Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NHNoPTNT HUYỆN VỤ BẢN TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.44 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA
NHNoPTNT HUYỆN VỤ BẢN TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Đặc điểm của các hộ sản xuất ở huyện Vụ Bản
Vụ Bản là huyện nằm dọc theo quốc lộ 10 có:
- Phía Đông giáp thành phố Nam Định
- Phía Tây giáp huyện ý yên.
- Phía Nam giáp huyện Nam trực.
- Phía Bắc giáp Huyện Mỹ lộc.
* Huyện Vụ Bản có 18 đơn vị hành chính gồm 17 xã, 01 thị trấn nằm ở trung
tâm huyện. Nhìn chung tương đối phát triển song hệ thống điện, đường giao thông nông
thôn của huyện đã được xây dựng xong nhưng chưa được hoàn chỉnh.
Trong những năm gần đây Vụ Bản đã đạt được những thành tựu đáng kể như:
đường quốc lộ 10 được nâng cấp mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông Vụ
Bản với các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh do đó kinh tế thương mại của Vụ
Bản tăng trưởng khá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn của các hộ sản xuất ở địa
phương.
* Vụ Bản tính đến năm 2006 có tổng diện tích tự nhiên của huyện là 14.038 ha
trong đó diện tích đất nông nghiệp là 10.096 ha.Tổng dân số trong huyện là 126.784
người.Trong đó hộ sản xuất nông nghiệp khoảng 28.330 hộ chiếm 85% tổng số hộ, với
đặc thù kinh tế thuần nông, với lợi thế là cây lúa và các loại cây hoa màu khác như lạc,
đậu tương... và vật nuôi là con:(Lợn, con bò) là chủ yếu.
Hộ sản xuất ở huyện Vụ Bản cũng mang những đặc tính của hộ sản xuất nói
chung như đã nêu ở trên. Ngoài ra còn có một số đặc trưng khác có thể kể ra ở đây như
là:
Bên cạnh lợi thế là cây lúa nước và các loại cây hoa màu khác như lạc, đậu
tương, ngô,… và vật nuôi là các con như lơn, bò…,các hộ sản xuất của huyện Vụ Bản
còn có thế mạnh trong các ngành nghề truyền thống khá phát triển như: Mây tre đan ở
Vĩnh Hào, nghề rèn ở Quang Trung, nghề dệt ở Thành Lợi, nghề sơn mài ở Liên
Minh...Các nghề truyền thông đó đã có thời gian bị mai một, nay được sự quan tâm của
huyện, của các ban ngành đã hoạt động trở lại và đang trên đà phát triển. Tuy nhiên đa


phần các hộ sản xuất ở huyện vẫn sản xuất nhỏ manh mún, thiếu vốn để mở rộng sản
xuất, đầu tư trang thiết bị.
Trình độ của người nông dân trong huyện còn hạn chế nên việc sử dụng vốn
cũng chưa thật sự hiệu quả.
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất ở NHNo chi nhánh
huyện Vụ Bản
2.2.1. Đầu tư vào hoạt động huy động vốn
Muốn hiệu quả của hoạt động cho vay được nâng lên điều trước tiên là phải đảm
bảo được việc có đủ vốn để cho vay. Do đó trong thời gian qua NHNo huyện đã thực
hiện nhiều hoạt động đầu tư để huy động vốn có hiệu quả:
Trước hết là đầu tư vào việc tuyên truyền, quảng cáo: Ngân hàng đã thực hiện
tuyên truyền quảng cáo mạnh mẽ bằng nhiều hình thức, kí hợp đồng và tự viết bài
quảng cáo thường xuyên trên hệ thồng loa đài của huyện, của các xã trong toàn huyện
và phát thanh vào những thời điểm thuận lợi để người nghe nắm bắt và cập nhật liên tục
thông tin về lãi suất cũng như các dịch vụ của ngân hàng, quảng cáo rộng rãi việc mở
tài khoản cá nhân, thẻ ATM, tiên ích ngân hàng bằng nhiều hình thức như: phát tờ rơi,
họp dân, họp tổ vay vốn (TVV), lồng ghép với các cuộc họp ở xã, ở thôn nhằm mục
đích tuyên truyền đến từng người dân. Ở những khu vực đông dân cư NHNo đều bố trí
treo Pano, áp phích quảng cáo về lãi suất, các chương trình khuyến mại, huy động tiết
kiệm dự thưởng, huy động tiết kiệm VNĐ bảo đảm bằng vàng, các dịch vụ tiện ích và
đặc biệt hơn là quảng bá hình ảnh và thương hiệu của NHNo.
Trong năm 2008 vừa qua NHNo huyện đã đầu tư một cây ATM để phát triển
dịch vụ thẻ ở địa phương, nhằm tạo ra thêm một kênh huy động vốn mới cho ngân
hàng. Dịch vụ thẻ ATM( thẻ ghi nợ nội địa) đây là sản phẩm không phải là mới ở Việt
Nam, nhưng đối với huyện Vụ Bản nói riêng và các khu vực huyện trên cả nước nói
chung thì đây là một trong những dịch vụ hoàn toàn mới. vì đầu tư cho một trạm ATM
rút tiền mặt và thanh toán qua thẻ tương đối cao, thường không mang lại hiệu quả về
mặt kinh tế nhất là đối với các ngân hàng tuyến huyện. Song NHNo Vụ Bản xác định
cần đi trước một bước nhằm tăng khả năng thanh toán, quảng bá thương hiệu NHNo Vụ
Bản và quan trọng hơn là chuẩn bị cho việc triển khai quyết định 291/2006 ngày

29/12/2006 và chỉ thị 20/2007 ngày 24/8/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt đề án không dùng tiền mặt trong thanh toán và trả lương qua tài khoản. đến nay
qua 3 tháng triển khai mở thẻ ATM, NHNo Vụ Bản đã phát hành trên 200 thẻ và tiếp
tục sẽ tăng mạnh trong năm 2009
Ngoài ra NHNo Vụ Bản còn ra quyết định thành lập các tổ huy động vốn, cho
vay, tính đến năm 2006 dã thành lập được ở tất cả các thôn xóm ở địa phương , mỗi
thôn xóm 1 tổ huy động vốn và cho vay mà thành viên trong tổ chính là các hộ sản xuất
kinh doanh của thôn xóm ấy. Với hình thức này các hộ sản xuất được trực tiệp tiệp cận
với các thông tin về lãi suất cũng như các thủ tục giấy tờ cần thiết khi gửi tiết kiệm
hoặc khi muốn vay vốn tại ngân hàng. Tiếp thị lưu động quy định và giao rõ nhiệm vụ,
với nhân lực là các cán bộ nhân viên có kinh nghiệp, hiểu biết các nghiệp vụ của ngân
hàng, đồng thời cho in hàng loạt tờ rơi giao cho các tổ huy động vồn và tổ vay vốn đi
tiếp thị trực tiếp đến nhà người dân có khả năng tài chính (trên cơ sở đã điều tra nắm
bắt trước) để quảng cáo tiếp thị về các hình thức huy động vốn khuyến mại với mức lãi
suất cao hấp dẫn như: lãi suất tiết kiệm bảo đảm bằng vàng, hình thức tiết kiệm dự
thưởng…
Tiếp theo là việc đầu tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực: Bên cạnh nhưng lớp
đào tạo về nghiệp vụ cho những cán bộ mới vào làm việc, ngân hàng còn tạo mọi điều
kiện cho cán bộ của mình tham gia học nâng cao trình độ. Do đó tính đến nay ngân
hàng đã có 64,7% số cán bộ nhân viên có trình độ đại học.Ngoài ra để việc huy động
vốn có hiệu quả toàn bộ cán bộ đều phải quán triệt tư tưởng, thái độ phục vụ khiêm tốn
hòa nhã, tận tình với khách hàng, không phân biệt khách hàng là hộ gia đình, là các
doanh nghiệp, khách hàng dù gửi ít cũng như gửi nhiều, tranh thủ huy động vốn tại chỗ
đối với các khách hàng có người thân gửi tiền từ nước ngoài về
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng
huyện đã tham gia bảo hiểm tiền gửi tháng 7/2000 theo nghị định 89/1999/NĐ-CP về
bảo hiểm tiền gửi của Chính phủ đã tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng khi gửi tiền vào
Ngân hàng.
2.2.2. Quy trình thực hiện đầu tư cho vay hộ sản xuất
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động

mang tính đặc trưng và nó có vai trò quan trọng trong hoạt động Ngân hàng, là nguồn
thu chính đối với Ngân hàng nhất là đối với NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và
NHNo&PTNT huyện Vụ Bản nói riêng. Quy mô của họat động tín dụng là một nhân tố để
đáng giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hoạt động tin dụng được mở rộng sẽ làm tăng
doanh thu của ngân hàng nó tác động tích cực đến tình hình tài chính của ngân hàng. Chính
vì vậy việc đầu tư vào việc mở rộng hoạt động tín dụng là cần thiết.
Từ khi có chỉ thị 202/HĐBT, Nghị định 14, quyết định 67 của chính phủ về
chính sách cho hộ nông dân vay vốn, nghị quyết liên tịch 2308, quyết định 1627 của
Ngân hàng Nhà Nước, quyết định 72 của NHNo&PTNT Việt Nam. Hệ thống
NHNo&PTNT đã tập trung đầu tư cho thị trường nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở
khảo sát khách hàng để đầu tư phát triển kinh tế hộ sản xuất, mở rộng cho vay thông
qua tổ tương hỗ thực hiện cho vay, thu nợ lưu động tại xã, tạo thuận lợi cho bà con
nông dân thuận tiện trong việc giao dịch vốn ngân hàng.
Trên thực tế, như đã nêu ở phần trước, trong những năm gần đây trên 97% khách
hàng vay vốn ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản là hộ sản xuất. Như vậy đối tư-
ợng phục vụ chính của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản là hộ sản xuất. Trong
hộ sản xuất vay vốn thì số hộ nông dân chiếm hơn 90%, hộ kinh doanh khác và hộ công
nhân viên chức vay vốn chỉ chiếm gần 10 %.
Hiện nay, NHNo & PTNT huyện Vụ Bản thực hiện cho vay trực tiếp đối với hộ
sản xuất theo phương thức cho vay từng lần và hạn mức tín dụng theo quyết định số
72/QĐ - HĐQT – TD ngày 31/3/2002 và 1.300/ HĐQT – TD của Chủ tịch Hội đồng
quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN
Việt Nam ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam, có vận dụng vào
điều kiện cụ thể của huyện Vụ Bản.
Quy trình tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất khi vay vốn tại NHNo&PTNT
Huyện Vụ Bản trải qua các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ vay xin vay vốn theo quy định của Ngân hàng
(Đơn xin vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh).
Bước 2: Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định và tái thẩm định dự án sản xuất
kinh doanh. Nếu dự án khả thi, tiếp xuống bước 3.

Bước 3: Giám đốc Ngân hàng, trưởng phòng tín dụng… tuỳ theo phân cấp xét
và ra quyết định cho vay. Phán quyết sẽ ra quyết định cho vay hoặc lập báo cáo trình
lên cấp trên xem xét
Bước 4: Hoàn tất thủ tục hồ sơ, tiến hành kí hợp đồng tín dụng và chuyển hồ sơ
tín dụng sang bộ phận kế toán và ngân quỹ.
Bước 5: Bộ phận kế toán và ngân quỹ kiểm tra lại các thông tin trong hợp đồng,
thực hiện bút toán cần thiết, sau đó tiến hành giải ngân.
Bước 6: Kiểm tra giám sát khoản vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ tiến hành thu
lãi, thu nợ gốc và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Tóm lại: Việc cho vay đối với hộ sản xuất được thực hiện theo trình tự sau: đầu
tiên cán bộ tín dụng sẽ phải hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ xin vay vốn để nộp
cho ngân hàng; trên cơ sở hồ sơ xin vay của khách hàng và các nguồn thông tin khác
nữa ngân hàng tiến hành phân tích tín dụng đây chính là bước thẩm định khách hàng và
thẩm định phương án kinh doanh mà khách hàng mang đến để xin vay. Kết quả của
bước này sẽ giúp ngân hàng đưa ra quyết định co cho vay hay không; dựa vào kết quả
của bước trên để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay; sau đó ngân hàng sẽ giải ngân
vốn; và khi đã cho vay thì ngân hàng phải có nhiệm vụ giám sát các khoản vay và thanh
lí tín dụng. Sau đây ta sẽ đi phân tích cụ thể một số bước trong quy trình trên:
2.2.2.1. Thẩm định trước khi cho vay
Để có thể được vay vốn của ngân hàng thì khách hàng phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
Điều kiện 1: Khách hàng phải có năng lực pháp luận dân sự, năng lực hành vi
dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Điều kiện 2: Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Điều kiện 3: Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Điều kiện 4: Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, khả thi và có hiệu
quả.
Điều kiện 5: Thực hiện các quy định về bỏa đảm tiền vay quy định của Chính
phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam.
Quy trình thẩm định nhằm kiểm tra năm điều kiện trên để ngân hàng có thể đưa

ra quyết định có cho vay hay không. Đây là bước rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp
đến quyết định của ngân hàng. Nếu thẩm định tốt ra quyết đinh đúng sẽ ngăn chăn được
nợ xấu, giảm rủi ro cho ngân hàng. Còn nếu thẩm định không chính xác ngân hàng ra
quyết định cho vay sai có thể dẫn đến không có khả năng thu hồ nợ đúng hạn, như thế
rủi ro tín dụng sẽ rất lớn
Quá trình thẩm định này được tiến hành theo các bước sau: thẩm định chủ đầu
tư; thẩm định dự án vay vốn; thẩm định đảm bảo tiền gửi.
Bước 1: Thẩm định chủ đầu tư ở đây chính là các hộ sản xuất
Trước khi phát tiền vay, Ngân hàng cần phải hiểu rõ khách hàng vì khách hàng
là người chịu trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay, là người quyết định cuối cùng
về hiệu quả của khoản tiền vay. Vì vậy thẩm định khách hàng là một biện pháp quan
trọng để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế nợ quá
hạn trong kinh doanh tín dụng Ngân hàng. Nếu Ngân hàng không tiến hành thẩm định
khách hàng hoặc thẩm định không chính xác sẽ dẫn đến hiện tượng cho khách hàng
không đủ điều kiện sử dụng và trả nợ vốn vay, gây nợ quá hạn. Qua thẩm định khách
hàng, Ngân hàng thấy được khả năng tài chính hiện tại, tiềm năng trong tương lai, khả
năng hoàn trả vốn vay của khách hàng. Có thể nói việc phân tích nghiên cứu khách
hàng có một ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó tạo lập cơ sở ban đầu để cho ngân hàng
làm căn cứ đưa ra những quyết định trong kinh doanh của mình. Bên cạnh đó việc thẩm
định các phương án kinh doanh của khách hàng giúp ngân hàng thấy được phương án
ấy có tính khả thi hay không có tính hiệu quả hay không từ đó giúp ngân hàng khẳng
định thêm về khả năng trả nợ của khách hàng
Đối với NHNo huyện Vụ Bản thì do khách hàng chủ yếu là các hộ sản xuất nông
nghiệp, các phương án sản xuất kinh doanh chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp với
số vốn vay nhỏ. Hiện nay nghiệp vụ cho vay của NHNo&PTNT Vụ Bản 90 % là cho
vay hộ sản xuất như đã nói ở phần trên. Trong tổng số hộ có đến trên 75% là số hộ vay
dưới 30 triệu đồng. Tuy nhiên không thể vì thế mà ngân hàng coi nhẹ công tác thẩm
định trước cho vay. Tuy nhiên do sự hạn chế cả về số lượng lẫn trình độ cán bộ thêm
vào đó là đặc trưng của các dự án nông nghiệp nên việc thẩm định cũng gặp nhiều khó
khăn.

Hiện nay ở ngân hàng nông nghiệp huyện Vụ Bản thì cán bộ tín dụng cũng kiêm
luôn việc thẩm định. Kết quả của việc thẩm định này là dựa trên sự đánh giá của cán bộ
thẩm định trên cơ sở khoa học và các chuẩn mực khác. Do vậy muốn cải thiên chất
lượng thẩm định trước hết cần đầu tư nâng cao trình độ của cán bộ một cách thích đáng.
Ngân hàng cũng đã trang bị một hệ thống máy tính và phần mềm thẩm định khá
đồng bộ giúp cho việc thẩm định của cán bộ được dễ dành và chính xác. Các thông số
tính toán về mặt tài chính của các dự án kinh doanh đã được tính toán trên máy đảm bảo
tính khoa học, logic, chính xác trong việc thẩm định.
Hoạt động thẩm định phải đảm bảo việc phân tích đánh giá phải tiến hành toàn
diện, phải đánh giá năng lực pháp lý, tư cách đạo đức, uy tín của khách hàng vay bởi
điều đó quyết định ý thức trả nợ của khách hàng. Phân tích đánh giá chính xác năng lực
tài chính, năng lực kinh doanh, môi trường kinh doanh của khách hàng bởi nó quyết
định đến khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó còn phải chú trọng đến việc
thẩm định tính khả thi và tính hiệu quả của những phương án kinh doanh mà hộ sản
xuất sẽ thực hiện.
Trước hết là việc thẩm định khách hàng. NHNo&PTNT huyện Vụ Bản khi thẩm
định khách hàng tập trung vào việc tìm hiểu và thẩm định các thông tin sau:
* Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn.
- Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân
sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật để gắn trách nhiệm của
khách hàng với sự ràng buộc về mặt pháp luật, giúp cho các nhà kinh doanh thuận tiện
trong việc quản lý.
Đối với hộ sản xuất tất cả các thành viên trong gia đình cần kí cam kết vay vốn
và chủ gia đình phải là người có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi. Thông
qua các giấy tờ như: chứng minh thư nhân dân của người chủ gia đình, sổ hộ khẩu để
kiểm tra về năng lực pháp lí của khách hàng. Việc thẩm định năng lực pháp lí của
khách hàng là hộ gia định cũng đơn giản hơn nhiều so với thẩm định doanh nghiệp.
Điều này không phải là do ngân hàng xem nhẹ việc thẩm định đối với khách hàng là hộ
sản xuất mà do tích chất khác nhau giữa hộ sản xuất so với doanh nghiệp. Hộ sản xuất
là những hộ đã gắn bó lâu dài ở địa phương do đó nguồn thông tin mà ngân hàng có

được về những khách hàng này cũng nhiều và chính xác hơn so với khách hàng là
doanh nghiệp do đó khả năng lừa lọc của doanh nghiệp bao giờ cũng lớn hơn.
* Đánh giá năng lực phẩm chất của người lãnh đạo điều hành
Đánh giá năng lực phẩm chất của người lãnh đạo điều hành là nội dung quan
trọng do Ngân hàng giao vốn cho người lãnh đạo điều hành, nó quyết định đến sự thành
công hay thất bại của khách hàng. Đối với khách hàng là hộ sản xuất người lãnh đạo
chính là chủ hộ cán bộ thẩm định thường thông qua việc nói chuyện phỏng vấn trực tiếp
người chủ hộ đó để biết được năng lực kinh doanh quản lí của họ. Ngoài ra việc quan
trọng là phải biết được người chủ hộ này có phẩm chất đạo đức như thế nào: có nghiện
rượu không; có đam mê cờ bạc không. Vì ở nông thôn những người đàn ông trong gia
đình rất dễ bị dính vào những tế nạn này. Và khi đó không những khả năng lao đông,
sản xuất kinh doanh cuẩ họ bi giảm sút mà họ con rất dẽ sử dụng tiền vay của ngân
hàng để phục vụ cho những nhu cầu trên của bản thân. Điều này rất nguy hiểm vì nó
không những làm cho ngân hàng không thể thu được nợ mà con đẩy những hộ sản xuất
này vào cảnh nợ nần không lối thoát.
* Phân tích đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng
Nếu như khách hàng là doanh nghiệp thi việc thẩm định năng lực tài chinh sẽ
được dựa trên các báo cáo tài chính của khách hàng lập tại thời điểm gần nhất, ngân
hàng tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng để từ đó có thể đánh giá
ảnh hưởng của nó đến mức độ rủi ro của khoản vay sau này. Đối với hộ sản xuất họ
không có những báo cáo tài chính nay, hoặc có nhưng không đầy đủ. Vì vậy khi thảm
định tài chính đối với loại khách hàng này người cán bộ thẩm định gặp nhiều khó khăn
khi thu thập thông tin. Thông tin có thể phải được thu thập từ kho lưu trữ của ngân
hàng, từ phía khách hàng hoặc thường xuyên phải xuống tận cơ sở để thu thập thông tin
trực tiếp. Phân tích tài chính giúp ngân hàng thấy được khách hàng thừa vốn hay thiếu
vốn, nếu thiếu thì thiếu bao nhiêu? Vốn của khách hàng được sử dụng như thế nào?
Khả năng tiềm tàng nằm ở đâu để từ đó có những quyết định đúng đắn đối với các
khoản tín dụng phát ra. Qua phân tích đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng
giúp cho các nhà kinh doanh ngân hàng có thể đánh giá khả năng thanh toán của khách
hàng, để biết thực trạng hoạt động sản xuấ kinh doanh (SXKD) của khách hàng, xu thế

hoạt động của khách hàng trong tương lai tốt hay xấu. Qua đó xác định mối quan hệ lâu
dài giữa khách hàng với ngân hàng trong tương lai.
Phân tích tình hình tài chính của khách hàng, ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Xem cơ cấu kinh doanh của khách hàng hợp lý hay không. Nếu không hợp lý
thì hiệu quả sử dụng vốn thấp. Cơ cấu giữa vốn cố định và vốn lưu động, cơ cấu này
cũng có khác nhau giữa các khách hàng sản xuất và kinh doanh.
- Phân tích đánh giá khả năng tự tài trợ, tự trang trải về vốn trong kinh doanh của
khách hàng. Khả năng tự chủ về tài chính của khách hàng càng cao thì càng tốt.
Nguồn vốn có của khách hàng (vốn chủ sở hữu)
Hệ số tài trợ =
Tổng nguồn vốn khách hàng đang sử dụng
Hệ số này càng cao, thể hiện tình hình tài chính của khách hàng càng vững chắc.
Khách hàng ít lo lắng trong việc vay, trả nợ. Như vậy năng lực đi vay rất lớn, điều này
dễ hiểu bởi vì người vay có thể vay được khi chứng minh được bản thân mình có khả
năng trả nợ.
Vốn vay so với doanh số hoạt động:
Vốn vay
< 1 thì khả năng tự tài trợ tốt
Doanh số hoạt động
Doanh số hoạt động lớn chứng tỏ vốn của khách hàng bỏ vào kinh doanh lớn,
vốn luân chuyển cao.
- Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng: Có ảnh hưởng rất lớn tới mức
rủi ro trong một khoản vay. Một khách hàng có khả năng thanh toán tốt là có đủ khả
năng trả các khoản nợ khi đến hạn. Thông thường các doanh nghiệp có tình hình tài
chính tốt có thể tự cân đối các khoản nợ khi đến hạn, thường họ kéo dài thời hạn hoặc
vay nơi này để trả nợ nơi khác gây nên nợ nần dây dưa và đến một lúc nào đó khách
hàng sẽ mất khả năng thanh toán. Cho vay trường hợp này, khoản tín dụng của Ngân
hàng sẽ gặp rủi ro cao. Các chỉ tiêu ngân hàng sử dụng để phân tích khả năng thanh
toán của doanh nghiệp là: Khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán nhanh, khả
năng thanh toán cuối cùng.


Tổng các khoản dùng để thanh toán
Khả năng thanh toán chung = >= 1
Tổng các khoản nợ
TSLĐ - Hàng tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh = >= 1
Nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán
Nói chung hệ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 thì tình hình khả năng
thanh toán của khách hàng là khách quan, nếu thấp hơn khách hàng có thể gặp khó khăn
trong thanh toán nợ.
- Khả năng sinh lời về vốn trong kinh doanh của khách hàng phản ánh hiệu quả
sử dụng vốn của khách hàng.
Lợi nhuận sau thuế
Mức sinh lời trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
Thu nhập trên tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận sau thuế
Thu nhập trên vốn thuần =
Doanh thu thuần
So sánh giữa lợi nhuận ròng với vốn vay, lợi nhuận ròng với vốn lưu động, lợi
nhuận ròng với vốn tự có để xem mức sinh lời của 1 đồng vốn vay, 1 đồng vốn lưu
động, 1 đồng vốn tự có. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng càng cao thì mức độ an
toàn của vốn ngân hàng đầu tư vào càng lớn.
* Năng lực kinh doanh của một khách hàng vay vốn thể hiện qua
- Năng lực sản xuất.
- Trình độ quản lý của một khách hàng.
- Khả năng mở rộng thị phần của một khách hàng.

Khách hàng có thị phần mở rộng hay khả năng tiếp cận thị trường nhanh thì có
năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh tốt. Khả năng cạnh tranh của một khách
hàng thể hiện qua:
+ Sức cạnh tranh của sản phẩm, thể hiện chiến lược sản phẩm mà doanh nghiệp
đưa ra. Thường là 5 năm 1 vòng đời sản phẩm. Sau mỗi giai đoạn doanh nghiệp lại đưa
ra một sản phẩm mới để sản phẩm của khách hàng luôn luôn có chỗ đứng trên thị
trường.
+ Chiến lược về giá của 1 sản phẩm của một khách hàng. Khách hàng có khả
năng tổ chức sản xuất tốt thì mới hạ được giá thành sản phẩm.
+ Chiến lược về phân phối sản phẩm của một khách hàng, thể hiện qua việc tổ
chức mạng lưới, phương thức bán hàng, tổ chức kinh doanh bán hàng có hợp lý không.
Từ đó tạo điều kiện cho khách hàng có nguồn thu để trả nợ ngân hàng.
* Phân tích đánh giá môi trường hoạt động kinh doanh của khách hàng
Đánh giá môi trường hoạt động kinh doanh của khách hàng có rủi ro hay không
(môi trường ngành). Đánh giá môi trường của dự án mà khách hàng xin vay vốn. Đánh
giá môi trường kinh doanh trong nước và trên thế giới của sản phẩm mà khách hàng
SXKD. Đánh giá các cơ chế chính sách hay điều kiện để tổ chức SXKD của một khách
hàng tốt hay xấu. Phỏng vấn khách hàng để qua đó ngân hàng tìm hiểu thấu đáo khách
hàng, phát hiện những rối trá trong thông tin mà khách hàng cung cấp.
Thông qua việc nghiên cứu đánh giá về khách hàng trên các mặt: Năng lực hợp
pháp, năng lực phẩm chất của người lãnh đạo điều hành doanh nghiệp, năng lực tài
chính, năng lực kinh doanh, môi trường hoạt động kinh doanh của khách hàng, ngân
hàng sẽ xếp loại khách hàng và có chính sách cho vay phù hợp. Khách hàng đáp ứng đủ
các điều kiện trên được xếp vào loại A. Loại A luôn được các ngân hàng ưu tiên vì khả
năng hoàn trả nợ đúng hạn, đầy đủ là rất cao. Loại B là các khách hàng SXKD không
ổn định, có hiệu quả thấp, không vững chắc, có khó khăn về tài chính, nhưng trước mắt
vẫn vay trả bình thường. Loại này khó cho vay ngân hàng phải xem xét kỹ. Loại C là
các khách hàng thua lỗ có khả năng giải thể…ngân hàng không cho doanh nghiệp loại
này vay vì rủi ro quá cao.
Sau khi thẩm định khách hàng ngân hàng sẽ chuyển sang thẩm định phương án

kinh doanh của khách hàng đó.
Bước 2: Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng
Với khách hàng là các hộ sản xuất thị phương án sản xuất kinh doanh của họ chủ
yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và thủ công nghiệp, quy mô nhỏ do đo có tính chất kĩ
thuật và tài chính đều không phức tạp lắm, do đó ngân hàng cũng đưa ra một quy tình
thẩm định đơn giản hơn so với việc thẩm định khách hàng là doanh nghiệp. Quy trình
thẩm định có nội dung như sau:
Một là: thẩm định khía cạnh pháp lí của dự án: Nó xác định tính hợp pháp của
dự án. Khi thẩm định khía cạnh này cán bộ thẩm định xem xet xem ngành nghề họ sản
xuất kinh doanh có bị pháp luật cấm không, việc xây dựng có phù hợp với quy hoạch
của địa phương của vùng hay không…. Đây là một khía cạnh rất quan trọng nó không
cho biệt dự án có hiệu quả không nhưng nó quyết định việc dự án có được triển khai
thực hiện hay không. Khi thẩm định khia cạnh này cán bộ thẩm định sẽ yêu cầu khách
hàng xuất trình để kiểm tra các giấy tờ và thông tin sau:
Số tiền xin vay
Mục đính vay
Thời hạn xin vay
Nguồn trả nợ
Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hai là: Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư. Trong nội dung này trước hết ta
đi thẩm định về các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án.
Sau đó phải đi thẩm định về thi trường. Việc thẩm định thị trường của dự án ta tiến
hành thẩm định theo các nội dung: Thẩm định về thị trường tổng thể, thị trường mục
tiêu của dự án; thẩm định loại hình sản phẩm của dự án; cung cầu thị trường của dự án
hiện tại và tương lai; thẩm định về khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thi trường của sản
phẩm dự án.
Ba là: Thẩm định đầu vào của dự án: đây chính là bước thẩm định về nguyên
vật liệu đầu vào của dự án. Khi thẩm định khía cạnh này ngân hàng đi xem xét các nội
dung đó là: dự án sử dụng loại nguyên vất liệu gì, nguồn cung cấp như thế nào.
Bốn là: Thẩm định đầu ra của dự án: Đây chính là khâu thẩm định xem sản

phẩm đầu ra của dự án được sử dụng như thế nào. Khi thẩm định khía cạnh này ngân
hàng đi thẩm định các nội dung: đầu tiên là về thị trường tieu thụ sản phẩm: sản phẩm
của dự án được tiêu thụ ở đâu, cung cầu của thị trường như thế nào; sau đó thẩm định
về phương thức tiêu thụ sản phẩm của dự án…
Năm là: Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án đầu tư: Đây là nôi dung được
ngân hàng thẩm định rất kĩ, nó là cơ sở chủ yếu để ngân hàng biết được khách hàng có
khả năng trả nợ hay không từ đó đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Thẩm định khía
cạnh này bao gồm các nội dung: thẩm định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn
của dự án; các báo cáo tài chính dự kiến từng năm (hoặc từng giai đoạn của đời dự án),
dòng tiển của dự án; các chỉ tiêu phân tích tài chính của dự án. Đối với những dự án của
hộ sản xuất nông nghiệp do quy mô nhỏ tính chất không phức tạp nên khi thẩm định tài
chinh dự án việc tính toán cũng rất đơn giản thường cán bộ tín dụng chỉ tính toán giá trị
đầu ra và đầu vào của dự án rối so sánh hai gia tri này. Nếu đầu ra lớn hơn đầu vào thì
dự án có lãi và cho vay. Đối với những dự án của các hộ sản xuất hoạt động trong các
lĩnh vực khác thì có tính chất phức tạp hơn, quy mô lớn hơn thì ngân hàng mới đi tính
toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cụ thể như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn…
Tuy nhiên trên thực tế ngân hàng chỉ chú trọng đến khâu thẩm định tài chính của
dự án mà ít chú trọng đến các nội dung khác. Lí do được ngân hàng đưa ra là vì nhân sự
không đủ, cũng như việc thẩm định dự án đầu tư là hết sức phức tạp và rộng lớn, liên
quan đến nhiều lĩnh vực. Vì thế các nhân viên thẩm định không đủ hiểu biết để thẩm
định đầy đủ các nội dung. Ngoài ra còn một lí do khác nữa được ngân hàng đưa ra đó là
việc thẩm định các dự án tại ngân hàng được tiến hành sau khi dự án đã qua thẩm định

×