Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tình hình hoạt động xuất khẩu khoáng sản tại Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.57 KB, 42 trang )

Tình hình hoạt động xuất khẩu khoáng sản tại Công ty cổ phần
tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản
và thương mại VQB
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB được
thành lập vào ngày giải phóng thủ đô Hà Nội 10 tháng 10 năm 2005,
hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009491 do
Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày 07 tháng 10 năm 2005
Ngày 06/09/2005 tại trụ sở Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim hợp
đồng liên doanh thành lập Công ty Cổ phần sản xuất thiếc và khoáng
sản tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào số 09/VML-BACISCO được ký
kết giữa 2 pháp nhân là viện nghiên cứu mỏ và luyện kim và Công ty Cổ
phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình.
* Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim:
Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim là viện nghiên cứu chuyên ngành,
thuộc Bộ Công nghiệp Việt Nam, được thành lập năm 1967.
Chức năng của Viện là nghiên cứu kim loại màu quý hiếm, thiết kế,
chế tạo thiết bị cơ khí, máy thiết bị khai thác mỏ, thiết kế xây dựng, tư
vấn đầu tư các công trình mỏ…
Hiện nay Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim cung cấp cho Công ty
Cổ phần Tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB một đội ngũ chuyên
viên bao gồm các tiến sỹ, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh
vực luyện kim, khai thác khoáng sản và chế tạo thiết bị mỏ.
* Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba đình là Doanh nghiệp NN cổ
phần hóa theo quyết định thành lập số 3881/QĐ-UB ngày 04 tháng 08
năm 2000 của UBND thành phố Hà Nội.
Sau 5 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình
đã đạt được những bước tăng trưởng đáng kể. Từ số vốn khiêm tốn


ban đầu đến nay Công ty đã có một giá trị Tài sản và số vốn tương
đương 102 tỷ VNĐ, đồng thời Công ty cũng khẳng định được tên tuổi
của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước. Hiện nay, Công ty
đã tham gia vào 4 Công ty Liên doanh, nắm giữ cổ phần của một số
công ty trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và các lĩnh vực khác.
2.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
- Công ty Cổ phần tập đoàn Khoáng sản và thương mại VQB hoạt
động trong các lĩnh vực chính như:
+ Khai thác, chế biến khoáng sản, XNK khoáng sản, tuyển khoáng,
luyện kim, gia công nấu đúc kim loại và hợp kim.
+ Dịch vụ tư vấn đầu tư trong nước và ngoài nước
+ Kinh doanh Bất động sản, nhà ở, văn phòng, khách sạn, nhà
hàng,….
Hoạt động của Công ty hướng tới mục tiêu là đa dạng hóa hoạt
động kinh doanh của Tổng công ty theo hướng một công ty thương mại
quốc tế, tạo thêm lợi nhuận cho Tổng công ty nói riêng và Nhà nước nói
chung thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại.
Công ty cũng góp phần tạo thêm nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước và
giải quyết một phần ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu xăng dầu của
Tổng Công ty. Dựa vào các thế mạnh của mình Công ty có khả năng tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế
đất nước thông qua kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công, đầu tư mở
rộng sản xuất và sản xuất những mặt hàng theo yêu cầu của thị trường,

2.1.1.3. Phạm vi hoạt động
Trong nước:
-Tổ chức kinh doanh các mặt hàng nội địa, các mặt hàng nhập khẩu
nhằm phục vụ cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
-Liên doanh liên kết với các đơn vị khác nhằm mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh trong nước.

-Nhận thực hiện các dịch vụ, giao dịch mua bán xuất nhập khẩu
theo yêu cầu của khách hàng.
Kinh doanh với nước ngoài:
Xuất khẩu thiếc và antimony sang thị trường như Malaixia, Nhật
Bản,…
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và
thương mại VQB
Tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và
thương mại VQB là sự kết hợp giữa quản lý theo chức năng về thương
mại; quản lý tập trung về tài chính, vốn và quản lý tập trung theo chế độ
giám đốc ủy quyền trong một số lĩnh vực cho phó giám đốc và các
phòng ban trực thuộc. Cấu trúc của Công ty được xây dựng theo định
hướng kinh doanh thương mại, tạo sự năng động và tính cạnh tranh về
tính hiệu quả ngay trong nội bộ Công ty, Ban Giám đốc trực tiếp tham
gia vào quy trình tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quy mô và phương thức hoạt
động của mình, Công ty đã xây dựng Bộ máy tổ chức như sau:
Bảng 2.1: Bộ máy tổ chức và quy mô nhân sự của Công ty Cổ phần tập
đoàn khoáng sản và thương mại VQB
STT Cơ cấu Số lượng người
1 Ban Giám Đốc Tổng giám đốc: 01 người
Phó Tổng giám đốc: 01 người
2 Kế toán 05 người
3 Kinh doanh 04 người
4 Thủ quỹ 01 người
5 Lái xe 02 người
6 Chuyên gia 02 người
7 Công nhân 14 người
8 Lớp học nghề 21 người
9 Tạp vụ 02 người

Tổng số 53 người

(Nguồn Bản giới thiệu lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ
phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB)
Biểu 1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức của Công ty
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Chi nhánh Hưng yên
Chi nhánh ở Lào
Phòng
Tổng hợp
Nhìn chung cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty và chi nhánh là rất
gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được tính tập trung, thống nhất, có tinh
thần đoàn kết, có ý thức trách nhiệm và nhất quán giữa các phòng ban,
giữa Công ty và chi nhánh của mình ở Hưng Yên và Lào.
* Nhiệm vụ của các phòng ban chính của Công ty:
Phòng Tổng hợp: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám
đốc trong tất cả các lĩnh vực: tổ chức hành chính nhân sự và thực hiện
các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám
đốc trong tất cả các lĩnh vực: kinh doanh XNK, mở rộng thị trường trong
và ngoài nước, cộng tác quan hệ với khách hàng và thực hiện các
nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công
Phòng kế toán: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám
đốc trong tất cả các lĩnh vực: tài chính kế toán và thực hiện các nhiệm
vụ khác do Tổng giám đốc phân công.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty Cổ phần tập
đoàn khoáng sản và thương mại VQB từ năm 2006 đến 2008

Công ty chính thức có kì hạch toán đầu tiên kể từ ngày 01/01/2006.
Do đặc tính kinh doanh thuần tuý về thương mại, thị trường của Công ty
rất cạnh tranh về giá và thông tin tương đối hoàn hảo, tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu là khá tốt. Trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, thời gian
luân chuyển hàng hoá và thời gian thanh toán lâu theo thông lệ quốc tế
nên hệ số quay vòng vốn chưa cao, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu
chi nhánh khá cao. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các
năm 2006,2007,2008 được đánh giá là khả quan (Xem Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
Các chỉ tiêu 2006 2007 2008
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Doanh thu bán hàng Xuất khẩu
31167
26564
33919
28007
37294
34741
2. Các khoản giảm trừ.
- Thuế TTĐB, Thuế XK, GTGT theo
phương pháp trực tiếp phải nộp
461 522 672
3. Doanh thu thuần 30706 33397 36622
4. Giá vốn 29559 32278 35287
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp
dịch vụ
1047 1119 1335
6. Doanh thu hoạt dộng tài chính 13 17 12
7. Chi phí tài chính 50 62 43

8. Chi phí bán hàng và quản lý 658 729 782
9. Lợi nhuận từ hoạt dộng kinh doanh 352 345 522
10. Thu nhập khác 2
11. Lợi nhuận khác 2
12. Lợi nhuận sau thuế 352 357 522
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương
mại VQB)
Nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty qua các năm là tương
đối tốt và ổn định. Điều này khẳng định khả năng cạnh tranh và phát
triển mở rông hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc đạt được doanh
thu cao đồng nghĩa với việc Công ty có điều kiện giảm tỷ lệ chi phí cố
định và tăng tỷ suất lợi nhuận.
Với tổng doanh thu năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 31167, 33919,
37294 (triệu đồng) điều này phản ánh đúng nỗ lực của Công ty trong
việc tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu khoáng sản. Đây là mặt hàng kinh
doanh chủ lực của chi nhánh hiện tại và trong thời gian tới. Phần doanh
thu còn lại là doanh thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá và dịch vụ
trong nước. Với phương châm là bảo toàn vốn và kinh doanh có hiệu
quả, Công ty đã thực hiện công việc kinh doanh với nỗ lực lớn và kết
quả kinh doanh cũng như tình hình vốn qua các năm đã chứng minh
điều đó (Xem Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời vốn của Công ty
ĐVT: %
Các chỉ tiêu
2006 2007 2008
1. Tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu thuần 3,41 3,35 3,65
2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu
thuần
1,15 1,04 1,43
3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn CSH 3,52 3,47 5,22

(Nguồn:B/C TC của PITCO-Chi nhánh Hà Nội)
Nhìn chung kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm là khả
quan. Tỷ suất lợi nhận trên doanh thu của công ty là khá cao, ổn định và
có mức tăng trưởng đều theo các năm. Điều này chứng tỏ tình hình tài
chính của Công ty đang tăng trưởng theo chiều hướng tích cực.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của Công ty liên tục tăng trưởng với
mức cao và ổn định trong các năm 2006, 2007, 2008. Thêm vào đó tỷ
suất lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu của Công ty là khá cao từ 3,52%
năm 2006 đến 5,22% năm 2008. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng
vốn của Công ty là khá cao, phản ánh sự nỗ lực của tất cả cán bộ công
nhân viên của Công ty.
2.1.4. Tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần khoáng sản
và thương mại VQB, giai đoạn 2006- 2008
* Kim ngạch và giá trị xuất khẩu
Trong hoạt động kinh doanh của Công ty thì hoạt động xuất khẩu
thiếc là hoạt động kinh doanh chính, chiếm phần lớn doanh thu trong
hoạt động kinh doanh của Công ty hiện nay. Công ty chủ yếu xuất khẩu
khoáng sản Thiếc (Sn) sang các thị trường như Malaixia, Nhật Bản,…
Bảng 2.4: Kim ngạch và giá trị xuất khẩu của Công ty qua các năm
Số liệu năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Kim ngạch(Tấn) 324 474 581,66
Giá trị (nghìn USD) 4.514,838 6.605,042 8.131,789
( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương
mại VQB)

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, ta nhận thấy rằng, thị trường
Malayxia vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu nhiều nhất về mặt
kim ngạch xuất khẩu, chiếm 63,4%. Tuy nhiên tỷ trọng này đã giảm đi so
với năm 2007 (72%). Điều này rất dễ hiểu bởi thị trường Nhật Bản và
các thị trường Đông Âu là các thị trường có nhu cầu rất lớn về mặt hàng

thiếc thỏi. Mặt khác, để có thể phát triển thành một Công ty hàng đầu
trong lĩnh vực khai khoáng, thì mục tiêu của Công ty là mở rộng thị
trường xuất khẩu.
Về giá trị xuất khẩu tăng dần qua các năm từ 4.514.838 USD (năm
2006) lên 6.605.042 USD (năm 2008). Nguyên nhân do sự lãnh đạo
sáng suốt của Ban lãnh đạo cũng như sự nhiệt tình, chăm chỉ làm việc
của công nhân viên Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương
mại VQB đã đưa sản lượng xuất khẩu tăng cao kéo theo giá trị xuất
khẩu cũng tăng. Tuy giá kim loại trên thị trường kim loại màu London
(LME) luôn biến động từng ngày, từng giờ nhưng Công ty luôn chuẩn bị
sẵn sàng ở thế chủ động để đối phó với những tình huống khó khăn
nhất. Có thể nói để có được kết quả đáng mừng này là cả sự nỗ lực lớn
của cả một tập thể chứ không riêng gì cá nhân nào.
* Các thị trường xuất khẩu chính của Công ty
- Thị trường Malayxia
Nói tới Malaysia không thể không nhắc tới ngành khai khoáng của
nước này. Ngành này ở Malaysia có truyền thống từ lâu đời và được tập
trung khai thác theo quy mô lớn trong giai đoạn nước này là thuộc địa.
Khi Malaysia giành được độc lập ngành này vẫn là một trong những
ngành kinh tế lớn. Malaysia là nước có trữ lượng thiếc lớn trên thế giới.
Hiện nay thị trường Malaysia là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho
mặt hàng thiếc thỏi của Công ty. Thị trường này chiếm tới 67% tổng kim
ngạch xuất khẩu thiếc thỏi của Công ty. Các khách hàng của Công ty tại
Malaysia là: Synn Lee Company SDN BHN, Syarikat Chua Lee Rubber
SND BHD, Kazen Tetsu SDN BHO. Trong số này thì công ty Synn Lee
Company SDN BHN là khách hàng lớn nhất của Công ty.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Malaysia với mặt hàng
thiếc thỏi là hơn 5,4 triệu USD. Và trong thời gian tới Công ty vẫn luôn
chú trọng mối quan hệ với các khách hàng thuộc thị trường trọng yếu
này để có thể đạt kết quả kinh doanh khả quan hơn trong những năm

tiếp theo.
- Thị trường Nhật Bản
Thị trường Nhật Bản chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu thiếc, đạt giá
trị hơn 2,1 triệu USD. Đây là thị trường đầy tiềm năng của Công ty. Hiện
tại, lượng thiếc xuất khẩu của Công ty vào thị trường này còn khá khiêm
tốn so với nhu cầu ngày càng cao của Nhật Bản. Song, trong một vài
năm tới, thị trường này sẽ là thị trường chủ yếu của Công ty. Khách
hàng của Công ty tại Nhật Bản là Công ty Tetsusho Kayaba.
Bảng 2.5: Bảng số liệu về thị trường xuất khẩu thiếc năm 2007
Các thị trường Giá trị ( USD) Tỷ trọng (%)
Malaysia 4.870.005 73 %
Nhật Bản 1.199.812 18 %
Các thị trường khác 535.225 9 %
( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB)
Bảng 2.6: Bảng số liệu về thị trường xuất khẩu thiếc năm 2008
Các thị trường Giá trị ( USD) Tỷ trọng (%)
Malaysia 5.443.067 67 %
Nhật Bản 2.133.400 26 %
Các thị trường khác 555.322 7 %
( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB)
Dựa vào biểu đồ 2.3 và 2.4 ở trên về thị trường xuất khẩu của
Công ty, Malayxia vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu nhiều nhất
73 % (năm 2007) và 67 % (năm 2008). Năm 2008 tỷ trọng xuất khẩu
sang Malaixia đã giảm đi so với năm 2007 vì thị trường Nhật Bản và các
thị trường Đông Âu, Trung Quốc… là các thị trường có nhu cầu rất lớn
về mặt hàng thiếc thỏi và nhu cầu này đang có xu hướng tăng. Mặt
khác, để có thể phát triển thành một Công ty hàng đầu trong lĩnh vực
khai khoáng, thì mục tiêu của Công ty là mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trong những năm tới thị trường Malayxia vẫn sẽ là thị trường chiếm tỷ
trọng xuất khẩu chủ yếu của Công ty, nhưng tỷ trọng xuất khẩu vào thị

trường này sẽ dần giảm đi do chiến lược của Công ty cũng như sự tăng
trưởng của các thị trường tiềm năng khác.
* Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Hiện nay Công ty chủ yếu xuất khẩu mặt hàng Thiếc (Sn 99,75 %
và 99,95 %) (chiếm hơn 90% sản phẩm xuất khẩu của Công ty) ngoài
ra còn có mặt hàng Antimony. Các tiêu chuẩn về hàm lượng Thiếc xuất
khẩu được tuân theo tiêu chuẩn như bảng 2.7 dưới đây:
Bảng 2.7: Các sản phẩm thiếc xuất khẩu của
Công ty cổ phần tập đòan khoáng sản và thương mại VQB
Mác
thiếc
Hàm
lượng Sn
không nhỏ
hơn
Hàm lượng tạp chất không lớn hơn
Tổng
tạp chất
As Fe Cu Pb Bi Sb S
Sn
99,950
99,950 0,007 0,005 0,005 0,01 0,02 0,005 0,003 0,05
Sn
99,906
99,906 0,01 0,009 0,01 0,04 0,015 0,015 0,0 0,094
Sn
99,750
99,750 0,025 0,02 0,03 0,02 0,03 0,02 0,02 0,025
Sn
99,565

99,565 0,03 0,02 0,03 0,25 0,05 0,05 0,02 0,435
Sn
98,490
98,490 0,03 0,02 0,10 1,00 0,06 0,03 0,02 1,51
Sn
96,430
96,430 0,05 0,02 0,10 3,00 0,10 0,03 0,02 3,570
(Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại
VQB )
2.2. Thực trạng thực hiện quy trình hoạt động xuất khẩu khoáng sản tại Công ty
cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB

×