Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại của ngành chế biến mủ cao su tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN THỊ THANH MINH

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
NGUY HẠI CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN THỊ THANH MINH

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
NGUY HẠI CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Trịnh Văn Tuyên



Hà Nội – Năm 2014


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... v
MỞ ĐẦU

............................................................................................................. 1

Chương 1

TỔNG QUAN ...................................................................................... 4

1.1. Tổng quan về quản lý chất thải rắn nguy hại ........................................ 4

1.1.1. Các khái niệm về chất thải............................................................... 4
1.1.2. Khái niệm quản lý CTNH ................................................................ 5
1.1.3. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý CTRNH........................................... 9
1.2. Một số thông tin về ngành chế biến mủ cao su tại Đắk Lắk ............... 11

1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk ........................... 11
1.2.2. Các cơ sở chế biến mủ cao su ........................................................ 16
1.2.3. Công nghệ chế biến mủ cao su ...................................................... 18
1.2.4. Chất thải của ngành chế biến mủ cao su........................................ 25
Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 27


2.1. Địa điểm nghiên cứu: ............................................................................ 27
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 27
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 27

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................... 27
2.4.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế...................................... 28
2.4.3. Phương pháp phân tích định tính................................................... 29


2.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích định lượng ............................. 29
Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 31

3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn nguy hại ngành chế biến mủ cao
sutrên địa bàn tỉnh Đắk Lắk......................................................................... 31

3.1.1. Xác định danh mục CTNH phát sinh.............................................. 31
3.1.2. Khối lượng CTRNH ....................................................................... 32
3.1.3. Đánh giá, phân tích và xác định ngưỡng nguy hại của bùn thải phát
sinh từ hệ thống xử lý nước thải ................................................................ 34

3.1.4. Hiện trạng thu gom, lưu trữ CTRNH tại các cơ sở......................... 42
3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn nguy hại ngành chế biến mủ cao su
tại tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................ 44

3.2.1. Mô hình quản lý ............................................................................ 44
3.2.2. Nguồn nhân lực ............................................................................. 45

3.2.3. Hệ thống văn bản pháp luật........................................................... 45
3.2.4. Cơ sở hạ tầng ................................................................................ 46
3.2.5. Chi phí phục vụ công tác quản lý CTNH........................................ 46
3.2.6. Hiện trạng quản lý CTNH ngành chế biến mủ cao su .................... 47
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả CTRNH ngành chế biến mủ cao
su

............................................................................................................... 48

3.3.1. Quản lý CTRNH tại các cơ sở sản xuất ......................................... 48
3.3.2. Nâng cao năng lực quản lý CTRNH của cơ quan quản lý .............. 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 61
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 62


DANH MỤC VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại


CTYT

Chất thải y tế

LBVMT

Luật bảo vệ môi trường

MT

Môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLCTNH

Quản lý chất thải nguy hại

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TNHHMTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TNMT

Tài nguyên Môi trường

TT.

Thị trấn

TX.

Thị xã

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các cơ sở chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk........................ 17
Bảng 1.2. Định mức sử dụng các loại hóa chất trong chế biến mủ cao su............... 24
Bảng 3.1. Khối lượng CTRNH phát sinh tại các cơ sở chế biến mủ cao su ............ 33
Bảng 3.2. Thành phần, tính chất nước thải từ các công nghệ chế biến mủ cao su ... 37
Bảng 3.3. Thành phần nước thải trước và sau xử lý của nhà máy chế biến mủ Cao su

EaKhal

........................................................................................................... 39

Bảng 3.4. Kết quả phân tích thành phần nguy hại của bùn thải .............................. 41
Bảng 3.5. Nhân lực quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............................... 45


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Vị trí tỉnh Đắk lắk .................................................................................. 11
Hình 1.2. Vị trí các cơ sở chế biến mủ cao su tại Đắk Lắk ..................................... 17
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình sản xuất cao su thiên nhiên ............................................ 20
Hình 1.4. Máy li tâm chế biến cao su Latex ........................................................... 21
Hình 1.5. Mương đánh đông .................................................................................. 22
Hình 1.6. Máy cán, máy ép .................................................................................... 22
Hình 1.7. Lò sấy .................................................................................................... 23
Hình 1.8. Buồng đóng kiện và kho lưu trữ ............................................................. 23
Hình 3.1. Nguồn phát sinh CTRNH của cơ sở chế biến mủ cao su ......................... 32
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ chế biến mủ cao su kèm nguồn phát sinh chất thải ...... 35
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ XLNT nhà máy chế biến mủ cao su Ea Khal ............... 38
Hình 3.4. Hệ thống quản lý chất thải tỉnh Đắk Lắk ................................................ 44
Hình 3.5. Mô hình đơn lẻ thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH ............................ 48
Hình 3.6. Mô hình kết hợp quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH ................ 56


MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp chế biến mủ cao su là một trong những ngành công
nghiệp hàng đầu của nước ta với tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Theo xu hướng
phát triển chung của thế giới thì nhu cầu tiêu thụ cao su ngày càng tăng. Cao su

được sử dụng hầu hết trong những lĩnh vực từ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đến nhu
cầu nhiên liệu công nghiệp và xuất khẩu. Ngoài tiềm năng công nghiệp, cây cao su
còn có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ tài nguyên đất tránh rửa trôi,
xói mòn, tạo môi trường không khí trong lành…
Theo thống kê của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, đến hết năm
2011, diện tích cao su của Việt Nam đạt xấp xỉ 850.000 ha, gồm cao su quốc doanh,
cao su tiểu điền và các thành phần kinh tế khác. Sản lượng cao su của nước ta năm
2011 đạt 811.600 tấn. Năng suất cao su của Việt Nam hiện xếp thứ 2 thế giới, thứ 5
về sản lượng và thứ 4 về lượng cao su xuất khẩu. [5]
Một trong những vùng có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp cao su là
khu vực Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Đắk Lắk. Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung
tâm cao nguyên Nam Trung bộ, có vị trí chiến lược quan trọng về Kinh tế - Xã hội
và An ninh - Quốc phòng không chỉ với Tây Nguyên mà còn với cả nước. Với đặc
điểm là một tỉnh có diện tích đất đỏ bazan lớn và ở độ cao trung bình khoảng 500m
đến 800m so với mực nước biển, Đắk Lắk rất thích hợp để trồng và phát triển các
loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... và một số
giống cây ngắn ngày khác.
Cây cao su được trồng ở Đắk Lắk từ những năm 1920, hiện vẫn đang là loại
cây có thế mạnh để phát triển kinh tế ở khu vực này chỉ sau cây cà phê. Theo báo
cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, diện tích cao su ở Đắk Lắk
đã ổn định trong khoảng 24.000 ha, chủ yếu do 3 công ty nhà nước quản lý, bao
gồm: Công ty TNHHMTV Cao su Đắk Lắk; Công ty TNHHMTV Cao su Ea
H’Leo; Công ty TNHHMTV Cao su Krông Buk.

1


Sản lượng cao su hàng năm của Đắk Lắk góp phần không nhỏ vào việc đưa
Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới. Tuy nhiên, ngành công
nghiệp chế biến cao su của Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng vẫn chưa phát

triển tương xứng với tiềm năng dồi dào về nguồn nguyên liệu. 90% sản lượng cao
su hiện được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, chỉ khoảng 10% dành cho chế
biến cao su trong nước. Giá trị xuất khẩu nguyên liệu thô khá cao nhưng giá trị nhập
khẩu cao su thành phẩm lại cao hơn rất nhiều dẫn đến giá trị gia tăng còn thấp.
Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam là giảm xuất khẩu nguyên liệu
thô và tăng cường chế biến cao su thành phẩm trong nước. Do vậy, ngành công
nghiệp chế biến mủ cao su tại tỉnh Đắk Lắk cũng được quan tâm đầu tư và dự kiến
sẽ phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của ngành chế biến mủ cao su dựa trên lợi thế
về nguồn nguyên liệu sẽ đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như
giải quyết việc làm cho người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, kèm theo phát triển kinh tế
là sự phát sinh các loại chất thải gây tác động xấu đối với môi trường. Đặc biệt
trong bối cảnh các khu dân cư ngày càng mở rộng đến gần các cơ sở chế biến mủ
cao su như hiện nay.
Các vấn đề nổi cộm về chất thải của ngành chế biến mủ cao su như nước thải
vượt rất nhiều lần so với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, quá trình chế biến mủ
gây mùi hôi, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân và dân cư lân cận... đã được
nghiên cứu trong rất nhiều công trình khoa học. Các kết quả nghiên cứu về xử lý
nước thải, xử lý mùi... cho các cơ sở chế biến mủ cao su đã phần nào đáp ứng được
nhu cầu của các doanh nghiệp và là cơ sở để các cơ quan quản lý môi trường có thể
kiểm tra, đánh giá và kiểm soát các nguồn ô nhiễm này một cách hệ thống, dễ dàng
và hiệu quả hơn.
Bên cạnh những vấn đề môi trường cấp bách đã được quan tâm giải quyết,
vấn đề chất thải rắn, đặc biệt là CTNH bao gồm một lượng lớn bùn thải từ các hệ
thống xử lý nước thải (chất thải thuộc danh mục chất thải có khả năng là CTNH
theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của

2


Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại) chưa được

quan tâm đúng mức, dẫn đến việc quản lý và xử lý chưa hiệu quả.
Với lý do đó, và được tạo điều kiện thuận lợi khi là một cán bộ tham gia
chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây
Nguyên” (chương trình Tây Nguyên 3) do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam chủ trì, thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn các tỉnh Tây Nguyên và đề xuất phương án quy hoạch,
xử lý và quản lý chất thải rắn phù hợp đến năm 2020”, học viên đã lựa chọn đề tài
“Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại ngành chế biến mủ cao su
tỉnh Đắk Lắk” để thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành khoa học môi
trường. Nghiên cứu này nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Đánh giá được hiện trạng phát sinh chất thải rắn nguy hại của ngành chế
biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Đánh giá được hiện trạng quản lý chất thải rắn nguy hại của tỉnh Đắk Lắk.
- Xây dựng các giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại ngành chế biến mủ
cao su phù hợp với hiện trạng cơ sở vật chất và năng lực quản lý của tỉnh Đắk Lắk.
Tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ đóng góp một
phần nhỏ bé vào việc quản lý chất thải rắn nguy hại của ngành chế biến mủ cao su
và công cuộc bảo vệ môi trường của tỉnh Đắk Lắk nói chung.

3


Chương 1 TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về quản lý chất thải rắn nguy hại

1.1.1. Các khái niệm về chất thải
* Chất thải:
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 LBVMT năm 2005 thì: “Chất thải là vật

chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác”.
Phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau, chất thải có thể được phân chia thành
các loại như sau:
- Căn cứ vào nguồn phát sinh: có thể chia thành 3 loại: chất thải sinh hoạt,
CTYT, chất thải công nghiệp.
- Căn cứ vào trạng thái tồn tại của chất thải có thể chia thành: CTR, chất thải
lỏng, chất thải khí và các chất thải ở dạng khái khác.
- Căn cứ vào độ độc hại của chất thải, chia thành 2 loại: chất thải thông
thường và CTNH.
* Chất thải rắn:
Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày
9/4/2007 của Chính phủ về quản lý CTR thì “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn,
được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động
khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại”.
* Chất thải nguy hại:
Theo quy định tạo khoản 11 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định:
“CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ
lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”.

4


1.1.2. Khái niệm quản lý CTNH
Khái niệm quản lý CTNH lần đầu tiên được quy định tại Khoản 3, Điều 3
quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày
16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó “Quản lý CTNH là các hoạt động
kiểm soát CTNH trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, quá
cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ CTNH”.
Trong Luật Bảo vệ môi trường 2005, quản lý CTNH được giải thích như

sau: Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái
sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
Sau đó, khái niệm này được chỉnh sửa lại tại Thông tư số 12/2012/TTBTNMT ngày 14/4/2011 (sau đây gọi tắt là Thông tư 12) và được nêu tại khoản 1,
Điều 3 như sau: Quản lý CTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa,
giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển
và xử lý CTNH
Tại thông tư này, Các nhà làm luật đã liệt kê hàng loạt hoạt động của việc
quản lý CTNH theo một quy trình chặt chẽ hơn, bao gồm cả những hoạt động liên
quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại CTNH. Như vậy, trách nhiệm
quản lý chất thải của cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến
việc quản lý CTNH không chỉ có từ khi chất thải đó phát sinh, mà các chủ thể trên
còn có trách nhiệm trong việc phòng ngừa, giảm thiểu bằng việc áp dụng mọi biện
pháp kĩ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến… nhằm hạn chế lượng CTNH phát sinh
trên thực tế.
Theo quy định trên, quản lý CTNH có những đặc điểm sau:
(1) Trách nhiệm quản lý chất thải thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quản lý CTNH và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các cơ quan Nhà nước có trách
nhiệm quản lý CTNH trong phạm vi chức năng luật định. Các tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm quản lý CTNH là những chủ thể có những hoạt động liên quan trực tiếp
đến CTNH như: chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ.
5


(2) Nội dung quản lý CTNH là các hoạt động mà các cơ quan quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Cụ
thể là: các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật về quản lý CTNH, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những sai
phạm… các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tiến hành những hoạt động phân
loại, thu gom, vận chuyển, xử lý… CTNH.
Quy trình quản lý CTNH được thực hiện theo 5 giai đoạn. Đó là:

Giai đoạn 1: Quản lý nguồn phát sinh CTNH. Đây là việc tiến hành các biện
pháp để quản lý CTNH ngay tại chính nguồn phát sinh ra chất thải đó. Kiểm soát
CTNH tại nguồn là một công việc khá phức tạp. Cách thông thường nhất được
nhiều quốc gia sử dụng để giải quyết những vấn đề trên là tiến hành thủ tục đăng ký
cấp giấy phép đối với các chủ nguồn thải CTNH, đặc biệt là trong ngành công
nghiệp.
Giai đoạn 2: Phân lập, thu gom và vận chuyển CTNH. Giai đoạn này được
thực hiện bằng việc phân loại, thu gom toàn bộ CTNH tại tất cả các nguồn phát sinh
ra chúng. Sau khi tiến hành việc thu gom, chất thải sẽ được vận chuyển đến khu xử
lý và thải bỏ hoặc đến trạm trung chuyển hay đến nơi lưu giữ tạm thời.
Giai đoạn 3: Xử lý trung gian. Giai đoạn này được tiến hành bởi những
phương pháp xử lý khác nhau như: xử lý cơ học, xử lý hóa học, sinh học và nhiệt…
nhằm làm giảm khối lượng CTNH, giảm thiểu hoặc loại bỏ độc tính để phù hợp hơn
với khâu thải bỏ cuối cùng.
Giai đoạn 4: Chuyên chở CTNH đi xử lý tiếp. CTNH sau khi xử lý trung
gian sẽ được vận chuyển bằng những phương tiện chuyên dụng đến nơi xử lý cuối
cùng của quy trình.
Giai đoạn 5: Thải bỏ chất thải. Những phần chất thải khi không còn được tái
chế và tái sử dụng sẽ được thải bỏ bằng những cách thức khác nhau như:chôn lấp
hoặc thiêu đốt.

6


Việc quản lý CTNH có thể được thực hiện bằng nhiều công cụ như: kinh tế,
pháp lý, kĩ thuật… trong đó công cụ pháp lý được coi là phương tiện hiệu quả hàng
đầu trong công tác quản lý CTNH, thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật và hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
Kinh nghiệm của nhiều nước đã chứng minh rằng, muốn quản lý chất thải tốt
thì phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Có hệ thống quản lý chất thải rõ ràng và hoạt động có hiệu quả;
- Có cơ sở pháp lý để quản lý;
- Có phương tiện và điều kiện để quản lý như thiết bị đo lường, kiểm tra,
kiểm soát nguồn thải;
- Có công nghệ xử lý chất thải thích hợp.
Như vậy, hệ thống pháp lý quy định về quản lý CTNH chiếm vị trí đặc biệt
quan trọng trong hệ thống các công cụ được sử dụng để quản lý CTNH mà các quốc
gia trên thế giới cũng như Việt Nam đang sử dụng.
Do chất thải nguy hại thường có nguồn gốc phát sinh từ các hoạt động sản
xuất kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên pháp luật môi trường cũng quy
định trách nhiệm của nhiều cơ quan khác nhau trong việc quản lý loại chất thải này.
Cụ thể:
- Bộ tài nguyên và môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về
chất thải nguy hại trong phạm vi toàn quốc; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các
hoạt động quản lý chất thải nguy hại. Ban hành các chỉ tiêu môi trường cho việc lựa
chọn bãi chôn lấp chất thải nguy hại các chỉ tiêu kỹ thuật cho việc thiết kế, xây
dựng và vận hành các khu lưu giữ, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại bảo đảm vệ
sinh môi trường; lựa chọn và tư vấn các công nghệ xử lý chất thải nguy hại; phối
hợp với Bộ Tài chính ban hành mức thu phí, lệ phí quản lý chất thải nguy hại.
Hướng dẫn nội dung và thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ

7


sở thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp chất thải nguy
hại. (Điều 21 Quy chế quản lý CTNH)
- Bộ xây dựng có trách nhiệm Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trong việc quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải nguy hại hợp vệ
sinh, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trong việc chỉ đạo các Sở Giao thông Công chính trong việc lập quy

hoạch và kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy, các bãi chôn
lấp chất thải nguy hại hợp vệ sinh, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản
lý chất thải (bao gồm cả chất thải nguy hại) của địa phương ... (Điều 22 Quy chế
quản lý CTNH)
- Bộ Công thương có trách nhiệm Giám sát, kiểm tra và triển khai các biện
pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải phải tuân thủ các quy định của Quy chế.
Trường hợp các chủ nguồn thải không có khả năng tự thực hiện được việc thu gom,
xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại, thì yêu cầu các chủ nguồn thải phải ký hợp đồng
với các chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại. Phối hợp với
Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường
do chất thải nguy hại gây ra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Bộ Công
Thương quản lý... (Điều 23 Quy chế quản lý CTNH)
- Bộ y tế có trách nhiệm Giám sát, kiểm tra và có các biện pháp hữu hiệu
buộc các bệnh viện, trạm y tế, cơ sở dịch vụ y tế tuân thủ các quy định của Quy chế.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Xây dựng trong việc quy
hoạch, lựa chọn công nghệ, thiết bị, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống lò thiêu
đốt chất thải y tế đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, ban hành quy chế quản lý
chất thải y tế. (Điều 24 Quy chế quản lý CTNH)
- Bộ quốc phòng, Bộ công an có trách nhiệm Giám sát, kiểm tra và triển khai
thực hiện các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải thuộc Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại. Các chủ nguồn thải
8


chất thải được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận là các chủ nguồn thải hoạt
động thuần túy trong lĩnh vực kinh tế phải chấp hành đầy đủ các quy định về quản
lý chất thải nguy hại. (Điều 25 Quy chế quản lý CTNH)
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chỉ đạo Sở Xây
dựng lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy
và các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh thuộc địa bàn quản lý của địa phương. Chỉ

đạo Sở Giao thông lập kế hoạch khả thi (phương án tổ chức, phương tiện, thiết bị,
công nghệ, vốn...) và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch quản lý chất thải bao gồm cả
thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn quản
lý của địa phương. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường hướng dẫn nội dung, yêu
cầu xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các chủ cơ sở lưu giữ, xử
lý, tiêu hủy, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại để trình cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường có thẩm quyền phê duyệt. (Điều 27 Quy chế quản lý CTNH).

1.1.3. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý CTRNH
Cơ sở pháp lý của công tác quản lý CTNH là luật và các văn bản Luật, các
Quyết định, Thông tư, Nghị định, Quy định của Quốc gia, tỉnh thành. Các văn bản
pháp lý rõ ràng sẽ giúp cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp thực hiện dễ dàng.
Các văn bản này không những bắt buộc các doanh nghiệp, các cơ quan, cá nhân
tuân thủ chấp hành mà còn khuyến khích ý thức BVMT, góp phần quản lý CTNH
một cách có hiệu quả nhất.
Các văn bản pháp lý về quản lý CTNH bao gồm:
1.1.3.1. Các văn bản của Quốc Hội, Chính phủ
 Luật bảo vệ môi trường được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 29 tháng 11 năm 2005.
 Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 của chính phủ quy
định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh an toàn bức xạ;

9


 Chỉ thị số 199/TTg ngày 03/4/1997 của Thủ tướng Chính Phủ về những biện
pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và các KCN;
 Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật
chôn lấp chất thải nguy hại;

 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi
trường;
 Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về ban hành danh mục
CTNH;
 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý CTR;
 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn.
1.1.3.2. Các văn bản của Bộ và Liên Bộ
 Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007của Chính phủ
về quản lý CTR .
 Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007của Chính phủ về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
1.1.3.3. Hệ thống các QCVN, TCVN
 TCVN 6706:2000 - Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải nguy hại - phân loại;
 TCXDVN 320:2004 - Tiêu chuẩn thiết kế - Bãi chôn lấp chất thải nguy hại;

10


 TCVN 6707:2009 - Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải nguy hại - Dấu hiệu
cảnh báo;
 QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại;
 QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

1.2.

Một số thông tin về ngành chế biến mủ cao su tại Đắk Lắk

1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Đắk Lắk là tỉnh có vị trí địa lý ở trung
tâm của vùng Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ
địa lý từ 107028'57"- 108059'37" độ kinh Đông
và từ 1209'45" - 13025'06" độ vĩ Bắc. Diện tích
tự nhiên là: 13.125 km2 [3]
Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai;
Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng;
Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh
Khánh Hòa;
Phía Tây giáp Vương quốc CamPuChia
và tỉnh Đăk Nông.
Độ cao trung bình của tỉnh là 500-800m
so với mực nước biển.

Hình 1.1. Vị trí tỉnh Đắk lắk

11


1.2.1.2. Địa hình
Nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình
dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các
sông chính. Địa hình có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. [3]
1.2.1.3. Khí hậu

Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng khí hậu. Vùng phía Tây Bắc
có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; Vùng phía Đông có khí hậu mát mẻ,
ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 240C, tháng nóng nhất và lạnh nhất chênh
lệch nhau chỉ hơn 50C.
Khí hậu vừa bị chi phối bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất
khí hậu cao nguyên với nhiệt độ ôn hòa gần như quanh năm, đã tạo ra các vùng sinh
thái nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công
nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu, cao su, điều, bông vải...
1.2.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng
đều, nhưng do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu
như không có nước trong mùa khô nên mực nước các sông suối lớn thường xuống
rất thấp. Trên địa bàn có hai hệ thống sông chính chảy qua là hệ thống sông Srêpok
và sông Ba. Hệ thống sông Srêpok có diện tích lưu vực chiếm tới 2/3 diện tích lãnh
thổ bao gồm lưu vực dòng chính Srêpok và tiểu lưu vực Ea H’Leo; hệ thống sông
Ba không chảy qua Đắk Lắk nhưng ở phía Đông và Đông Bắc của tỉnh có 2 nhánh
thuộc thượng nguồn sông Ba là Sông Krông H’Năng và sông Hinh. [3]
Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất
nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo lớn như: Hồ Lắk, Ea Kao, Ea Sup thượng, Krông
Búk hạ...

12


1.2.1.5. Tài nguyên đất
Nguồn tài nguyên đất của Đắk Lắk khá đa dạng với hầu hết các nhóm đất có
ở Việt Nam, trong đó nhóm đất Bazan là loại đất phù hợp với nhiều loại cây công
nghiệp dài ngày, trong đó cây cà phê Robusta cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
Ngoài ra, các loại đất khác cũng thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây ăn quả,
đến các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông vải, đậu đổ các loại, ngô, lúa

nước cho năng suất cao. Tiềm năng đất cho phép đất Đắk Lắk phát triển nông
nghiệp khá toàn diện tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước
và cho xuất khẩu, nền đất có kết cấu tốt thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng
đô thị, nông thôn. [3]
1.2.1.6. Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 và số liệu diễn biến rừng theo Quyết
định số 24/2005/QĐ – UB ngày 24/03/2005 của UBND tỉnh Đắk Lắk.
Tổng diện tích đất có rừng: 618.227,8 ha, trong đó:
- Rừng sản xuất:

246.579,2 ha;

- Rừng phòng hộ:143.437,3 ha;
- Rừng đặc dụng:228.211,3 ha.
Diện tích còn rừng tự nhiên ở Đắk Lắk phân bố ở phía Nam thuộc vùng núi
cao Chư Yang Sin (rừng thường xanh), phía Tây thuộc huyện Ea Súp giáp với
Campuchia (rừng khộp) và còn lại ở vùng núi thuộc huyện M’Đrăk, Ea Kar, Ea
H’Leo. Diện tích rừng bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng rừng, trong những
năm gần đây, mặc dù tình trạng chặt phá rừng đã hạn chế rất nhiều nhưng tình trạng
khai thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra. Những vùng còn rừng tự nhiên hiện nay
phần lớn nằm ở địa hình dốc, hiểm trở hoặc là các khu bảo tồn thiên nhiên, không
thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Độ che phủ rừng toàn tỉnh là 46%. Tổng trữ
lượng gỗ khoảng 50 triệu m3. Rừng Đắk Lắk nằm ở thượng lưu các sông suối lớn

13


nên đóng vai trò quan trọng về phòng hộ và bảo vệ nguồn nước không những cho
tỉnh mà còn cho cả khu vực. [3]
1.2.1.7. Tài nguyên khoáng sản

Đắk Lắk có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản vật liệu
xây dựng. Các khoáng sản chủ yếu là:
- Coalin được dùng trong nguyên liệu gốm sứ có trữ lượng P là 36,9 triệu
tấn, phân bố chủ yếu ở M’Đrắk, Ea Kar.
- Fenspat có 2 mỏ với tổng trữ lượng 2,74 triệu tấn. Penspat được khai thác
và cung cấp cho các cơ sở sản xuất gốm sứ.
- Đá vật liệu xây dựng cao cấp (đá ốp lát) là đá Granit ở Ea H’Leo, Krông
Bông, đá Bazan và các loại đá khác có hầu hết ở các huyện trong tỉnh đã được khai
thác để phục vụ cho xây dựng cầu đường, công trình dân dụng, công nghiệp....
- Than bùn phân bố rải rác trên địa bàn một số huyện, trữ lượng không lớn
được khai thác làm phân bón như mỏ Ea Pok, Buôn Ja Wăm, Cuôr Đăng (Cư
M’gar), Ea K’Tur (Krông Ana);
- Sét gạch ngói khá phong phú trên địa bàn các huyện Krông Ana, Krông
Păc, Ea Kar, M’Đrắc, Ea H’Leo... được khai thác nhiều năm để sản xuất gạch ngói;
- Ngoài ra còn có các loại khoáng sản khác như vàng, chì, kẽm... tuy nhiên,
để khai thác nguồn tài nguyên này có hiệu quả cao cần thiết có nghiên cứu thăm dò
chi tiết hơn. [3]
1.2.1.8. Điều kiện xã hội
+ Dân cư
Tỉnh Đắk Lắk bao gồm 13 huyện và 01 thành phố, bao gồm 180 xã, phường,
thị trấn. Dân số tỉnh Đắk Lắk hiện nay đã có trên 1,7 triệu dân với 44 dân tộc anh
em, trong đó người kinh chiếm 70%.

14


Mật độ dân số trung bình là 131 người/km2, nhưng phân bố không đều trên
địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Mê Thuột và các thị trấn,
huyện lỵ ven các trục quốc lộ. [3]
+ Giáo dục – Đào tạo

Ngành Giáo dục -Đào tạo được quan tâm đầu tư thích đáng và đã đạt được
nhiều thành tựu, góp phần nâng cao trình độ dân trí. Năm 2000 Đắk Lắk đã được bộ
Giáo dục – Đào tạo công nhận là tỉnh đã hoàn thành chương trình quốc gia xoá mù
chữ, phổ cập tiểu học. Tỉnh hiện có 01 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 03
trường trung học chuyên nghiệp và 02 trường đào tạo công nhân kỹ thuật... [3]
+ Y tế
Hiện nay các xã, phường, thị trấn đều đã có trạm y tế. Đạt 4,5 bác sỹ/ 10.000
dân; 12,2 giường bệnh/10.000 dân.
Tuyến tỉnh có 1 bệnh viện đa khoa 600 giường, 1 bệnh viện chuyên khoa 100
giường, một khu điều trị phong 30 giường cùng 7 cơ sở y tế khác (da liễu, sốt rét,
tâm thần…)
Tuyến huyện có 12 bệnh viện đa khoa, 12 đội vệ sinh phòng dịch sốt rét, 12
UBDS KHHGĐ. Các đơn vị cơ sở có 165 trạm y tế, phòng khám đa khoa trên tổng
số 165 xã, phường, thị trấn. [3]
1.2.1.9. Phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 8,05% trong đó mức tăng
trưởng công nghiệp 20,77%, nông lâm nghiệp 4,1%, dịch vụ 17,07%. đến cuối năm
2005 cơ cấu kinh tế đạt là: Nông lâm nghiệp 64.56%, công nghiệp xây dựng
12,71%, dịch vụ 22,73%. Nền kinh tế tiếp tục phát triển và chuyển dịch theo hướng
tích cực. Nông nghiệp từng bước phát triển ổn định, cơ bản đã chuyển sang nền
kinh tế sản xuất hàng hoá. Quy mô sản xuất công nghiệp từng bước được mở rộng.
Đặc biệt là cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội đã được tăng cường, đáp ứng yêu cầu cơ
bản của công cuộc phát triển.
15


Trên địa bàn tỉnh có 1 khu công nghiệp và cụm công nghiệp: Khu công
nghiệp và khu đô thị dịch vụ Hoà Phú, xã Hoà Phú, Tp Buôn Ma Thuột (227,4ha);
cụm công nghiệp Buôn Hồ, huyện Krông Buk (70ha); cụm Công nghiệp Ea Đar,
huyện Ea Kar (50ha); khu tiểu thủ công nghiệp Tp Buôn Ma Thuột (48,5ha). [3]


1.2.2. Các cơ sở chế biến mủ cao su
Cây cao su được đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khoảng từ năm
1926 tại Mêvan (huyện Cư M’gar). Tính đến tháng 10 năm 2013, theo số liệu của
tổng cục thống kê, diện tích cao su toàn tỉnh hiện có là 23.100ha, trong đó diện tích
các đơn vị quốc doanh quản lý là 18.776ha. Với lợi thế về tài nguyên đất đai và điều
kiện khí hậu thuận lợi, cùng với sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp và các hộ
dân, năng suất và sản lượng cao su đang ngày càng tăng cao. Sản lượng khai thác
tính đến tháng 10/2013 là 29.850 tấn mủ quy khô, trong đó các công ty cao su Nhà
nước ước khai thác được 24.636 tấn, các hộ cao su tiểu điền khai thác được 5.214
tấn.
Đắk Lắk hiện có 3 công ty cao su quốc doanh sở hữu các nhà máy chế biến
mủ với tổng công suất thiết kế là 25.500 tấn/năm. Sản phẩm của các cơ sở chủ yếu
là mủ kem (latex) và mủ cốm. Sản phẩm của các cơ sở chế biến trên địa bàn có chất
lượng cao, tuy nhiên do sản lượng thấp, chưa đa dạng về chủng loại nên phần lớn
sản phẩm cao su của Đắk Lắk chỉ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là chủ yếu
với giá thấp hơn so với các nước EU, Mỹ, Nhật...

16


Hình 1.2. Vị trí các cơ sở chế biến mủ cao su tại Đắk Lắk
Kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về các cơ sở chế biến mủ cao su
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.1. Các cơ sở chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Công suất
STT

Tên cơ sở


Địa chỉ

Sản phẩm
(tấn/năm)

1

Công ty TNHHMTV Thị trấn Ea Drang, Mủ cốm
Cao su EA H’Leo

2

Công

ty

huyện Ea H’Leo

TNHH Thôn Đoàn kết, xã Mủ li tâm, mủ

MTVCao su Đắk Lắk

4.500

Ea D’Rơng, huyện cốm

17

15.000



Công suất
STT

Tên cơ sở

Địa chỉ

Sản phẩm
(tấn/năm)

Cư M’gar

3

Công ty TNHHMTV Xã Ea Hồ - huyện Mủ cốm
Cao su Krông Buk

6.000

Krông Năng

Tổng

25.500
Nguồn: Điều tra thực tế

1.2.3. Công nghệ chế biến mủ cao su
1.2.3.1. Phân loại và sơ chế mủ cao su thiên nhiên
Mủ cao su được phân loại thành mủ nước và mủ tạp… Mủ nước là mủ tốt

nhất, thu trực tiếp trên thân cây, mỗi ngày mủ nước được gom vào một giờ qui
định. Khi thu mủ từ vườn, người ta cho NH3 vào để chống đông, tránh sự oxi hóa
làm ảnh hưởng đến chất lượng mủ nước.
Mủ tạp (mủ thứ cấp) bao gồm mủ đất, mủ chén, mủ vỏ... là mủ rơi vãi
xuống đất hoặc sau khi thu mủ nước mủ vẫn còn chảy vào chén, hoặc mủ dính trên
vỏ cây. Mủ tạp nói chung rất bẩn, lẫn nhiều đất, cát, các tạp chất và đã đông lại
trước khi đưa về nhà máy. [6]
1.2.3.2. Bảo quản mủ
Mủ nước chuyển đến xí nghiệp được đưa vào các bể lắng có kích thước lớn,
tại đây mủ được khuấy trộn để làm đồng nhất các loại mủ từ các nguồn khác nhau;
đây là giai đoạn kiểm tra sơ khởi việc tiếp nhận mủ. Ở giai đoạn này, tiến hành đo
trọng lượng mủ khô và thành phần NH3 còn lại trong mủ.
Mủ tạp dễ bị oxi hóa nếu để ngoài trời, nhất là phơi dưới ánh nắng, chất
lượng mủ sẽ bị giảm. Khi đem về phân xưởng, mủ tạp được phân loại, ngâm rửa
trong các hồ riêng biệt, để tránh bị oxi hóa và làm mất đi một phần chất bẩn. Tùy
18


×