Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro lũ lụt tỉnh An Giang trong trường hợp lũ cao và đề xuất các biện pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

TRẦN THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO LŨ LỤT
TỈNH AN GIANG TRONG TRƢỜNG HỢP LŨ CAO
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà nội – Năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

TRẦN THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO LŨ LỤT
TỈNH AN GIANG TRONG TRƢỜNG HỢP LŨ CAO
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 8440224.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. CẤN THU VĂN


PGS. TS NGUYỄN THANH SƠN

Hà nội – Năm 2019


LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng chân thành nhất, tác giả xin chân thành cảm ơn tới: PSG.TS
Nguyễn Thanh Sơn, TS. Cấn Thu Văn, các thầy đã tận tình hƣớng dẫn Khoa học
cho luận văn, những kết quả đạt đƣợc trong luận văn là những kiến thức quý báu mà
các thầy đã tận tình chỉ dẫn em trong suốt thời gian qua. Trong thời gian thực hiện
luận văn, em đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và
ngoài nhà trƣờng. Qua đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn các Thầy, Cô trong khoa
Khí tƣợng thủy văn và Hải dƣơng học, Phòng sau đại học (Trƣờng Đại học Khoa
học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội), đã giúp đỡ trong quá trình học tập vừa
qua. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, anh, chị, em, đồng nghiệp và các bạn
học viên đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình làm luận văn do giới hạn về thời gian cũng nhƣ hạn chế về
kiến thức nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong đƣợc sự cảm
thông và những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô và những ngƣời quan
tâm.

Học viên

Trần Thị Thu Thảo

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI................................. 3
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ..................................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................3
1.1.2. Điều kiện địa hình ..................................................................................4
1.1.3. Đặc điểm khí hậu....................................................................................4
1.1.4. Đặc điểm thủy văn..................................................................................6
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .................................................................................... 7
1.2.1. Đặc điểm kinh tế ....................................................................................7
1.2.2. Đặc điểm xã hội....................................................................................10
1.2.3. Tình hình lũ ở An Giang ......................................................................12
Chƣơng 2 - XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO DO LŨ....... 16
2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới .......................................................................16
2.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc.........................................................................19
2.2. Xây dựng phƣơng pháp đánh giá mức độ rủi ro do lũ ................................. 21
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................22
2.2.2. Các phƣơng pháp xác định và đánh giá rủi ro......................................23
2.2.3. Xây dựng phƣơng pháp đánh giá rủi ro theo bộ chỉ số ........................25
2.3. Thiết lập bộ tiêu chí đánh giá rủi ro lũ tỉnh An Giang ................................. 30
2.3.1. Thiết lập tiêu chí hiểm họa lũ ...............................................................30
2.3.2. Thiết lập tiêu chí độ phơi nhiễm ..........................................................31
2.3.3. Thiết lập tiêu chí dễ bị tổn thƣơng do lũ ..............................................32
2.4. Phân cấp mức độ rủi ro lú lụt ở ĐBSCL ........................................................ 38
ii



Chƣơng 3 - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO DO LŨ TỈNH AN GIANG
TRƢỜNG HỢP LŨ CAO ....................................................................................... 41
3.1. Xác định bộ chỉ số hiểm họa lũ ...................................................................41
3.1.1. Phân tích lũ và lựa chọn lũ điển hình để mô phỏng .............................41
3.1.2. Xác định năm lũ điển hình ...................................................................41
3.1.3. Thiết lập, hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực MIKE 11 mô
phỏng ngập lụt ở An Giang...................................................................................42
3.1.4. Chuẩn hóa dữ liệu biến.........................................................................49
3.1.5. Tính toán chỉ số hiểm họa lũ lụt tỉnh An Giang ...................................50
3.2. Tính toán chỉ số độ phơi nhiễm....................................................................... 53
3.2.1. Thiết lập và chuẩn hóa dữ liệu .............................................................53
3.2.2. Tính toán chỉ số độ phơi nhiễm tỉnh An Giang ....................................55
3.3. Tính toán chỉ số dễ bị tổn thƣơng ................................................................... 56
3.3.1. Thiết lập dữ liệu ...................................................................................56
3.3.2. Tính toán xác định giá trị các biến .......................................................59
3.3.3. Tính toán chỉ số dễ bị tổn thƣơng ........................................................60
3.4. Tính toán chỉ số rủi ro lũ tổng hợp tỉnh An Giang ....................................... 64
3.5 Xây dựng bản đồ mức độ rủi ro và đánh giá mức độ rủi ro lũ tỉnh An
Giang ........................................................................................................................ 65
3.6. Kiểm định bộ chỉ số rủi ro lũ tỉnh An Giang ................................................. 67
3.6.1. Phƣơng pháp kiểm định bộ chỉ số rủi ro lũ cho tỉnh An Giang ........... 67
3.6.2. Kiểm định bộ chỉ số rủi ro lũ lụt ở An Giang ...................................... 69
3.7. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra cho tỉnh An Giang71
3.7.1. Các giải pháp tác động vào tiêu chí hiểm họa ...................................... 71
3.7.2. Các giải pháp liên quan đến độ phơi nhiễm ......................................... 74
3.7.3. Các giải pháp liên quan đến tính dễ bị tổn thƣơng............................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 94

iii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các thành phần/biến thuộc tiêu chí Hiểm họa lũ lụt tỉnh An Giang ........ 31
Bảng 2.2: Bảng nội dung bộ chỉ số độ phơi nhiễm (E) tỉnh An Giang ..................... 32
Bảng 2.3: Các biến/thành phần tính dễ bị tổn thƣơng lũ lụt tỉnh An Giang ............. 37
Bảng 2.4: Bảng định màu mức độ hiểm họa ứng với các trận lũ vùng ĐBSCL ....... 39
Bảng 2.5: Bảng định màu mức độ phơi nhiễm trƣớc lũ lụt vùng ĐBSCL................ 40
Bảng 2.6: Bảng định màu mức độ tổn thƣơng vùng ĐBSCL ................................... 40
Bảng 2.7: Bảng định màu mức độ rủi ro lũ lụt vùng ĐBSCL................................... 40
Bảng 3.1: Mực nƣớc (Hmax) và lƣu lƣợng đỉnh lũ (Qmax) .......................................... 41
tại trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc ................................................................. 41
Bảng 3.2: Kết quả tính các trị số tƣơng quan, sai số tại một số vị trí ....................... 47
Bảng 3.3: Mực nƣớc mô phỏng và thực đo năm 2000 tại một số trạm..................... 47
Bảng 3.4: Minh họa kết quả chuẩn hóa dữ liệu thời gian ngập năm 2011................ 50
Bảng 3.5: Trọng số của các thành phần thuộc tiêu chí hiểm họa lũ ......................... 50
Bảng 3.6. Ma trận quan hệ giữa các biến thuộc tiêu chí hiểm họa lũ ....................... 50
Bảng 3.7: Kết quả tính toán chỉ số hiểm họa lũ cho các xã thuộc tỉnh An Giang trận
lũ lớn năm 2011......................................................................................................... 51
Bảng 3.8: Trọng số của các thành phần thuộc tiêu chí độ phơi nhiễm E .................. 55
Bảng 3.9: Minh họa kết quả tính toán chỉ số Độ phơi nhiễm cho các xã thuộc tỉnh
An Giang trận lũ lớn năm 2011 ................................................................................. 55
Bảng 3.10: Nguồn thu thập các biến/thành phần đƣợc thiết lập để tính toán rủi ro lũ
cho tỉnh An Giang ..................................................................................................... 56
Bảng 3.11: Trọng số của các biến thuộc thành phần tính nhạy xã hội ..................... 59
Bảng 3.12: Trọng số của các biến thuộc thành phần tính nhạy môi trƣờng ............. 59
Bảng 3.13: Trọng số của các biến thuộc thành phần Khả năng đối phó ................... 60
Bảng 3.14: Trọng số của các biến thuộc thành phần khả năng phòng ngừa lũ lụt ... 60
Bảng 3.15: Trọng số của các biến thuộc thành phần Lợi ích do lũ mang lại ............ 60
iv



Bảng 3.16: Trọng số của các thành phần thuộc tiêu chí Dễ bị tổn thƣơng ............... 60
Bảng 3.17: Minh họa kết quả tính chỉ số Tính nhạy các xã thuộc tỉnh An Giang trận
lũ lớn 2011 ................................................................................................................ 62
Bảng 3.18: Minh họa Kết quả tính chỉ số Khả năng chống chịu-Phục hồi các xã
thuộc tỉnh An Giang trận lũ lớn 2011 ....................................................................... 62
Bảng 3.19: Kết quả tính chỉ số Lợi ích do lũ mang lại các xã thuộc tỉnh An Giang
trận lũ lớn 2011 ......................................................................................................... 63
Bảng 3.20: Minh họa Kết quả tính chỉ số Dễ bị tổn thƣơng do lũ các xã thuộc tỉnh
An Giang trận lũ lớn năm 2011 ................................................................................. 63
Bảng 3.21: Minh họa kết quả tính toán trị số rủi ro lũ cho các xã thuộc tỉnh An
Giang trận lũ lớn năm 2011....................................................................................... 64
Bảng 3.22: Minh họa kết quả phân cấp mức độ rủi ro lũ các xã thuộc tỉnh An Giang
trận lũ lớn 2011 ......................................................................................................... 65
Bảng 3.23: Tổng hợp giá trị đỉnh lũ và giá trị thiệt hại ở An Giang từ 2000-2015 .. 68
Bảng 3.24: Chỉ số rủi ro và thiệt hại những năm lũ lớn ............................................ 70
Bảng 3.25: Các xã có mức độ hiểm họa cao trong trƣờng hợp lũ lớn 2011 ............. 71
Bảng 3.26: Chỉ số hiểm họa lũ theo kịch bản 1H ..................................................... 72
Bảng 3.27: Chỉ số hiểm họa lũ theo kịch bản 2H ..................................................... 73
Bảng 3.28: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng
và phƣơng án 1 huyện Châu Phú .............................................................................. 75
Bảng 3.29: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng
và phƣơng án 1 huyện Tịnh Biên .............................................................................. 76
Bảng 3.30: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng
và phƣơng án 1 huyện Châu Thành .......................................................................... 77
Bảng 3.31: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng
và phƣơng án 2 huyện Châu Phú .............................................................................. 78
Bảng 3.32: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng
và phƣơng án 2 huyện Tịnh Biên .............................................................................. 79


v


Bảng 3.33: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng
và phƣơng án 2 huyện Châu Thành .......................................................................... 81
Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng
phƣơng án giảm nhẹ theo KB1 ................................................................................. 83
Bảng 3.35: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng
phƣơng án giảm nhẹ theo KB2V............................................................................... 87
Bảng 3.36: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng
phƣơng án giảm nhẹ theo KB3V............................................................................... 89

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang............................................................... 3
Hình 2.1: Biểu đồ xác định rủi ro lũ ......................................................................... 18
Hình 2.2: Cơ chế giảm thiểu rủi ro lũ của ADRC ..................................................... 18
Hình 2.3: Sơ đồ nội dung tính toán chỉ số rủi ro lũ lụt ............................................. 26
Hình 2.4: Sơ đồ tiếp cận tính toán chỉ số rủi ro lũ lụt ............................................... 27
Hình 3.1: Sơ đồ thuỷ lực toàn đồng bằng sông Cửu Long ....................................... 44
Hình 3.2: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Nek Luông ............................................ 45
Hình 3.3: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Tân Châu ............................................... 45
Hình 3.4: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Châu Đốc .............................................. 46
Hình 3.5: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Vàm Nao ............................................... 46
Hình 3.6: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Xuân Tô ................................................ 46
Hình 3.7: Biểu đồ so sánh mực nƣớc tính toán và thực đo ....................................... 48
trạm Tân Châu năm 2000 .......................................................................................... 48

Hình 3.8: Biểu đồ so sánh mực nƣớc tính toán và thực đo trạm Châu Đốc 2000 .... 49
Hình 3.9: Biểu đồ so sánh mực nƣớc tính toán và thực đo trạm Vàm Nao 2000 ..... 49
Hình 3.10: Bản đồ ngập lụt năm 2011 vùng ĐBSCL ............................................... 52
Hình 3.11: Bản đồ giá trị hiểm họa lũ lụt tỉnh An Giang trận lũ lớn năm 2011 ....... 52
Hình 3.12: Bản đồ sử dụng đất 2015 tỉnh An Giang................................................. 54
Hình 3.13: Bản đồ giá trị độ phơi nhiễm huyện Thoại Sơn ...................................... 56
Hình 3.14: Bản đồ mức độ tính dễ bị tổn thƣơng tỉnh An Giang ............................. 64
trận lũ lớn năm 2011 ................................................................................................. 64
Hình 3.15: Bản đồ mức độ rủi ro lũ lụt tỉnh An Giang trong trƣờng hợp lũ lớn 201166
Hình 3.16: Biểu đồ giá trị thiệt hại và giá trị đỉnh lũ ở An Giang từ 2000-2015...... 68
Hình 3.17: Biểu đồ tổng thiệt hại theo nhóm năm ở An Giang từ 2000-2016 ......... 69
Hình 3.18: Biểu đồ tƣơng quan giữa giá trị rủi ro lũ và mức độ thiệt hại do lũ nhũng
năm lũ lớn ở An Giang .............................................................................................. 70
Hình 3.19: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và phƣơng án 1 tại Châu Phú 75

vii


Hình 3.20: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB1E tại Tịnh Biên .......... 76
Hình 3.21: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và phƣơng án 1 tại Châu Thành77
Hình 3.22: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2E tại Châu Phú .......... 79
Hình 3.23: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và phƣơng án 2 tại Tịnh Biên 80
Hình 3.24: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2E tại Châu Thành ...... 81
Hình 3.25: Biểu đồ so sánh chỉ số V giữa hiện trạng và KB1V tại An Phú ............. 83
Hình 3.26: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB1V tại An Phú ............. 84
Hình 3.27: Biểu đồ so sánh chỉ số V giữa hiện trạng và KB1V tại Châu Phú và Tân
Châu .......................................................................................................................... 84
Hình 3.28: Biểu đồ so sánh chỉ số E giữa hiện trạng và KB1V tại Châu Phú và Tân
Châu .......................................................................................................................... 84
Hình 3.29: Biểu đồ so sánh chỉ số V giữa hiện trạng và KB1V tại Tịnh Biên ......... 85

Hình 3.30: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB1V tại Tịnh Biên ......... 85
Hình 3.31: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2V tại An Phú ............. 88
Hình 3.32: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2V tại Châu Phú và Tân
Châu .......................................................................................................................... 88
Hình 3.33: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2V tại Tịnh Biên ......... 88
Hình 3.34: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB3V tại An Phú ............. 90
Hình 3.35: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB3V tại Châu Phú và Tân
Châu .......................................................................................................................... 90
Hình 3.36: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB3V tại Tịnh Biên ......... 90

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

ĐBSCL
ĐTM
BĐKH
BĐKH-NBD
UNDP
ADRC
ADPC
DMC
NOAA
GIS
FRI
TTDBTT
DBTT
HDI

AHP
RI
PA
KTTV
TTKTTV
Max
Min
TGLX
BĐCM
QH&TKNN

Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng Tháp Mƣời
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu – Nƣớc biển dâng
Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
Trung tâm giảm nhẹ thiên tai châu Á
Trung tâm phòng chống thảm họa châu Á
Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai
Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dƣơng Quốc gia Mỹ
Hệ thống thông tin địa lý
Chỉ số rủi ro lũ lụt tổng hợp
Tình trạng dễ bị tổn thƣơng
Dễ bị tổn thƣơng
Chỉ số phát triển con ngƣời
Tiến trình phân tích cấp bậc
Chỉ số ngẫu nhiên
Phƣơng án
Khí tƣợng Thủy văn
Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn

Lớn nhất
Nhỏ nhất
Tứ giác Long Xuyên
Bán đảo Cà Mau
Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Từ xƣa, lũ lụt là một trong những hiện tƣợng thiên tai xuất hiện và gây tác động
lớn đối với đời sống nhân loại, đặc biệt trong những thập kỷ gần đây thì lũ lụt càng
ngày càng khốc liệt và khó lƣờng hơn. Ở Việt Nam, từ ngàn xƣa ngƣời dân đã phải
đối mặt với lũ lụt và tai biến này diễn ra rộng khắp trên cả nƣớc, trận lũ năm 2011
vùng ĐBSCL có khoảng 27.000 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, trong đó 10.000 ha mất
trắng. Diện tích cây công nghiệp , cây ăn quả cũng bị ngập gần 12.000 ha, trong đó
hơn 1.000 ha mất hết. Các bờ bao, đê các cấp bị tàn phá nặng, hơn 55.000 m tỉnh lộ,
quốc lộ bị thiệt hại , 60.000 căn nhà bi ̣sâ ̣p đỗ , lũ cuốn trôi , tố c mái . Ƣớc tính tổng
thiê ̣t ha ̣i gầ n 1.000 tỷ đồng . Trong đó tỉnh An Giang có hơn 2.000 hô ̣ dân đang có
nguy cơ thiế u đói cầ n đƣơ ̣c hỗ trơ ̣ lƣơng thƣ̣c .
Trong thời gian gần đây đã có sự phát triển quan trọng đó là chuyển mục tiêu
quản lý thiên tai sang quản lý rủi ro lũ, trong đó rủi ro lũ là những thiệt hại do lũ lụt
gây ra với một tần suất nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Vì thế, việc
đánh giá những thiệt hại, tổn thƣơng lũ cần đƣợc nghiên cứu một cách cẩn trọng
trong quản lý rủi ro lũ. Các nghiên cứu gần đây đã sử dụng khía cạnh kinh tế để
đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng lũ, nhƣng chƣa tính đến khả năng chống chịu của
cộng đồng cũng nhƣ sự hiểu biết, khả năng nhận thức rủi ro, sự chuẩn bị, các công
trình và biện pháp phòng chống lũ vv… Thực tế hiện nay chƣa có những nghiên
cứu sâu và chƣa có nghiên cứu nào đánh giá rủi ro lũ lụt một cách chi tiết và chứa

đựng đầy đủ theo đặc trƣng lũ ở đây. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng và đề xuất một
bộ công cụ đánh giá mức độ rủi ro do lũ lụt cơ bản phù hợp với tính đặc thù cho
tỉnh An Giang. Đề tài “Nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro lũ lụt tỉnh An Giang
trong trường hợp lũ cao và đề xuất các biện pháp quản lý” vì thế có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn cấp bách.
2. Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh An Giang, là địa phƣơng có đặc điểm kinh tế-xã hội
tƣơng đối đặc trƣng cho cả vùng ĐBSCL. Hơn nữa đây là địa phƣơng ở đoạn đầu
của sông Mekong đổ về Việt Nam từ biên giới Campuchia qua Tân Châu (sông
1


Tiền) và Châu Đốc (sông Hậu). Hàng năm vào mùa lũ thì đây là nơi chịu ảnh hƣởng
nhiều nhất bởi lũ lụt.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Xây dựng phƣơng pháp xác định bộ chỉ số rủi ro lũ cho tỉnh
An Giang trong trƣờng hợp lũ cao phục vụ quy hoạch, phòng chống thiên tai, lũ lụt.
Mục tiêu cụ thể:
- Thiết lập bộ tiêu chí cơ bản phù hợp cho việc đánh giá mức độ rủi ro lũ tỉnh
An Giang trong trƣờng hợp lũ cao.
- Tính toán bộ chỉ số rủi ro lũ và xây dựng bản đồ mức độ rủi ro lũ tỉnh An
Giang trong trƣờng hợp lũ cao.
- Đánh giá và đề xuất các giải pháp quy hoạch, phòng chống thiên tai lũ tỉnh
An Giang.
4. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập, khảo sát, xử lý, tổ ng hơ ̣p các số liệu , tƣ liệu liên quan đế n các nô ̣i
dung nghiên cƣ́u của luận văn;
- Nghiên cứu xây dựng phƣơng pháp luận đánh giá rủi ro lũ tỉnh An Giang;
- Đánh giá rủi ro lũ tổng hợp cho tỉnh An Giang;
- Đề xuất các giải pháp thích ứng rủi ro thiên tai lũ cho tỉnh An Giang;

5. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
Chƣơng 2: Xây dựng phƣơng pháp luận đánh giá mức độ rủi ro do lũ
Chƣơng 3: Đánh giá mức độ rủi ro do lũ cho tỉnh An Giang và đề xuất các
giải pháp
Kết luận - Kiến nghị

2


Chƣơng 1 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
An Giang là một tỉnh biên giới Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng đồng
bằng sông Cửu Long, có tổng diện tích tự nhiên là 353.675,89 ha chiếm 1,07% diện
tích đất của cả nƣớc, xếp thứ 4 ở khu vực ĐBSCL. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành
chính trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, thị xã Tân Châu và
8 huyện là An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh
Biên và Tri Tôn. Đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, thị trấn có 155 đơn vị gồm 118
xã, 21 phƣờng và 16 thị trấn.
Tỉnh An Giang có vị trí địa lý: Từ 10010’30’’ đến 10037’50’’ vĩ độ Bắc; Từ
104047’20’’ đến 105035’10’’ kinh độ Đông. Đƣợc giới hạn bởi: Phía Tây Bắc giáp
Vƣơng quốc Campuchia; Phía Đông và Đông Bắc giáp ỉnh Đồng Tháp; Phía Tây và
Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang; Phía Nam và Đông Nam giáp Tp. Cần Thơ.

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
3



1.1.2. Điều kiện địa hình
An Giang là tỉnh đầu nguồn vùng ĐBSCL, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi,
địa hình đƣợc chia làm 2 dạng đặc trƣng:
Địa hình đồng bằng:
Có cao độ thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ chênh cao
0,5cm/km - 1cm/km. Cao trình của toàn đồng bằng biến thiên từ 0,8m đến 3m và
đƣợc chia thành 2 vùng:
+ Vùng cù lao gồm thị xã Tân Châu và 3 huyện: An Phú, Phú Tân và Chợ
Mới có cao trình biến thiên từ 1,3m - 3m và thấp dần từ ven sông vào nội đồng. Dọc
theo ven đê về phía đồng thƣờng có khu trũng cục bộ.
+ Vùng hữu ngạn sông Hậu thuộc TGLX gồm thành phố Long Xuyên, thị xã
Châu Đốc, huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn có cao trình biến thiên từ
0,8m - 3m và thấp dần về phía Tây.
Địa hình đồi núi:
Tập trung và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên 2 huyện Tri Tôn và Tịnh
Biên với nhiều núi có độ cao từ 300m - 700m, cao nhất là núi Cấm 710m. Có ba
khu vực núi tập trung là núi Cấm, núi Dài và núi Tô. Bao bọc chung quanh núi là
đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, có cao trình
từ 4m - 40m và độ dốc từ 300 – 800. Các dãy núi lớn ở phía Bắc của tỉnh nhƣ núi
Cấm, núi Cô Tô... có bề mặt đỉnh tƣơng đối bằng phẳng (tạo khu du lịch núi Cấm),
sƣờn núi dốc 300 – 400, có chỗ đến 500 – 600 tạo nên địa hình rất phức tạp và gây
khó khăn cho đi lại. Tuy nhiên, hiện nay sƣờn núi đã đƣợc cải tạo thành đƣờng đi
cho du khách tham quan các khu du lịch trên đỉnh núi Cấm.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
* Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình nhiều năm (giai đoạn 2005 – 2009) là 27,50C. Chênh
lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng V) và tháng lạnh nhất (tháng I)
là 9,50C. Thời kỳ lạnh nhất là các tháng XII, tháng I và tháng II có nhiệt độ vào
khoảng 25,40C – 27,30C. Tháng có nhiệt độ trung bình 5 năm thấp nhất là tháng I,

4


nhiệt độ trung bình tháng này là 260C. Thời kỳ nóng nhất là các tháng V, tháng VI.
Tháng có nhiệt độ trung bình 5 năm cao nhất là tháng V, nhiệt độ trung bình là
28,50C.
* Độ ẩm
Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa và phân chia thành hai mùa khô - ẩm
khá rõ rệt. Với mùa nắng có độ ẩm bình quân tháng dao động trong khoảng 77% 79,5% và mùa mƣa có độ ẩm bình quân tháng dao động trong khoảng 79,75% 84,25%. Thời kỳ khô trùng với mùa ít mƣa, từ tháng XII đến tháng IV năm sau, độ
ẩm trung bình giảm xuống khoảng 78%, tháng khô nhất thƣờng là tháng IV và
tháng XII. Thời kỳ ẩm trùng với mùa mƣa, từ tháng V đến tháng XI, độ ẩm trung
bình thƣờng vƣợt 83%. Tháng ẩm nhất thƣờng là tháng VI và tháng VII.
* Mƣa
Mƣa ở khu vực tỉnh An Giang nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của áp
thấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam từ vịnh Beigan mang nhiều hơi nƣớc thổi vào.
Do mặt đất bị đốt nóng mà tạo các dòng đối lƣu, buổi chiều mỗi trận mƣa thƣờng
chỉ đạt từ 15 - 20mm diện hẹp. Tuy nhiên vẫn có nhiều trận mƣa giông đạt trên
100mm. Một nguyên nhân nữa là do dải hội tụ nhiệt đới di chuyển trên đồng bằng
Nam Bộ và gây ra mƣa lớn và dài ngày.
Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm ở An Giang vào khoảng 1200 - 1600mm,
nơi nhiều mƣa nhất chủ yếu xảy ra ở vùng có địa hình là đồi núi. Hằng năm có
khoảng 140 - 180 ngày mƣa. Chế độ mƣa bị phân hoá thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa
xảy ra từ tháng V đến tháng XI. Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm
sau. Lƣợng mƣa hàng năm tập trung hầu hết vào mùa mƣa chiếm 80 - 85% tổng
lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa mùa mƣa lớn lại trùng vào mùa nƣớc lũ của sông
Mekong dồn về hạ lƣu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối
đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống.
* Nắng
An Giang có số giờ nắng mỗi tháng dao động từ 106,1 – 291,1 giờ, trung
bình từ 4 - 10 giờ nắng/ngày. Thời kỳ ít nắng thƣờng nhằm vào các tháng VI đến

5


tháng X, số giờ nắng mỗi tháng dao động từ 106,1 – 195,1 giờ, trung bình mỗi ngày
từ 4 - 7 giờ nắng/ngày. Thời kỳ nhiều nắng là các tháng I đến tháng V, số giờ nắng
mỗi tháng từ 170,1 giờ trở lên, mỗi ngày có từ 6 - 10 giờ nắng/ngày.
* Gió
Chế độ gió ở An Giang khá thuần nhất với 2 chế độ gió mùa rõ rệt. Từ tháng
V đến tháng X là gió mùa Tây Nam mang hơi nƣ ớc về tạo mƣa; từ tháng XI đến
tháng IV năm sau là gió mùa Đông Bắc có đặc điểm lạnh và khô; tốc độ gió trung
bình qua các năm khoảng 3m/giây. Địa bàn An Giang ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp
của bão, các hiện tƣợng lốc xoáy có xảy ra trong mùa mƣa nhƣng tần suất thấp nên
mức độ ảnh hƣởng không lớn.
Tóm lại, với nền nhiệt cao khá đều trong năm, giàu nắng và ít bão, điều kiện
khí hậu ở An Giang rất thuận lợi cho phát triển SXNN, có thể thâm canh tăng vụ và
tăng năng suất cây trồng một cách rộng rãi theo không gian và thời gian.
1.1.4. Đặc điểm thủy văn
* Chế độ thủy văn
Chế độ thuỷ văn của An Giang phụ thuộc chặt chẽ chế độ nƣớc sông
Mekong và chịu ảnh hƣởng của 4 yếu tố chính: chế độ thuỷ triều, chế độ dòng chảy,
chế độ mƣa nội đồng và đặc điểm về địa hình, hình thái kênh rạch.
An Giang là tỉnh nằm trong khu vực ĐBSCL nên có hệ thống sông, rạch tự
nhiên và kênh thuỷ lợi chằng chịt với tổng chiều dài hơn 5.500km (mật độ 1,6
km/km2), đủ sức chuyển tải nguồn nƣớc mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận tải
thủy. Hệ thống sông nhánh, kênh, rạch tự nhiên phụ thuộc nguồn nƣớc hoàn toàn
vào sông Hậu và Sông Tiền.
An Giang là tỉnh địa đầu sông Cửu Long nên hàng năm phải chịu ảnh hƣởng
của mùa nƣớc nổi, lƣợng nƣớc đổ về rất lớn gây ngập khoảng 70% diện tích tự
nhiên, ngập từ 1m đến 2,5m, thời gian ngập từ 2,5 - 5 tháng.
* Mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch

Tỉnh An Giang có hệ thống sông và kênh rạch rất phát triển. Mạng lƣới giao
thông thủy của tỉnh gồm hệ thống sông, rạch tự nhiên và các tuyến kênh cấp 1, cấp
6


2 phục vụ cho công tác tƣới tiêu trong nông nghiệp và vận tải. Trên địa bàn tỉnh có
hai tuyến sông Tiền, sông Hậu có điều kiện khá thuận lợi cho giao thông thủy, chiều
rộng phổ biến từ 300m – 400m, có độ sâu từ 5m – 15m, hai tuyến sông này đƣợc
liên kết với nhau bởi các sông, rạch cắt ngang, tạo nên một mạng liên thông về vận
tải thủy khá thuận lợi. Hệ thống sông, rạch tự nhiên có 10 tuyến với chiều dài
233,2km (sông Tiền, sông Hậu, sông Cái Vừng, sông Vàm Nao, sông Châu Đốc,
sông Bình Di, Rạch Ông Chƣởng, Xép Năng Gù và Xép Vĩnh Trƣờng, rạch Long
Xuyên), Kênh cấp I có 19 tuyến với chiều dài 469,8km, Kênh cấp II có 290 tuyến
với chiều dài 1.721,3km, kênh cấp III và kênh mƣơng nội đồng có 1.654 tuyến với
chiều dài 3.333,1km.
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Ƣớc mức tăng trƣởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2011 - 2015) đạt 8,63%
(giá so sánh 1994), mặc dù không đạt so Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
lần thứ IX nhƣng xét về giá trị tuyệt đối thì giai đoạn 2011 - 2015 tăng thêm 8.640
tỷ đồng (giai đoạn 2006 - 2010 chỉ tăng 6.473 tỷ đồng), GDP bình quân đầu ngƣời
đến năm 2015 đạt 39,274 triệu đồng (tăng 17,336 triệu đồng so năm 2010; trong khi
giai đoạn 2006 - 2010 chỉ tăng 13,134 triệu đồng so năm 2005); cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hƣớng tích cực, nhất là khu vực dịch vụ tăng từ 53,35% năm 2010
lên 60,29 % năm 2015, khu vực nông nghiệp giảm từ 35,53% năm 2010 xuống còn
27,11% năm 2015, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,12% năm 2010 lên
12,61% năm 2015.
* Khu vực nông, lâm, ngƣ nghiệp
Tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm đạt 2,64%, trong đó, lĩnh vực nông
nghiệp tăng 3,1%, lĩnh vực thủy sản giảm 0,5%, lĩnh vực lâm nghiệp tăng 0,2%,

đóng góp vào tăng trƣởng chung của tỉnh là 0,61% trong tổng số 8,63%.
Chƣơng trình Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đạt nhiều kết quả
nổi bật, nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò nền tảng giúp kinh tế của tỉnh vƣợt qua khó
khăn, hai mặt hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh (lúa gạo, cá tra) đạt giá trị kim
7


ngạch xuất khẩu cao. Diện mạo nông thôn của tỉnh thay đổi đáng kể, kết cấu hạ tầng
thiết yếu từng bƣớc cải thiện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của
ngƣời dân. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng, trình độ dân
trí, tay nghề của ngƣời dân nông thôn đƣợc nâng lên. Đến cuối năm 2015, dự kiến
có 12 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới.
* Khu vực công nghiệp - xây dựng
Tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm đạt 8,47%, trong đó, lĩnh vực công
nghiệp tăng 8,43%, lĩnh vực xây dựng tăng 8,65%, đóng góp vào tăng trƣởng chung
của tỉnh là 1,52% trong tổng số 8,63%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tăng bình quân 5,66%/năm. Nhiều doanh
nghiệp đầu tƣ chế biến lúa gạo và thủy sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với quy mô,
công suất lớn. Ngành Công nghiệp có mức tăng trƣởng khá, cơ cấu giá trị sản xuất
(theo giá hiện hành) giữa các thành phần kinh tế dịch chuyển theo hƣớng giảm tỷ
trọng công nghiệp nhà nƣớc, tăng tỷ trọng công nghiệp ngoài nhà nƣớc. Việc thay
đổi cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có tác động tích cực, đẩy nhanh tốc độ phát
triển, góp phần thay đổi cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.
* Khu vực dịch vụ
Tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm đạt 11,09%, đóng góp vào tăng trƣởng
chung của tỉnh là 6,49% trong tổng số 8,63%. Thƣơng mại nội địa tăng gấp 02 lần
so với giai đoạn 2006 - 2010. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2015 đạt
73.610 tỷ đồng (tăng 2,05 lần so năm 2010), bình quân đạt 15,43%/năm (tăng 0,4%
so kế hoạch). Công tác xúc tiến thƣơng mại đem lại hiệu quả tích cực và kết nối thị
trƣờng của cộng đồng doanh nghiệp. Kết cấu hạ tầng thƣơng mại phát triển khá,

nhất là hệ thống chợ nông thôn.
Kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 4,65 tỷ USD (đạt 95,6% so kế hoạch và tăng
52,86% so với giai đoạn 2006 - 2010), tăng bình quân 8,45%/năm (Nghị quyết tăng
11,38%/năm). Thị trƣờng xuất khẩu tiếp tục mở rộng.
Ngành Du lịch từng bƣớc đƣợc củng cố, hoạt động đi dần vào nền nếp. Các
mô hình du lịch cộng đồng, sinh thái, nông nghiệp, trang trại... ngày càng phát triển,
8


thu hút đông đảo du khách. Tổng lƣợt khách đến các khu, điểm du lịch 5 năm qua
đạt 28,3 triệu lƣợt (bình quân trên 5,6 triệu lƣợt khách/năm), tăng bình quân đạt
2,9%/năm.
* Thu, chi ngân sách
Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm qua đạt 26.163 tỷ đồng (đạt 83,47%
so Nghị quyết), tốc độ tăng thu bình quân đạt 7,62%/năm. Tỷ lệ huy động vào ngân
sách bình quân đạt 7% GDP. Tổng chi ngân sách của tỉnh là 44.212 tỷ đồng (tăng
13% kế hoạch, tốc độ tăng chi bình quân 12,5%/năm). Quản lý chi ngân sách chặt
chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo nguồn lực cho đầu tƣ
phát triển và thực hiện các chính sách an sinh - xã hội, quốc phòng - an ninh.
* Công tác thu hút đầu tƣ
Trong 5 năm qua, có 3.284 doanh nghiệp đƣợc thành lập mới, tăng bình quân
15%/năm, với số vốn đăng ký mới 13.873 tỷ đồng (bình quân một doanh nghiệp
đăng ký khoảng 4,2 tỷ đồng) so với giai đoạn 2006 - 2010 về số doanh nghiệp tăng
gần 75%, số vốn đăng ký mới gấp 1,87 lần. Đã cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho 29
dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, với tổng vốn đăng ký khoảng
189 triệu USD, tổng vốn đầu tƣ thực hiện khoảng 36 triệu USD. So với năm 2009
trở về trƣớc số dự án FDI tăng 29 (tăng 650%), tổng vốn đăng ký tăng 174 triệu
USD, tổng vốn đầu tƣ thực hiện tăng 21 triệu USD (tăng 171%).
* Hạn chế trong phát triển kinh tế
Tăng trƣởng kinh tế đạt thấp so với chỉ tiêu Nghị quyết (12,5%). Chuyển

dịch nội ngành của từng khu vực kinh tế vẫn chƣa đảm bảo đúng định hƣớng.
Sản xuất nông nghiệp phát triển nhƣng thiếu ổn định, nhất là thị trƣờng. Sức
cạnh tranh mặt hàng nông nghiệp còn thấp, chƣa đảm bảo lợi nhuận cho nông dân;
các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị còn ở giai đoạn thí điểm.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, ảnh hƣởng đến các hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngƣời dân và kêu gọi đầu tƣ. Hiệu quả đầu
tƣ phát triển các khu, cụm công nghiệp còn thấp, có khu đã hoàn thành nhƣng tỷ lệ

9


lấp đầy nhà đầu tƣ còn ít. Các ngành nghề dịch vụ chƣa phát triển tƣơng xứng về
tiềm năng và lợi thế.
Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hằng năm đạt thấp so với mục tiêu đề
ra. Nguồn lực ngân sách cho đầu tƣ phát triển còn thấp so nhu cầu, nguồn vốn đầu
tƣ các công trình trọng điểm hạn hẹp, ảnh hƣởng đến tiến độ hoàn thành. Huy động
vốn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế khó khăn hơn, môi trƣờng đầu tƣ và các chính
sách chƣa đồng bộ…, thu hút nguồn vốn ODA gần nhƣ không đáng kể.
1.2.2. Đặc điểm xã hội
* Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2016 của Cục thống kê tỉnh An Giang, dân số
năm 2015 của toàn tỉnh là 2.158.300 ngƣời với mật độ dân số trung bình là 610
ngƣời/km2. An Giang là tỉnh có dân số lớn nhất trong các tỉnh khu vực ĐBSCL.
Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 ngƣời, chiếm 5,17% tổng dân
số toàn tỉnh.
- Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 ngƣời, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số
ngƣời dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16.838
hộ với dân số khoảng 80.000 ngƣời (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn
tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải
rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Nguồn thu nhập chủ yếu của

đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn nuôi gia đình và làm thuê mƣớn theo thời vụ.
- Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 ngƣời, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số
ngƣời dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá
đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu
Phú và Châu Thành. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lƣới, buôn bán nhỏ và
dệt thủ công truyền thống.
- Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 ngƣời, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số
ngƣời dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở
thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với ngƣời Hoa trong vùng
và nhiều nƣớc trên thế giới. Một bộ phận lớn kinh doanh thƣơng mại, sản xuất công
10


nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các
dân tộc khác.
Về tôn giáo, An Giang là nơi xuất phát của một số tôn giáo nội sinh nhƣ Bửu
Sơn Kỳ Hƣơng, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo... An Giang hiện có 9 tôn giáo đƣợc
Nhà nƣớc công nhận, gồm: Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Công
giáo, Tin Lành, Tịnh Độ Cƣ sĩ, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hồi giáo, Bửu Sơn Kỳ Hƣơng,
với gần 1,8 triệu tín đồ (chiếm 78% dân số toàn tỉnh), 487 cơ sở thờ tự hợp pháp,
602 chức sắc và trên 3.400 chức việc.
* Giáo dục và đào tạo
Quy mô các ngành học, cấp học không ngừng phát triển, đáp ứng mục tiêu
phổ cập giáo dục và góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực cho địa
phƣơng; mạng lƣới cơ sở giáo dục, đào tạo nghề không ngừng phát triển, đáp ứng
yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ của ngƣời dân. Số lƣợng học sinh,
sinh viên tăng hằng năm, chất lƣợng đào tạo từng bƣớc đƣợc củng cố.
Số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp từng bƣớc
đƣợc tăng cƣờng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lƣợng dạy và học. Đầu tƣ
phát triển cơ sở vật chất trƣờng học, các cơ sở đào tạo đƣợc đẩy mạnh. Chủ trƣơng

đổi mới phƣơng pháp dạy và học, nâng cao chất lƣợng giáo dục từng bƣớc đi vào
chiều sâu. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành đƣợc đẩy mạnh,
có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động chung của toàn
ngành.
* Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt nhiều kết tích cực, các chỉ số sức
khỏe cộng đồng đƣợc nâng lên. Mạng lƣới y tế tiếp tục đƣợc củng cố, phát triển; các
cơ sở y tế đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị; đội ngũ cán bộ y
tế đƣợc tăng cƣờng đào tạo nâng cao năng lực. Hệ thống y tế dự phòng đƣợc đầu tƣ
phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị...; nhiều dịch bệnh nguy hiểm đƣợc khống
chế, đẩy lùi.
* Việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh - xã hội
11


Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngh

ề từ 26,2% năm 2011 nâng lên 36% năm

2015. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thi ̣đƣợc kề m chế ở mƣ́c dƣới 4%. Tỉnh đã hỗ
trợ chính sách cho 51.970 lƣợt đối tƣợng chính sách xã hội, mua và cấ p th ẻ bảo
hiể m y tế cho 1.182.687 lƣợt ngƣời nghèo, cận nghèo, đối tƣợng bảo hiểm xã hội,
ngƣời dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,84% năm
2011 còn 2,5% cuối năm 2015.
1.2.3. Tình hình lũ ở An Giang
Lũ lụt là một hiện tƣợng thiên nhiên xảy ra hằng năm tại ĐBSCL. Lũ bắt đầu
khi nƣớc sông Mekong dâng cao làm ngập vùng Savannakhet và Pakse ở miền Nam
Lào rồi đến vùng Kratie ở miền Đông Campuchia. Nƣớc lũ từ thƣợng lƣu theo sông
Tiền và sông Hậu chảy vào nƣớc ta rồi thoát ra biền Đông và Vịnh Thái Lan.
Hàng năm, nƣớc lũ sông Mekong tràn về gây ngập lụt kéo dài trên một vùng

rộng lớn, trên 5 triệu héc ta đất đai hai nƣớc Campuchia và Việt Nam, trong đó phần
ngập nƣớc phía Việt Nam là 1.632.000 ha thuộc 8 tỉnh: Đồng Tháp, An Giang,
Long An, Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang và một phần của Vĩnh Long, Bến Tre.
Thông thƣờng khoảng 80-85% dòng chảy sông Mekong chảy ra biển theo
sông Tiền và sông Hậu qua tuyến Tân Châu, Châu Đốc, phần còn lại tràn vào ĐTM
và TGLX. Sông Tiền tiêu thoát khoảng 84%, sông Hậu 16% dòng chảy Cửu Long,
Sông Vàm Nao và nhiều kênh nối sông Tiền, sông Hậu cũng nhƣ nƣớc tràn bờ lại
phân phối dòng chảy giữa 2 sông gần tƣơng đƣơng nhau. Khi nƣớc lũ lên cao, một
phần nƣớc từ sông Hậu chảy vào TGLX trên đoạn Châu Đốc – Long Xuyên hoặc
chảy từ TGLX ra sông tùy thuộc vào mực nƣớc lũ trên sông, tình hình ngập lụt
trong đồng và quan trọng nhất là thủy triều. Trên đoạn sông Tiền từ biên giới về có
chế độ chảy rất khác nhau (ra sông hoặc vào ĐTM) tùy thuộc vào lũ trên sông, lụt
trong đồng, vai trò của thủy triều ở từng nơi.
Đỉnh lũ năm: theo tài liệu thống kê từ 1931 đến 1996, có 27 năm mực nƣớc
đỉnh lũ tại Tân Châu thuộc loại lớn (hơn 4,50m, chiếm 41%), còn lại có thể xem là
lũ vừa (23 năm, 35%) và nhỏ (16 năm, 24%). Năm 1961 có đỉnh lũ cao nhất: 5,21,
tại Tân Châu (theo cao độ mới). Theo số liệu tại Tân Châu, nếu coi mực nƣớc đỉnh
12


lũ trên 4,3m là có khả năng gây lụt lớn trong đồng thì đã xảy ra 2 giai đoạn 4 năm
liền có lũ lớn (1837-1940) và (1946-1949); Có trƣờng hợp 3 năm liên tục xảy ra lũ
lớn (1960-1962, 1970-1972, 1994-1996). Theo kết quả tính toán của một số tác giả,
tại Tân Châu, mực nƣớc lũ lên cao hơn 4m vào 10 ngày giữa cuối tháng 8 chỉ
khoảng 9% nghĩa là ít khả năng xảy ra hơn, trong khi lại thƣờng xuất hiện vào 10
ngày cuối tháng hơn với 32%. Tần suất xảy ra mực nƣớc cao nhất trên 3m tại Tân
Châu vào tháng VII (coi là lũ sớm) là 30%, còn tháng VIII là 90%, tần suất xảy ra
mực nƣớc trên 4,5m (lũ lớn) và tháng VII là 0%, còn vào tháng VIII là 10%. Nhƣ
thế có thể cho rằng lũ lớn chỉ xảy ra sớm nhất vào tháng VIII, còn tháng IX, X là
tháng lũ chính vụ.

Thời gian đỉnh lũ trên sông Tiền, Hậu xuất hiện không đồng thời, phụ thuộc
vào vị trí trạm trong mối tƣơng tác khác nhau của nƣớc lũ và thủy triều. Thông
thƣờng đỉnh lũ tại Tân Châu xuất hiện trƣớc, sau khoảng 4-5 ngày là đỉnh lũ tại
Châu Đốc. Tại Tân Châu đỉnh lũ xuất hiện vào 10 ngày cuối tháng 9 và 20 ngày đầu
tháng 10, chiếm hơn 70% (riêng 10 ngày đầu tháng chiếm hơn 30%) số trƣờng hợp,
còn lại xuất hiện vào cuối tháng VIII, cuối tháng X, sớm nhất là 22/7/1978 và muộn
nhất là 26/10/88. Tại Châu Đốc, đỉnh lũ chủ yếu xuất hiện trong tháng 10 với trên
85% (riêng vào 10 ngày giữa tháng xảy ra hơn 35%) số trƣờng hợp, còn lại có thể
xuất hiện vào tháng VIII, IX, XI trong đó sớm nhất là 28/8/81, muộn nhất là
27/10/88.
Từ Cao Lãnh và Long Xuyên trở ra biển, tác động của thủy triều đến thời
gian xuất hiện đỉnh và trị số đỉnh lũ khá rõ. Đỉnh lũ phụ thuộc chặt chẽ vào lƣợng
nƣớc từ Tân Châu, Châu Đốc và độ lớn của thủy triều. Nếu gặp kỳ triều cƣờng, mực
nƣớc đỉnh lũ có thể gia tăng khoảng 10-25cm tùy vị trí trạm, nếu gặp triều kém thì
mực nƣớc đỉnh lũ chủ yếu phụ thuộc vào lũ từ tuyến trên. Thời gian lũ và đỉnh lũ
thƣờng chậm so với Tân Châu, Châu Đốc khoảng 4-5 ngày khi triều cƣờng (1978,
1984) khoảng 5-8 ngày, có khi tới hơn 20 ngày khi triều thấp hơn (1966, 1991,
1996).

13


Thời gian duy trì mực nƣớc lũ là một trong những đặc trƣng quan trọng nhất
về lũ lụt ở ĐBSCL, là thời gian duy trì mực nƣớc trên cấp báo động nào đó, phản
ánh tình trạng ngập lụt trong đồng (thời gian và độ sâu ngập). Tại Tân Châu, thời
gian duy trì mực nƣớc trên 3,5 m thƣờng từ 60-80 ngày, trên 4,5m là 40-45 ngày,
trên 4,5 m là 30-35 ngày, và tuỳ thuộc vào lũ mỗi năm mà thời gian duy trì có thể
rút ngắn hoặc kéo dài hơn. Chẳng hạn, trong trận lũ 1978, thời gian duy trì mực
nƣớc trên 4,5m kéo dài nhất tới 58 ngày, trong khi năm 1991 cũng là năm lũ lớn chỉ
là 22 ngày.

Càng gần biển cƣờng suất lũ lên càng giảm đặc tính của lũ, tăng đặc tính dao
động của triều. Mùa lũ, cƣờng suất lũ lên thƣờng là 3-4cm/ngày ở Tân Châu, Châu
đốc; 1-3cm/ngày ở các trạm hạ lƣu, lớn nhất là tại Tân Châu có thể đến hơn
30cm/ngày trong các trận lũ tập trung đặc biệt nhanh năm 1991, 1996. Cƣờng suất
lớn nhất trong trận lũ chính vụ năm 1996 tại Tân Châu là 24cm/ngày, tại Châu Đốc
là 25cm.ngày (lớn nhất năm là 33cm/ngày vào đầu mùa). So sánh số liệu các trận lũ
lớn nói riêng và các trận lũ từ 1961 đến nay có thể thấy cƣởng suất lũ lên lớn nhất
tại Tân Châu sau năm 1991 đều lớn hơn trƣớc đây. Ngoài nguyên nhân lũ từ phía
trên tập trung nhanh về ĐBSCL, còn có tác động của mƣa tại chỗ, thủy triều, điều
kiện địa hình là những nguyên nhân gây ra những thay đổi về cƣờng suất và đỉnh lũ.
Thủy triều đối với lũ ĐBSCL: Lòng sông có độ dốc nhỏ, triều có biên độ lớn
nên sông ngoài chịu ảnh hƣởng mạnh của thủy triều biển Đông với chế độ bán nhật
triều (2 lần xuất hiện đỉnh lũ kế tiếp nhau chênh lệch 30-40 cm, các chân triều lại
chênh lệch rất lớn đến 200cm), biên độ triều lớn nhất tới 3-4 m.
* Nguyên nhân gây ra lũ những năm gần đây
Những năm gần đây đã có những trận lũ lụt lớn chƣa từng thấy xảy ra tại
vùng ĐBSCL. Đặc biệt là cơn lũ lụt từ tháng IX đến tháng XI năm 2000 đƣợc gọi
cơn lũ thế kỷ. Cơn lũ này đã làm gần 1.000 ngƣời thiệt mạng và tổn thất về tài sản
và mùa màng đƣợc ƣớc lƣợng đến 500 triệu USD. Gió mùa bắt đầu sớm hơn đến 68 tuần, những trận mƣa lớn vào tháng VII ở phía Bắc Lào và vùng Tây Nam Trung
Quốc đã nâng cao mực nƣớc sông Mekong ở Viên Chan (Lào). Mực nƣớc cứ dâng
14


×