Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.46 KB, 23 trang )

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ NỀN KINH TẾ

I. Lý luận chung về đầu tư phát triển
1. Khái niệm đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển việc chi dùng vốn để tiến hành các hoạt động hiện tại làm
gia tăng năng lực sản xuất, tạo ra quan hệ sản xuất mới, tạo thêm cở sở vật chất
cùng với việc làm với mục tiêu lớn mạnh để đáp ứng được phát triển và cạnh
tranh.
2. Đặc điểm của đầu tư phát triển
- Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư mà nó vốn rất lớn và nó nằm khê đọng
trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Cho nên cần phải có kế hoạch tạo vốn và
sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Những dự án mà đầu tư cần nhiều các yếu
tố lao động cũng như máy móc thiết bị cần được chi tiết hoá để việc đầu tư
mang tính khả thi cao nhất. Tuỳ vào từng loại dự án mà có những kế hoạch huy
động lực lượng cho phù hợp nhằm tránh tình trạng gây lãng phí, kém hiệu quả.
Lường trước các vấn đề liên quan cả trước và sau dự án.
- Một đặc trưng của đầu tư phát triển là quá trình từ khi lập và thực hiện dự án
đến khi bàn giao là một quá trình dài. Nên trong thời gian đó có thể xảy ra
những rủi ro nhất định nên sớm có các biện pháp dự phòng nhằm hạn chế tránh
gây tổn thất mà dự án vẫn thành công, luôn phải quản lý tốt mọi khâu.
- Thành quả của đầu tư ph át triển thường có thời gian vận hành kết quả dài.
Các điều kiện yếu tố bên ngoài tác động lên nó như tự nhiên, chính trị, xã hội…
nên khi vận hành chúng ít nhiều ảnh hưởng tới nó. Hạn chế các vấn đề đó thì
việc chúng ta nên làm cần thiết lập một phương pháp dự báo, các lý thuyết vĩ
mô lẫn vi mô để nghiên cứu sự tác động có thể từ mọi mặt trong từng giai đoạn,
trường hợp cụ thể. Kiểm soát các quá trình của việc vận hành kết quả đầu tư
để có thể làm cho công trình thực hiện đúng với mục đích, mục tiêu đề ra. Độ
trễ thời gian của dự án đầu tư luôn được chú ý để thực hiện nó hiệu quả nhất.
- Đầu tư phát triển là xây dựng các công và nó thường phát vận hành ở ngay tại
nơi đó, cho nên quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết


quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố xung quanh nó. Các yếu tố như
con người, chính trị, tự nhiên. Hài hoà được các yếu tố này thì trước khi lên kế
hoạch đầu tư phải c ó những cân nhắc, xem xét kỹ càng để tối ưu hoá được các
điều kiện đó mang lại. Ví như là tài nguyên của nơi đó, lao động địa phương,
các thế mạnh về địa hình để xây dựng thuỷ điện trên các con thác, dòng sông
lớn ở trên núi chẳng hạn…
Các công trình thường không thể di chuyển do đó cần phải có những chủ
trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng và hợp lý nhất, cần nghiên cứu kỹ
lưỡng dựa trên căn cứa khoa học. Chính trị đặt nơi đặt và xây dựng công trình
dựa trên đánh giá khoa học kỹ thuật, xã hội-chính trị, văn hoá nơi đó…
- Đầu tư phát triển nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển là rất
cao trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía nhà đầu tư, nhà quản lý và các
nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân rủi ro xảy ra và kịp thời đưa ra các biện
pháp khắc phục bằng việc quản lý chặt chẽ các khâu. Sớm dự đoán rủi do và fải
có phương pháp phân tích đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời có
các biện pháp phòng và chống rủi ro nhằm hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu. Thiết
lập một đội ngũ nghiên cứu rủi ro có kinh nghiệm.
3. Vai trò của đầu tư phát triển
* Vai trò của đầu tư phát triển với nền kinh tế
- Tác động đến tổng cung và cầu của nền kinh tế:
Đầu tư là một yếu tố quan trọng lớn trong tổng cầu đối với phát triển của nền
kinh tế. Sự tác động mạnh mẽ của đầu tư phát triển là không thể phủ nhận với
tổng cầu thì nó tác động ngắn hạn nhưng với tổng cung thì nó nó sẽ bị tác động
trong dài hạn.Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tiêu dùng tăng và nó lại tiếp
tục kích thích sản xuất. Tiêu dùng và tiết kiệm kích thích đầu tư phát triển. Sự
tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng
cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù tăng hay giảm
đềucùng một lúc vừa là yếu tố duy trì ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định
của nền kinh tế của mọi quốc gia.
- Tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế:

Vốn đầu tư là một trong các yếu tố có ý nghĩa quyết định đến tốc đọ tăng trưởng
kinh tế của mỗi quốc gia. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thường được coi là
đầu vào, là một trong những yếu tố cùng với lao động- công nghệ- kỹ thuật tạo
nên sự tăng trưởng. Đầu tư đồng nghĩa với việc cung cấp động lực, nguyên liệu
và các yếu tố cần thiết khác cho nền kinh tế vận hành. Là đòn bẩy cho tăng
trưởng và phát triển theo định hướng của mỗi nước.
- Tác động đến trình độ kiểm soát công nghệ và khoa học:
Công nghệ trong mỗi nước sẽ đánh giá sức mạnh của mỗi nước. Những nước
phát triển thường có công nghệ cao bởi vì họ có vốn cho đầu tư công nghệ lớn.
Điều đó nói lên rằng đầu tư phát triển kéo theo công nghệ nước đó phát triển.
Các nước đang phát triển thì cần hiện đại hoá có nghĩa là phát triển công nghệ.
Đặc điểm quan trọng, cơ bản mang tính quyết định nhất của công nghiệp là sự
thay thế lao động thủ công sang lao động mang tính kỹ thuật, máy móc đẩy
mạnh sự phân công lao động xã hội. Đầu tư phát triển là điều tiên quyết cho
phát triển trình độ công nghệ.
- Cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi:
Trong quá trình phát triển của mỗi nước đều kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu
kinh tế về công nghiệp và dịch vụ. Chính đầu tư quyết định quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của
toàn bộ nền kinh tế.
* Vai trò của đầu tư phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất cho doanh nghiệp, là nhân tố
quan trọng nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp. Nếu như yếu tố này
được phát huy mạnh thì sự phát triển của công ty càng ổn định và cs những
bước nhảy vọt về vị thế trên thị trường.
- Tăng qui mô và lớn mạnh trong cạnh tranh.
Đầu tư đã quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thật
vậy, để tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ doanh nghiệp
nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm. Lắp đặt máy

móc thiết bị và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một
chu kỳ của các cơ sở vật chất-kỹ thuật đã được tạo ra. Do đó vốn đầu tư là yếu
tố đầu tiên cần phải có để hình thành nên các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ,
tạo điều kiện cho các cơ sở này tiến hành hoạt động của mình.
4. Phân loại vốn đầu tư phát triển
4.1. Đầu tư phát triển vật chất
* Đầu tư tài sản cố định (Đầu tư xây dựng cơ bản)
- Đầu tư cho hoạt động xây dựng đây là quá trình lao động để tạo ra những
sản phẩm xây dựng bap gồm các công việc:
+ Thăm dò, khảo sát, thiết kế.
+ Xây dựng mới, xây dựng lại công trình.
+ Cải tạo mở rộng nâng cấp, hiện đạI hóa công trình.
+ Sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc.
+ Lắp đặt thiết bị máy móc vào công trình.
+ Thuê phương tiện máy móc thi công
- Hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị.
Công tác lắp đắt máy móc thiết bị là quá trình lắp đặt thiết bị máy móc trên
nền bệ hoặcbệ máy cố định để máy móc và thiết bọ có thể hoạt động được, như:
lắp các thiết bị máy sản xuất, thiết bị vận chuyển, thiết bị thí nghiệm, thiết bị
khám chữa bệnh…
- Đầu tư xây dựng cơ bản khác, như: đầu tư xây dựng các công trình tạm, các
công trình sản xuất phụ để tạo nguồn vật liệu và kết cấu phụ kiện phục vụ ngay
cho sản xuất xây dựng… Đầu tư xây dựng các công trình tạm, các công trình
sản xuất phụ để tạo nguồn vật liệu và kết cấu phụ kiện phục vụ ngay cho sản
xuất xây dựng…
* Đầu tư hàng tồn trữ
Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm,
các chi tiết phụ tùng và sản phẩm dự trữ. Hàng tồn trữ chiếm tỉ trọng lớn trong
tài sản của doanh nghiệp, thông thường chiếm khoảng 40-50%. Các loạI hình
doanh nghiệp khác nhau có các dạng dự trữ khác nhau.

Doanh nghiệp dịch vụ: sản phẩm là vô hình như: tư vấn,giảI trí… hàng dự
trữ chủ yếu là các dụng cụ, phụ tùng và phương tiện vật chất kĩ thuật dùng vào
hoạt động của doanh nghiệp. Các nguyên vật liệu và sản phẩm dự trữ có tính
chất tiềm tàng, có thể nằm trong kiến thức của lao động.
Doanh nghiệp thương mại: hàng tồn trữ chủ yếu là là hàng mua về và hàng
chuẩn bị đến tay người tiêu dùng.
- Chi phí mua hàng
- Chi phí đặt hàng
- Chi phí tồn trữ gồm: chi phí vốn, chi phí cất trữ, chi phí do lỗI thờI, hư
hỏng, mất.
- Chi phí thiếu hàng.
4.2. Đầu tư phát triển tài sản lưu động
* Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản sản lưu động và vốn lưu
thông. Đó là vốn của doanh nghiệp đầu tư để dự trữ hàng hoá vật tư, để chi cho
quá trình hoạt động kinh doanh, chi cho hoạt động quản lý doanh nghiệp hay
nói một cách khác là nó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình tái
sản xuất. Một doanh nghiệp cũng giống như cơ thể một con người, vốn cố định
chỉ tạo nên cơ thể, bộ khung của doanh nghiệp, còn để doanh nghiệp có thể hoạt
động được thì phải có “máu”, và vốn lưu động chính là “máu” của doanh
nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp, một mặt lượng vốn phản ánh quy mô hoạt động
của doanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật
tư, hàng hoá. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn là phản ánh sự vận động
của vật tư hàng hoá, nhìn chung vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng
dự trữ vật tư hàng hoá ở cá khâu nhiều hay ít. Nhưng bên cạnh đó vốn lưu động
luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay
không, thời gian nằm ở khâu và lưu thông sản phẩm có hợp lý hay không.
* Đặc điểm của vốn lưu động:

- Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn
liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Vốn lưu động chu chuyển nhanh hơn vốn cố định, luôn biến đỗi hình thái
từ tiền sang hàng hoá và từ hang hoá trở lại tiền một cách tuần hoàn trong một
chu kỳ kinh doanh.
* Phân loại vốn lưu động
Để thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng thì người ta thường tiến hành phân
loại vốn lưu động, có nhiều cách phân loại vốn lưu động, với những tiêu thức
khác nhau ta có các cách phân loại vốn lưu động khác nhau:
- Nếu căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn lưu động người ta
chia làm ba loại:
+ Vốn dự trữ: tức là bộ phận vốn dùng để mua nguyên vật liệu, hàng hoá,
phụ tùng thay thế.
+ Vốn trong sản xuất: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ trực tiếp cho giai
đoạn sản xuất, sản phẩm tự chế, chi phí chờ phân bổ...
+ Vốn trong lưu thông: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu
thông
Phân loại theo cách này có thể thấy mối quan hệ giữa dự trữ, sản xuất, lưu
thông. Đối với mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của
mình để xác định lượng vốn cần thiết, hợp lý trong mỗi khâu của quá trình kinh
doanh.
- Nếu căn cứ cào hình thái biểu hiện và theo chức năng của các thành phần
vốn lưu động thì có thể chia thành:
+ Vốn vật tư hàng hoá: bao gồm vốn nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
hàng tồn kho....
+ Vốn tiền tệ: bao gồm: Vốn tiền mặt, vốn thanh toán.
Cách phân loại này cho phép cân đối giữa các nguồn vốn lưu động trong
việc thanh toán với khách hàng, các nhà cung cấp. Khai thác, tận dụng một cách
triệt để các loại vốn lưu động.
- Nếu căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động thì chúng ta có thể chia ra

các loại vốn sau:
+ Vốn lưu động thuộc ngân sách: đối với các doanh nghiệp nhà nước, nguồn
vốn lưu động này là số vốn lưu động do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước.
Đối với các loại hình doanh nghiệp khác thì đó là vốn do cổ đông đóng góp,
do chủ doanh nghiệp tự bỏ vốn ra, do xã viên góp.
+ Vốn lưu động thuộc nguồn vốn bổ sung: Đây là nguồn vốn do doanh
nghiệp tự bổ sung mà chủ yếu do doanh nghiệp lấy một phần từ lợi nhuận để
tăng thêm vốn lưu động, mở rộng hoạt động kinh doanh.
+ Vốn lưu động thuộc nguồn vốn liên doanh liên kết: Đây là nguồn vốn
doanh nghiệp có dược khi tham gia liên doanh liên kết với các doanh nghiệp
khác để mở rộng hoạt động kinh doanh.
+ Vốn lưu động thông qua phát hành cổ phiếu.
+ Vốn lưu động huy động từ vốn vay: Đây là một nguồn vốn quan trọng mà
doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động thường
xuyên. Tùy thuộc vào từng điều kiện, mối quan hệ của doanh nghiệp mà vốn
vay có thể huy động từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, khách hàng, bạn hàng...
- Nếu căn cứ vào phương pháp xác định vốn thì người ta chia vốn ra làm hai
loại:
+ Vốn lưu động định mức: Là vốn lưu động tối thiểu cần thiết thường xuyên
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể xác định, bao
gồm: vốn dự trữ, vốn trong sản xuất và thành phẩm...
+ Vốn lưu động không định mức: Là số vốn lưu động có thể phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh nhưng không có căn cứ để xác định, tính toán
trước.
4.3. Đầu tư phát triển tài sản vô hình
* Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Lao động là yếu tố đầu vào duy nhất vừa là chủ thể đầu tư vừa là đốI tượng
được đầu tư. Số lượng lao động phán ánh sự đóng góp về lượng, chất lượng lao
động (thể hiện ở thể lực, trí lực, ở tinh thần và ý thức lao động) phản ánh bởI sự

đóng góp về chất của lao động vào quá trình sản xuất.
- Đào tạo trực tiếp: trang bị kiến thức phổ thông, chuyên nghiệp và kiến thức
quản lý cho người lao động. Việc đào tạo thể hiện ở hai cấp độ:
+ Đào tạo phổ cập: mục đích là cung cấp cho người lao động kiến thức cơ
bản để có thể hiểu và nắm được các thao tác cơ bản trong quá trình sản xuất.
Hình thức đào tạo này đơn giản và dễ tiếp thu phù hợp với nhu cầu phát triển
theo chiều rộng. Đào tạo phổ cập có thể thông qua hai hình thức:
Đào tạo mới: áp dụng với người lao độngchưa có nghề hoặc chưa có kỹ
năng lao động đối với nghề đó.
+ Đào tạo lại: áp dụng với người lao động đã có nghề nhưng nghề đó không
còn phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp, hoặc áp dụng khi doanh nghiệp
thay đổi công nghệ mớI đòi hỏi kiến thức và kĩ năng mới.
+ Đào tạo chuyên sâu: mục đích là nhằm hình thành nên một đội ngũ cán bộ
và công nhân giỏi, chất lượng cao, làm việc trong những diều kiện phức tạp
hơn. Đây là lực lượng lao động nồng cốt của doanh nghiệp và tạo nên sức mạnh
cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Lập quỹ dự phòng mất việc làm: để đào tạo lao động trong trường hợp thay
đổi cơ cấu hoặc công nghệ, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho lao động trong
doanh nghiệp. Trợ cấp cho lao động thường xuyên nay bị mất việc làm.
- Lập quỹ khen thưởng, quỹ bảo hiểm xã hội: để khuyến khích ngườI lao động
nâng cao tay nghề, phát huy sáng kiến… từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Phương pháp này khuyến khích lao động làm việc hăng say, tự giác vớI
chất lượng tốt nhất.
- Lập quỹ phúc lợi để hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn giúp họ yên tâm
sản xuất.
* Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học công nghệ.
Nghiên cứu và phát triển (R&D) là hoạt động động không thể thiếu mang
tính tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
hay không, có thể tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường hay không là do
một phần rất lớn từ kết quả của hoạt động (R&D) của doanh nghiệp đó. Có thể

nói R&D là sự đảm bảo cho sự tồn tại để không bị lạc hậu của tất cả các doanh
nghiệp, của tất cả các nền kinh tế trên thế giới.
- Nghiên cứu thuần tuý: là việc khảo sát ban đầu nhằm phát minh công nghệ
mới, hoặc sử dụng những nguyên liệu mới. Hình thức đầu tư này đòi hỏi chi phí
rất cao và khả năng rủi ro lớn, vì vậy thường chỉ các doanh nghiệp có tiềm lực
tài chính và có tham vọng trở thành người tiên phong trong lĩnh vực trong việc
tìm ra công nghệ mới thì mới có thể theo đuổi hình thức này.
- Nghiên cứu ứng dụng: thường hướng vào giải quyết một số vấn đề đặc biệt
hay có mục đặc biệt. nghiên cứu ứng dụng hấp dẫn hơn đối với doanh nghiệp vì
có thể nhìn thấy triển vọng và thực tế cho phép thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn.
Trong hình thức này, khoa học cơ bản được vận dụng vào các quá trình công
nghệ, vật liệu hay sản phẩm mới. Thông qua nghiên cứu các doanh nghiệp có
thể giảm giá thành sản phẩm nhờ sử dụng nguyên liệu mới tốt hơn, đảm bảo

×