Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.7 KB, 40 trang )

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 2009
I. BỐI CẢNH KHÁCH QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH
1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Thanh Hóa
Điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực
Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
• Vị trí địa lý:
Thanh hóa là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 153 km về
phía Nam, có tọa độ địa lý từ 19
o
18 – 22
o
00 vĩ độ Bắc và 104
o
22 – 106
o
04 kinh độ
Đông; phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ
An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDC nhân dân Lào; phía Đông giáp Vịnh
Bắc Bộ. Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 24
huyện, với tổng diện tích tự nhiên 11.134,73 km
2
; dân số trung bình năm 2007 khoảng
3,7 triệu người, chiếm 3,4% diện tích và 4,3% dân số cả nước. Về vị trí địa lý kinh tế,
chính trị Thanh Hóa có nhiều điểm nổi bật như:
Nằm ở cửa ngõ giao lưu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, giữa vùng KTTĐ
Bắc Bộ với vùng KTTĐ Trung Bộ, đồng thời nằm trên các tuyến giao lưu quan trọng
của hệ thống đường quốc tế và quốc gia như tuyến đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A,
quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng Trung du Miền núi của tỉnh, có đường


217 nối Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của Lào… nên có nhiều điều kiện để phát triển.
Thanh Hóa có đường biên giới chung với nước CHDCND Lào dài trên 190 km, có cửa
khẩu Na Mèo được quy hoạch xây dựng thành Khu kinh tế cửa khẩu thời kỳ 2008 –
2015 (Quyết định số 52/2005/QĐ – CP của Chính phủ) đây là lợi thế lớn để Thanh Hóa
phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng hợp tác và giao lưu thương mại quốc tế thông qua
hệ thống các tuyến đường xuyên á trong khu vực.
Trong lương lai vùng KTTĐ Bắc Bộ có khả năng sẽ được mở rộng không gian về
phía Nam (đến Thanh Hóa) tạo cơ hội để Thanh Hóa thu hút đầu tư phát triển nhanh
hơn. Đặc biệt Thanh Hóa có khu kinh tế Nghi Sơn, tại đây ngoài Khu liên hợp lọc hóa
dầu (công trình trọng điểm quốc gia), khu cảng Nghi Sơn tương lai sẽ là cảng nước sâu
lớn ở phía Bắc, nhiều công trình kinh tế lớn khác sẽ được xây dựng mở ra cơ hội phát
triển mới, tạo bước đột phá trong tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và
CDCCNCN nói riêng của tỉnh.
Đặc điểm địa hình tỉnh Thanh Hóa đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và
chia thành ba vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du; vùng đồng bằng chiếm 17,1% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh, tương đối bằng phẳng nhiều tiếm năng cho phát triển công nghiệp;
vùng ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng cảng và phát triển dịch vụ vận tải sông, biển.
• Tài nguyên thiên nhiên chính: Thanh hóa là một tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng và
phong phú, đây là tiềm năng lớn tác động trực tiếp tới khả năng phát triển công nghiệp
của tỉnh, cần được khai thác bền vững và lâu dài.
Tài nguyên đất: theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng của FAO – UNESCO, Thanh hóa
có 8 nhóm đất chính và 20 loại đất khác nhau với số liệu kết quả kiểm kê đất tháng
01/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường như sau
Bảng 2.1.1 : Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2007
Mục đích sử dụng
2000 2007
Tăng/
giảm
( +/- )

Diện tích
(1000 ha)
%
Diện tích
(1000 ha)
%
Tổng diện tích tự nhiên 1114.9 100.0 1113.47 100.0 -1.43
Diện tích đã sử dụng 791.7 71.01 978.34 87.9 186.64
Đất nông nghiệp 665.3 59.67 822.36 73.9 157.06
Đất phi nông nghiệp 126.45 11.34 155.98 14.0 29.53
Đất chưa sử dụng 318.9 28.60 135.13 12.1 -183.77
Đất mặt nước 4.3 0.39 3.20 0.3 -1.10
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa.
Nhìn chung hầu hết diện tích đất bằng ở Thanh Hóa đã được khai thác sử dụng vào
sản xuất công nghiệp nhưng vẫn còn khiêm tốn. Do đó trong thời gian tới thực hiện
chuyển đổi cơ cấu công nghiệp cần kết hợp đầu tư chiều sâu để nâng cao hệ số sử dụng
đất, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều tiềm năng về đất đai và nguồn nước thuận lợi.
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hóa khá phong phú về chủng loại và đa dạng về
cấp trữ lượng. Hiện tại toàn tỉnh có tới 257 mỏ và điểm quặng, với 42 loại khoáng sản,
trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như: Crom, đá ốp lát, đô lô mít,
chì lẽm, thiếc, vonfram, antimoan, đá quý, titan. Nhiều mỏ có trữ lượng lớn và phân bố
tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp như đá vôi, đất sét làm xi măng.
Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp khai khoáng, công
nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng… Ngoài ra, còn có nhiều loại
khoáng sản khác như đồng, Asen, sét trắng, cát thủy tinh, đá xây dựng, than đá và than
bùn… tuy trữ lượng không lớn nhưng có giá trị cao, có thể khia thác ở quy mô nhỏ
phục vụ phát triển công nghiệp địa phương.
Tài nguyên nước và thủy năng
Trên địa bàn Thanh Hóa có 4 hệ thống sông lớn là sông Mã, sông Yên, sông Hoạt,

sông Bạng và 173 sông suối nhỏ, các sông thuộc hế thống sông Mã là sông Chu, sông
Bưởi, sông Cầu Chày, có tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km
2
,
tổng lượng nước trung bình hàng năm từ 20 – 21 tỷ m
3
tạo ra một mạng lưới thủy văn
dày đặc và phân bố khá đều trên địa bàn. Không chỉ có nguồn nước mặt, nguồn nước
ngầm của tỉnh khá phong phú, thuộc hai dạng chính là nước ngầm lỗ hổng trong các
tầng trầm tích và nước trong các tầng chứa khe nứt. Do hệ thống sông suối ở Thanh
Hóa khá dày, trong đó có một số sông lớn, lưu vực rộng (nhất là hệ thống sông Mã) bắt
nguồn từ những vùng núi cao, nhiều thác ghềnh nên Thanh Hóa có tiềm năng phát triển
thủy điện khá lớn. Riêng hệ thống sông Mã có trữ năng lý thuyết tới 12 tỉ KWh với
nhiều bậc thang có thể khai thác thủy điện. Đây là nguồn năng lượng sạch cần được
ngành công nghiệp điện nước của tỉnh và cả nước chú trọng đầu tư khai thác phục vụ
nhu cầu điện năng của ngành sản xuất công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội
toàn tỉnh nói chung.
Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực
Thanh Hóa là một tỉnh đông dân và có nguồn lao động dồi dào vừa đáp ứng cho nhu
cầu phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN nói riêng, vừa là thị trường tiêu thụ rộng
lớn các sản phẩm của ngành. Năm 2008, dân số của tỉnh đã trên 3,7 triệu người, chiếm
xấp xỉ 34,6% dân số vùng Bắc Trung Bộ, và 4,5% dân số cả nước. Dân số trong độ tuổi
lao động của tỉnh năm 2008 là 2.421,03 ngàn người, chiếm 65,5% tổng dân số; số lao
động đang làm việc trong các ngành KTQD là 2.109 ngàn người, chiếm 89% lao động
trong độ tuổi Với cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt, trình độ học vấn ngày càng
được nâng cao, đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội xủa tỉnh trong 10 – 15 năm tới, đặc biệt đó là lợi thế trong phát
triển và phân bố những ngành công nghiệp – TTCN sử dụng nhiều lao động.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 -
2010

Tốc độ tăng trưởng và quy mô nền kinh tế
Trong hơn 20 năm đổi mới, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, kinh tế
của tỉnh Thanh Hoá đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân
được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005,
2006 – 2010, kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển khả quan. Tốc độ tăng trưởng bình
quân 2001-2005 là 9,1%/năm và 11,5% giai đoạn 2006-2010; trong đó nông lâm nghiệp
và thủy sản tăng 4,2%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 15,8%/năm và dịch vụ tăng
12,2%/năm. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu hướng tăng
dần vào các năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm, tạo đà tăng trưởng thuận lợi cho thời kỳ tiếp
theo. Về quy mô nền kinh tế, do xuất phát điểm thấp, nên hiện tại quy mô nền kinh tế
tỉnh Thanh Hóa còn chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng phát triển của tỉnh; thu
nhập dân cư thấp, đời sống dân cư, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng xa còn nhiều khó
khăn. Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt gần 7 triệu đồng (tính theo giá thực tế),
chỉ bằng 51% mức trung bình của cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn không lớn, chỉ
đáp ứng dưới 50% nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh.
Bảng 2.1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo khu vực kinh tế thời kỳ 2001 – 2010
Đơn vị: Tỷ đồng, giá CĐ 94.
Chỉ tiêu 2000 2005
DK
2010
Tăng BQ (%/n.)
2001-
2010
2001-
2005
2006-
2010
Tổng GDP 7700.8 11910.0 20.563.0 10,3 9.1 11.5
- Quốc doanh 2087.5 3321.0 4738.0 8,5 9.7 7,4

- Ngoài quốc doanh 5247.0 7826.0 13725.0 10,1 8.3 11,9
- Đầu tư nước ngoài 366.3 763.0 2100.0 19,1 15.8 22,4
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa và số liệu Sở KH & ĐT
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cũng tăng dần qua các năm phù
hợp với định hướng phát triển của tỉnh là đẩy nhanh phát triển và tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế thời kỳ 2001 – 2010
Đơn vị: %
Năm 2000 Năm 2005 Hết năm 2009 - dự kiến 2010
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH & ĐT
Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
• Cơ cấu ngành:
Cùng với tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá cũng từng bước chuyển
dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP ngày càng
tăng lên. Năm 2008, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông lâm nghiệp - công nghiệp, xây
dựng - dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh là 29,9% - 36,1% - 34,0% so với 32,3% -
34,6% - 33,1% năm 2005 và 39,6% - 26,6% - 33,8% (năm 2000); dự kiến năm 2010,
các con số tương ứng là 24,1% - 40,6% - 35,3%. Nền kinh tế của tỉnh đang hình thành
rõ nét cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đây là một kết quả đáng
khích lệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế của tỉnh
chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịch chưa nhanh và còn phụ thuộc nhiều
vào nguồn đầu tư từ Ngân sách Trung ương. Những năm qua tỷ trọng khu vực công
nghiệp – xây dựng đạt khá cao, nhưng phần đóng góp của ngành xây dựng là khá lớn
nên tác động của ngành công nghiệp đối với nền kinh tế của Tỉnh còn hạn chế. Do đó
cần đẩy nhanh việc thực hiện CDCCNCN sao cho có hiệu quả nhất trong giai đoạn tới.
• Cơ cấu lãnh thổ
Cơ cấu thành thị và nông thôn: Hiện nay 67,2% số lao động của Thanh Hóa làm
việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với gần 90% dân số sống ở khu vực nông thôn,
nhưng tổng giá trị gia tăng của khu vực nông lâm nghiệp chỉ chiếm 28,4% trong GDP
của tỉnh. Điều đó cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông lâm

nghiệp sang các lĩnh vực khác diễn ra rất chậm. Mức chênh lệch về thu nhập giữa lao
động nông lâm nghiệp với lao động trong các ngành nghề khá cao, khoảng cách giàu
nghèo giữa thành thị và nông thôn cũng ngày càng lớn.
Cơ cấu vùng: kinh tế các vùng đều tăng trưởng nhanh nhưng đang có xu hướng tập
trung cao ở các vùng đồng bằng và ven biển nơi có nhiều thuận lợi về điều kiện tự
nhiên và cơ sở hạ tầng để phát triển đặc biệt là với các ngành công nghiệp và dịch vụ.
• Cơ cấu thành phần kinh tế
Với chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và chuyển đổi
mô hình quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh đã
chuyển dịch phù hợp dần với cơ chế thị trường. Khu vực quốc doanh tỷ trọng trong
GDP tiếp tục giảm dần từ 27,6% năm 2000 xuống còn 25,4% năm 2007 và dự kiến 23%
năm 2010. Khu vực ngoài quốc doanh, tỉnh đã huy động được nguồn lực đáng kể trong
dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực nên thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh phát triển năng động hơn. Tỷ trọng năm 2005 chiếm 68,1% cao hơn
so với mức trung bình cả nước (45,7%) và đang có tác động lớn đến nền kinh tế, dự
kiến năm 2010 chiếm tỷ trọng 70%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mới được hình
thành và phát triển nên còn chiếm tỷ trọng thấp năm 2010 dự kiến chiếm 7,0%, tuy
nhiên đây sẽ là tác nhân không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế cũng nhu riêng ngành
công nghiệp của tỉnh trong tương lai.
Bảng 2.1.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng; %
Chỉ tiêu 2000 2005 Dự kiến 2010
Tổng GDP (giá hh) 9.961,8 18.745,0 34.544,0
1. Cơ cấu theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0
- Nông lâm nghiệp và thủy sản 39,6 31,6 24,1
- Công nghiệp và xây dựng 26,6 35,1 40,6
- Dịch vụ 33,8 33,3 35,3
2. Cơ cấu theo khu vực kinh tế
- Quốc doanh 27,6 27,8 23,0
- Ngoài quốc doanh 68,8 68,1 70,0

- Vốn đầu tư nước ngoài 3,6 4,1 7,0
Nguồn: Số liệu Thống kê tỉnh Thanh Hóa, Sở KH & ĐThanh Hóa.
Nhìn chung cơ cấu kinh tế của Thanh Hóa thời gian qua có sự chuyển dịch quan
trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lao động theo
hướng phát huy lợi thế so sánh của tỉnh trong từng ngành, từng lĩnh vực. Sự chuyển
dịch này đã đi đúng hướng góp phần đảm bảo cho nền kinh tế tỉnh phát triển nhanh phù
hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình CNH – HĐH. Tuy nhiên, tỉnh cần có những chính
sách và giải pháp tích cực để tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ
đồng thời giảm dần mức chênh lệch bảo đảm phát triển bền vững giữa các vùng miền
trong tỉnh.
Thực hiện vốn đầu tư xã hội và hiệu quả đầu tư
• Thu hút vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư
Thực hiện chủ trương phát huy nội lực, đa dạng hóa các nguồn vốn cho hoạt động
đầu tư và xây dựng, trong những năm qua công tác huy động thu hút vốn cho đầu tư
phát triển đã đươc Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, ban hành các cơ chế chính
sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư. Vốn đầu tư cho địa bàn tăng nhanh, góp phần quan
trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, văn hóa xã hội, từng bước cải
thiện điều kiện sản xuất và đời sống nhân dân. Giai đoạn 1996 – 2000 tổng vốn đầu tư
phát triển trên địa bàn đạt 14.823,5 tỷ đồng và giai đoạn 2001 – 2005 đạt 22.014,2 tỷ
đồng, tăng 7.180 tỷ đồng so với giai đoạn trước. Giai đoạn 2006 – 2010 có thể đạt
44.500 tỷ đồng.
Bảng 2.1.4: Tình hình thu hút vốn đầu tư ( giá hiện hành)
Chỉ tiêu
1996 - 2000 2001 - 2005 2006 – 2010
Tỷ đ. % Tỷ đ. % Tỷ đ. %
Tổng đầu tư 14.823,5 100 22.014,2 100 44.500 100
Vốn nhà nước 3.945,2 26,6 9.357,8 42,5 16.000 36,0
Vốn khu vực dân cư và các
thành phần kt khác
5.047,8 34,1 10.923,7 49,6 16.100 36,2

Vốn đầu tư nước ngoài 5.315,8 35,9 124.9 0,6 11.400 25,6
Vốn khác 514,6 3,5 1.607,7 7,3 1.000 2,2
Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa, sở KH & ĐT
Cơ cấu vốn đầu tư đã có chuyển biến đáng kể, đã huy động tốt mọi nguồn vốn trong
xã hội. Vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh đã tăng nhanh tuy nhiên vốn đầu tư từ
ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Riêng đối với vốn đầu
tư nước ngoài, tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư vào
KCN Lễ Môn, KCN Nghi Sơn, đã xây dựng các trang web giới thiệu về tình hình kinh
tế - xã hội của tỉnh, tham gia các diễn đàn và hội nghị kêu gọi xúc tiến đầu tư. Giai đoạn
2001 – 2005 các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tập trung vào khai thác tiềm năng
thế mạnh của địa phương về khoáng sản, đất đai, chế biến sản phẩm nông lâm ngư
nghiệp. Tới giai đoạn 2006 – 2009, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại tập trung phát
triển các ngành công nghiệp chế biến xi măng, công nghiệp điện – nước và các ngành
công nghiệp trong khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn. Tuy nhiên hoạt động thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn một số hạn chế nhất định do tốc độ thu hút vốn chậm
không đồng đều.
• Kết quả hoạt động đầu tư
Với các nguồn vốn đầu tư, trong những năm qua Thanh Hóa đã đạt được những kết
quả quan trọng, năng lực sản xuất của các ngành được tăng cường, kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội được cải thiện và nâng cao. Cụ thể: hệ thống giao thông được phát triển cả về số
lượng và chất lượng, các tuyến đường biên giới, ven biển được nâng cấp, nâng tỷ lệ nhựa
hóa và bê tông hóa lên 27%... Về công nghiệp nhiều nhà máy mới được đầu tư xây dựng
trong giai đoạn này như nhà máy xi măng Nghi Sơn, nhà máy đường Việt Đài, nhà máy xi
măng Công Thanh, nhà máy ô tô VEAM… Nhiều khu, cụm công nghiệp mới được hình
thành. Năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp chủ lực trong tỉnh đều tăng mạnh. Tuy
nhiên tỉnh cần có thêm nhiều cơ chế, chính sách mới tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài hơn nữa.
Như vậy cơ cấu kinh tế của tỉnh dịch chuyển còn chậm nhưng trong thời tới này
cùng với sự xuất hiện của các khu công nghiệp và đặc biệt là khu kinh tế mở Nghi Sơn
đang trong quá trình hình thành, dự báo trong những năm tiếp theo khối lượng vốn đầu

tư cho ngành công nghiệp nói riêng và đầu tư phát triển kinh tế nói chung của tỉnh
Thanh Hóa không chỉ dừng lại tại đây mà còn có những con số tỷ lệ gia tăng đáng ngạc
nhiên. Vốn đầu tư trong giai đoạn tới tăng là một xu thế tất yếu đối với một tỉnh đông
dân và có nhiều tiềm năng thế mạnh chưa được khai thác hợp lý như Thanh Hóa.
2. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế
Những thuận lợi cơ bản
• Tác động của bối cảnh quốc tế
Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa trong
quan hệ kinh tế đã tác động mạnh mẽ, tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước nói chung và từng địa phương nói riêng, trong đó có Thanh Hóa.
Tăng cường xuất khẩu thông qua việc giải quyết vấn đề tiếp cận thị trường: Nước ta
đã có quan hệ kinh tế thương mại với nhiều nước và tổ chức kinh tế, tài chính Quốc tế
cùng với sự tăng trưởng, năng động của khu vực về kinh tế sẽ tạo thuận lợi cho hàng
hóa của tỉnh có cơ hội thâm nhập mở rộng thị trường. Hiệp định thương mại Việt Nam
– Hoa kỳ có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2001 cùng với việc trở thành thành viên
chính thức của WTO, đồng thời đang thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình của khu
vực mậu dịch tự do ASEAN tạo thuận lợi cho hàng hóa của tỉnh ta thâm nhập được thị
trường nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Với việc thực hiện chiến lược kinh tế hướng
mạnh về xuất khẩu, Thanh Hóa đã xây dựng ngành hàng chủ lực của tỉnh và xuất khẩu
hàng hóa đến 26 nước, tuy nhiên chủ yếu vẫn là Đông Nam Á và một số thị trường nhỏ
lẻ, các thị trường lớn vẫn chưa được khai thông hoặc bị phân biệt đối xử. Hội nhập kinh
tế quốc tế, Thanh Hóa sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu những mặt hàng địa
phương có nhiều tiềm năng ra toàn cầu, kéo theo những ảnh hưởng tích cực cới các
ngành kinh tế đặc biệt là công nghiệp, sản xuất sẽ được mở rộng, tạo nhiều việc làm.
Hội nhập có hiệu quả tạo cơ hội cho tỉnh ta có thế đứng mới trên thương trường quốc
tế, hạn chế những đối xử không công bằng, bên cạnh đó chúng ta có nhiều cơ hội tiếp
nhận được nhiều sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng, viện trợ không hoàn lại của các tổ
chức và chính phủ nước ngoài.
Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến để đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH: Trong những năm qua khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài thực sự trở thành một trong động lực thúc đẩy Thanh Hóa phát triển
kinh tế. Việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là để các doanh nghiệp trong
nước vươn ra mà còn để các doanh nghiệp nước ngoài đi vào sản xuất kinh doanh ở
Thanh Hóa. Khi gia nhập WTO chúng ta cần tập trung xây dựng, điều chỉnh hệ thống
luật pháp minh bạch, phù hợp xu thế chung, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với đó, sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ có tác động dây chuyền
tích cực như tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhà
quản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức bố trí sản xuất, quản lý,
tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm…
Trong tương lai sự hình thành phát triển của các tuyến đường xuyên Á và hành lang
kinh tế Đông – Tây là cơ hội lớn để Thanh Hóa đẩy mạnh giao lưu thương mại và hợp
tác đầu tư không chỉ với các địa phương trong khu vực mà còn có thể vươn ra các vùng
lãnh thổ rộng lớn khác dọc theo tuyến.
• Tác động của bối cảnh trong nước
Thực hiện mục tiêu Xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020 mà Đại hội X đã đề ra, nhiều chủ trương, chính sách lớn
của Đảng đã và đang được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước và trên từng vùng
lãnh thổ. Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô cùng với việc đẩy mạnh công cuộc đổi
mới sẽ ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển xét trên bình
diện cả nước và Thanh Hóa nói riêng. Đồng thời với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở cửa
ngõ giao lưu giữa vùng Bắc Bộ với vùng Bắc Trung Bộ, hệ thống giao thông thuận tiện
(cả về đường sắt, đường bộ, đường thủy), là vị trí chiến lược đối với phát triển kinh tế
vùng Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa sẽ là cửa ngõ quan trọng để thông thương hàng hóa của
các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ với các khu vực lân cận của cả nước và quốc tế, phát
triển kinh tế cửa khẩu. Mặt khác, vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng có tiềm năng kinh tế
tương đối đa dạng, cho phép phát triển kinh tế - thương mại theo hướng đa ngành, đặc
biệt là các sản phẩm công nghiệp điện tử, công nghiệp nặng. Sự phát triển của vùng Bắc
Bộ, vùng Bắc trung Bộ nói riêng và các tỉnh miền trung nói chung sẽ tạo điều kiện tăng
cường hợp tác trong việc khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh, thuận lợi trong trao
đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân, mở rộng mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc biệt, việc phát triển công nghiệp của vùng KTTĐ sẽ góp phần khai thác tiềm năng
khoáng sản dồi dào của tỉnh, một số ngành công nghiệp như dệt may, đóng tàu, vật liệu
xây dựng, sản xuất rượu bia và nước giải khát cũng có điều kiện phát triển. Đáng chú ý
vùng kinh tế đã và đang hình thành nhiều KCN và khu chế xuất quan trọng, sẽ đóng vai
trò những mũi đột phá, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh có ý nghĩa lan tỏa ra các
vùng phụ cận như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An…
Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Thanh Hóa và phía Tây đường
Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt sự hình
thành Khu kinh tế Nghi Sơn được xác định là cực tăng trưởng kéo dài của vùng KTTĐ
Bắc Bộ, với nhiều công trình kinh tế lớn của quốc gia và những cính sách ưu đãi sẽ là
“cú hích” lớn để Thanh Hóa thu hút mạnh đầu tư, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của tỉnh theo hướng CNH – HĐH.
Những khó khăn chủ yếu
Gia nhập WTO Việt Nam phải mở cửa thị trường nội địa cho các nước và chịu ảnh
hưởng nhiều bởi tác động của thị trường thế giới. Từ cuối năm 2007, nền kinh tế thế
giới nhất là kinh tế Mỹ có xu hướng lâm vào suy thoái, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh
hưởng mạnh của tình trạng này. Đây là thách thức trước tiên đối với Việt Nam cũng như
đối với tỉnh Thanh Hóa. Bởi hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 3000 doanh nghiệp
nhưng phần lớn là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh kém, nguồn nhân lực dồi dào nhưng
chất lượng chưa cao. Khi mở của hội nhập vấn đề cạnh tranh giành nguồn lực con
người sẽ diễn ra khốc liệt. Khả năng kinh doanh và cạnh tranh về các chủng loại hàng
hóa của một số doanh nghiệp còn hạn chế, tỉnh chưa xây dựng đủ mạnh một hệ thống tổ
chức kinh tế đối ngoại, chưa chuẩn bị được một đội ngũ cán bộ đủ sức đối đầu và cạnh
tranh trên thương trường. Trong bối cảnh quốc tế tự do buôn bán, tự do đầu tư nếu
không hội nhập quốc tế hiệu quả rất dễ trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa cho nước ngoài.
Đối với tỉnh Thanh Hóa, khi môi trường kinh doanh thay đổi, các doạnh nghiệp trước
đây quen dựa dẫm vào sự hỗ trợ, ưu đãi chính sách Nhầ nước nếu không năng động
vươn lên tự đứng bằng đôi chân của mình thì nguy cơ tụt hậu sẽ rất lớn.
Như vậy, cơ hội nhiều nhưng khó khăn và thách thức cũng không nhỏ, do đó để đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng và CDCCNCN của tỉnh theo hướng hiệu quả, bền vững trong

giai đoạn tới cần phải có những giải pháp thích hợp, cụ thể để giảm thiểu những mặt bất
lợi và khai thác tối đa những cơ hội vốn có.
II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2009
1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2000 – 2009
Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp
Tăng trưởng công nghiệp
Trong những năm qua, mặc dù có những khó khăn do biến động giá cả và sự cạnh
tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn duy
trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, bình quân giai đoạn 2001 – 2005 GTSX tăng
16,9%/năm, giai đoạn 2006 – 2010 dự kiến GTSX tăng 13%/năm do tác động của
khủng hoảng kinh tế. Mặc dù trong năm 2008 giá cả các mặt hàng nguyên vật liệu phục
vụ sản xuất tăng cao, song sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng
trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt: 17.716 tỷ đồng (giá
thực tế). Năng lực sản xuất tăng lên đáng kể, một số cơ sở lớn đã hoàn thành và đi vào
sản xuất như: Nhà máy bia Tây Bắc ga, công suất 10 triệu lít/năm. Dây chuyền 2 nhà
máy gạch ceramic tại KCN Lễ Môn... Tổng giá trị gia tăng công nghiệp năm 2010 dự
kiến đạt 7250 tỷ đồng (giá 94), đạt tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2006 – 2010 là 16,9%.
Bảng 2.2.1: Hiện trạng phát triển công nghiệp
Đơn vị tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2000 2005 Dự kiến
2010
Tăng trưởng BQ
2001-
2010
2001-
2005
2006-2010
GTGT (giá 94) 1537,5 3320,0 7250 16,8 16,6 16,9
GTSX CN (giá CĐ ) 3797,6 8249,2 15200 14,9 16,9 13,0

Theo thành phần kinh tế
1. Quốc doanh 1701,9 3123,9 3650 7,9 12,9 3,2
2. Ngoài quốc doanh 1342,6 3016,4 6300 16,7 17,6 15,9
3. Khu vực có vốn ĐTNN 753,1 2108,9 5250 21,4 22,9 20,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa
Qua bảng số liệu ta có thể thấy tốc độ tăng GTSX công nghiệp ở mức cao, có sự sụt
giảm ở giai đoạn 2006 – 2010 do gặp nhiều khó khăn từ ảnh hưởng của suy thoái kinh
tế. Tuy nhiên, môi trường đầu tư phát triển công nghiệp trong thời gian qua ngày càng
được cải thiện, tạo ra bước phát triển mạnh trong sản xuất công nghiệp, công nghiệp
ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Công nghiệp cùng với tiểu thủ công nghiệp giữ vai trò
động lực trong guồng máy kinh tế của Thanh Hóa trong thời kỳ CNH – HĐH. Biểu hiện
rõ rệt nhất của quá trình này là tốc độ tăng trưởng của sản xuất CN – TTCN khá cao,
chú trọng phát triển ở tất cả các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế.
Cụ thể, GTSX công nghiệp (theo giá so sánh) tỉnh Thanh Hóa qua các năm như sau:
Biểu 2: GTSX công nghiệp tỉnh Thanh Hóa qua các năm
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa
Có thể nói GTSX công nghiệp đã tăng đều qua các năm. Bước vào năm 2009, cùng
với những khó khăn chung do diễn biến phức tạp của khủng hoảng kinh tế thế giới, suy
giảm kinh tế trong nước, tỉnh Thanh Hóa còn gặp những khó khăn do thiên tai, dịch
bệnh những năm trước để lại đã tác động bất lợi đến sản xuất, kinh doanh, việc làm và
đời sống nhân dân. Song, do có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương với chính sách
kích cầu của Chính phủ đã kịp thời phát huy tác dụng, sự điều hành linh hoạt của các
cấp, các ngành, sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp nên sản xuất công nghiệp
Thanh Hóa giữ được đà tăng trưởng, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2009 đã có
bước “bứt phá” ngoạn mục. GTSX công nghiệp trong năm 2009 đạt 13.887 tỷ đồng,
tăng gần 14% so với cùng kỳ; trong đó khối các doanh nghiệp Trung ương vẫn duy trì
tăng trưởng với mức đóng góp vào ngân sách trên 873 tỷ đồng, tăng 9%; khối các
doanh nghiệp địa phương có mức tăng 16%, đóng góp vào ngân sách trên 72 tỷ đồng
(mức thu này giảm so với năm 2008 do chính sách giảm, giãn nộp thuế của Chính phủ);
khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trên 18%, đóng góp vào ngân sách

Nhà nước trên 180 tỷ đồng. Trong tình hình khó khăn chung, mức tăng trưởng sản xuất
công nghiệp trong tỉnh đã đạt những bước tiến vượt bậc so với nhiều tỉnh, thành phố
trong cả nước và đây cũng là năm đầu tiên Thanh Hóa vươn lên xếp thứ 2 sau tỉnh
Quảng Ninh. Đạt được kết quả trên là do sản xuất công nghiệp trong tỉnh bắt đầu phục
hồi từ quý II và có sự tăng trưởng mạnh trong quý III nhờ gói kích cầu hỗ trợ lãi suất
của Chính phủ đã thực sự là cứu cánh cho các thành phần kinh tế giải quyết khó khăn
về vốn, duy trì việc làm cho người lao động, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của
tỉnh.
Tuy nhiên, toàn nền công nghiệp tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét
về chất thể hiện ở giá trị gia tăng công nghiệp còn thấp, giai đoạn 2001 – 2005 là
16,6%, giai đoạn 2006 – 2010 chỉ là 16,9%.
Sản phẩm chủ yếu
Trong những năm qua, công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát triển trên cơ sở phát huy tối đa
công suất và mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có. Nhiều cơ sở công nghiệp lớn tiếp tục
mở rộng quy mô sản xuất như nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy bia Thanh Hóa mở
thêm dây chuyền 2 tại khu công nghiệp Nghi Sơn công suất 30 triệu lít/năm, nhà máy
bao bì PP, công ty may Việt Thanh... Do đó các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn vẫn duy trì
tốc độ tăng trưởng cao so với năm 2000. Một số cơ sở mới công nghiệp lớn đã khởi
công xây dựng như Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy đóng mới và sửa chữa tầu
biển Nghi Sơn... tạo tiền đề cho tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới.
Cụ thể tính đến hết năm 2009, sang năm 2010 sản lượng một số sản phẩm chủ yếu
như sau:
- Xi măng: 8 – 8,4 triệu tấn tăng trưởng bình quân 11,5%/năm
- Đá ốp lát: 8 triệu m
2
, tăng 20,8%/năm
- Gạch xây: 850 triệu viên, tăng 8%/năm
- Bia các loại: 100 triệu lít, tăng 9%/năm
- Quần áo: 20 triệu cái, tăng 21,4%/năm
- Đường: 250 ngàn tấn, tăng 7 – 8%/năm

- Dứa, hoa quả hộp: 8000 tấn, tăng 42,7%/năm
- Thủy sản đông lạnh: 3.400 tấn, tăng 11,8%/năm
- Giấy bìa: 55 ngàn tấn, tăng 20,7%/năm
- Tinh bột ngô: 5.000 tấn, tăng 20%/năm
- Tinh bột sắn: 27.000 tấn, tăng 13%/năm
- Điện năng sản xuất: 2,18 tỷ KWh...
1.2. Lao động trong ngành công nghiệp
Sự phát triển của công nghiệp đã thu hút được một lực lượng lao động khá lớn. Việc
gia tăng số cơ sở sản xuất công nghiệp đã làm tăng thêm số lao động được sử dụng
trong các cơ sở sản xuất đó. Cụ thể:
Bảng 2.2.2. Số lao động tăng thêm ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn 2001 – 2007
Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số lao động tăng thêm
ngành công nghiệp
Người 5529 5321 3043 365 1662 4830 8730
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hóa
Như vậy tổng số lao động tăng thêm cả giai đoạn này là 29.480 người, trung bình
tăng 3458,33% người/năm. Tuy nhiên mức tăng số lao động hàng năm lại không đều,
chỉ cao ở các năm 2001, 2002, 2006, năm 2004 rất thấp chỉ tăng có 365 người, năm
2005 tăng có 1662 người. Trong giai đoạn 2000 – 2005, tỷ trọng lao động trong các
ngành công nghiệp khai thác giảm từ 12,8% (năm) xuống 11,1% năm 2003, công
nghiệp điện nước cũng giảm từ 0,3% xuống 0,1%, công nghiệp chế biến tăng từ 86,9%
lên 88,8%. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động này phù hợp với việc đòi hỏi tăng tỷ trọng
giá trị ngành công nghiệp chế biến trong giá trị toàn ngành.
Năm 2007, số lao động tham gia vào sản xuất công nghiệp trong tỉnh là 133.550
người, tăng 13.560 người so với năm 2005 và 26.194 người so với năm 2000, bình quân
tăng gần 4.000 lao động/năm. Các ngành thu hút nhiều lao động gồm: sản xuất sản
phẩm gỗ, lâm sản (40.552 lao động), sản xuất thực phẩm và đồ uống 924.258 lao động),
sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại (22.775 lao động)... Là một tỉnh đông

dân, nhu cầu việc làm là rất cao nhưng với mức tăng số lao động qua các năm như trên
có thể thấy ngành công nghiệp chưa tận dụng triệt để lợi thế này, chưa đáp ứng nhu cầu
việc làm của lao động. Đây là một điểm yếu kém trong đầu tư phát triển công nghiệp ở
Thanh Hóa mà nguyên nhân chủ yếu là ở cung lao động lớn nhưng do số lao động tăng
thêm chủ yếu được chuyển sang từ nông nghiệp một mặt góp phần chuyển dịch cơ cấu
lao động trong tỉnh, mặt khác chất lượng lao động vì thế còn yếu kém, chưa đáp ứng
yêu cầu của ngành công nghiệp. Lực lượng lao động công nghiệp chưa qua đào tạo,
chưa có kỹ năng còn lớn, một số được đào tạo từ các trường Đại học, cao đẳng ít có cơ
hội tìm được việc làm phù hợp với nghề nên chưa phát huy hết được khả năng.
Tính đến hết năm 2009, lao động trực tiếp sản xuất công nghiệp – TTCN khoảng
200.000 – 220.000 người, tăng 11%/năm, tăng 1,6 – 1,7 lần so với năm 2005. Năng suất
lao động khoảng 83,5 triệu đồng/người, tăng 1,3 lần so với 2005. Ngoài ra đã có bố trí
50.000 người lao động vụ việc, không chuyên, dịch vụ công nghiệp nâng tổng số lao
đông công nghiệp – TTCN các loại lên 280.000 người, chiếm khoảng 15% lao động xã
hội, gấp 2 lần so với năm 2005. Đồng thời nhu cầu về trình độ lao động đến năm 2009
đạt khoảng 1/2,5/22 theo cơ cấu 3 nhóm lao động là đại học – cao đẳng/trung cấp/công
nhân kỹ thuật. Đây là bước cải thiện ban đầu của tỉnh Thanh Hóa thực hiện mục tiêu cơ
bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
1.3. Hoạt động xuất – nhập khẩu trong ngành công nghiệp
Với xu hướng mở cửa và hội nhập của cả nước, kinh tế đối ngoại của Thanh Hóa đã
đạt được một số kết quả bước đầu. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên
địa bàn năm 2995 đạt trên 105,7 triệu USD, giá trị hàng hóa xuất khẩu là 72,7 triệu
USD; hết năm 2009, kim ngạch xuất khẩu chung đạt khoảng 300 triệu USD. Trong đó,
kim ngạch xuất khẩu công nghiệp năm 2005 là 85,1 triệu USD; tăng lên trong năm 2009
với kim ngạch là 220 triệu USD. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm lạc nhân, xi
măng, quặng các loại, đá ốp lát, đá hoa, hải sản động lạnh, hàng may mặc, đồ thủ công
mỹ nghệ... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, ô
tô, phân đạm...
Hàng hóa trong tỉnh được xuất khẩu đi 32 nước trên thế giới, trong đó thị trường các
nước Đông Bắc Á là thị trường chính tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của tỉnh như cà phê,

cao su, vật liệu xây dựng, tinh bột sắn, hải sản... và thị trường Trung Quốc chiếm thị
phần lớn nhất (khoảng 31,2% giá trị xuất khẩu).
1.4. Vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Cùng với sự gia tăng về quy mô của vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa, vốn đầu tư phát triển công nghiệp cũng gia tăng và chiếm một tỷ lệ
quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2001 – 2006 là 29.011 tỷ đồng
trong đó vốn đầu tư phát triển công nghiệp là 9997 tỷ đồng chiếm 34,46%.
Bảng 2.2.3: Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong tổng
vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2009
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2008 2009
Vốn đầu tư phát triển
(tỷ đồng)
3001 3654 4200 4645 5810 7701 15450 20800
Vốn đầu tư phát triển
công nghiệp (tỷ đồng)
1137 1266 1386 1556 1981 2671 5439 8216
Tỷ trọng %
37,89 34,65 33,00 33,50 34,10 34,68 35,20 39,50
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa
Nhìn chung quy mô vốn đầu tư phát triển công nghiệp đã góp phần không nhỏ vào
chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng CNH – HĐH, tuy nhiên khối lượng vốn huy
động vẫn còn hạn chế, từ năm 2007 đến nay vốn đầu tư đã được huy động thêm bằng
nhiều chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cùng với việc hình thành
các KCN đã thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nhất là từ nước ngoài, từ đó nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn.
Xét cơ cấu vốn đầu tư phân theo nhóm ngành công nghiệp ta có thể thấy quy mô
vốn đầu tư của cả 3 nhóm ngành công nghiệp đều có xu hướng tăng.
Trong giai đoạn 2001 – 2006, vốn đầu tư cho ngành công nghiệp khai thác mỏ là rất
ít, dưới 20 tỷ/năm, cao nhất là 15 tỷ năm 2005, chiếm 0,76% tổng vốn đầu tư phát triển

công nghiệp toàn tỉnh. Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp điện nước có mức tăng
không đều, quy mô vốn đầu tư đạt cao nhất là 201 tỷ năm 2004. Nhóm ngành công
nghiệp chế biến có quy mô vốn đầu tư lớn nhất, chiếm tỷ trọng đa số trong tổng vốn
đầu tư phát triển công nghiệp, chiếm thấp nhất là 86,36% năm 2003 và cao nhất là
98,77% năm 2001. Như vậy, mặc dù có điều kiện về tài nguyên thiên nhiên và tiềm
năng khoáng sản phong phú xong việc đầu tư cho ngành công nghiệp khai thác mỏ là
chưa hợp lý, quy mô vốn đầu tư còn rất nhỏ. Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp khai
thác chủ yếu là đầu tư vào cải tạo và hiện đại hóa công nghệ khai thác. Đối với ngành
công nghiệp điện nước thì trong giai đoạn 2001 – 2006 chỉ mới đầu tư nâng cấp hệ
thống cấp thoát nước ở thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn; đầu tư nâng
cấp một số trạm biến áp trung kế, vẫn chưa đầu tư vào khai thác nguồn điện năng từ hệ
thống sông ngòi của tỉnh khi được đánh giá cao là có trữ lượng và tiềm năng thủy điện
cao nên vốn đầu tư còn hạn chế. Mặt khác, vốn đầu tư cho ngành công nghiệp khai thác
và công nghiệp điện nước còn ít là do khả năng huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế
trong tỉnh tham gia đầu tư là kém, chủ yếu trông chờ vào vốn từ ngân sách, các doanh
nghiệp thì không có nhu cầu mở rộng sản xuất do đang tận dụng khai thác hết công suất
của dây chuyền sản xuất đã được đầu tu từ trước, thêm vào đó ngành điện là một ngành
độc quyền của Nhà nước trong thời gian này. Trong ba nhóm ngành, ngành công nghiệp
chế biến là ngành có quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhất đó là do trong giai đoạn
2001 – 2006 nhiều dự án sản xuất công nghiệp có quy mô lớn thuộc ngành chế biến
được thực hiện như nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy đông lạnh, nhà máy chế biến
tinh bột ngô, nhà máy chế biến sữa, nhà máy gạch CERAMIC...
Trong thời gian từ 2007 tới 2009, nguồn vốn huy động cho phát triển các ngành
công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng được tăng lên đáng kể mặc dù đã gặp phải không ít
khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Đáng chú ý là ngành điện nước đây
là giai đoạn tăng tốc phát triển, với việc tập trung đầu tư xây dựng nhiều cơ sở cấp nước
lọc và nước thô cho các KCN, phát triển trung tâm Điện Lực Nghi Sơn, cùng với việc
xã hội hóa ngành điện, vốn đầu tư cho ngành điện nước đã tăng nhanh, tính tới năm
2009 đã chiếm tỷ trọng là 9%.
Bảng 2.2.4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hóa giai đoạn

2001 – 2009 phân theo nhóm ngành công nghiệp
Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2009
Vốn đầu tư phát triển CN Tỷ đồng 1137 1266 1386 1556 1981 2671 4553
CN khai thác mỏ Tỷ đồng - 1 6 7 15 13 102
Tỷ trọng % - 0,08 0,43 0,45 0,76 0,49 2,25
CN chế biến Tỷ đồng 1123 1223 1197 1348 1872 2540 4041
Tỷ trọng % 98,77 96,60 86,36 86,63 94,50 95,10 88,75
CN điện nước Tỷ đồng 14 42 183 201 94 118 410
Tỷ trọng % 1,23 3,32 13,20 12,92 4,75 4,42 9
Nguồn: Cục tống kê tỉnh Thanh Hóa
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh giai đọan 2000 –
2009.
2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành kinh tế
2.1.1 Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành cấp I
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hình thành một cơ cấu công
nghiệp phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh gồm: công nghiệp khai khoáng, công
nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất điện nước. Nhìn chung, cơ cấu công nghiệp
chuyển dịch theo hướng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng lên chiếm tỷ trọng
ưu thế đến trên 90%; còn tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác lại có xu hướng giảm
xuống trong toàn ngành công nghiệp. Công nghiệp khai thác tuy có dao động nhẹ
nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần từ 3,62% năm 2000 xuống còn 2,97% năm 2005
và 3,1% năm 2008. Công nghiệp chế biến so với giai đoạn 1996 – 2000, trong giai đoạn
từ 2000 – 2009 đã có xu hướng ngày càng tăng và chiếm ưu thế, năm 2000 đạt 96,12%;
năm 2001 là 96,48%; năm 2005 đạt 88,72% và tới năm 2008 là 88,46%. Công nghiệp
sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước chiếm tỷ trọng còn nhỏ nhưng cũng đã tăng
dần qua các năm, năm 2000 mới chỉ đạt 0,26%, nhưng tới năm 2005 là 8,31% và năm
2008 đạt 8,44%.
Biểu 3: Cơ cấu công nghiệp theo phân ngành cấp I giai đoạn 2000 – 2008
Đơn vị: %
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa

Qua biểu đồ ta có thể thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu giữa ba nhóm ngành công
nghiệp. Bước đầu đã hình thành một số sản phẩm chủ lực của các ngành chiếm tỷ trọng

×