Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHÂN NHÁNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.04 KB, 41 trang )

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHÂN NHÁNH
HÀ NỘI .
1 .Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà Đồng
Bằng Sông Cửu Long .
1.1 Quá trình hình thành và phát triển chung của ngân hàng Phát triển
nhà Đồng bằng sông Cửu Long
Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) là Ngân Hàng
Thương mại Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTG ngày 18/09/1997
của Thủ tướng Chính phủ với số vốn điều lệ là ban đầu là 300 tỷ đồng (đến năm 2002
tăng lên thành 800 tỷ đồng). Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại địa chỉ số 9 Võ Văn Tần,
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1998, MHB là
ngân hàng hoạt động đa năng, đầu tư chuyên sâu trong lĩnh vực cho vay phát triển nhà
ở, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.
Qua 12 năm hoạt động, MHB đã đạt được một số kết quả kinh doanh ấn tượng
như sau:
- Tăng trưởng hơn 100 lần, đến cuối năm 2008 đạt trên30.000 tỷ đồng, bình quân
mỗi năm tăng 61%; gấp 7 lần so với năm 2003 .
- Tăng số cán bộ nhân viên từ 84 người lên 2.600 với 158 phân nhánh với các văn
phòng giao dịch khắp mọi miền đất nước .
Nguồn : Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL
- Tổng tài sản đã tăng hơn 86 lần, đạt trên 26.000 tỷ đồng, bình quân một năm
tăng 61%.
- Tuy tốc độ tăng trưởng nhanh (gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung
của toàn ngành), nhưng xét về mức độ rủi ro trong hoạt động thì MHB là ngân hàng
hoạt động an toàn nhất trong cả nước dựa trên đánh giá của các đơn vị kiểm toán nước
ngoài theo các tiêu chí quốc tế về an toàn ngân hàng
- Tổng doanh số cho vay đến cuối năm 2008 đạt 57.631 tỷ đồng, gấp 576 lần so
với năm 1998, bình quân mỗi năm tăng 80%. Trong đó,đã cho vay hơn 112.000 hộ dân
để sửa chữa, xây dựng và mua nhà với tổng diện tích trên 5,5 triệu m
2


nhà ở Công tác
tín dụng của Ngân hàng ngày càng tăng trưởng trong tất cả các lĩnh vực, ngành sản xuất và
các khu vực trong cả nước; đồng thời, đảm bảo mục tiêu phục vụ tăng trưởng cho khu vực
ĐBSCL và cho vay xây dựng nhà ở theo định hướng của Chính phủ. Dư nợ cho vay
các tỉnh vùng ĐBSCL chiếm tỷ trọng 65% trong tổng dư nợ tín dụng, riêng lĩnh vực cho
vay xây dựng nhà ở chiếm tỷ lệ 30% tổng dư nợ tín dụng.
Nguồn : Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL .
- Hoạt động mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế ngày càng tăng trưởng,
- mở rộng quan hệ đại lý với hơn 300 ngân hàng nước ngoài tại 50 quốc gia trên
thế giới, mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại tại hầu hết các phân nhánh
trong cả nước, kết hợp giữa tài trợ xuất nhập khẩu với thanh toán quốc tế nên
đã thu hút được nhiều khách hàng hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh xuất
nhập khẩu, đã triển khai thanh toán biên mậu ...
Ng
uồn : Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL
- Bổ sung các công nghệ hiện đại hỗ trợ các giao dịch điện tử cho các máy ATM,
các máy POS, giao dịch ngân hàng qua internet, và các dịch vụ và sản phẩm ngân
hàng bán lẻ khác.
1.2 Bộ máy hoạt động
Bộ máy hoạt động chính của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long được phâna thành 06 khối chức năng bao gồm:
- Khối chức năng Hỗ trợ và giao dịch tại Hội Sở:.
- Khối Quản lý Tín dụng
- Khối Khách hàng Doanh nghiệp
- Khối Khách hàng Cá nhân
- Khối Nguồn vốn và Ngoại tệ
- Khối Phân nhánh và dịch vụ
Bộ máy điều hành bao gồm giám đốc là bà Phạm Thiên Nga (được bổ nhiệm theo
quyết định số 97/QĐ - HĐQT – TCCB), một Phó Giám đốc, các giám đốc chi nhánh
(Giám đốc chi nhánh là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám

đốc, trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh).
ĐBSCL chi nhánh Hà nội –
Phòng Ki mể
tra n i bộ ộ
Phòng
Nghi p vệ ụ
kinh doanh
Phòng H nhà
chính –
Nhân sự
Phòng Kế
toán v Ngânà
quỹ
Phân nhánh
C u Gi y ầ ấ
Phân nhánh
ng aĐố Đ
PGD

Nam
Đế
PGD
iĐộ
C nấ
PGD
Tây S nơ
PGD

s 3ố
PGD

s 2 ố
PGD

s 1ố
Tại các chi nhánh có các phòng nghiệp vụ giúp cho Ban Giám đốc với nhiệm vụ
cụ thể như sau:
a. Phòng Hành chính - Nhân sự:
+ Tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự; chi trả lương; đào tạo
nhân viên; thực hiện chính sách cán bộ và công tác thi đua khen thưởng.
+ Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động
và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
+ Thực hiện công tác văn thư, hành chính , quản trị.
+ Lập báo cáo về công tác cán bộ, lao động, tiền lương và công tác hành chính ,
quản trị.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
b. Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh:
+ Nghiên cứu tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch
kinh doanh ngắn, trung và dài hạn và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được giao.
+ Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay đúng quy trình nghiệp vụ, tiếp nhận và
giải quyết hồ sơ xin vay theo quy định , trình Giám đốc chi nhánh duyệt hồ sơ vay vốn
của khách hàng.
+ Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo quy trình nghiệp vụ tín dụng,
thu hồi các khoản nợ đến hạn, quá hạn.
+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, tái bảo
lãnh, vay vốn đầu tư theo quy định của Nhà nước.
+ Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.
+ Lập báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, ngoại hối, bảo lãnh, tái bảo lãnh
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo chế độ thông tin báo cáo do Tổng Giám
đốc ban hành.
+ Tổ chức theo dõi các tài sản thế chấp, bảo lãnh là bất động sản; quản lý các tài

sản được cầm cố, lưu giữ tại kho chi nhánh hoặc kho thuê ngoài.
+ Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng, ngoại hối và các báo cáo nghiệp vụ theo chế
độ quy định .
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
c. Phòng Kế toán và Ngân quỹ:
+ Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động
kinh doanh, tài chính , quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh; báo cáo các hoạt động
kinh tế – tài chính theo quy định của Nhà nước.
+ Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và phân
trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân…
+ Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và nước ngoài
thông qua hệ thống Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng
Nhà nước, các hệ thống khác khi cần thiết.
+ Tổ chức việc thu, chi tiền mặt; xuất, nhập ấn chỉ có giá, bảo quản an toàn tiền
bạc, tài sản của Ngân hàng và của khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
và của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
+ Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.
+ Thực hiện kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi chi nhánh.
+ Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng Nghiệp vụ Kinh
doanh chuyển sang theo chế độ quy định .
+ Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo quy
định của Nhà nước.
+ Lập và bảo vệ kế hoạch tài chính của chi nhánh; tổ chức thực hiện theo chỉ tiêu
kế hoạch được giao.
+ Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước và
quy định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống.
+ Chấp hành chế độ quyết toán tài chính hàng năm với hội sở chính .
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Phân nhánh giao.
d. Phòng Kiểm tra nội bộ
+ Thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ các hoạt động của chi nhánh theo

đúng pháp luật, theo điều lệ, theo quy định về tổ chức và hoạt động bộ máy kiểm tra nội
bộ của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
+ Theo dõi, phúc tra chi nhánh trong việc sửa chữa những vi phạm, kiến nghị của
các đoàn thanh tra, kiểm tra và những kiến nghị của kiểm tra nội bộ tại chi nhánh.
+ Báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất theo đúng quy
định của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng phát triển nhà và đồng bằng
sông Cửu Long.
+ Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, ngân hàng Nhà nước và
của Hội sở chính trong việc thanh tra, kiểm tra tại Phân nhánh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh phụ thuộc, phòng giao
dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc Phân nhánh thực hiện theo quy định khác của ngân hàng
phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Kế hoạch phát triển mạng lưới và biên chế, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài
chính , phương án liên doanh, liên kết của chi nhánh phải được Tổng Giám đốc phê
duyệt mới được thực hiện.
Chi nhánh chịu sự kiểm tra, giám sát của các phòng nghiệp vụ có liên quan thuộc
Hội sở chính về mặt hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Tính đến tháng 4/2009, tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng phát triên
nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội là 74 người thuộc 6 điểm giao dịch
trên địa bàn Hà Nội.
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL .
1.3.1. Hoạt động huy động vốn :
Tiền gửi khách hàng đã là một trong nhưng kênh huy động vốn quan trọng của
NHTM. Ngân hàng thường huy động bằng các nguồn cho vay của các doanh nghiệp,
các tổ chức và dân cư .Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay,
vấn đề huy động vốn không còn chỉ là một vấn đề với một ngân hàng cụ thể nào nữa
mà chung cho toàn bộ các ngân hàng. Để gia tăng nguồn tiền gửi trong điều kiện các
ngân hàng thường đưa ra và thực hiện nhiều hình thức khác nhau, đa dạng và rất phong
phú.

Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long cũng có những định hướng
chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hiệu quả để đạt được kết quả như
hôm nay với sự tăng trưởng đáng kể về vốn và nguồn vốn. Từ vốn hoạt động ban đầu
300 tỷ đồng, đến nay tổng nguồn vốn của MHB đã đạt trên 30.000 tỷ đồng, tăng gấp
100 lần, tốc độ huy động vốn bình quân luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng toàn
ngành. Theo kết quả kiểm toán quốc tế, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL là Ngân hàng
an toàn hàng đầu Việt Nam với tỷ lệ an toàn vốn luôn vượt mức chuẩn quốc tế là 8%.
Bảng 2 : Bảng hoạt động huy động vốn
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Huy động
vốn
11.255 15.430 24.031
1. Tiền gửi
tổ chức kinh tế
3.851 7.521 13.455
- TG không
kỳ hạn
960 2.407 2.678
- TG có kỳ
hạn
2.891 5.114 10.777
2. Tiền gửi
dân cư
6.884 7.121 9.596
- TG tiết
kiệm
3.542 4.720 8.224
- Kỳ phiếu 1.871 1.146 343
- CCTG ;

Trái phiếu
1.471 1.346 1.029
3. Huy
động khác
520 788 980
Nguồn : Báo cáo thường niên Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL
Nhìn bảng ta thấy :
- Năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 32,1% so với cùng kỳ và tăng 8,5% so với đầu
năm, đạt 77,5% kế hoạch năm. Trong đó nguồn vốn huy động tăng 32% so với cùng kỳ
năm 2006 và tăng 12,2% so với đầu năm, đạt 80,1% kế hoạch năm. Huy động ngoại tệ
quy đổi chiếm 2,8% nguồn vốn huy động. Tiền gửi của khách hàng tăng 165% so với
cùng kỳ năm 2006 và tăng 120,8% so với đầu năm, trong đó tiền gửi có kỳ hạn của các
tổ chức kinh tế tăng 192% so với cùng kỳ và tăng 173% so với đầu năm. Tiền gửi tiết
kiệm tăng 66,1% so với cùng kỳ năm 2005, tăng 57,9% so với đầu năm
- Tổng nguồn vốn thực hiện đến cuối năm 2008 đạt 27195,9 tỷ đồng, tăng 8364.4
tỷ đồng (44.4%) so với năm trước. Trong đó so với năm trước, vốn tự có đạt 1084 tỷ
đồng, tăng 12%, vốn đi vay đạt 434.7 tỷ đồng, bằng 47%, vốn ủy thác đầu tư đạt 978.2
tỷ đồng, tăng 34.8%, vốn khác 668.1 tỷ, tăng 57.8%
Vốn huy động đạt 24031 tỷ đồng, tăng 52% so với năm trước. trong đó tiền gửi
thanh toán đạt 5191.1 tỷ đồng, tăng 37.6%, tiền gửi tiết kiệm đạt 4677.5 tỷ đồng, tăng
67.6%, phát hành giấy tờ có giá đạt 6022.5 tỷ, tăng 78.1%, đầu năm 2007 phát hành 600
tỷ đồng kỳ phiếu, đạt 105.9% so với kế hoạch, cuối 2007 phát hành 2000 tỷ đồng trái
phiếu, đạt 100% kế hoạch, tiền gửi của các TCTD đạt 7970 tỷ đồng, tăng 9.1%, huy
động vốn ngoại tệ đạt 572.1 tỷ đồng, chiếm 2.4% vốn huy động, bằng 76.7% so với
năm 2006.
Kết quả đáng khích lệ này đạt được là nhờ ngân hàng đã thực hiện chính sách lãi
suất kinh hoạt, mạng lưới hoạt động kinh doanh mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm
phục vụ nhiều đối tượng khách hàng. Thương hiệu và hình ảnh của ngân hàng ngày
càng đựơc khẳng định và biết đến nhiều hơn đối với các tổ chức kinh tế và và dân cư,
nên lượng vốn huy động được đang tăng với tốc độ đáng kể. Tổng vốn được huy động

từ nhiều họat động tiền gửi đa dạng :
Bảng 1.2: Tổng vốn huy động phân theo kỳ hạn và loại tiền tệ
Chỉ tiêu
Tổng vốn huy động
Phân theo kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi ký quỹ
Tiền gửi cho các mục
đích
đặc biệt khác
Phân theo loại VNĐ
tiền tệ USD
( Nguồn: Báo cáo thường niên MHB năm 2005, 2006, 2007)Nguồn : Ngân hàng Phát
triển nhà ĐBSCL
Vốn huy động có tốc độ tăng trưởng cao, tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,
giấy tờ có giá đều có tộc độ tăng trưởng cao, trong điều kiện các ngân hàng thương mại
mở rộng mạng lưới và cạnh tranh để chiếm thị phần huy động vốn thể hiện các sản
phẩm huy động vốn và lãi suất phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Tỷ trọng huy động vốn từ thị trường 1 và thị trường 2 đã được điều chỉnh theo
hướng tích cực. Tỷ trọng huy động vốn từ thị trường 1 và thị trường 2 năm trước là
38% và 62%, đến nay tỷ trọng này là 46.8% và 53.2%, chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn huy
động tương đối hợp lý.
1.3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn :
Đi đôi với công tác huy động vốn là công tác sử dụng vốn. Với các đặc thù kinh
doanh mang tính chất riêng, có thể nói hoạt động cho vay vốn là hoạt động cơ bản, quan
trọng của ngân hàng, đem lại phần lớn lợi nhuận trong tổng lợi nhuận thu được của
ngân hàng. Cho đến thời điểm hiện nay, hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ
yếu của ngân hàng nhưng cũng là hoạt động có kệ số rủi ro cao nhất.

Bảng 3 : Tình hình sử dụng vốn đầu tư tín dụng ngắn, trung và dài hạn
Đơn vị : tỷ đồng
T
T
Nội dung 2005 2006 2007 2008
1
Doanh số cho vay 7.085 12.217 23.05
2
57.
631
- Ngắn hạn 5.223 10.225 22.100 55.
122
- Trung, dài hạn 1.862 1.992 952 2.509
2
Doanh số thu nợ 12.685 19.221 32.03
6
55.
236
- Ngắn hạn 9.633 17.045 31.002 53.
154
- Trung, dài hạn 3.052 2.176 994 2.082
3
Số dư nợ tính đến
31/12
6.809 8.011 10.01
4
12.
723
- Ngắn hạn 5.316 6.826 9.078 11.
255

- Trung, dài hạn 1.493 1.185 936 1.468
Nguồn : Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng Ngân hàng có những bước nhảy vọt trong tăng
trưởng tín dụng. Nghiệp vụ tín dụng ngày càng phát triển cả về số lượng khách hàng
cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ và số dư nợ. Tổng dư nợ đến 31/12/2008
là 12.723 tỷ đồng tăng 30% so với cùng kỳ năm 2006, tăng > 2 lần so với năm 2004.
Doanh số cho vay tăng dần qua các năm, cụ thể 2008 tăng vượt trội so với 2007 từ
23.052 tỷ lên đến 57.631 tỷ.
Thời kỳ 2005-2008, năm 2008 đánh dấu sự phát triển vượt bậc về giải ngân cho
vay theodự án, nên tổng doanh số cho vay đạt mức kỷ lục 57.631 tỷ đồng, tăng 60% so
với năm 2007, các năm sau tiếp tục tăng lên rất nhiều, năm 2006 tăng gần 42% so với
năm 2005 và năm 2007 tăng gần 47% so với năm 2006.
2 . Thực trạng thẩm định dự án tài chính dự án cho vay vốn tại ngân hàng
phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long phân nhánh Hà Nội .
2.1 Sự cần thiết nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay
vốn .
Chất lượng công tác thẩm định dự án cho vay chính là việc cán bộ thẩm định rút
ra kết luận một cách chính xác về tính khả thi, tính hiệu qủa kinh tế, khả năng trả nợ,
những rủi ro có thể xảy ra của dự án để quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với
một dự án cho vay của doanh nghiệp.
Nếu chấp nhận cho vay thì đối với dự án cho vay đó ngân hàng sẽ cho vay với số
tiền là bao nhiêu, thời gian cho vay là bao lâu, phương thức cho vay như thế nào để tạo
điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất.
Mặc dù công tác thẩm định đã góp phần đưa lại những kết quả rất lớn cho nền
kinh tế, nhưng vẫn còn có những tồn tại chưa thể đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế
thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy tiếp tục nâng cao chất lượng công
tác thẩm định là một yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế trong thời
kì đổi mới.
Đối với bất kì một quốc gia nào,tốc độ phát triển của đầu tư sẽ quyết định nhịp độ
phát triển kinh tế và đó chính là điều kiện cần thiết để nâng cao mức thu nhập quốc dân,

cải thiện đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp nhân dân lao động, tạo công ăn
việc làm cho xã hội, củng cố an ninh quốc phòng cho đất nước. Điều này có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với nước ta một nước có thu nhập quốc dân thấp, đời sống nhân dân
còn ở mức nghèo khổ và nạn thất nghiệp còn cao.
Trong điều kiện các nguồn lực xã hội còn khan hiếm và có hạn như ở nước ta, để
đảm bảo được các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra đòi hỏi phải
sử dụng các nguồn lực hạn chế trên một cách hợp lí nhất. Các kế hoạch đầu tư cùngdự
án sẽ được đưa vào nhằm sắp xếp các nguồn lực theo các mục tiêu đã định . Để xác
định được các nguồn lực này có được sử dụng một cách hợp lí mang lại hiệu quả như
đã định không thì chỉ có thể thông qua công tác xây dung và thẩm định dự án. Đặc biệt
là quá trình thẩm định để đưa đến quyết định đầu tư hay sửa đổi quyết định hoặc hoàn
toàn bác bỏ là một khâu rất quan trọng trong chu kì củadự án. Do vậy nâng cao chất
lượng của quá trình thẩm định luôn là vấn đề hết sức cần thiết.
Mặt khác, đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định sẽ giúp cho các nhà doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế là
7.5% đến hết năm 2005 cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi cần phải có một khối lượng đầu tư và nguồn
vốn lớn để đáp ứng quá trình này. Đặc biệt đối với cácdự án lĩnh vực đầu tư xây dung
cơ bản, cácdự án xây dựng cơ sở hạ tầng là nhữngdự án thường kéo dài và chưa thể tạo
ra ngay sản phẩm cho xã hội. Nếu chất lượng công tác thẩm định dự án không được
nâng cao thì rủi ro sẽ rất lớn gây khó khăn cho nền kinh tế và ngay cả bản thân hoạt
động Ngân hàng, nó có thể tạo ra áp lực cho nền kinh tế như: giá cả, lạm phát, lãi
suất… Do vậy phải nâng cao chất lượng của công tác thẩm định một mặt để đáp ứng
cho nền kinh tế, mặt khác sẽ góp phần hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín
dụng Ngân hàng.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp,
muốn tồn tại và phát triển thì điều cốt lõi là phải quản lí, sử dụng vốn một cách hiệu quả
nhất. Chính việc xây dựng và thẩm định dự án sẽ đảm bảo được mục tiêu này vì quá
trình này sẽ cho doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa lợi ích và phân phí trong các
phương án kinh doanh, hoặc có thể chỉ ra rằng nên tổ chức lại sản xuất, cải tiến quá

trình quản lí, hay thay đổi thiết bị công nghệ, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành
sản phẩm…đặc biệt trong điều kiện của nước ta phần lớn các doanh nghiệp còn thiếu
vốn, công nghệ trang thiết bị lạc hậu, cũ kĩ thì việc lựa chọn, xác định phương án,chiến
lược kinh doanh hay một chương trình hành động đlãng đắn, đãlà điều có ý nghĩa hết
sức quan trọng liên quan đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Để đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hoá đất nước, ta cần một lượng vốn rất lớn. Nếu chỉ dựa vào việc huy
động nguồn vốn trong nước thì khó có thể đảm bảo được mục tiêu trên. Nếu chất lượng
của quá trình thẩm định được nâng cao như: đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian, thủ tục,
chất lượng xây dựng và thẩm định dự án theo yêu cầu của các chương trình hợp tác của
các tổ chức quốc tế… sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng con đường như:
viện trợ, vay ODA, quỹ hợp tác đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài, hợp tác liên
doanh… đảm bảo được nguồn vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .
2.2 . Quy trình thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Phát triển Nhà
đồng bằng sông Cửu Long.
Khi đi vào nền kinh tế thị trường với đặc điểm cố hữu của nó là đầy biến động và
rủi ro thì yêu cầu nhất thiết đối với các NHTM là phải tiến hành thẩm định cácdự án
cho vay một cách đầy đủ và toàn diện trước khi tài trợ vốn. Qua phân tích trên, đối với
các NHTM, thẩm định dự án có ý nghĩa sau đây:
- Ra các quyết định bỏ vốn đầu tư đlãng đắn, có cơ sở đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư.
- Phát hiện và bổ sung thêm các giải pháp nâng cao tính khả thi cho việc triển khai thực
hiệndự án, hạn chế giảm bớt yếu tố rủi ro.
- Tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm vốn
trong quá trình thực hiện.
Khách hàng vay
vốn
Cán bộ tín dụng
Giám đốc khách
hàng doanh
nghiệp

Phòng Chính
sách tín dụng và
Tái thẩm định
Hoàn trả hồ sơ
N p h s xinộ ồ ơ
vay v nố
Không y đầ đủ
B sung,ổ
ch nh s aỉ ử
Ch a rõư

×