Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Thực trạng công tác thẩm định Dự án đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.63 KB, 71 trang )

Thực trạng công tác thẩm định Dự án đầu tư
tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây
1.1. Khái quát về Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây (NHĐT&PT Hà Tây) là một trong
những chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (NHĐT&PT Việt Nam),
hiện có trụ sở tại số 197 – Đường Quang Trung – Thành phố Hà Đông, Hà Nội. Tiền
thân của chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây là Phòng Đầu tư và Phát triển Hà Sơn Bình,
được thành lập ngày 01/06/1990. Với tư cách là một thành viên trực thuộc thì sự hình
thành, phát triển cũng như chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây
không tách rời khỏi sự đi lên của NHĐT&PT Việt Nam.
Từ sau 1996 Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh
Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây nói riêng đã thực sự chuyển hẳn sang chuyên
doanh; kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các loại hình ngân hàng; có nhiệm
vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung, dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức
phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài
bằng VNĐ và ngoại tệ để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung, dài hạn đối với
mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. Từ khi đi vào hoạt động với sự chỉ đạo
và giám sát chặt chẽ của Ban Giám đốc cùng với cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân
viên mà chi nhánh đã không ngừng phát triển. Hiện nay, Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây
hoạt động trên mọi lĩnh vực của 1 Ngân hàng thương mại nhưng lĩnh vực kinh doanh
chính, có bề dày kinh nghiệm là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và khách hàng truyền
thống của Ngân hàng là các đơn vị thuộc khối xây lắp.
Cùng gắn mình với những nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, NHĐT&PT Hà Tây đã đóng góp một phần công sức to lớn vào sự phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh Hà Tây (cũ) nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số cán bộ, nhân viên của NHĐT&PT Hà Tây là
120 người có tuổi đời trẻ và phần lớn có trình độ đại học, và có khoảng 3% cán bộ có
trình độ trên đại học, 78% cán bộ có trình độ đại học, 10% cán bộ có trình độ Trung học
Chuyên nghiệp và 9% trình độ khác.


Chi Nhánh NHĐT&PT Hà Tây không ngừng hoàn thiện hệ thống tổ chức và
phát triển. Với thời điểm hiện tại, ban giám đốc chi nhánh gồm 1 giám đốc và 2 phó
giám đốc. Tháng 10 năm 2008 Chi nhánh đã chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo chủ trương
của NHĐT&PT Việt Nam, phòng ban của Chi nhánh được chia làm 5 khối: Khối
Quan hệ khách hàng, gồm: Các Phòng Quan hệ khách hàng.
Khối Quản lý rủi ro, gồm: Phòng Quản lý rủi ro.
Khối Tác nghiệp, gồm: Phòng Quản trị tín dụng, các Phòng Dịch vụ khách hàng,
Phòng/Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ, Phòng/Tổ Thanh toán quốc tế.
Khối Quản lý nội bộ, gồm: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng/Tổ Điện toán,
Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Tổ chức - Nhân sự, Văn phòng.
Khối trực thuộc, gồm: các Phòng Giao dịch, các Quỹ Tiết kiệm.
Cụ thể cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh BIDV Hà Tây
Ban gi¸m ®èc
KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
KHỐI TÁC NGHIỆP
KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO
KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ
KHỐI TRỰC THUỘC
Phòng quan hệ khách hàng 1
Phòng quan hệ khách hàng 2
Phòng quản lý rủi ro
Phòng quản trị tín dụng
Phòng dịch vụ khách hàng DN
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng quản lý và dịch vụ theo kho quỹ
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch tổng hợp
Các phòng giao dịch

Các quỹ tiết kiệm
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây
- Huy động vốn từ mọi nguồn hợp pháp của khách hàng như tiền gửi tiết kiệm,
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,…
- Thực hiện cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện
bảo lãnh và tài trợ thương mại theo các chế độ tín dụng hiện hành nhằm đảm bảo, duy
trì và phát triển nguồn vốn.
- Hoạt động tư vấn trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theo quy định và
thực hiện kinh doanh chứng khoán và giấy tờ có giá.
- Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng đa dạng như: thanh toán,
chuyển tiền, dịch vụ thẻ, đổi tiền…
- Thực hiện Marketing khách hàng nhằm phục vụ các khách hàng truyền thống
và khai thác, mở rộng các khách hàng mới và tiềm năng.
- Thu chi và bảo quản tiền cũng như các tài sản có giá khác.
- Tham gia xây dựng và lập kế hoạch cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam.
- Tiến hành tổ chức bảo quản và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định, và chịu
sự kiểm tra giám sát của Hội sở chính và ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.1.4. Vài nét về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế đất nước, Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển
Hà Tây cũng không ngừng ngày một lớn mạnh. Ban đầu hoạt động cơ bản của chi
nhánh là huy động vốn để cho vay. Việc huy động vốn chủ yếu là tiền gửi của dân cư và
phát hành giấy tờ có giá. Trong đó VNĐ chiếm tỷ lệ rất lớn với lãi suất đầu vào không
nhỏ. Việc cho vay chủ yếu vào các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hiệu quả thu
được chưa cao. Nhưng nhờ vào sự tâm huyết, nhiệt tình sáng taọ của ban lãnh đạo, các
phòng ban, cùng sự đoàn kết của toàn chi nhánh đến nay chi nhánh đã đi vào hoạt động
ổn định và ngày một phát triển. Với cơ chế chặt chẽ, chi nhánh đã và đang hoàn thiện
các nghiệp vụ như mở L/C xuất nhập khẩu, thanh toán nhờ thu, nghiệp vụ bảo lãnh
thương mại, thanh toán chi trả kiều hối, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế khác. Tuy
nhiên, để có thể đứng vững trong quá trình cạnh tranh gay gắt như hiện nay Ngân Hàng

Đầu Tư Và Phát Triển Hà Tây không phải không đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hoạt
động trên địa bàn Thành Phố Hà Đông – Tỉnh Hà Tây (cũ), là cửa ngõ của thủ Đô, lại
tập trung dân cư đông đúc với 2 triệu dân. Các chi nhánh NHTM trong và ngoài nước
đặt trụ sở với công nghệ tiên tiến, bề dày lịch sử trong hoạt động kinh doanh. Chi nhánh
với tuổi đời còn non trẻ, kinh nghiệm còn hạn chế sẽ là điểm yếu trong quá trình hoạt
động. Nhưng ra đời muộn không phải là không có thuận lợi bởi chi nhánh có điều kiện
học hỏi các kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước và nhất là chi nhánh được hình
thành trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến đổi tích cực ảnh hưởng tốt đến hoạt
động của Ngân Hàng.
1.1.4.1. Về nghiệp vụ huy động vốn
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, có một đặc trưng cơ
bản là: "đi vay để cho vay", do đó nguồn vốn hay còn gọi là đầu vào của ngân hàng có ý
nghĩa quyết định đến hiệu qủa kinh doanh của một ngân hàng . Bởi vì ngân hàng cũng
như các doanh nghiệp khác muốn có hiệu quả kinh tế cao thì sản phẩm tiêu thụ phải được
thị trường chấp nhận, mà sản phẩm muốn được thị trường chấp nhận phải đạt được hai
yếu tố đó là: "giá cả phù hợp và chất lượng sản phẩm tốt". Đối với lĩnh vực kinh doanh
ngân hàng thì yếu tố giá cả chiếm vai trò then chốt, giá cả của hoạt động ngân hàng chính
là lãi suất đầu ra hay còn gọi là lãi suất cho vay và lãi suất cho vay muốn hạ thì lại được
quyết định cơ bản bởi lãi suất đầu vào.
Như vậy, có thể khẳng định trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thì
nghiệp vụ tạo tiền hay còn gọi là công tác nguồn vốn chiếm vị trí then chốt nhất nó
quyết định mọi hoạt động khác của ngân hàng. Công tác huy động vốn là nhiệm vụ
trọng tâm để mở rộng kinh doanh, nâng vị thế cạnh tranh trước mắt, cũng như lâu dài.
Chính vì vậy ban lãnh đạo chi nhánh đã quán triệt chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác
huy động vốn với nhiều hình thức. Để đánh giá tình hình thực hiện công tác nguồn vốn
tại ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Hà Tây trong thời gian qua, ta xem xét bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2005-2008
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/200

5
31/12/200
6
31/12/200
7
31/12/2008
Huy động vốn 1140 1496 1677 2476
I. Phân loại theo thời gian
1.1. Ngắn hạn 607 770 1024 2123
1.2. Trung – dài hạn 533 726 653 353
II. Phân loại theo thành
phần kinh tế
2.1. Tổ chức kinh tế 306 576 816 1464
2.2. Dân cư 834 920 861 1012
III. Phân theo loại tiền tệ
3.1. VND 915 1248 1480 2234
3.2. Ngoại tệ 225 248 197 242
(Nguån: B¸o c¸o tæng kÕt ho¹t ®éng kinh doanh cña BIDV Hµ T©y)
Sau 50 năm hoạt động Chi nhánh BIDV Hà Tây, với sự nỗ lực của mình và sự quan
tâm chỉ đạo chặt chẽ, đưa ra nhiều giải pháp tương đối cụ thể phù hợp với thực tế phát
triển kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) và các tỉnh, thành phố lân cận của BIDV
Hà Tây, Chi nhánh đã tạo được uy tín và lòng tin với khách hàng thuộc mọi thành phần
kinh tế. Điều đó được thể hiện qua công tác huy động vốn của chi nhánh được thể hiện
ở bảng trên.
Năm 2005, tổng vốn huy động được mới là 1140 tỷ đồng, sang năm 2006 là
1496 tỷ đồng. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 số vốn huy động qua các
năm liên tục tăng: năm 2007 là 1677 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2006 còn năm
2008 tổng số vốn huy động là 2476 tỷ đồng tăng 47,6% so với năm 2007. Trong đó
nguồn vốn nội tệ (VND) năm 2005 là 915 tỷ đồng, năm 2006 là 1248 tỷ đồng, năm
2007 là 1480 tỷ đồng, năm 2008 là 2234 tỷ đồng, qua mức tăng ta thấy năm 2006 đã

tăng so với năm 2005 là 36,4%; năm 2007 so với năm 2006 là 18,6% và đến năm 2008
số tiền gửi bằng đồng nội tệ tăng vượt bậc, so với năm 2007 tăng 50,9%.
Như vậy ở Chi nhánh BIDV Hà Tây thì ngân hàng huy động cả VND và ngoại
tệ, trong đó VND chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng. với tiềm lực dồi
do ca BIDV v ngy cng vng mnh thỡ ngõn hng cú th ỏp ng vi mi nhu cu
ca khỏch hng.
V c cu theo thnh phn kinh t: ngun tin gi ca cỏc t chc kinh t chim
t trng ln v ngy cng tng, cũn tin gi t dõn c thỡ cú xu hng ngy cng gim
v t trng, iu ú c th hin nm 2005 tin gi cỏc t chc kinh t t 306 t
ngchim 26.842% tng ngun vn, sang nm 2006 t 576 t ng chim 38.502%
tng ngun vn, nm 2007 t 816 t ng chim 48.658% so vi tng ngun vn, nm
2008 t 1464 t ng chim 59.127% tng ngun vn.Mc tng gia nm 2008 so vi
nm 2005 l 378.43%, so vi nm 2007 l 79.41%. Tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm
tỷ trọng lớn chứng tỏ đầu t trực tiếp vào nền kinh tế kém hiệu quả, không mang lại lợi
nhuận lớn cho nhà đầu t, môi trờng kinh tế không ổn định cho nên các tổ chức kinh tế
gửi tiền vào ngân hàng để hởng lãi.
Nu phõn theo thi hn huy ng thỡ s tin gi ngn hn luụn chim u th, c
bit tng mnh nm 2008 l 2123 t ng chim 85.74% tng ngun vn v tng
107.32% so vi nm 2007. Nhng i vi tin gi trung- di hn thỡ li cú xu hng
gim t nm 2006-2008, nm 2007 t 653 t ng gim 11.18% so vi nm 2006, nm
2008 t 353 t ng ch chim 14.26% trong tng ngun vn, gim 45.94% so vi
nm 2007. Sự chuyển biến này làm tăng tính ổn định của nguồn vốn ngân hàng, phù
hợp với hoạt động cho vay trung dài hạn vốn chiếm tỷ trọng lớn tại chi nhánh.
Vi s liu phõn tớch trờn, thỡ hot ng huy ng vn ca ngõn hng khỏ di
do, iu ú to thun li cho vic kinh doanh ca chi nhỏnh, nõng cao uy tớn v lũng
tin ca khỏch hng.
1.1.4.2. V nghip v s dng vn
Tớn dng l hot ng gi vai trũ c bit trong mc tiờu kinh doanh ca cỏc
NHTM, Chi nhỏnh NHT &PT H Tõy cng vy. Vi phng chõm: An ton- Hiu
qu - Phỏt trin bn vng trong nhng nm va qua chi nhỏnh ó ch o tng trng

tớn dng gn vi nõng cao cht lng hiu qu hot ng tớn dng, chp hnh tt quy
ch iu hnh trong cụng tỏc tớn dng, kim soỏt cht ch phõn tớch ri ro tớn dng t ú
a ra nhng gii phỏp c th thỏo g khú khn trong quan h tớn dng, bo lónh;
ng thi la chn khỏch hng tt, d ỏn tt. Kt qu c c th húa bng nhng con
s sau:
* Dư nợ cho vay theo đối tượng.
- Doanh nghiệp quốc doanh: năm 2006 là 932 tỷ đồng, năm 2007 là 946 tỷ đồng
tăng 14 tỷ đồng (tăng 1.5%) so với năm 2006 và năm 2008 là 1087 tỷ đồng tăng 141 tỷ
đồng (tăng 14.9%) so với năm 2007. Như vậy doanh số cho vay từ khu vực quốc doanh
liên tục tăng qua các năm. Điều này hoàn toàn phù hợp với phương châm hoạt động của
chi nhánh là phục vụ cho các doanh nghiệp quốc doanh.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: do đặc trưng của chi nhánh là phục vụ chủ
yếu cho các doanh nghiệp quốc doanh, nên tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ tuy
nhiên có xu hướng tăng qua các năm: năm 2006 là 172 tỷ đồng chiếm 15.57% trong
tổng doanh số, năm 2007 là 392 tỷ đồng chiếm 29.3% trong tổng doanh số tăng 220 tỷ
đồng (tăng 127.9%) so với năm 2005 và năm 2008 là 560 tỷ đồng chiếm 34% tăng 168
tỷ đồng (tăng 42.9%) so với năm 2007. Như vậy doanh số cho vay từ khu vực ngoài
quốc doanh tăng qua các năm nhưng với tốc độ tăng chậm lại.
Bảng 1.2: Tình hình cho vay vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2006- 2008 phân
theo đối tượng vay.
Chỉ tiêu
31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008
So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) +/- % +/- %
Doanh số cho vay 1104 1338 1647 234 21,2 309 23,1
* DN quốc doanh 932 946 1087 14 1,5 141 14,9

* DN ngoài QD 172 392 560 220 127,9 168 42,9
(Nguån: B¸o c¸o tæng kÕt ho¹t ®éng kinh doanh cña BIDV Hµ T©y)
* Dư nợ cho vay theo thời đoạn vay.
Bảng 1.3: Dư nợ cho vay theo thời đoạn của Chi nhánh thời kỳ 2006-2008
Chỉ tiêu
31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Cho vay ngắn hạn 588 53,26 765 57,17 1000 60,72
Cho vay trung dài hạn 516 46,74 573 42,83 647 39,28
Tổng dư nợ cho vay 1104 100 1338 100 1647 100
(Nguån: B¸o c¸o tæng kÕt ho¹t ®éng kinh doanh cña BIDV Hµ T©y)
Nhìn vào bảng số liệu cho vay theo thời hạn có thể thấy qua các năm dư nợ cho
vay của Chi nhánh có sự thay đổi:
- Đối với cho vay ngắn hạn: trong giai đoạn 2006 – 2008, dư nợ cho vay ngắn
hạn có xu hướng tăng: năm 2006 là 588 tỷ đồng, năm 2007 là 765 tỷ đồng tăng 177 tỷ
đồng (tương ứng tăng 30.1%) so với năm 2006. Năm 2008 là 1000 tỷ đồng, tăng 235 tỷ
đồng (tương ứng tăng 30.7%) so với năm 2007 tuy lượng năm tuyệt đối vẫn cao nhưng
tốc độ tăng tương đối chỉ tăng nhẹ. Như vậy ta thấy khách hàng các món vay của chi
nhánh phần lớn vẫn là các khoản vay ngắn hạn.

- Đối với cho vay trung dài hạn: trong giai đoạn 2006 – 2008, dư nợ cho vay
trung dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ hơn trong tổng dư nợ cho vay, và tỷ trọng
có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2007 đạt 573 tỷ đồng, tăng 57 tỷ đồng tương
ứng tăng 11.06% so với năm 2006 (đạt 516 tỷ đồng), năm 2008 đạt 647 tỷ đồng, tăng
74 tỷ đồng tương ứng tăng khoảng 12.9% so với năm 2007. Như vậy, trong dư nợ cho
vay trung dài hạn của Chi nhánh có sự gia tăng cả về số tuyệt đối, lẫn tốc độ tăng tuyệt
đối. Điều này phản ánh đúng thực tế tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời hạn của Chi
nhánh.
1.1.4.3. Về tình hình các hoạt động dịch vụ của ngân hàng
Nhằm đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế thị
trường các sản phẩm ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao cả về số lượng và
chất lượng.
Về mặt số lượng, các dịch vụ ngân hàng cung cấp về cơ bản đã đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng như: dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, các loại hình bảo
lãnh, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ tiết kiệm, tiền gửi lưu động theo định kỳ ở
một số tổ chức kinh tế lớn nhằm tăng vốn phục vụ cho đầu tư phát triển…
Về mặt chất lượng, chi nhánh xác định bước tiến tới mô hình của ngân hàng hiện
đại đảm bảo mọi hoạt động dịch vụ ngân hàng có hiệu quả nhất.
Bảng 1.4: Tình hình dịch vụ của Chi nhánh thời kỳ 2006- 2008
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng

(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng thu
dịch vụ
7.8 100 17.4 100 21.5 100
Dịch vụ
thanh toán
3.3 42 4.524 26 5.805 27
Bảo lãnh 4.1 53 11.658 67 12.47 58
Kinh doanh
ngoại tệ
0.4 5 0.696 4 2.365 11
ATM - - 0.522 3 0.86 4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tây)
Tính đến 31/12/2008, thu phí dịch vụ của Chi nhánh Hà Tây chủ yếu vẫn là các
dịch vụ truyền thống như: dịch vụ bảo lãnh (12.47 tỷ đồng, chiếm 58%); dịch vụ thanh
toán (5.808 tỷ đồng, chiếm 27%); dịch vụ kinh doanh ngoại tệ (2.365 tỷ đồng, chiếm
11%). Các dịch vụ này đem lại khoản thu chiếm 96% tổng thu phí dịch vụ của Chi
nhánh.
a. Dịch vụ bảo lãnh
Dịch vụ bảo lãnh luôn đóng vai trò quan trọng và đem lại mức thu dịch vụ lớn
nhất luôn đạt trên 50% tổng thu dịch vụ - đây là mảng dịch vụ gắn liền với hoạt động
tín dụng. Năm 2006 thu bảo lãnh đạt 4.1 tỷ đồng, năm 2007 đạt 11.658 tỷ đồng tăng
7.558 tỷ đồng (tương ứng tăng 184.3%) so với năm 2006. Năm 2008 thu bảo lãnh là
12.47 tỷ đồng tăng 0.812 tỷ đồng (tương ứng tăng 6.96%) so với năm 2007. Năm 2008
có tăng hơn năm 2007 nhưng với tốc độ tăng chậm và tỷ trọng trong tổng thu dịch vụ

lại giảm đáng kể.
b. Dịch vụ thanh toán
Gắn liền với hoạt động chuyển tiền, thanh toán của doanh nghiệp và cá nhân
trong nước và quốc tế có tài khoản tiền gửi, tiền vay tại Chi nhánh. Trong cơ cấu thu
dịch vụ thanh toán hiện nay tỷ lệ phí thu tiền chuyển từ các khách hàng có quan hệ tín
dụng với Chi nhánh vẫn là chủ yếu với dòng tiền vào - ra, là điều kiện khi thực hiện các
hợp đồng tín dụng. Công tác thanh toán luôn diễn ra nhanh chóng, kịp thời, không sai
sót, đồng thời chi nhánh còn thực hiện tư vấn trong thanh toán đối ngoại cho khách
hàng. Thu từ dịch vụ thanh toán năm 2006 là 3.3 tỷ đồng, năm 2007 là 4.524 tỷ đồng
tăng 1.224 tỷ đồng, năm 2008 là 5.805 tỷ đồng, tăng 1.281 tỷ đồng so với năm 2007.
Tuy thu từ dịch vụ thanh toán có tăng nhưng không đáng kể do tác động của việc hợp
nhất Hà Nội - Hà Tây ảnh hưởng đến mức thu phí chuyển tiền.
c. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
Nguồn thu dịch vụ kinh doanh ngoại tệ hiện nay chủ yếu từ việc mua bán ngoại
tệ cho các khách hàng là doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, vay trả nợ bằng
ngoại tệ. Qua các năm dịch vụ kinh doanh ngoại tệ ở Chi nhánh càng ngày hoàn thiện
được đánh giá qua mức thu từ 0.696 tỷ đồng năm 2007 đến 2.365 tỷ đồng năm 2008,
tăng 1.669 tỷ đồng tương ứng tăng 239.8%. Chi nhánh thực hiện giao dịch với nhiều
loại ngoại tệ khác nhau, trong đó chủ yếu với USD, EUR, JPY… Hoạt động mua bán
ngoại tệ được thực hiên trong toàn chi nhánh nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng với các
nghiệp vụ cơ bản giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi.
1.1.4.4. Hoạt động đầu tư khác
a. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Hàng năm Ngân hàng luôn chú trọng tới việc nâng cao cơ sở hạ tầng giúp phục
vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như điều hành đạt hiệu quả cao nhất.
Bảng 1.5: Báo cáo tài sản qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
TSCĐ hữu hình 758 786 810 950 965
TSCĐ vô hình và

quyền sử đụng đất
447 452 745 830 900
(Nguồn: báo cáo tài sản của NHĐT&PT Hà Tây- Phòng Kế hoạch Tổng hợp)
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tài sản qua các năm
Tài sản cố định của BIDV tăng lên qua các năm, cả tài sản cố định hữu hình và tài
sản cố định vô hình (tài sản cố định vô hình tăng gấp đôi từ năm 2004 là 447 tỷ đồng
lên năm 2008 là 900 tỷ đồng). Đây cũng là quãng thời gian nền kinh tế nước ta có nhiều
thay đổi, chuyển dần sang cơ chế thị trường và bắt đầu hội nhập. Và trong thời gian vừa
qua cũng là khoảng thời gian mà ngân hàng đang thực hiện quá trình cổ phần hoá theo
đề án Cổ phần hoá của BIDV. Chính vì vậy, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng là cần thiết để
chứng minh về tiềm lực kinh tế cũng như quá trình tăng trưởng và phát triển của Chi
nhánh.
b. Đầu tư nguồn nhân lực
BIDV nhận thức rằng nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng trong sự phát
triển và thành công. Vì vậy một vấn đề luôn được chi nhánh quan tâm là đủ về số lượng
và đảm bảo về chất lượng. Bên cạnh đó Chi nhánh luôn quan tâm thỏa đáng tới đời
sống vật chất, tinh thần của người lao động. Bên cạnh việc thường xuyên bồi dưỡng
chuyên môn cho từng phòng ban, mở các lớp tập huấn cho các cán bộ khi có những
thay đổi trong các chính sách của ngân hàng, tổ chức các chương trình giao lưu học hỏi
giữa các chi nhánh trong hệ thống BIDV Việt Nam. Đồng thời chi nhánh còn có các
chương trình khuyến khích bằng những chính sách lương thưởng cho cán bộ, nhân viên
thực hiện tốt, vượt mức kế hoạch nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng tín dụng,
làm thêm ngoài giờ…Tính đến thời điểm hiện tại, Chi nhánh bao gồm 120 cán bộ có
tuổi đời trẻ và phần lớn có trình độ đại học, và có khoảng 3% cán bộ có trình độ trên
đại học, 78% cán bộ có trình độ đại học, 10% cán bộ có trình độ Trung học Chuyên
nghiệp và 9% trình độ khác.
1.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Hà Tây
1.2.1. Đặc điểm dự án được thẩm định tại Chi nhánh
Với định hướng của Chi Nhánh, khách hàng tập trung là các doanh nghiệp nên

trong những năm qua Chi nhánh Hà Tây đã không ngừng tăng cường công tác cho vay
đối với các doanh nghiệp và chủ yếu là các dự án đầu tư. Các dự án được thẩm định tại
chi nhánh chủ yếu là dự án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, dự án đầu tư tài sản cố
định, dự án xây lắp thiết bị. Các dự án đó có những đặc điểm sau:
- Các dự án đầu tư phát triển thực hiện các chương trình phát triển nền kinh tế
then chốt của đất nước, như các dự án về xây dựng nhà ở, xây dựng thủy điện, các dự
án xây dựng cầu cống, đường xá…
- Các dự án đầu tư được thẩm định tại Ngân hàng chủ yếu của những Tổng công
ty, công ty uy tín (như TCT Vinaconex, TCT Sông Đà…), các doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả, có tín nhiệm, các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng trả nợ và có đủ tài sản
đảm bảo.
- Các DAĐT thuộc nhiều ngành khác nhau nhưng các dự án thuộc ngành Xây lắp
luôn chiếm hơn 60% tổng vốn cho vay tại Chi nhánh. Các dự án thuộc ngành xây lắp
thường có quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện kéo dài, với nhiều hình thức đầu
tư (đầu tư mới, cải tạo mua sắm, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công trình…)
và mang tính rủi ro cao. Vì vậy công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh luôn luôn
được đặt lên vị trí hàng đầu.
- Các dự án ở chi nhánh có lượng vốn vay tương đối lớn, bình quân trên 18 tỷ một
dự án, với nhiều hình thức đầu tư: đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư nâng cấp.
1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh
Quy trình thẩm định dự án đầu tư được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ 1.2. Với các
bước chính như sau:
- Bước 1: Cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng từ
phòng QHKH.
Nếu hồ sơ chưa đủ cơ sở để thẩm định thì cán bộ thẩm định gửi lại phòng
QHKH để hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn chỉnh.
Nếu hồ sơ đã đủ cơ sở để thẩm định thì tiến hành ký giao nhận hồ sơ, ghi vào sổ
theo dõi và trao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
- Bước 2: Cán bộ thẩm định sau khi nhận hồ sơ từ phòng QHKH và trên cơ sở
đối chiếu các thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc là tham khảo) theo

quy định của các hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ tiến hành
xem xét, đánh giá, thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định dự án đầu tư. Trong quá
trình thẩm định nếu có nội dung nào chưa rõ hay cần bổ sung có thể yêu cầu cán bộ
nhận hay hồ sơ khách hàng bổ sung, giải thích, làm rõ.
- Bước 3: Sau đó cán bộ thẩm định lập “Báo cáo thẩm định dự án đầu tư” và
trình lên trưởng phòng quan hệ khách hàng xem xét, đánh giá.
- Bước 4: Trưởng phòng QHKH tiến hành kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, nếu
báo cáo chưa đủ thì yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ nội dung trong “Báo
cáo thẩm định”. Hay có thể thông qua khi báo cáo đã đạt yêu cầu.
- Bước 5: Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành hoàn chỉnh các nội dung trong “Báo
cáo thẩm định dự án đầu tư”, và trình báo cáo để trưởng phòng QHKH ký thông qua,
lưu hồ sơ tài liệu cần thết có liên quan đến dự án và gửi trả hồ sơ kèm theo “Báo cáo
thẩm định dự án đầu tư” cho phòng QHKH.
Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định tại Chi nhánh BIDV Hà Tây
Phòng QHKH Cán bộ thẩm định Trưởng phòng QHKH
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
ThÈm ®Þnh
Kiểm tra, kiểm soát
Đưa yêu cầu, giao
hồ sơ vay vốn

Bổ sung, giải
thích


Nhận lại hồ sơ và
kết quả thẩm định
Chưa đủ điều kiện thẩm
định
Nhận hồ sơ để thẩm

định
Chưa rõ
Lập báo cáo
thẩm định
Lưu hồ sơ và tài
liệu có liên quan
Tiếp nhận hồ sơ
Chưa đạt yêu cầu

Đạt
(Nguồn: Quy trình thẩm định của BIDV)
1.2.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây
Công tác thẩm định là một công việc quan trọng và phức tạp vì vậy đòi hỏi phải
được tiến hành theo phương pháp cụ thể và đầy đủ. Có nhiều phương pháp để phân
tích, thẩm định tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng dự án cụ thể. Tuy nhiên tại Chi
nhánh chủ yếu được sử dụng các phương pháp sau đây:
1.2.3.1. Phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu:
Phương pháp chung nhất thường áp dụng là phương pháp phân tích và so sánh
giữa các chỉ tiêu có trong dự án với các quy định về kinh tế, kĩ thuật do Nhà nước ban
hành cũng như các thông tin và chỉ tiêu được lấy làm cơ sở thẩm định (có thể là chỉ tiêu
của dự án tương tự đã được phê duyệt hay thực hiện có hiệu quả). Quá trình xem xét
này được đặt trong tổng thể các mối quan hệ biện chứng giữa các chỉ tiêu được phân
tích với nhau, giữa nội dung về thị trường với nội dung về kĩ thuật, nội dung tài chính
của dự án. Trong thẩm định dự án đầu tư thì các chỉ tiêu chủ yếu được dùng để làm căn
cứ so sánh là:
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế, xây dựng, các điều kiện tài chính mà dự
án có thể chấp nhận được.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về công nghệ, kỹ thuật của trang thiết bị so với các
tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế. Bảng giá công nghệ, thiết bị đó,… đặc biệt là hàng nhập
khẩu.

- Tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng, chế độ bảo hành… sản phẩm của dự án mà
thị trường yêu cầu.
- Các chỉ tiêu tổng hợp về nguồn vốn, cơ cấu vốn, suất đầu tư…
- Các định mức về tiêu hao năng lượng, nguyên nhiên liệu theo định mức của
ngành, định mức kinh tế - xã hội hiện hành.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả của dự án đầu tư.
Việc phân tích và so sánh có thể tiến hành một cách trực tiếp, hoặc thông qua
việc tính toán lại các chỉ tiêu và các thông số kinh tế, kĩ thuật đã được chủ đầu tư đề cập
trong dự án. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu là một phương pháp đơn giản do
nó đều có những chuẩn mực tính toán sẵn, nhưng không vì thế mà coi nó là một phương
pháp dễ dàng. Bởi nó yêu cầu cán bộ thẩm định phải có kinh nghiệm đồng thời trong quá
trình thẩm định cần phải tham khảo ý kiến của các phòng ban khác trong ngân hàng và các
chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác để có cái nhìn toàn diện, khách quan và chính xác về
dự án đầu tư. Đồng thời phải tránh khuynh hướng chủ quan, dẫn đến cứng nhắc trong so
sánh, đối chiếu các chỉ tiêu.
1.2.3.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự:
Ngoài ra việc thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh còn sử dụng phương pháp
thẩm định theo trình tự. Tức là việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự
biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.
a. Thẩm định tổng quát.
Thẩm định tổng quát là việc xem xét, đánh giá một cách khái quát các nội dung
cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính hợp lý, tính phù hợp của một dự án.
Thẩm định tổng quát có thể cho phép hình dung một cách khái quát dự án. Đồng
thời hiểu rõ về quy mô cũng như tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội đất nước. Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thoả mãn các yêu cầu về
pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiến lược phát triển
kinh tế chung.
b. Thẩm định chi tiết.
Thẩm định chi tiết là việc xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng
nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của dự án trên các khía cạnh pháp

lý, thị trường, kỹ thuật, kinh tế... Tuy nhiên vẫn phải phù hợp với mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước.
Trong giai đoạn thẩm định chi tiết từng nội dung, cán bộ thẩm định cần phải đưa
ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải bổ sung, sửa đổi hoặc cần phải bác bỏ.
Tuy nhiên mức độ chi tiết cho những nội dung cơ bản đó có thể khác nhau tuỳ theo đặc
điểm cụ thể của từng dự án.
Trong khi tiến hành thẩm định chi tiết, có thể sẽ phát hiện được các sai sót. Nếu
như kết luận rút ra từ nội dung cơ bản trước là điều kiện để tiếp tục phân tích, đánh giá
các nội dung cơ bản sau, thì có thể bác bỏ dự án mà không cần di vào thẩm định các nội
dung còn lại khi một số nội dung cơ bản của dự án không thể chấp nhận được.
1.2.3.3. Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án đầu
tư.
Phương pháp thẩm định này thường được dùng để kiểm tra tính vững chắc về
hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Cơ sở thực hiện của phương pháp này là dự kiến
một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, như giá bán sản
phẩm có thể giảm, có thể mức chi phí đầu tư, không đạt công suất thiết kế... Trên cơ sở
đó tiến hành khảo sát các tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả tài chính dự án
đầu tư.
Sau khi tiến hành thẩm định lại dự án này trong trường hợp có những biến động,
căn cứ vào mức độ sai lệch so với dự kiến, tuỳ vào điều kiện cụ thể của dự án để có thể
lựa chọn được dự án đầu tư. Nếu dự án vẫn đảm bảo có hiệu quả trong trường hợp xảy ra
những tình huống đó thì đó là dự án có tính vững chắc về hiệu quả tài chính, có độ an
toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem xét lại khả năng phát sinh các tình
huống bất trắc để có thể đưa ra các kiến nghị và biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hay
hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án đầu tư...
Tuy nhiên cán bộ thẩm định của Chi nhánh rất ít sử dụng phương pháp này, đây là
một hạn chế lớn trong quá trình thẩm định của Chi nhánh.
1.2.4. Các nội dung thực hiện khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư và khách
hàng vay vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây
Chi nhánh thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung vào phân tích đánh giá về hiệu

quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Tuy nhiên Chi nhánh còn phải tiến hành
thẩm định các chỉ tiêu khác như: Hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cụ
thể của từng dự án…Theo quy trình thẩm định chung của BIDV thì các nội dung chính
cần thẩm định là:
1.2.4.1. Kiểm tra hồ sơ vay vốn
Đây là phần quan trọng và bắt buộc trước khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư.
Các loại hồ sơ chính phải kiểm tra, xem xét gồm:
* Giấy đề nghị vay vốn.
* Hồ sơ về khách hàng vay vốn.
- Hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp, bao gồm các giấy tờ:
Quyết định thành lập doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.
Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị, người đại diện pháp nhân, kế
toán trưởng.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Giấy phép hành nghề với những ngành yêu cầu phải có giấy phép hành nghề.
Văn bản ủy quyền về thẩm quyền trong quan hệ vay vốn với ngân hàng của
doanh nghiệp.
Và các giấy tờ khác có liên quan.
+ Với khách hàng là cá nhân:
Chứng minh thư, hay hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác chứng minh nhân thân.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề đối với ngành nghề
cần giấy phép.
Và các giấy tờ có liên quan khác.
- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và
người bảo lãnh (nếu có):
Các giấy tờ về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, về lãnh đạo công ty,
về lĩnh vực kinh doanh hoạt động của công ty, về cơ sở hoạt động của công ty…
Các giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của công ty như: Các bản báo cáo tài

chính của công ty (Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ), về hoạt động đầu tư của công ty.
* Hồ sơ về khoản vay, bao gồm:
Giấy đề nghị vay vốn
Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch của công
ty.
Biên bản kiểm toán đối với doanh nghiệp có kiểm toán.
Quy chế phân cấp quản lý tài chính đối với doanh nghiệp có phân cấp quản lý tài
chính.
Bảng kê các công nợ các loại tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng
trong và ngoài nước.
Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn.
Các hợp đồng kinh tế, thi công xây lắp, hàng hóa…
Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả và nguồn trả

* Hồ sơ về đảm bảo nợ vay, bao gồm:
Các giấy tờ có giá như thương phiếu, trái phiếu, cổ phiếu hay sổ tiết kiệm…
Các giấy tờ về xuất xứ, kiểm định giá trị và chất lượng… của kim quý, đá quý.
Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng quản lý đối với bất động sản và
động sản.
Hợp đồng, văn bản bảo lãnh của bên thứ 3 (nếu có).
1.2.4.2. Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn
Các nội dung chính phải đánh giá xem xét, thẩm định là:
- Năng lực pháp lý của khách hàng.
Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định tính pháp lý của các giấy tờ có liên quan
như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty,
giấy chứng nhận đăng ký thuế… và các giấy tờ có liên quan khác.
- Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
Tiến hành phân tích, đánh giá về ngành nghề được cấp phép của doanh nghiệp,
các sản phẩm đầu ra chủ yếu của doanh nghiệp, và thị phần trong thị trường sản phẩm

đầu ra. Phân tích về mạng lưới phân phối sản phẩm đầu ra…
- Mô hình tổ chức; bố trí lao động.
Tiến hành xem xét quy mô hoạt động của công ty, về cơ cấu tổ chức hoạt động
sản xuất kinh doanh, về số lượng và trình độ lao động trong công ty, cơ cấu lao động
trực tiếp và gián tiếp trong tổng số lao động của công ty.
- Quản trị điều hành;
Xem xét đánh giá trình độ chuyên môn, đạo đức người lãnh đạo
Trình độ quản trị điều hành doanh nghiệp của người lãnh đạo cũng như ban giám
đốc.
Uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp.
Khả năng nắm bắt sự thay đổi của thị trường và ứng biến với những bất thường
xảy ra…
- Quan hệ khách hàng với các Tổ chức tín dụng.
Tiến hành điều tra, xem xét xem doanh nghiệp đã có quan hệ với những tổ chức
tín dụng nào và mối quan hệ đó là tốt hay xấu, doanh nghiệp có các khoản nợ không
lành mạnh với các tổ chức tín dụng khác hay không…
- Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng.
Đầu tiên phải tiến hành kiểm tra, thẩm định tính chính xác của các số liệu mà
khách hàng cung cấp, như các báo cáo tài chính có kiểm toán hay chưa, chế độ kế toán
và nguyên tắc hạch toán mà doanh nghiệp áp dụng…
Sau đó tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty, như các chỉ tiêu về
khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp, về rủi ro của
doanh nghiệp.
Phân tích nhứng tồn tại và nguyên nhân của chúng trong hoạt động của doanh
nghiệp
1.2.4.3. Thẩm định dự án đầu tư
Với các nội dung chính phải thẩm định bao gồm:
- Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án.
- Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự
án.

+ Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án
+ Đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm
+ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án
+ Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
+ Đánh giá, dự kiển khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
- Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.
- Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật;
+ Địa điểm xây dựng
+ Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án
+ Công nghệ, thiết bị
+ Quy mô, giải pháp xây dựng
+ Môi trường, phòng cháy chữa cháy

- Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn.
+ Tổng vốn đầu tư dự án
+ Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án
+ Nguồn vốn đầu tư
- Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
Trên cơ sở những nội dung đánh giá, phân tích trên, cán bộ thẩm định phải thiết
lập các bảng tính toán hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án làm cơ sở cho việc
đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản, yêu cầu bắt buộc
phải thiết lập, hoàn chỉnh kèm theo báo cáo thẩm định gồm:
+ Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ)
+ Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
1.2.4.4. Phân tích rủi ro, các biện pháp giảm thiểu rủi ro
Đây là quá trình phân tích, đánh giá, nhận định các rủi ro thường xảy ra trong
quá trình thực hiện đầu tư và sau khi đưa dự án vào hoạt động; đưa ra biện pháp phòng
ngừa, giảm thiểu theo các loại rủi ro thường hay xảy ra như:
- Rủi ro cơ chế chính sách.

Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi hay
địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: Các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu
hóa, tư hữu hóa… và các chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án.
- Rủi ro xây dựng, hoàn tất.
Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu
chuẩn thực hiện. Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của ngân
hàng.
- Rủi ro về thị trường, thu nhập và thanh toán.
Bao gồm: Thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm,
dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp
lại các khoản chi phí của dự án.
- Rủi ro về cung cấp.
Dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính với số lượng,
giá cả và chất lượng như dự tính ban đầu để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm
bảo khả năng trả nợ.
- Rủi ro về kỹ thuật và vận hành.
Đây là loại rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp
với các thông số thiết kế ban đầu.
- Rủi ro môi trường và xã hội.
Đây là những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường xã hội và người dân
xung quanh khu vực đặt dự án.
- …
1.2.4.5. Lập báo cáo thẩm định
Tùy theo đặc điểm và tính chất của từng dự án, khách hàng vay vốn, cán bộ thẩm
định có thể linh hoạt đưa ra phân tích, đánh giá, đề xuất. Tuy nhiên phải đảm bảo có các
nội dung sau:
* Giới thiệu về khách hàng và dự án đề nghị vay vốn.
Tên, địa chỉ của khách hàng, tư cách pháp nhân và năng lực pháp lý…
Những nội dung chính của dự án: Tên dự án, tổng mức đầu tư, mục đích đầu tư…
Đề nghị của khách hàng vay vốn.

* Kết quả thẩm định về hồ sơ pháp lý và khách hàng vay vốn.
Nêu kết quả của việc thẩm định hồ sơ pháp lý: Nhận xét về hồ sơ pháp lý, tình hình
tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nêu kết quả của việc thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng: Nêu tóm tắt số
liệu về tình hình hoạt động, về kết quả và đánh giá nhận xét về năng lực tài chính của
khách hàng.
Nêu kết quả đánh giá chung về khách hàng, như kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, tình hình tài chính. Những đặc điểm của ban lãnh đạo, bộ máy quản lý… quan hệ
của khách hàng với các Tổ chức tín dụng và với ngân hàng…
* Kết quả thẩm định dự án đầu tư. Bao gồm:
Giới thiệu về dự án đầu tư.
Kết quả thẩm đinh về vốn đầu tư và các phương pháp nguồn vốn.
Kết quả thẩm định về mặt thị trường và khả năng tiêu thụ .
Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên nhiên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự
án.
Kết quả đánh giá về phương diện kỹ thuật của dự án.
Đánh giá về phương diện tổ chức và và quản lý điều hành của dự án.
Đánh giá về phương diện hiệu quả tài chính của dự án.
* Báo cáo kết quả thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay.
* Phân tích và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro.
* Tổng hợp đánh giá dự án trên hai mặt chính: Những thuận lợi và khó khăn mà dự
án có thể gặp
1.2.4.6. Lưu trữ hồ sơ tài liệu
Sau khi tiến hành thẩm định xong, cán bộ thẩm định phải tiến hành lưu trữ hồ sơ
cần thiết để quản lý, theo dõi, phục vụ công tác thẩm định các dự án khác sau này. Các
tài liệu cần lưu lại phòng thẩm định bao gồm:
- 01 bản Báo cáo thẩm định dự án và các bàng tính toán kèm theo.
- Hồ sơ vay vốn (nếu được gửi riêng 1 bộ) hoặc các bản phô tô tự chụp lại nếu
thấy cần thiết.
- Các thông tin cần thết có thể dùng để phục vụ công tác thẩm định các dự án

khác sau này.
1.2.5. Nội dung thẩm định dự án đầu tư.
1.2.5.1. Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án
- Mục tiêu đầu tư của dự án.
- Sự cần thiết đầu tư của dự án.
- Quy mô đầu tư: Công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và
dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án.
- Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác
nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí: Vốn
cố định và vốn lưu động); phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở
hữu: Vốn tự có, vốn được cấp hay vốn vốn vay…
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án
1.2.5.2. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án
Có thể nói thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò
quyết định tới sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư. Do đó, đây là nội dung
mà các cán bộ thẩm định xem xét đánh giá khá kỹ khi thẩm định dự án đầu tư. Các nội
dung chính cần xem xét, đánh giá gồm:
* Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án. Với các nội dung chính là:
- Phân tích, đánh giá quan hệ cung cầu đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự
án đầu tư.
- Định dạng sản phẩm của dự án, đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ
đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế tính đến
thời điểm thẩm định dự án đầu tư.
- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu trong tương lai đối với sản
phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, dự đoán mức tiêu thụ có thể gia tăng hàng năm của thị
trường trong nước cũng như khả năng xuất khẩu sản phẩm của dự án, khi phân tích phải
chú ý liên hệ với các số liệu trong quá khứ, và tính tới khả năng sản phẩm của dự án bị thay
thế bởi các sản phẩm khác cùng loại.
Trên cơ sở phân tích các nội dung như trên mà cán bộ thẩm định đưa ra nhận xét
về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm đầu ra của dự án, và nhận định về sự cần thiết

cũng như tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện đã nêu.
* Đánh giá về cung sản phẩm.
Cán bộ thẩm định phải đánh giá được nguồn cung sản phẩm hiện tại cũng như
trong tương lai.
- Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện có của
sản phẩm dự án là như thế nào. Số lượng tự sản xuất trong nước thế nào? Số lượng
nhập khẩu ra sao. Và phải đánh giá xem việc nhập khẩu là do trong nước không sản
xuất đủ hay là do sản phẩm nước ngoài có ưu thế hơn so với sản phẩm trong nước.
- Phải dự đoán được biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án
khác có thể tham gia vào thị trường sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án có thể làm giảm
thị phần tiềm năng của sản phẩm dự án.
- Số lượng nhập nhẩu trong những năm qua và dự đoán khả năng nhập khẩu
trong thời gian tới, đồng thời phải dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập
khẩu trong điều kiện hội nhập hiện nay, đến thị trường sản phẩm của dự án.
Qua những phân tích dự đoán phải thiết lập được số liệu dự kiến về tổng cung,
cũng như tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ của dự án.
* Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.

×