ sinh là hộ gia đình với các mức
khác nhau (hộ gia đình ở nội thành trong ngõ 15.000 đ/tháng, mặt tiền là 20.000
đ/tháng; hộ gia đình ở ngoại thành trong ngõ 10.000 đ/tháng, mặt tiền là 15.000
đ/tháng), trong đó quy định trích 10% cho chi phí đi thu.
Đối với nguồn thải ngoài hộ gia đình (bao gồm các hộ kinh doanh, sản xuất, cơ
quan hành chính sự nghiệp, trƣờng học, cơ sở y tế...) đƣợc chia ra 3 nhóm đối tƣợng
có mức phí quy định cho khối lƣợng rác thải khác nhau, cụ thể:
+ Nhóm 1 (lƣợng rác thải nhỏ hơn hoặc bằng 250 kg/tháng), mức phí 60.000
đồng/cơ sở/tháng.
+ Nhóm 2 (lƣợng rác thải từ trên 250kg đến 420kg), mức phí 110.000đồng/cơ
sở/tháng.
+ Nhóm 3 (lƣợng rác thải trên 420kg) mức phí 176.800 đồng/m3 hoặc 420.950
đồng/tấn [20]

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
“Đánh giá ảnh hưởng của bãi rác Xuân Sơn, Hà Nội đến môi trường và đề xuất
giải pháp”, Vũ Đức Toàn, Nguyễn Phƣơng Quý, Hà Thị Hiền, Lê Thị Thanh Trà,
Nguyễn Thu Hà, 2012. Khoa môi trƣờng, trƣờng Đại học Thủy lợi. Trong bài viết,
tác giả đã đánh giá mức độ gây ô nhiễm của khu chôn lấp rác Xuân Sơn (thị xã Sơn
16


×