Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Lý luận chung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong ngành dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.44 KB, 22 trang )

Lý luận chung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài
trong ngành dầu khí
1.1 Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
Đầu tư nói chung là sự bỏ ra hay sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để thực hiện
các hoạt động nhằm đạt được các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn
lực đã bỏ ra.
Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong
hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (
nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ ( tri thức, kĩ năng…), gia tăng năng lực sản
xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều
loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn.
Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc,
thiết bị, tài nguyên.
Đối với một doanh nghiệp, đầu tư phát triển thể hiện qua việc chi dùng vốn cùng
với các nguồn lực đã có trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng thêm tài
sản, tạo việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong doanh nghiệp. Đó là
việc doanh nghiệp bỏ tiền ra để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc trang thiết
bị, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực nhằm duy trì năng lực sản xuất hiện có và tạo ra
năng lực sản xuất mới cho doanh nghiệp. Chính hoạt động đầu tư phát triển trong doanh
nghiệp là điều kiện để doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phầm, chất lượng nguồn
nhân lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, qua đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, nâng
cao đời sống của người lao động…
1.1.2 Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
Trên góc độ nền kinh tế, đầu tư phát triển là làm gia tăng tài sản cho nền kinh tế,
nâng cao đời sống của nhân dân. Trong doanh nghiệp, hoạt động đầu tư phát triển nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng
thời tăng năng suất lao động, cải tiến công nghệ và phát triển các loại hàng hoá dịch vụ
mới để thoả mãn những đòi hỏi của thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng đòi
hỏi ngày càng cao cũng như đối phó với các đối thủ cạnh tranh tạo chỗ đứng vững chắc
trên thị trường.


Nội dung của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp cụ thể ở một số
lĩnh vực sau:
1.1.2.1 Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
- Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị: mua sắm máy móc thiết bị mới. Nâng cấp,
sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy móc.
- Đầu tư xây dựng hệ thống của hàng: xây dựng của hàng mới, sửa chữa nâng
cấp cửa hang cũ.
- Đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình: xây dựng mới nhà xưởng
công trình. Nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà xưởng công trình cũ.
1.1.2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay các doanh nghiệp thường đầu tư vào nguồn nhân lực thông qua các
hoạt động sau:
- Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực:
Trang bị kiến thức phổ thông, chuyên nghiệp và kiến thức quản lý cho người lao
động. Việc đào tạo được thể hiện ở hai cấp độ :
Đào tạo phổ cập: nhằm phổ cập những kiến thức cơ bản cho người lao động để
họ có thể có được những hiểu biết và nắm được những thao tác cơ bản trong quá trình
lao động sản xuất.
Đào tạo chuyên sâu: nhằm hình thành nên đội ngũ cán bộ giỏi, cán bộ đầu ngành
trong từng lĩnh vực để họ có đủ năng lực, kiến thức và khả năng tư duy, suy nghĩ độc
lập sáng tạo và làm việc trong những tình huống khó khăn phức tạp hơn.
- Đầu tư phát triển đời sống người lao động:
Đảm bảo chế độ trả lương hợp lý.
Lập các quỹ khen thưởng, quỹ bảo hiểm xã hội để khuyến khích cán bộ công
nhân viên không ngừng nâng cao tay nghề, phát huy sáng kiến… từ đó nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lập các quỹ phúc lợi để hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn, để giúp họ yên
tâm sản xuất.
1.1.2.3 Đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ:
Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ là lĩnh vực đầu tư không thể thiếu được

của các doanh nghiệp kinh doanh nói. Nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp nâng
cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo sức
mạnh và vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Hoạt động đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ bao gồm:
- Đầu tư chuyển giao công nghệ với bên ngoài ( có thể là doanh nghiệp trong
nước hoặc nước ngoài ).
- Đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ trong doanh nghiệp.
1.1.2.4 Đầu tư vào hàng tồn trữ:
Hàng dự trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các
chi tiết phụ tùng và sản phẩm được dự, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của
doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, quy mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ
cũng khác nhau. Việc xác định quy mô đầu tư hàng tồn trữ tối ưu cho doanh nghiệp là
rất cần thiết, có như vậy mới có thể đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các giai
đoạn trong quá trình sản xuất; đảm bảo kịp thời nhu cầu của khách hàng trong bất cứ
thời điểm nào.
1.1.2.5 Đầu tư vào tài sản vô hình:
Đầu tư vào tài sản vô hình cũng là một trong nhưng hoạt động đầu tư quan
trọng của doanh nghiệp, nó góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao khả năng cạnh
tranh, củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Nội dung của hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình bao gồm:
- Đầu tư cho thương hiệu.
- Đầu tư cho quảng cáo, tiếp thị.
- Đầu tư cho nghiên cứu thị trường.
- Đầu tư vào quyền sử dụng đất.
1.1.2.6 Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp không chỉ có đầu tư trong doanh nghiệp mà còn thực hiện
đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Với mục đích đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau hoặc
góp vốn với các cá nhân tổ chức nước ngoài nhằm phân tán rủi ro và để tăng tài sản, thu
lợi nhuận về cho doanh nghiệp. Việc liên doanh liên kết đầu tư giữa các doanh nghiệp
trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài giúp

các doanh nghiệp thực hiện được những dự án lớn, những dự án mà bản thân doanh
nghiệp không đủ năng lực đầu tư. Nhờ hình thức đầu tư này, các doanh nghiệp có thể
cải tiến máy móc thiết bị, học tập được kinh nghiệm quản lý và nhận chuyển giao công
nghệ của các doanh nghiệp khác, tạo điều kiện năng cao năng lực sản xuất của doanh
nghiệp
Cụ thể, đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam, việc tăng cường hoạt động đầu tư
thăm dò khai thác ra nước ngoài, liên kết đầu tư với các quốc gia khác một mặt nhằm
mục đích gia tăng trữ lượng dầu khí, đảm bảo cho hoạt động phát triển kinh tế của đất
nước, mặt khác nhằm giảm thiểu những rủi ro trong quá trình đầu tư, học tập khoa học
công nghệ hiện đại trên thế giới…
1.2 Đầu tư ra nước ngoài trong ngành công nghiệp dầu khí
1.2.1 Khái niệm chung về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Luật Đầu Tư Việt Nam 2005 ( có hiệu lực từ ngày 1/7/2006): Đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ
Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư và tham gia quản lý hoạt động
đầu tư.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hoàn toàn vì mục đích lợi nhuận. Nhà đầu
tư trực tiếp tham gia quản lý quá trình sử dụng vốn đầu tư, do đó họ trực tiếp chịu trách
nhiệm trước sự thành công hay thất bại trong quyết định đầu tư của mình. Trong quá
trình hợp tác đầu tư, quyền lợi của các bên tham gia phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ
mỗi bên đầu tư vào dự án.
1.2.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được thực hiện qua 2 kênh chủ yếu là :
Liên minh sát nhập ( M&A) và Đầu tư mới ( GI ).
- Liên minh và sát nhập ( M&A ): là hình thức chủ yếu được thực hiện ở
những nước phát triển, chủ đầu tư tiến hành thông qua mua lại, liên minh và sát nhập
các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Nguyên tắc cơ bản để tiến hành sáp nhập và
mua lại (M&A) là phải tạo ra được giá trị cho cổ đông, giá trị của công ty sau khi tiến

hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai công ty khi còn đứng riêng rẽ.
Ngoài ra, những công ty mạnh mua lại công ty khác nhằm tạo ra một công ty mới với
năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu
quả vận hành cao hơn…
Tại điều 107 và điều 108 Luật Doanh Nghiệp Việt Nam đã có định nghĩa rõ ràng
về hình thức đầu tư này:
Hợp nhất doanh nghiệp là: “Hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị
hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.
Sáp nhập là: “Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có
thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng
thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.
- Đầu tư mới ( GI ): là hình thức chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài
thông qua một doanh nghiệp mới, đây là kênh đầu tư thường thấy ở các nước đang phát
triển.
Đầu tư mới ( GI ) được áp dụng thông qua các hình thức chủ yếu sau:
• Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là hình thức mà hai hay nhiều bên hợp tác kinh doanh với nhau dựa trên cơ
sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức này có đặc điểm:
Không thành lập pháp nhân mới.
Hoạt động dựa trên văn bản ký kết giữa các bên. Khi hết thời hạn hiệu lực thì
các bên không còn ràng buộc về mặt pháp lý.
• Hình thức doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do một hoặc nhiều chủ
đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng
liên doanh. Đặc điểm:
Thành lập doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro

theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên
• Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Đây là hình thức doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn để
thành lập. Đặc điểm:
Chủ đầu tư nước ngoài có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật nước sở tại. Doanh nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá
nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, quản lý và chịu trách nhiệm về kết
quả kinh doanh.
Doanh nghiệp là một pháp nhân của nước nhận đầu tư.
• Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh và chuyển giao.
Là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại với
nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một
thời gian. Hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn hoặc với
một giá tượng trưng công trình đó cho nước sở tại.
Các hình thức biến tướng của BOT là BT và BTO.
BTO là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài
về việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư
nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại. Chính phủ nước sở tại sẽ cùng với nhà đầu
tư nước ngoài khai thác công trình đó trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi
vốn và đảm bảo có lãi.
BT là hình thức văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà đầu tư
nước ngoài về xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng song nhà đầu
tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại. Chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho
nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp
lý.
1.2.2 Các công đoạn và trình tự tiến hành của hoạt động đầu tư thăm dò
khai thác dầu khí
1.2.2.1 Các công đoạn của một hoạt động dầu khí
Hoạt động dầu khí được chia làm 3 lĩnh vực chính:
-Lĩnh vực thượng nguồn (còn gọi là khâu đầu, hoặc upstream): là hoạt động

Thăm Dò-Khai Thác, được tính từ khi bắt đầu các hoạt động khảo sát địa vật lý, xử lý
tài liệu địa chấn, khoan thăm dò…cho tới khi khai thác để đưa dầu hoặc khí lên miệng
giếng.
THƯỢNG
NGUỒN
HẠ NGUỒNTRUNG
NGUỒN
-Lĩnh vực trung nguồn (còn gọi là khâu giữa, hoặc midstream): là hoạt động
vận chuyển-tàng trữ dầu khí, là khâu nối liền khai thác với chế biến sản phẩm.
-Lĩnh vực hạ nguồn ( còn gọi là khâu sau, hoặc downstream): bao gồm các
hoạt động lọc dầu, chế biến và xử lý dầu khí. Hoạt động này được tính từ khi nhận
dầu, khí từ nơi xuất phát của khu khai thác đến quá trình lọc, chế biến, hóa dầu và kinh
doanh, phân phối của các sản phẩm dầu, khí đó.
Cả 3 lĩnh vực hoạt động này có mối quan hệ phụ thuộc, chi phối lẫn nhau. Hoạt
động trong lĩnh vực thượng nguồn là hoạt động tuy mang rủi ro lớn nhưng lại đem lại
lợi nhuận nhiều nhất nên nó có sức hấp dẫn rất lớn.
1.2.2.2 Nội dung chính của hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí
Một quá trình đầu tư thăm dò khai thác dầu khí được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn thăm dò và thẩm lượng
Giai đoạn phát triển
Giai đoạn khai thác
Bảng 1.1 : Thời gian các giai đoạn trong hoạt động thăm dò
và khai thác dầu khí
STT Hạng mục Thời gian
1 Giai đoạn thăm dò 36 - 60 tháng
2 Giai đoạn thẩm lượng 12 - 24 tháng
3 Giai đoạn phát triển 24 - 60 tháng
4 Giai đoạn khai thác 10 - 25 năm
Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Nội dung cụ thể của các giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn thăm dò và thẩm lượng:

×