Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-----------------

ĐOÀN THỊ THÙY ANH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH
THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-----------------

ĐỒN THỊ THÙY ANH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH
THƠNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 60340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN PHƯỚC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao tính minh bạch
thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của tôi.
Những thông tin đƣợc sử dụng đƣợc chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài
liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào từ trƣớc đến nay và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của
luận văn.
Tp.HCM, ngày ……..tháng …….năm 2013
Tác giả

Đoàn Thị Thùy Anh


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu

MỞ Đ U..............................................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.....................................................................5
1.1

Ngân hàng thƣơng mại và vai trò Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế..............5

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại.......................................................................................5
1.1.2 Vai trò của ngân hàng thƣơng mại......................................................................................5
1.2

Sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng........................................7

1.2.1 Khái niệm minh bạch.............................................................................................................7
1.2.2 Lợi ích của sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng....................8
1.2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch của ngân hàng............................................10
1.2.4 Đo lƣờng sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng....................11
1.3

Những kinh nghiệm quốc tế về việc nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo

tài chính của ngân hàng thƣơng mại............................................................................................20
1.3.1 Mỹ...........................................................................................................................................20
1.3.2 Hàn Quốc...............................................................................................................................22
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam....................................................................................23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................................................24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM.....................................................................25
2.1


Thực trạng về công bố thông tin của các NHTM Việt Nam dƣ i g c nh n của các

chuyên gia ngân hàng......................................................................................................................25
2.2

Khảo sát thực trạng việc công bố thông tin của các NHTM tại Việt Nam...................26

2.2.1 Phƣơng pháp khảo sát.........................................................................................................26


2.2.2 Khảo sát thực trạng các văn bản pháp luật quy định công bố thông tin tài chính ngân
hàng thƣơng mại.............................................................................................................................27
2.2.2.1

Thực trạng các văn bản pháp luật..............................................................................27

2.2.2.2

Kết quả khảo sát thực tế...............................................................................................32

2.2.3 Thực trạng chuẩn mực kế toán tại Việt Nam...................................................................33
2.2.4 Thực trạng các quy định liên quan đến ki m toán độc lập đối v i ngân hàng thƣơng
mại......................................................................................................................................................36
2.3

Khảo sát và đo lƣờng sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng

thƣơng mại Việt Nam.....................................................................................................................39
2.3.1 Phƣơng pháp đo lƣờng.......................................................................................................39
2.3.2 Kết quả khảo sát...................................................................................................................42

2.3.2.1

Khảo sát đối v i chỉ số thông tin đầy đủ....................................................................42

2.3.2.2

Khảo sát đối v i chỉ số thông tin cơ hội.....................................................................44

2.3.2.3

Khảo sát đối v i chỉ số thông tin tín nhiệm...............................................................45

2.3.2.4

Khảo sát đối v i chỉ số tiếp cận thông tin..................................................................46

2.3.2.5

Khảo sát đối v i chỉ số minh bạch..............................................................................46

2.4

Đánh giá nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại ảnh hƣởng đến tính minh bạch

trên báo cáo tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam...................................................47
2.4.1 Đánh giá về chỉ số thông tin đầy đủ...................................................................................47
2.4.2 Đánh giá về chỉ số thông tin cơ hội.....................................................................................50
2.4.3 Đánh giá về chỉ số tín nhiệm...............................................................................................50
2.4.4 Chỉ số tiếp cận thông tin......................................................................................................51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................................................52

CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM.........................53
3.1

Quan đi m đề xuất................................................................................................................53

3.1.1 Phù hợp v i môi trƣờng pháp luật của Việt Nam...........................................................53
3.1.2 Phù hợp theo thông lệ quốc tế.............................................................................................54
3.2

Các giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của

ngân hàng thƣơng mại Việt Nam..................................................................................................54
3.2.1 Hoàn thiện tr nh bày và công bố thông tin về khoản mục cho vay...............................55
3.2.2 Hoàn thiện tr nh bày và công bố thông tin về khoản mục đầu tƣ ch ng khoán.........58
3.2.3 Hoàn thiện tr nh bày và công bố thông tin về khoản mục vốn......................................61


3.2.4 Hoàn thiện tr nh bày và công bố thông tin về khoản mục tiền g i khách hàng..........62
3.2.5 Hoàn thiện tr nh bày và công bố thông tin về khoản mục cấu tr c vốn chủ sở hữu .. 64
3.2.6 Hoàn thiện tr nh bày và công bố thông tin về khoản mục thù lao của ban giám đốc và
quyền chọn cổ phiếu........................................................................................................................65
3.2.7 Hoàn thiện tr nh bày và công bố thông tin về khoản mục cho vay các bên c

liên

quan...................................................................................................................................................66
3.3

Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của


ngân hàng thƣơng mại Việt Nam..................................................................................................67
3.3.1 Kiến nghị đối v i Bộ Tài chính...........................................................................................67
3.3.2 Đối v i Ngân hàng nhà nƣ c..............................................................................................70
3.3.3 Kiến nghị đối v i các ngân hàng thƣơng mại...................................................................71
3.3.4 Kiến nghị đối v i các công ty ki m toán.............................................................................72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...............................................................................................................74
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BCTC

Báo cáo tài chính

BCĐKT

Bảng cân đối kế tốn

BCLCTT

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

BCKQKD

Báo cáo kết quả kinh doanh


CAR

Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu

CSR

Hoạt động trách nhiệm xã hội và mơi trƣờng

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cữu Long

GAAP

Ngun tắc kế tốn đƣợc chấp nhận chung

IAS

Chuẩn mực kế tốn quốc tế

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM


Ngân hàng thƣơng mại

S&P

Standard & Poor

SGDCK

Sở giao dịch chứng khốn

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

TMBCTC

Thuyết minh báo cáo tài chính

TTLKCK

Trung tâm lƣu ký chứng khốn

VAS

Chuẩn mực kế tốn Việt Nam


UBCKNN

Ủy ban chứng khốn nhà nƣớc

WB

Ngân hàng thế giới


DANH MUẽC CAC BANG, BIEU
Bng 1.1: Ch s tit l thụng tin ti chớnh....................................................................................13
Bng 1.2: Ch s thụng tin y ................................................................................................. 15
Bng 1.3: Ch s thụng tin c hi..................................................................................................17
Bng 1.4: Ch s tớn nhim thụng tin.............................................................................................17
Bng 1.5: Ch tip cn thụng tin....................................................................................................18
Bng 2.1: S lng ngõn hng kho sỏt........................................................................................27
Bng 2.2: Bng kho sỏt tỡnh hỡnh cụng b bỏo cỏo ti chớnh nm...............................................32
Bng 2.3: H thng chun mc k toỏn quc t v Vit Nam hin hnh...................................... 33
Bng 2.4: Kt qu kho sỏt ch s thụng tin y ...................................................................... 42
Bng 2.5: Kt qu kho sỏt ch s thụng tin c hi....................................................................... 44
Bng 2.6: S lng ngõn hng cụng b BCTC.............................................................................44
Bng 2.7: Bng kt qu ch s tớn nhim.......................................................................................45
Bng 2.8: Danh sỏch cỏc cụng ty kim toỏn cho NHTM..............................................................45
Bng 2.9: Kt qu kho sỏt ch s tip cn thụng tin.....................................................................46
Bng 2.10: Ch s minh bch.........................................................................................................47
Bng 3.1: Phõn loi cho vay theo thi gian...................................................................................56
Bng 3.2: Loi hỡnh cho vay..........................................................................................................57
Bng 3.3: Phõn loi cho vay theo thi gian quỏ hn..................................................................... 57
Bng 3.4: Cỏc khon cho vay quỏ hn...........................................................................................58
Bng 3.5: Chng khoỏn kinh doanh..............................................................................................59

Bng 3.6: Chng khoỏn u t..................................................................................................... 60
Bng 3.7: Yờu cu vn phỏp lý......................................................................................................62
Bng 3.8: Phõn loi tin gi.......................................................................................................... 63
Bng 3.9: Phõn loi tin gi theo thi gian................................................................................... 63
Bng 3.10: T l s hu cỏc c ụng chớnh...................................................................................64
Bng 3.11: Giao dch liờn quan..................................................................................................... 66
Bng 3.12: Cỏc chun mc k toỏn cn b sung...........................................................................67


1

MỞĐ U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thƣơng mại đóng một vai trò không thể thiếu trong tiến trình phát
triển của đất nƣớc ta hiện nay, là nơi cung cấp và điều hòa vốn trong nền kinh tế, và
thông qua hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng nhà nƣớc điều hành các
chính sách tiền tệ. Để làm tốt vai trò của mình, đòi hỏi ngân hàng thƣơng mại phải
phát triển bền vững, tạo lập niềm tin công chúng.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, giai đoạn từ 2011 đến năm 2012, hàng
loạt các sự kiện xảy ra làm cho ngƣời ta đặt ra câu hỏi liệu rằng hệ thống ngân hàng
hiện nay có còn bền vững hay không? Có còn tin vào những gì mà ngân hàng công
bố? Điển hình là sự kiện sáp nhập 3 ngân hàng: Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn,
Ngân hàng Đệ nhất và Ngân hàng Sài Gòn Tín Nghĩa. Nếu không có sự thanh tra
của Ngân hàng Nhà nƣớc, liệu rằng có phát hiện đƣợc ba ngân hàng này có sở hữu
chéo và có sự vay mƣợn chéo với nhau hết sức phức tạp, trong suốt một thời gian 3
ngân hàng này gặp khó khăn về thanh khoản, có thời điểm đã mất khả năng thanh
toán tạm thời. Tháng 8/2012, vụ sáp nhập thứ 2 của hệ thống ngân hàng đó là ngân
hàng Habubank vào SHB, sau khi bị thanh tra vào đầu năm, thì vấn đề nợ xấu, mất
khả năng thanh khoản của Habubank mới lộ ra. Nhìn vào báo cáo tài chính đã đƣợc
kiểm toán của những ngân hàng trên công bố vào cùng thời điểm cho ta thấy một

bức tranh hoàn toàn khác với hiện thực của nó.
Một vấn đề lớn hiện nay đó là tình hình nợ xấu ở ngân hàng, trên báo cáo tài
chính quý I/2012, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng công bố là 4,47%, thanh tra Ngân
hàng Nhà nƣớc công bố là 8,6%, qua 2 con số này ta đặt ra câu hỏi rằng báo cáo tài
chính của ngân hàng thƣơng mại có minh bạch hay không?
Qua những nội dung đề cập trên, cho ta thấy rằng các tổ chức tín dụng đã
che giấu thông tin liên quan đến rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản dẫn đến đƣa ra
các báo cáo thiếu sự minh bạch, làm giảm lòng tin của dân chúng, nhà nƣớc khó
khăn trong quá trình giám sát. Từ tầm quan trọng của vấn đề, luận văn chọn đề tài:
“Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của Ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam”. Do thời gian nghiên cứu bị giới hạn, nên đề tài chỉ
tập trung vào các thông tin công bố liên quan đến đánh giá các rủi ro của ngân hàng


2

nhƣ rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, và các thông
tin liên quan đến hội đồng quản trị, cơ cấu cổ đông và ban giám đốc của NHTM.

2. Tổng quan các công tr nh nghiên c u
Năm 2007-2008, khi Việt Nam bắt đầu mở sàn giao dịch chứng khoán, nhằm
thu hút nguồn vốn các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ vào thị trƣờng
nội địa thì yêu cầu thông tin công bố của các công ty cho các đối tƣợng có nhu cầu
sử dụng ngày càng đƣợc quan tâm. Vấn đề đặt ra cho các nghiên cứu trong giai
đoạn này là làm thế nào để tăng giá trị thông tin của các công ty niêm yết trên sàn
giao dịch. Điển hình trong giai đoạn này là nghiên cứu của các tác giả nhƣ: Nguyễn
Phúc Sinh (2008) “Nâng cao tính hữu ích của báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay”, Nguyễn Đình Hùng (2010) “Hệ thống kiểm soát sự
minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam”; luận
án thạc sĩ có các đề tài nhƣ: “Minh bạch thông tin các doanh nghiệp niêm yết tại Sở

Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM” của tác giả Lê Trƣờng Vinh (2008), “Hoàn thiện
minh bạch hóa thông tin tài chính công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thủy (2010),“Các giải pháp nâng cao sự
minh bạch thông tin tài chính của các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam thông qua
sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính” của tác giả
Ngô Thị Thanh Hòa (2012), …
Hầu hết các nghiên cứu trên chỉ tập trung vào nghiên cứu thông tin trên
BCTC của doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán không đi vào nghiên
cứu thông tin công bố của lĩnh vực tài chính cụ thể là ngân hàng. Ngoài ra cũng có
một số bài báo trong nƣớc đề cập về vấn đề nâng cao sự minh bạch thông tin
nhƣng chỉ góc độ đƣa ra quan điểm đánh giá và nhận định chƣa có nghiên cứu
khoa học toàn diện.
Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu về nâng cao tính minh bạch trên BCTC
của các doanh nghiệp điển hình là các tác giả nhƣ Mary E. Barth, Robert M.
Bushman, M., Piotroski, Joseph D. and Smith, Samir M. El-Gazzar… các nghiên
cứu nâng cao tính minh bạch thông tin của các tổ chức tín dụng có các tác giả nhƣ
Solomon Tadesse, Ursel Baumann, Erlend Nier, Christopher D. Williams, Robert M.
Bushman …


3

Từ những nhận định trên, điểm mới của đề tài là kết hợp các nghiên cứu trên
thế giới và dựa trên nền tảng của các nghiên cứu trƣớc về đo lƣờng thông tin công
bố trên báo cáo tài chính của ngân hàng chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng
công bố thông tin trên BCTC của NHTM tại Việt Nam, đánh giá sự minh bạch
thông tin dựa trên kết quả khảo sát để từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao tính minh
bạch thông tin trên BCTC.
3. Mục đích nghiên c u
Nghiên cứu đã tổng hợp các cơ sở lý thuyết liên quan đến ngân hàng thƣơng

mại và vai trò của nó trong nền kinh tế; thống kê, phân tích các khái niệm liên quan
đến minh bạch và vai trò của sự minh bạch trong việc công bố thông tin trên BCTC
từ đó xác định các thông tin cần thiết mà ngân hàng thƣơng mại cần phải công bố
cho ngƣời sử dụng. Nghiên cứu cũng đƣa ra các phƣơng pháp đo lƣờng tính minh
bạch thông tin trên BCTC của các nghiên cứu trƣớc trên thế giới liên quan đến các
thông tin mà NHTM cần thiết phải công bố để từ đó thiết lập mô hình phù hợp với
phạm vi nghiên cứu của mình.
Từ cơ sở lý thuyết trên, đề tài khảo sát thực tiễn và đánh giá tình hình công
bố thông tin trên BCTC của các NHTM dựa trên mô hình đã thiết lập. Kết quả khảo
sát làm cơ sở cho những giải pháp về công bố thông tin nhằm nâng cao tính minh
bạch thông tin trên BCTC của NHTM Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi và câu hỏi nghiên c u
Trong quá trình nghiên cứu NHTM hiện nay, tổng hợp các nghiên cứu trên
thế giới về sự minh bạch thông tin trên BCTC NHTM và đo lƣờng mức độ công bố
thông tin trên BCTC của NHTM, tác giả xác định đối tƣợng nghiên cứu là các
thông tin công bố trên BCTC, đặc biệt là những thông tin trình bày trong phần
thuyết minh BCTC; chuẩn mực kế toán Việt Nam; chuẩn mực kế toán quốc tế, Luật
kế toán, Luật các Tổ chức Tín dụng và các văn bản dƣới luật.
Để làm rõ đối tƣợng nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết
đó là:
1. Thế nào là minh bạch trên BCTC và tiêu chuẩn nào để đo lƣờng sự minh
bạch?


4

2. Những nội dung nào cần đo lƣờng tính minh bạch trên BCTC của
NHTM?
3. Thực trạng sự minh bạch thông tin trên báo cáo cáo tài chính của ngân
hàng thƣơng mại hiện nay nhƣ thế nào?

4. Những nội dung cần đề xuất nâng cao tính minh bạch BCTC của NHTM
tại Việt Nam?
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đề tài chỉ tập trung vào các thông
tin đƣợc công bố trên BCTC của các NHTM. Đối tƣợng đƣợc khảo sát là các
NHTM cổ phần Việt Nam. Các thông tin đƣợc công bố sẽ đƣợc lấy từ báo cáo tài
chính hợp nhất đã đƣợc kiểm toán năm 2011, 2012.
5. Phƣơng pháp nghiên c u
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định tính để phân tích, thống kê, và tổng
hợp thông tin từ các khái niệm, kết quả của các nghiên cứu trƣớc từ đó suy luận,
quy nạp để đề ra mô hình nghiên cứu và các giải pháp liên quan đến vấn đề nghiên
cứu.
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng thông qua khảo sát báo cáo tài
chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam dựa trên mô hình nghiên cứu đã đề ra để
đánh giá mức độ minh bạch thông tin mà ngân hàng công bố hiện nay.
6. Kết cấu của đề tài nghiên c u
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo,
nội dung đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính
của ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Thực trạng về công bố thông tin trên báo cáo tài chính của ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam
Chƣơng 3: Các giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo
tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam


5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1 Ngân hàng thƣơng mại và vai trò Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thƣơng mại là một loại ngân hàng trung gian. Ở mỗi nƣớc có một
cách định nghĩa riêng về ngân hàng thƣơng mại. Ví dụ, ở Mỹ: Ngân hàng thƣơng
mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và họat động
trong ngành dịch vị tài chính. Ở Pháp: Ngân hàng thƣơng mại là những xí nghiệp
hay cơ sở thƣờng xuyên nhận tiền của công chúng dƣới hình thức kí thác hay hình
thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng
hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: ngân hàng thƣơng mại là cơ sở nhận các khoản kí
thác để cho vay hay tài trợ và đầu tƣ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ: Ngân hàng thƣơng mại là hội
trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền kí thác và thực hiện các
nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ công hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay
mƣợn khác…[1].
Ở Việt Nam theo Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng đƣợc
thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên
quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy
định khác của pháp luật [1].
1.1.2 Vai trò của ngân hàng thƣơng mại

Ngân hàng thƣơng mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Thực tế cho thấy, để phát triển kinh tế các đơn vị kinh tế cần phải có một
lƣợng vốn lớn đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác.
Nhƣng điều khó khăn hơn lợi ích là cần có ngƣời đứng ra tập trung tiền nhàn rỗi ở
mọi nơi mọi lúc và kịp thời cung ứng cho nơi cần vốn. Bằng vốn huy động đƣợc
trong xã hội thông qua hoạt động tín dụng, NHTM đã cung cấp vốn cho mọi hoạt
động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất. Nhờ có
hoạt động của hệ thống NHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp,
cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năng
suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lƣợng sản phẩm cho xã hội [1].



6


Ngân hàng thƣơng mại là một công cụ đ Nhà nƣ c điều tiết vĩ mô nền
kinh tế
Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đƣợc chia làm

hai cấp: Ngân hàng Nhà nƣớc và các Ngân hàng chuyên doanh (NHTM). NHTM
đƣợc Nhà nƣớc cấp vốn cho hoạt động và sử dụng nhƣ công cụ để quản lý hoạt
động tiền tệ, điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia. Nhà nƣớc điều tiết ngân hàng,
ngân hàng dẫn dắt thị trƣờng thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các
NHTM trong hệ thống từ đó góp phần mở rộng khối lƣợng tiền cung ứng trong lƣu
thông và thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHTM
thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền tập hợp và phân chia vốn của thị trƣờng, điều
khiển chúng một cách có hiệu quả [1].


Ngân hàng thƣơng mại là cầu nối nền tài chính quốc gia v i nền tài

chính quốc tế
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của kinh tế quốc tế, sự hội nhập kinh tế
quốc gia với thế giới đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển nhanh và bền vững. Một trong các điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy sự
hội nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới đó là nền tài chính quốc gia.
Nền tài chính quốc gia là cầu nối với nền tài chính quốc tế thông qua hoạt động của
NHTM trong các lĩnh vực kinh doanh nhƣ nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh
toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ khác. Đặc biệt là các hoạt động thanh
toán quốc tế, buôn bán ngoại hối, quan hệ tín dụng với các ngân hàng Nhà nƣớc của
NHTM trực tiếp hoặc gián tiếp tác động góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán

xuất nhập khẩu và thông qua đó NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết tài chính trong
nƣớc phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế [1].
Qua phân tích vai trò của ngân hàng cho thấy, NHTM có một vai trò rất quan
trọng trong nền kinh tế, là nơi cung cấp và điều hòa vốn, thực hiện chức năng thanh
toán và điều tiết các chính sách tiền tệ của NHNN, do đó sự tồn tại của hệ thống
NHTM là một vấn đề tất yếu, rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế của một quốc
gia.


7

1.2 Sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng
1.2.1 Khái niệm minh bạch
Khái niệm minh bạch đƣợc đề cập rất nhiều trong các tổ chức nghề nghiệp
và nghiên cứu, có thể đƣa ra một số định nghĩa tiêu biểu nhƣ sau:
Theo tổ chức S&P (Standard & Poor), sự minh bạch là sự công bố kịp thời
và phù hợp của những thành quả về hoạt động và tài chính của công ty cũng nhƣ
các thông lệ quản trị liên quan đến cấu trúc sở hữu, ban giám đốc, cấu trúc và quá
trình quản lý.
Bushman và Smith (2003) định nghĩa minh bạch là thiết thực, thông tin đáng
tin cậy, tình hình tài chính, cơ hội đầu tƣ, giá trị và rủi ro của giao dịch các công ty
công khai.
Bushman, Piotroski và Smith (2003), xem xét sự minh bạch ở góc độ công
ty, theo đó sự minh bạch đƣợc định nghĩa là sự sẵn có của các thông tin cụ thể về
công ty đối với bên ngoài của các công ty niêm yết. Các thông tin đƣợc chia thành 3
nhóm: Báo cáo tài chính, sự đạt đƣợc các thông tin bí mật và sự phổ biến của thông
tin. Trong đó sự minh bạch thông tin tài chính thông qua các báo cáo tài chính đề
cập đến 05 nội dung:
 Mức độ của sự công bố về tài chính.
 Mức độ của sự công bố về quản trị công ty.

 Các nguyên tắc kế toán sử dụng để đo lƣờng sự công bố về tài chính.
 Thời gian công bố các báo cáo.
 Chất lƣợng kiểm toán độc lập.
Theo Kulzick (2004), Blanchet (2002) và Prickett (2002), nghiên cứu sự
minh bạch trên quan điểm của ngƣời sử dụng thông tin, theo họ minh bạch của
thông tin bao gồm:
- Sự chính xác: thông tin phản ánh chính xác dữ liệu tổng hợp từ sự kiện
phát sinh.
- Sự nhất quán: thông tin đƣợc trình bày có thể so sánh đựợc và là kết quả
của những phƣơng pháp đƣợc áp dụng đồng nhất.


8

- Sự thích hợp: khả năng thông tin tạo ra các quyết định khác biệt, giúp
ngƣời sử dụng dự đoán kết quả trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai hoặc giúp xác
nhận và hiệu chỉnh các mong đợi.
- Sự đầy đủ: thông tin phản ánh đầy đủ các sự kiện phát sinh và các đối
tựợng có liên quan.
- Sự rõ ràng: thông tin truyền đạt đƣợc thông điệp và dễ hiểu.
- Sự kịp thời: thông tin có sẵn cho ngƣời sử dụng trƣớc khi thông tin giảm
khả năng ảnh hƣởng đến các quyết định.
- Sự thuận tiện: thông tin đựợc thu thập và tổng hợp dễ dàng [12].
Robert M. Bushman, Christopher D. Williams (2007) định nghĩa của "sự
minh bạch của công ty" phát triển trong Bushman, Piotroski và Smith (2003), suy
nghĩ minh bạch ngân hàng nhƣ sự sẵn có của thông tin đáng tin cậy.
Theo Barth và Schipper (2008), sự minh bạch là một đặc tính đƣợc mong đợi
của báo cáo tài chính, đựợc định nghĩa là phạm vi mà các báo cáo tài chính cho thấy
các giá trị kinh tế ngầm định của tổ chức theo cách sẵn sàng cho sự hiểu biết của
những ngƣời sử dụng các báo cáo này, đƣợc thể hiện ở bốn nội dung đó là sự công

khai, truyền đạt, trách nhiệm, dễ hiểu và chất lƣợng.
Từ các định nghĩa trên cho thấy các tác giả định nghĩa sự minh bạch là đặc
điểm mong muốn của BCTC, là sự sẵn có của thông tin tài chính cho ngƣời sử dụng
ra quyết định.
Tổng hợp các nội dung trên, chúng tôi xác định minh bạch ở ngân hàng là sự
sẵn có của các thông tin đáng tin cậy cho ngƣời sử dụng, các rủi ro của ngân hàng
công khai, công bố kịp thời và phù hợp tình hình tài chính của ngân hàng cũng nhƣ
các thông lệ quản trị liên quan đến cấu trúc sở hữu, ban giám đốc, cấu trúc và quá
trình quản lý, thể hiện ở bốn đặc tính mà đề tài sẽ thực hiện khảo sát ở Chƣơng 2 là
thông tin đầy đủ, cơ hội, công khai và tín nhiệm.
1.2.2 Lợi ích của sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng
Mục tiêu cuối cùng của báo cáo tài chính đó là cung cấp thông tin cho ngƣời
sử dụng, hỗ trợ cho ngƣời sử dụng ra quyết định tối ƣu. Do đó việc cung cấp thông
tin tài chính minh bạch cho ngƣời sử dụng góp phần giảm thiểu rủi ro do thông tin
bất cân xứng mang lại. Đặc biệt, ngành ngân hàng là ngành có vai trò quan trọng


9

trong nền kinh tế thì vấn đề minh bạch thông tin càng đƣợc đòi hỏi nhiều hơn, nó
giúp cho hệ thống phát triển bền vững, thông qua đó làm cho nhà đầu tƣ, cơ quan
quản lý, ngƣời gửi tiền…có thể tin tƣởng và giám sát đƣợc, ngoài ra minh bạch
thông tin còn góp phần làm cho ngân hàng nâng cao tiêu chuẩn đánh giá hoạt động
của mình. Vấn đề này đƣợc kết luận dựa trên một số nghiên cứu nhƣ sau:
M. Zubaidur Rahman (1998) qua nghiên cứu cuộc khủng hoảng Đông Á năm
1997 đã chỉ ra những thông tin thiếu minh bạch trong BCTC của các ngân hàng góp
phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một
BCTC minh bạch, đáng tin cậy và có thể so sánh đƣợc sẽ hỗ trợ ngƣời tham gia thị
trƣờng trong việc ra quyết định phù hợp trên cơ sở kịp thời. Mặt khác, minh bạch
của các hoạt động tài chính các thực thể có thể cung cấp một cảnh báo sớm về cấp

độ vấn đề vi mô trong nền kinh tế.
Trong nghiên cứu của Jerome S. Fons (1999) nâng cao tính minh bạch thông
tin của ngân hàng Châu Á, đã nhận định rằng minh bạch kế toán là rất quan trọng
cho sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Nếu không có sự minh bạch, các ngân hàng
yếu kém sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm toàn bộ hệ thống ngân hàng. Với tính minh
bạch, các ngân hàng bị bệnh tự nhiên đƣợc cắt ra khỏi hệ thống. Nhƣng nếu các
ngân hàng bị yếu kém còn tồn tại vì phƣơng pháp kế toán không rõ ràng hoặc làm
trái các quy định, nhƣ vấn đề phân loại cho vay không thực hiện đầy đủ, nợ xấu
khổng lồ phát sinh điều ngày sẽ dẫn đến một hậu quả khôn lƣờng là nó ảnh hƣởng
đến cả hệ thống ngân hàng có khả năng đổ vỡ. Kết luận này cũng tƣơng tự nhƣ
nghiên cứu của Solomon Tadesse (2006), và Mary E. Barth, Wayne R. Landsman
(2010).
Nier và Baumann (2006) nghiên cứu về lợi ích của sự công bố thông tin dựa
trên mối quan hệ giữa sự biến động giá cổ phiếu của ngân hàng và số lƣợng thông
tin cung cấp cho thị trƣờng. Qua nghiên cứu thực nghiệm dựa trên khảo sát 600
ngân hàng tại 31 quốc gia trong giai đoạn từ 1993-2000, các tác giả đã kết luận rằng
cung cấp thông tin là có lợi cho cả nhà đầu tƣ và ngân hàng và cũng thông qua việc
công bố giúp cho thị trƣờng tài chính có thể giám sát hoạt động của ngân hàng.
Theo nghiên cứu của Robert M. Bushman, Christopher D. Williams (2007)
đã nói rằng minh bạch kế toán, bằng cách thúc đẩy kỷ luật thị trƣờng, cơ quan quản


10

lý có lợi trong quá trình giám sát. Phúc lợi từ minh bạch giúp cho cơ quan giám sát
phân bổ tốt hơn nguồn lực khan hiếm cho các ngân hàng.
R.M. Bushman, C.D. Williams (2012) các nghiên cứu ngân hàng thừa nhận
rằng minh bạch thông tin của các ngân hàng đóng một vai trò cơ bản trong việc thúc
đẩy kỷ luật thị trƣờng nhƣ một đòn bẩy của quy định bảo đảm an toàn ngân hàng.
Tóm lại, qua các nghiên cứu thực tiễn cho thấy minh bạch thông tin rất quan

trọng trong thị trƣờng tài chính, nó giúp cho chính bản thân ngân hàng có thể ngăn
ngừa các rủi ro có thể xảy ra, về góc độ quản lý thị trƣờng thì minh bạch đóng vai
trò giám sát các hoạt động, ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng, làm tăng niềm tin của
công chúng.
1.2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch của ngân hàng
Y u t th nh t, hệ th ng chuẩn mực k

toán mà qu c gia sử dụng để lập và

trình bày BCTC
Hệ thống kế toán tài chính và các báo cáo phù hợp với chuẩn mực kế toán
quốc tế sẽ đảm bảo đƣợc thông tin trình bày trên BCTC tiết lộ đầy đủ tình hình tài
chính của ngân hàng, làm cho BCTC công bố sẽ minh bạch hơn, điều này đƣợc
chứng minh qua các nghiên cứu của của M.Zubaidur Rahman (1998). Trong nghiên
cứu của M.Zubaidur Rahman (1998) về cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1997 đã
chỉ ra rằng BCTC của ngân hàng đã không phản ánh trung thực về tình hình nợ xấu,
phân loại nợ không theo tiêu chuẩn quốc tế, công nợ tiềm tàng không đƣợc báo cáo
đặc biệt liên quan đến bảo lãnh thực hiện giữa các bên liên quan và không liên
quan, rủi ro về tỷ giá liên quan các khoản cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ cũng
không phản ánh rõ ràng, công cụ tài chính phái sinh không đƣợc tiết lộ. Tất cả các
vấn đề này nếu thực hiện theo chuẩn mực kế toán quốc tế lúc bấy giờ thì đều phải
công khai trên BCTC cụ thể đƣợc quy định trong chuẩn mực chuẩn mực kế toán
quốc tế (IAS) 5 "Thông tin đƣợc công bố trong báo cáo tài chính "(có hiệu lực đến
giữa năm 1998), IAS 21 "Ảnh hƣởng của thay đổi tỷ giá hối đoái", IAS 32 "Công
cụ tài chính: công khai và trình bày", IAS 14 "Báo cáo thông tin tài chính của phân
khúc", IAS 10 "Dự phòng và các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ".
Y u t th hai, các quy định liên quan đ n hệ th ng tài chính


11


Một quốc gia có các quy chế tài chính quy định công bố thông tin càng
nhiều, chặt chẽ thì thông tin của ngân hàng càng minh bạch, hệ thống hoạt động ổn
định, rủi ro về mất an toàn hệ thống có thể đƣợc ngăn ngừa. Các quy định này là
một cơ chế quan trọng trong việc giám sát hoạt động của ngân hàng. Vấn đề này
đƣợc các tác giả Helder Ferreira de Mendonca, Délio José Cordeiro Galvao, Renato
Falci Villela Loures (2012) kết luận thông qua nghiên cứu thực nghiệm từ cuộc
khủng hoảng cho vay dƣới chuẩn năm 2008. Các tác giả đã chỉ ra rằng các nƣớc có
chỉ số tính minh bạch cao hơn và trong đó hệ thống tài chính có nhiều quy định hơn,
ít bị tác động tiêu cực gây ra bởi cuộc khủng hoảng cho vay dƣới chuẩn. Điều này
cũng đƣợc kết luận qua nghiên cứu của Solomon Tadesse (2006).
Y u t thư ba, kiểm toán độc lập
Một BCTC tin cậy đƣợc thì không thể không kể đến yếu tố kiểm toán độc
lập, nó là một công cụ mạnh mẽ trong việc giám sát hoạt động của ngân hàng. Do
đó quy định liên quan đến kiểm toán ngân hàng càng nghiêm ngặt sẽ cải thiện tính
minh bạch và thúc đẩy sự ổn định ngân hàng. Điều này đƣợc kết luận trong nghiên
cứu của Solomon Tadesse (2006).
Tóm lại, để nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của NHTM đòi hỏi
một quốc gia phải hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán của mình phù hợp với
chuẩn mực kế toán quốc tế, xây dựng hệ thống các quy định chặt chẽ về công bố
thông tin, và các quy định về kiểm toán nghiêm ngặt.
1.2.4 Đo lƣờng sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng
Từ các nghiên cứu nguyên nhân các cuộc khủng hoảng diễn ra trên thế giới
nhƣ cuộc khủng hoảng Mexico (1994), Đông Á (1997), Nga (1998), Thổ Nhĩ Kỳ
(2000), Argentina (2001-2002), cuộc khủng hoảng cho vay dƣới chuẩn (2008) đều
cho rằng BCTC không phải là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng, tuy nhiên
do các thông tin trình bày trên BCTC không minh bạch dẫn đến ngƣời sử dụng
không đánh giá đƣợc tình hình thanh khoản các NHTM, điều này góp phần làm
trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng (M. Zubaidur Rahman (1998)). Vì vậy, các tổ
chức quốc tế nhƣ Ủy ban Basel, Ngân hàng Thế giới, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề

nghị các quốc gia phải tăng cƣờng tính minh bạch lĩnh vực ngân hàng bằng cách cải
thiện tiết lộ. Một trong các quy định của Basel đó là Basel II cột 3 yêu cầu các ngân


12

hàng cần phải công khai minh bạch thông tin, từ thông tin về cơ cấu vốn, mức độ
đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với
rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân
hàng đối với từng loại rủi ro này. Mục đích là để cải thiện khả năng của thị trƣờng
để đánh giá rủi ro và giá trị của ngân hàng.
Dựa vào hiệp ƣớc Basel, đã có nhiều nghiên cứu đo lƣờng sự công bố thông
tin dựa trên yêu cầu của Basel II, cột 3 để đánh giá mức độ minh bạch của NHTM,
nhƣ nghiên cứu của Baumann và Nier (2003); Ismail Ben Douissa (2011); Helder
Ferreira de Mendonça, Delio José Cordeiro Galvão, Renato Falci Villela Loures
(2012). Bên cạnh đó còn có một số chỉ số khác đo lƣờng tính minh bạch trên BCTC
nhƣ chỉ số do S&P xây dựng, chỉ số CIFAR của trung tâm nghiên cứu và phân tích
tài chính quốc tế.
a. Đo lường mức độ công bố thông tin theo Baumann và Nier (2003)
Trong nghiên cứu của Baumann và Nier đo lƣờng mức độ công bố thông tin
của một ngân hàng dựa vào 17 chỉ số tiết lộ thông tin tài chính liên quan đến rủi ro
lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng để phân tích độ lệch
chuẩn về mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng thông tin trên BCTC của ngân hàng
thƣơng mại.
Baumann và Nier đã xây dựng chỉ số đo lƣờng công bố thông tin nhƣ sau:
(SD), SDi = f(DISCi, Zi)
∀i ∈ I

Trong đó:
- SDi là độ lệch chuẩn của lợi nhuận v n chủ sở hữu hàng tuần của ngân

hàng
- DISCi là đo lường sự công b
DISC =
- Zi là một vector của các bi n kiểm soát


13

Chi tiết về chỉ số tiết lộ thông tin tài chính tại Bảng 1.1
Bảng 1.1: Chỉ số tiết lộ thông tin tài chính
Yếu tố

Chỉ số

Phân loại

Tài sản
Cho vay S1: Theo thời gian cho vay

Ít hơn 3 tháng, 3 đến 6 tháng, 6 tháng
đến 1 năm, 1 đến 5 năm, lớn hơn 5 năm

S2: Thể loại cho vay

Nợ chính phủ, nợ có thế chấp, cho thuê
tài chính, nợ khác

S3: Cho vay đối tác

Cho vay theo nhóm doanh nghiệp, cho

vay doanh nghiệp khác, cho vay ngân
hàng

S4: Nợ có vấn đề

Tổng nợ có vấn đề

S5: Loại cho vay có vấn đề

Quá hạn/ cơ cấu lại/ nợ không thanh toán
đƣợc

Tài sản sinh lời S6: Loại chứng khoán
khác

Phân tích chi tiết: tín phiếu, hối phiếu,
trái phiếu, hợp đồng hoán đổi nợ xấu,
quỹ đầu tƣ, đầu tƣ khác
Phân tích tổng quát: chứng khoán có giá
của chính phủ, chứng khoán niêm yết,
chứng khoán không niêm yết

S7: Chứng khoán phân loại
theo mục đích nắm giữ

Chứng khoản đầu tƣ, chứng khoán
thƣơng mại

Nợ phải trả
Tiền g i S8: Kỳ hạn tiền gửi


S9: Phân loại theo khách hàng
gửi tiền

Quỹ khác S10: Quỹ đầu tƣ tƣơng hỗ
S11: Tài trợ dài hạn

Thanh toán, tiết kiệm, ít hơn 3 tháng, 3
đến 6 tháng, 6 tháng đến 1 năm, một đến
5 năm, lớn hơn 5 năm
Tiền gửi ngân hàng, chính phủ
Tổng quỹ đầu tƣ tƣơng hỗ (ủy thác đầu
tƣ)
Trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu đảm
bảo, trái phiếu khác, nợ thƣ cấp, công cụ
vốn có tính lƣỡng thể (trái phiếu chuyển
đổi, cổ phiếu có quyền chọn)

Thuyết minh về


14

vốn và nợ
S12: Dự phòng

Dự phòng rủi ro tín dụng

S13: Vốn


Tỷ lệ tổng vốn đầu tƣ, tỷ lệ vốn cấp I,
tổng vốn đầu tƣ, vốn cấp I

S14: Nợ tiềm tàng

Tổng nợ tiềm tàng

S15: Tài khoản ngoài bảng

Tài khoản ngoài bảng

S16: Thu nhập ngoài lãi

Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ, thu
nhập ròng từ phí, thu nhập ròng từ hoạt
động kinh doanh

S17: Chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Báo cáo kết quả
kinh doanh

Ngu n Theo nghiên c u của Baumann và Nier (2003)

Tất cả các chỉ số từ S1 đến S17 đƣợc gán là 0 nếu nhƣ ngân hàng không trình
bày mục nào trong bất cứ hạng mục tƣơng ứng, gán là 1 trong những trƣờng hợp
còn lại, ngoại trừ chỉ số chứng khoán theo loại (S6) và chỉ số vốn (S13).

Đối với chỉ số loại chứng khoán đƣợc gán là 0 nếu không có trình bày mục
nào trong bảng hạng mục, gán 1 nếu trình bày chƣa cụ thể, và là 2 trình bày chi tiết.
Đối với chỉ số vốn, gán 0 nếu không có mục nào trong bảng hạng mục, 1 nếu
có một mục duy nhất, 2 nếu có hai mục và 3 nếu có ba hoặc bốn mục.
b. Đo lường mức độ công bố thông tin theo Ismail Ben Douissa (2011)
Trong nghiên cứu của Ismail Ben Douissa (2011) đo lƣờng tính minh bạch
dựa trên 4 chỉ số (i) thông tin đầy đủ, (ii) thông tin cơ hội, (iii) sự tín nhiệm và (iv)
khả năng tiếp cận thông tin.
(i) Ch ố thông tin đ

đ

Khi đo lƣờng chỉ số đầy đủ Ismail Ben Douissa đã giữ lại 17 chỉ số của
Baumann và Nier (2003) và bổ sung thêm 20 chỉ số đo lƣờng những thông tin phi
tài chính nhƣ quản trị rủi ro, quản trị ngân hàng, chiến lƣợng kinh doanh, đạo đức


15

kinh doanh và các hoạt động xã hội. Tổng cộng là 37 chỉ số theo Ismail Ben
Douissa có quan hệ theo mô hình sau:
MRDISCit =
Trong đó:
- MRDISC là chỉ s trung bình của thông tin đầy đủ của ngân hàng i trong
thời gian t.
-

43 là tổng cộng s điểm t i đa của 37 chỉ s (do S6, S13, S18, S36 và S37

tương ng bằng 2, 3, 2, 2 và 2).

- 37 chỉ s phụ được trình bày trong bảng 1.2:
Bảng 1.2: Chỉ số thông tin đầy đủ
Khoản mục
Tiết lộ thông tin tài
chính

Chỉ số

Phân loại

Từ S1
to S17

Thông tin phi tài
chính
Quản trị ngân hàng

Rủi ro hoạt động

S18: Công ty con

Danh tính của các công ty con và cổ
phiếu nắm giữ của ngân hàng trong
nguồn vốn của từng công ty con.

S19: Xếp hạng cổ đông

Cơ cấu sở hữu

S20: Cổ đông chính


Nhận diện các cổ đông chính.

S21: Ban giám đốc

Danh sách các giám đốc điều hành.

S22: Hội đồng quản trị

Liệt kê danh sách thành viên hội đồng
quản trị

S23: Chính sách đãi ngộ

Thù lao của các thành viên của ban
giám đốc và giám đốc điều hành.

S24: Quyền chọn cổ phiếu

Cổ phiếu nắm giữ bởi ban giám đốc và
nhân viên khác trong nguồn vốn của
ngân hàng

S25: Cho vay các bên có liên
quan

Các khoản cho vay cho những đối tác
có liên kết với ngân hàng

S26: Gian lận nội bộ


Tổn thất liên quan đến tham ô tài sản
của nhân viên

S27: Gian lận bên ngoài

Thiệt hại liên quan đến lừa đảo


16

Dự báo

Trách nhiệm xã hội

S28: Việc làm và an toàn hoạt
động

Báo cáo hàng năm của công đoàn.

S29: Hoạt động thƣơng mại

Bán hàng hoặc rửa tiền

S30: Thiệt hại tài sản hữu hình

Thiệt hại liên quan đến khủng bố và
thiên tai

S31: Rối loạn chức năng hoạt

động và hệ thống

Thiệt hại liên quan đến hệ thống sự cố
thông tin.

S32: Quản lý quá trình

Tổn thất liên quan đến những sai lầm
thực hiện.

S33: Triển vọng

Giai đoạn phát triển của ngân hàng

S34: Tăng trƣởng dự kiến

Tỷ lệ tăng trƣởng dự kiến

S35: Phân phối cổ tức

Chính sách phân phối cổ tức

S36: CSR trực tiếp

Bản chất của các hoạt động đƣợc thực
hiện và tỷ lệ tổng tài sản đƣợc phân bổ
cho các hoạt động này.

S37: CSR gián tiếp


Bản chất của hoạt động thực hiện
và thông tin định lƣợng liên quan đến
các khoản vay từ chối cho các tập đoàn.

Ngu n Theo nghiên c u của Ismail Ben Douissa (2011)
(ii) Ch ố thông tin c hội
Chỉ số thông tin cơ hội liên quan đến tần số công bố của nó đƣợc đo lƣờng
bằng:
OPPORTit =
Trong đó:
- OPPORT là chỉ số trung bình của các cơ hội thông tin của ngân hàng i
trong thời gian t.
- Nếu ngân hàng công bố báo cáo quý đƣợc 2 điểm, 1 nếu ngân hàng chỉ
xuất bản các báo cáo định kỳ sáu tháng và 0 – trong các trƣờng hợp khác.
- 2 là điểm tối đa của chỉ số này.


17

Bảng 1.3: Chỉ số thông tin cơ hội
Khoản mục

Chỉ số phụ

Danh mục

Thông tin cơ hội

S38: Tần số của báo cáo tạm
thời


Báo cáo công bố hàng năm hay
theo quý.

Ngu n Theo nghiên c u của Ismail Ben Douissa (2011)
(iii) Ch ố tín nhiệm thông tin:
CREDit =
Trong đó:
- CRED là chỉ s trung bình của sự tín nhiệm thông tin của ngân hàng i trong
thời gian t.
- Gán 0 cho S39 n u ngân hàng không cho bi t danh tính của công ty kiểm
toán, 1 - n u ngân hàng được kiểm toán bởi một công ty mà không phải là một
thành viên của Big 4, gán 2 n u các ngân hàng được kiểm toán bởi các Big 4.
- Gán 1 cho S40 n u ngân hàng áp dụng các tiêu chuẩn IFRS và 0 trong các
trường hợp khác.
- Gán 1 cho S41 n u ngân hàng xu t bản tài chính hàng năm được điều chỉnh
bởi lạm phát và 0 trong các trường hợp khác.
- 4 là tổng s điểm t i đa các chỉ s .
Bảng 1.4: Chỉ số tín nhiệm thông tin
Khoản mục
Thông tin tín nhiệm

Chỉ số phụ

Danh mục

S39: Kiểm toán

Nhận dạng công ty kiểm toán


S40: Chuẩn mực kế toán

Chuẩn mực kế toán áp dụng
(IFRS hay chuẩn mực địa
phƣơng).

S41: Kế toán điều chỉnh theo
lạm phát

Báo cáo tài chính năm có điều
chỉnh theo lạm phát

Ngu n Theo nghiên c u của Ismail Ben Douissa (2011)
(iv) Ch ố khả năng tiếp cận thông tin
ACCESSit =
Trong đó:


×