Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.9 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG
2.1/ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG
2.1.1/ Mô hình tổ chức hoạt động của Chi nhánh
Ngân hàng Công thương chi nhánh tỉnh Bắc Giang hiện có đội ngũ cán bộ, nhân viên
gồm 104 người (63 nữ và 41 nam).
* Về trình độ của cán bộ:
• Trình độ bậc trên đại học: 1 người
• Trình độ đại học: 54 người
• Trình độ trung cấp: 41 người
• Trình độ sơ cấp: 8 người
* Về mô hình tổ chức hoạt động:
Hội sở chính đặt tại trung tâm gồm có 8 phòng với các chức năng, nhiệm vụ chính như
sau:
- Phòng Tổ chức - Hành chính:
Với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về cơ cấu tổ
chức của các phòng ban trong chi nhánh và phối hợp với các phòng ban khác thực hiện
các nhiệm vụ chuyên môn do lãnh đạo chi nhánh giao để hoàn thành các mục tiêu của
chi nhánh trong hoạt động kinh doanh.
- Phòng Kiểm tra - kiểm soát nội bộ:
Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động về chỉ đạo điều hành, tài
chính, kinh doanh...để từ đó tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh có các biện pháp chấn
chỉnh kịp thời các sai phạm trong hoạt động kinh doanh.
- Phòng Kế toán:
Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về xây dựng chỉ tiêu kế hoạch về tài chính;
thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; cung cấp các dịch vụ ngân hàng có
liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu
trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy; thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi,
tiền vay và các dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hành; thực hiện công tác
thanh toán, chi tiêu nội bộ của chi nhánh; quyết toán tài chính năm.


- Phòng khách hàng doanh nghiệp:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế, tài chính...để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp
vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm liên quan đến tín dụng phù hợp với chế
độ, thể lệ hiện hành của ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ,
chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
Công thương Việt Nam.
Tham mưu cho Giám đốc dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tình
hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh..
- Phòng Khách hàng cá nhân :
Với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh về các kế
hoạch nguồn vốn trong năm tài chính và phối hợp với các phòng kinh doanh, kế toán để
từ đó có kế hoạch kịp thời về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Đề ra chiến lược kinh doanh và thực hiện việc cấp tín dụng cho các khách hàng là các
cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, mua sắm, xây dựng...
- Phòng Tiền tệ – Kho quỹ:
Thực hiện chức năng thu, chi tiền mặt nội ngoại tệ một cách chính xác, kịp thời; thực
hiện chế độ an toàn kho quỹ theo quy định của ngân hàng Công thương và ngân hàng nhà
nước, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi
tiền mặt cho các doanh nghiệp có nhu cầu thu chi tiền mặt lớn.
- Phòng Thanh toán Xuất Nhập khẩu:
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán Xuất Nhập Khẩu
và kinh doanh tiền tệ tại Chi nhánh. Thực hiện chức năng chủ yếu là mở, thanh toán LC
cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu Xuất Nhập khẩu...
- Phòng Quản lý rủi ro:
Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh;
quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín
dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương
án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các
hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của ngân hàng Công thương Việt Nam.

Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề. Quản lý khai thác
và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của ngân hàng Công thương nhằm thu
hồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay; theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi
ro.
Ngoài hội sở chính ra còn có 3 phòng giao dịch đó là: phòng giao dịch Bắc
Giang, phòng giao dịch Lạng Giang, phòng giao dịch Hùng Vương; và 3 Quỹ Tiết kiệm
trực thuộc phòng Khách hàng cá nhân.
Sau đây là mô hình tổ chức tổng thể của CN NHCT Tỉnh Bắc Giang:
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐCP. GIÁM ĐỐC
Phòng.Tổ chứcHành chính
Phòng.Quản lý - Rủi ro
Phòng.Khách hàngCá nhân
Phòng.Khách hàng Doanh nghiệp
Phòng.Kiểm traKiểm soát nội bộ
Phòng.Kế Toán
Phòng. Tiền tệ - Kho quỹ
Phòng.Thanh toánXuất Nhập Khẩu
Các Phòng Giao Dịch
(Sơ đồ về mô hình tổ chức của Chi nhánh NHCT Tỉnh Bắc Giang)
2.1.2/ Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Bắc
Giang
Là một trong những Chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân
hàng Công thương Tỉnh Bắc Giang thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn tỉnh bao
gồm 1 Thành phố và 9 huyện. Hiện nay cũng như bất kỳ một ngân hàng thương mại
nào, huy động vốn và sử dụng vốn luôn là 2 nghiệp vụ giữ vị trí trung tâm, được ngân
hàng Công thương Tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm đến.
2.1.2.1/ Công tác huy động vốn
Khác với các loại hình tham gia kinh doanh trên thị trường hiện nay khác, ngân
hàng là một tổ chức kinh doanh tài chính tiền tệ đặc biệt đóng vài trò là trung gian tài

chính trong nền kinh tế. Vốn tự có của của mỗi ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
trong tổng nguồn vốn được sử dụng vật chất, kinh doanh chứng khoán chứ không thể
đủ đáp ứng cho nhu cầu khổng lồ của các khách hàng, doanh nghiệp, tổ chức trong nền
kinh tế.. Để đáp ứng cho mục đích kinh doanh, lượng vốn này thường chỉ dùng để đầu
tư cho cơ sở những nhu cầuvề vốn đó, đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện tốt nghiệp vụ
huy động vốn bên ngoài, và đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín
dụng nói riêng thì nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và
phát triển của ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng thì nguồn vốn huy động
không những tạo ra nguồn phục vụ cho nhu cầu vay mà nó còn là chi phí đầu vào của
hoạt động này, từ đó nó mở mang tính chất phân phối quyết định giá cả, thời hạn của
các khoản vay...
Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn huy động trong hoạt động
kinh doanh của mình chi nhánh luôn quan tâm và đặt công tác huy động vốn là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh.
Bảng 1: Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại NHCT Bắc Giang
năm 2007 - 2008 - 2009
Đơn vị : Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh Tỷ lệ (%)
08/07 09/08
08/0
7
09/08
TG không kỳ hạn 211.485 230.729 296.241 19.24

4
65.502 9.1 39.9
TG có kỳ hạn 450.586 477.247 554.221 26.66
1
76.984 5.9 22.6
(Số liệu từ báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008 và 2009 của NHCTBắc Giang)

Năm 2009 số lượng thẻ phát hành tăng lên rất cao, tăng 1.502 thẻ so với năm 2008,
tổng số tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng lên 65.502 triệu đồng với tốc độ tăng là
39,9%, so với 2008, tỷ lệ mới chỉ là 9.1%.
Nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với tiền
gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Năm 2009, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 72.1% tổng số tiền
gửi, còn tiền gửi không kỳ hạn chiếm 27.9% trên tổng số tiền gửi tiết kiệm tại ngân
hàng. Những con số trên chỉ ra rằng nhóm người gửi tiền vào ngân hàng với mục đích
hưởng lãi tỏ ra lấn át so với tỷ lệ khách hàng gửi với mục đích chờ thanh toán hoặc nhờ
thu do có sự chênh lệch lãi suất lớn giữa hai loại hình cơ bản- có kỳ hạn và không kỳ
hạn. Một bộ phận đông trong số người gửi có một phần thu nhập đáng kể là từ tiền lãi
của ngân hàng, điều này có thể phần nào cho thấy trên thị trường tỉnh Bắc Giang hiện
nay, các hoạt động dịch vụ, trao đổi mua bán hàng hóa còn tương đối hạn chế. Tuy
nhiên, trên giác độ người huy động vốn, khi xét tới khía cạnh ổn định, đây cũng có thể
xem như một ưu điểm với ngân hàng nhờ việc dễ dàng dự báo về luồng tiền trong một
khoảng tời gian dài hơn và luôn có một lượng vốn trung và dài hạn an toàn, qua đó giúp
ngân hàng có khả năng đầu tư kinh doanh vào những dự án dài hơi và đem lại mức lợi
nhuận cao hơn. Trái lại, đặc điểm trên cũng mang tới cho ngân hàng một bất cập là chi
phí phải bỏ ra lại cao hơn, vì vậy để tối đa hoá lợi nhuận thì ngân hàng cần tăng tỷ trọng
của loại tiền gửi không kỳ hạn lên và giảm tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn xuống.
Trong những những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn 2008-2009, khi cả thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải gồng mình lên chống lại những hậu quả
nghiêm trọng của của khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho
vay dưới chuẩn ở Mỹ. Trong hoàn cảnh đó, nhờ có những chính sách, chiến lược đối

phó kịp thời của nhà nước cũng như nôi bộ ngân hàng, thêm vào đó là đặc trưng về nền
kinh tế của tỉnh nhà, vốn còn lạc hậu, chưa thực sự phụ thuộc nhiều vào công nghiệp
sản xuất, thêm vào đó là sự nỗ lực, cố gắng của từng thành viên trong toàn chi nhánh đã
giúp công tác huy động vốn vẫn đạt được một số thành tựu nhất định, hoàn thành chỉ
tiêu được giao.
Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn tại chi nhánh trong 3 năm 2007,
2008, 2009 ta theo dõi qua bảng số liệu sau:
Bảng 2. Kết quả HĐV của Chi nhánh trong 3 năm gần đây:
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2007 2008 2009
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tốc
độ
tăng
(%)
(So
với
2007)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

Tốc
độ
tăng
(%)
(So
với
2008)
TỔNG NV HUY ĐỘNG 585.702 824.995 40,9 979.701 18,7
I. Theo đối tượng
1- TGDN & TG khác 333.756 57 530.885 64,4 59 698.376 71,3 31,5
2- TG Dân cư 237.035 40,5 250.502 30,4 5,7 248.891 25,4 - 0,64
3- Phát hành công cụ nợ 14.911 2,5 43.609 5,2 192,5 32.434 3,3 - 25,6
II. Theo kỳ hạn
1- Không có kỳ hạn 101.403 17,3 230.739 28 127,5 189.948 19,4 - 0,18
2- Có kỳ hạn 484.299 82,7 594.256 72 22,7 789.753 80,6 32,9
III. Theo loại tiền
1- VNĐ 485.679 83 713.520 86,5 46,9 881.461 90 23,5
2- Ngoại tệ quy đổi VNĐ 100.023 17 111.475 13,5 11,4 98.240 10 - 12
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Chi nhánh NHCT Tỉnh Bắc Giang trong những năm
2007, 2008, 2009)
Qua bảng trên ta thấy: Tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng trong những
năm gần đây liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm vừa qua.
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 đạt 979 tỷ đồng, tăng 155 tỷ đồng so với năm
2008 và đạt 103% so với kế hoạch trung ương giao, tốc độ tăng trưởng là 19%, chiếm
thị phần 21% toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn Tỉnh (tỷ lệ tăng toàn hệ thống ngân
hàng trên địa bàn tỉnh là 27%, tỷ lệ tăng toàn hệ thống ngân hàng công thương là
18,4%, tỷ lệ tăng trưởng toàn ngành ngân hàng là 44%).
Cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi đáng kể so với năm trước: tỷ trọng tiền gửi dân
cư giảm từ 36% xuống còn 29%, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tăng từ 72% lên 80%. Đảm
bảo cho hoạt động đầu tư, cho vay của chi nhánh an toàn, hiệu quả, đồng thời góp phần

không nhỏ cho nguồn vốn chung của hệ thống ngân hàng.
Về cơ cấu khách hàng, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp và tổ chức đạt 698
tỷ đồng, tăng 167 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 31%; nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 281 tỷ
đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.
Những thành tựu khích lệ kể trên đạt được là do ngay từ đầu năm, ý thức được
những khó khăn gây ra bởi xu thế chung trên toàn cầu, ngân hàng đã chủ động có
những thay đổi hợp lý cho phù hợp với điều kiện kinh tế đặc trưng của tỉnh, và ý thức
tầm quan trọng của công tác huy động vốn. Cụ thể, hàng loạt các biện pháp được tích
cực triển khai như đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng, khai thác nhiều kênh huy
động vốn, mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch, tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ huy động vốn trên các phương tiện thông tin đại
chúng tại địa phương; tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật tại các điểm giao dịch,
phòng giao dịch hấp dẫn với khách hàng...Trong năm đã mở thêm 1 Phòng Giao dịch
Hùng Vương có thiết kế chuẩn thương hiệu ngân hàng Công thương Việt Nam.
2.1.2.2/ Công tác tín dụng
Song song với công tác huy động vốn, việc đầu tư sử dụng vốn có vai trò chủ
đạo trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được
ngân hàng tiến hành phân phối và sử dụng nguồn vốn đó. Đối tượng cho vay là các đơn
vị kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn
tỉnh.
Thực tế, suốt từ trước đến nay, thì khoản mục lớn nhất trong ngân hàng vẫn là
các khoản cho vay, chiếm từ 1/2 đến 3/4 giá trị tổng tài sản của ngân hàng. Cho vay
đóng vai trò là hoạt động xương sống, quyết định tới lãi lỗ của ngân hàng, có tầm ảnh
hưởng rộng lớn, chi phối hầu hết các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Để thấy rõ được hoạt động tín dụng ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Công
thương tỉnh Bắc Giang ta xem xét bảng số liệu tổng kết sau:
Bảng 3. Tình hình cho vay tại Chi nhánh trong 3 năm gần đây:
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2007 2008 2009

Dư nợ
Tỷ
trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ
trọng
(%)
Tốc
độ
tăng
(%)
(So với
2007)
Dư nợ
Tỷ
trọng
(%)
Tốc
độ
tăng
(%)
(So
với
2008)
TỔNG DƯ NỢ 248.295 395.259 59 531.473 34,4
I. Theo thời hạn
1- Ngắn hạn 204.069 82,2 291.266 73,7 43 368.846 69,4 26,6
2- Trung, dài hạn 44.226 17,8 103.993 26,3 135 162.627 30,6 56,4
II. Theo TPKT

1- Kinh tế QD 74.458 30 117.431 29,7 58 36.261 6,8 - 69,1
2- Kinh tế ngoài
QD
173.837 70 277.828 70,3 60 495.212 93,2 78,2
III. Theo loại tiền
1- VNĐ 244.794 98,6 392.564 99.3 60 527.984 99 34,5
2- Ngoại tệ 3.501 1,4 2.695 0,7 - 23 3.489 1 29,5
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Chi nhánh NHCT Tỉnh Bắc Giang trong những năm
2007, 2008, 2009)
Qua bảng trên ta thấy được:
• Tổng dư nợ của hoạt động tín dụng luôn tăng qua các năm, cho vay nền kinh tế
đến 31/12/2009 đạt 531 tỷ đồng, đã tăng 136 tỷ đồng so với năm 2008 và đạt
120% so với kế hoạch trung ương giao, tỷ lệ tăng trưởng 34,4%. Thị phần cho
vay chiếm 9% toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn Tỉnh (tỷ lệ tăng toàn hệ
thống ngân hàng trên địa bàn Tỉnh là 44%, tỷ lệ tăng trưởng toàn ngành ngân
hàng là 38%).
• Hoạt động tín dụng tập trung đầu tư vào các dự án của khách hàng doanh nghiệp
vốn Việt Nam, các khách hàng truyền thống, các khách hàng cá nhân có hoạt
động sản xuất kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh, mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Cơ cấu dư nợ có sự thay đổi đáng kể so với đầu năm: do Công ty
trách nhiệm hữu hạn 1 Thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc trả hết nợ
(100 tỷ đồng) nên tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước giảm từ 30% xuống
còn 7%, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn tăng từ 26% lên 30%, tỷ trọng cho
vay không có bảo đảm bằng tài sản vẫn duy trì trong khoảng 12%.
• Cho vay bằng VNĐ đạt 528 tỷ đồng, tăng 135 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ
lệ 99% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 3,4 tỷ đồng, tăng 1
tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 1% tổng dư nợ.
• Đến 31/12/2009 Chi nhánh không để phát sinh nợ quá hạn, nợ gia hạn, nợ quá
hạn khó thu hồi...chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn và hiệu quả.
• Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2009 đạt 18 tỷ đồng bằng năm trước. Doanh số phát

hành bảo lãnh năm 2009 đạt 21,6 tỷ đồng, không phát sinh rủi ro.
• Trong năm thu hồi nợ đã xử lý rủi ro ngoại bảng được 3,5 triệu đồng của Dương
Thị Thuý thuộc phòng giao dịch Lạng Giang.
• Chi nhánh thường xuyên thực hiện rà soát, sàng lọc khách hàng; tăng cường
thẩm định khách hàng và nhu cầu vay vốn, kiểm tra, kiểm soát trước, trong và
sau khi cho vay, đảm bảo vốn tín dụng đầu tư đúng đối tượng, an toàn và hiệu
quả...
Nét nổi bật của hoạt động tín dụng năm 2009 là chất lượng tín dụng an toàn,
hiệu quả. Tiếp tục theo phương châm “ Minh bạch hoá chất lượng tín dụng và nâng
cao chất lượng tăng trưởng tín dụng; tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng
quản lý và kiểm soát”.
2.1.2.3/Hoạt động kế toán thanh toán
Trong những năm qua, công tác kế toán thanh toán của chi nhánh đã liên tục
được nâng cấp, hoàn thiện, đổi mới nhờ áp dụng những thành tựu, kỹ thuật mới và tăng
cường quy mô hoạt động, ngân hàng có thể phục vụ nhanh chóng và chính xác mọi nhu
cầu thanh toán của khách hàng, tăng nhanh vòng quay vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất
và lưu thông hàng hoá phát triển. Chính vì vậy, năm 2009 chi nhánh đã thực hiện tốt
khối lượng luân chuyển vốn qua Ngân hàng đạt 7.051.837 triệu đồng trong đó:
• Thanh toán bằng tiền mặt là 1.723.414 triệu đồng chiếm 25%.
• Thanh toán không dùng tiền mặt là: 5.328.423 triệu đồng chiếm 75%.
o Uỷ nhiệm thu: 250 triệu đồng
o Thanh toán uỷ nhiệm chi: 3.299.014 triệu đồng
o Thanh toán séc: 815.450 triệu đồng
o Thanh toán khác (Ngân phiếu, T.toán, thư tín dụng): 1.213.709 triệu đồng
Qua một số số liệu về tình hình hoạt động kế toán thanh toán của Ngân hàng
Công thương Bắc Giang ta thấy nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng
cao, khoảng 75%. Điều đó cho thấy từ khi Ngân hàng sử dụng hệ thống thanh toán điện
tử và giao dịch tức thời trên máy vi tính đã rút ngắn thời gian thanh toán cho khách
hàng, tạo được sự tin tưởng với khách hàng đến giao dịch.
Ngân hàng Công thương Bắc Giang luôn chấp hành mọi thể lệ, chế độ kế toán

để xứng với chức năng là trung tâm phục vụ mọi nhu cầu về vốn cần thiết cho các đơn
vị tổ chức kinh tế, đồng thời kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng vận dụng chế độ
thanh toán đã ban hành. Mặt khác Ngân hàng luôn cố gắng thực hiện tốt chỉ tiêu pháp
lệnh hợp tác kinh tế kinh doanh có lãi.
Các thông tin điện toán đã đáp ứng tốt cho việc khai thác số liệu, báo cáo lên
Ngân hàng cấp trên theo mẫu thống nhất của toàn hệ thống, tự xây dựng các phần mềm
dựa trên ứng dụng của trung tâm cung cấp để đáp ứng nhu cầu của một số phòng nghiệp
vụ tại chi nhánh.
2.1.2.4/Hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế
Chi nhánh đã thực hiện mở 25 LC, xuất khẩu cho Công ty đạm và hoá chất Hà
Bắc, Công ty cổ phần lương thực Bắc Giang, Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Bắc
Giang ,Công ty may Đông Đô nhập máy móc thiết bị, giống cây trồng, khô đậu tương
và xuất khẩu hàng may mặc phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp.
Thực hiện bảo lãnh 34 món với số tiền gần 19,9 tỷ đồng cho các doanh nghiệp
với các loại bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu…
Trong năm 2009, chi nhánh thực hiện chi trả kiều hối được 7.714 món
với số tiền là 9.037 ngàn USD.
2.1.2.5/Hoạt động dịch vụ
Với phương châm "Phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng là nhiệm vụ lâu
dài và quan trọng", hoạt động dịch vụ tại chi nhánh đã có những bước phát triển, đặc
biệt trong hoạt động phát hành thẻ.
• Đồng thời với việc ký hợp đồng phát hành thẻ và trả lương qua thẻ với ngân
hàng nhà nước Tỉnh Bắc Giang, Kho Bạc Nhà Nước tỉnh, Sở Giao Thông, Viện
Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh...Hoạt động phát hành thẻ cũng
được triển khai quyết liệt, với nhận thức phát hành thẻ gắn với nhiệm vụ xã hội
hoá về dịch vụ thẻ, chi nhánh đã chủ động tiếp cận để phát hành thẻ ATM, thẻ
tín dụng quốc tế cho các đơn vị như các trường học, các doanh nghiệp có mạng
lưới kinh doanh trên toàn quốc, có quan hệ quốc tế. Tổng số thẻ phát hành các
loại đạt 7.577 thẻ đạt 189% kế hoạch năm 2009. Đây là bước tạo đà quan trọng

cho sự phát triển các dịch vụ thẻ của chi nhánh trong thời gian tới.
• Hoạt động kinh doanh thẻ, séc, chi trả kiều hối và kinh doanh ngoại hối đạt
doanh số trên 8,8 triệu USD, tăng 17% so với năm 2008.
• Hoạt động thanh toán và chuyển tiền trong và ngoài nước đạt doanh số hơn
2.075 tỷ đồng, tăng 31% so với năm trước, đảm bảo nhanh chóng, an toàn với
chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
• Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế thị trường cộng với địa
bàn tỉnh chưa thật sự phát triển nhưng hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ
thương mại vẫn tiếp tục được chú trọng mở rộng, đa dạng hoá và nâng cao chất
lượng sản phẩm. Chi nhánh luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng
có chất lượng sản phẩm tài trợ thương mại tốt, đáp ứng được yêu cầu ngày càng
cao của khách hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác.
Năm 2009, doanh số thanh toán và tài trợ thương mại cho hoạt động xuất nhập
khẩu đạt 6,5 triệu USD, tăng 171% so với năm trước. Doanh số mua bán ngoại
tệ đạt 24 triệu USD, tăng 41% so với năm trước. Lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh ngoại tệ đạt khoảng 98 triệu đồng.
• Hoạt động quản lý tiền mặt, kho quỹ an toàn, đảm bảo thu chi tiền mặt nhanh
chóng, chính xác. Trong năm, trả tiền thừa cho khách hàng 385 món với tổng số
tiền là 194 triệu đồng; phát hiện và thu hồi 8,5 triệu đồng tiền giả. Tổng thu chi
tiền mặt toàn chi nhánh đạt hơn 3.995 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2008.
• Các mặt hoạt động khác cũng được duy trì ổn định, đạt hiệu quả cao, góp phần
quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.1.3/Kết quả hoạt động tài chính của Chi nhánh:
Ngân hàng Công thương Bắc Giang với chế độ thực hiện tiết kiệm chi tiêu theo
nội dung và kế hoạch của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Mặc dù năm 2009 hệ
thống ngân hàng công thương đã bắt đầu tiền hành hiện đại hoá Ngân hàng ở giai đoạn
1, nhưng tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều những khó
khăn. Tuy nhiên là một đơn vị kinh doanh, nhạy bén với yêu cầu thực tại, bám sát định
hướng chiến lược kinh doanh của toàn hệ thống cũng như toàn bộ nền kinh tế, nên chi
nhánh vẫn đạt được kết quả tài chính tốt.

Bảng 4 : Kết quả tài chính năm 2007 - 2008 - 2009
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh Tỷ lệ (%)
08/07 09/08
08/0
7
09/08
Tổng thu 40.350 50.500 66.713 10.15
0
16.213 25,1 32
Tổng chi 37.846 43.576 57.201 5.730 13.625 15,1 31
Lợi nhuận 2.504 6.924 9.512 4.420 2.588 176.5 37.4

×