Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại kỹ thương Việt Nam Techcombank giai đoạn 2008-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.1 KB, 21 trang )

Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại kỹ
thương Việt Nam Techcombank giai đoạn 2008-2012
GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
SVTH: Nhóm 12
Lớp TCDN Đêm 5 – Khóa 23
I. Sơ lược về ngân hàng Techcombank.
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - tên giao dịch quốc tế là:
Vietnam Technological and Commercial Joint stock Bank- Techcombank (viết tắt là
TCB) ra đời ngày 27 tháng 9 năm 1993 với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, được chia thành
4000 cố phiếu, mỗi cổ phiếu có mệnh giá 5 triệu đồng. Cổ đông lớn nhất của ngân hàng
là hàng Hàng không Việt Nam với tổng số vốn góp là 6 tỷ đồng. Ngoài ra còn có một số
doanh nghiệp nhà nước như Tổng công ty Da giầy, Tổng công ty Dệt may và một số cá
nhân.
1
Trải qua gần 20 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong
những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên
175.862 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 8.800 tỷ đồng (tính đến hết Quí 1 năm 2013).Cùng với
các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, Techcombank đã từng bước xây dựng được lòng
tin của khách hàng trong và ngoài nước. Hội sở chính của ngân hàng đặt tại 191 Bà Triệu,
Q. Hai Bà Trưng, Hà nội.
Hiện nay, Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ
phần. Với mạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong
cả nước. Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt
Nam xét trên quy mô tổng tài sản, cho vay, huy động, số lượng khách hàng và hệ thống
mạng lưới. Techcombank có hệ thống ATM lớn nhất Việt Nam. Techcombank đã xây
dựng mạng lưới kinh doanh dẫn đầu ngành về huy động tiền gửi cá nhân và cho vay dành
cho cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong vòng 20 năm qua kể từ ngày thành
lập, công ty đã phát triển nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng để đáp ứng nhu
cầu tài chính của lực lượng lao động hơn 50 triệu người và 305.000 doanh nghiệp tư nhân
ở Việt Nam. Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights
tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Năm 2011,


Techcombank vinh dự là doanh nghiệp xếp vị trí thứ 2 trong Top 200 Doanh nghiệp tư
nhân đóng thuế thu nhập lớn nhất của V1000 (Theo như Công ty Cổ phần Báo cáo đánh
giá Việt Nam. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp, Techcombank nằm trong top các doanh
nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất. Ngoài ra, theo bảng xếp hạng được công bố vào
ngày 3/10/2012 của The Asian Banker, Ngân hàng Techcombank đã vinh dự được trao
tặng giải thưởng “Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam - Strongest Bank in Vietnam”. Đây là
kết quả đánh giá dựa trên sự nghiên cứu, xem xét theo các tiêu chí: khả năng mở rộng về
quy mô hoạt động, sự tăng trưởng cân bằng và bền vững, các yếu tố rủi ro, lợi nhuận,
chất lượng tài sản và khả năng thanh khoản.
Với định hướng phát triển là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tập trung vào
nhóm khách hàng chính là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ,
2
hơn nữa là sẽ trở thành ngân hàng tốt nhất Việt Nam cung cấp các giải pháp tài chính ưu
việt nhất cho khách hàng. Techcombank không ngừng đầu tư vào khoa học công nghệ và
mở rộng mạng lưới giao dịch rộng khắp nhằm tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng.Với
những chiến lược đúng đắn như trên, ngân hàng Techcombank đang ngày càng phát triển
ổn định và bền vững.
II. Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Techcombank.
1. Phân tích tài sản nợ.
a. Cơ cấu tài sản nợ của ngân hàng Techcombank
Bảng 1.1: Tỷ trọng tài sản nợ của ngân hàng Techcombank 2008-2012 .
ĐVT:tỷ đồng
S
T
T
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Số
tiền
Tỷ
trọng

(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
1
Vốn huy
động
47,813 81% 70,054 76% 102,750 68% 126,836 70% 126,383 70%
2 Vốn đi vay
3,536 6% 11,608 13% 28,698 19% 36,356 20% 34,700 19%
3
Tái sản nợ
khác
2,123 4% 3,595 4% 9,452 6% 4,827 3% 5,560 3%
4
Vốn và các

quỹ
5,625 10% 7,323 8% 9,389 6% 12,511 7% 13,289 7%

Tổng
nguồn vốn
59,09
8 100
92,58
1 100
150,29
1 100
180,5
31 100
179,93
3 100
3
Nhìn chung, tài sản nợ của Techcombank có sự tăng trưởng nhanh và mạnh qua
các năm, cụ thể tổng nguồn vốn năm 2012 đã gấp 3 lần năm 2008. Cơ cấu vốn chủ yếu là
từ nguồn vốn huy động. Nhưng đã có sự dịch chuyển đáng kể tỷ trọng nguồn vốn huy
động sang nguồn vốn vay vào những năm sau đó, cao nhất vào năm 2011, lên tới 20%,
thể hiện sự khó khăn trong việc huy động của Techcombank với việc lãi suất ngày càng
giảm.
b. Tình hình tài sản của Techcombank.
Bảng 1.2. Tình hình tài sản của Techcombank giai đoạn 2008-2012
2008 2009 2010 2011 2012
Tài sản
59.098.96
2
92.581.50
4

150.291.21
5
180.531.16
3
179.933.59
8
Tốc độ tăng 49% 57% 62% 20% -0.33%
Như đã nói ở trên, tài sản nợ của Techcombank có xu hướng phát triển nhanh
nhưng đến năm 2011 thì họ đã không duy trì được tốc độ phát triển như thế nữa, thậm chí
còn có sự sụt giảm tài sản trong năm 2012. Giải thích cho vấn đề này là do cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy cuộc
khủng hoảng diễn ra từ năm 2008 nhưng vì không phải là nước bị ảnh hưởng trực tiếp mà
chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp, cho nên, đến năm 2011 sự ảnh hưởng này mới thể hiện rõ nét;
tình hình kinh tế Việt Nam năm 2011 đối mặt với lạm phát cao dẫn đến thắt chặt tín dụng
và năm 2012 là một năm khó khăn với hệ thống Ngân Hàng Việt Nam vì phải đối mặt với
tình trạng nợ xấu tăng cao, cụ thể tốc độ tăng trưởng của Techcombank chỉ còn 16,75%
trong năm 2011, và tiếp tục giảm xuống -0,33 % trong năm 2012.
c. Tình hình huy động.
Bảng 1.3. Tình hình huy động vốn của Techcombank giai đoạn 2008-2012
4
2008 2009 2010 2011 2012
Tiền gửi huy
động

47,813,278

70,054,366

102,750,731


126,836,234

126,383,006
Tốc độ tăng
45% 47% 47% 23% -0.36%
Cũng như đã phân tích ở trên, cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến hệ
thống ngân hàng, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Techcombank có xu hướng giảm
dần vì người dân không còn tin tưởng vào hệ thống ngân hàng như xưa. Cho nên họ
chuyển sang đầu tư hay tiết kiệm bằng những kênh khác, đặt biệt là việc mua vàng dự trữ.
d. So sánh với các ngân hàng có quy mô và đặc điểm tương đương.
Để đánh giá chính xác về tình hình tài chính của ngân hàng Techcombank, ta so
sánh Techcombank với 3 ngân hàng là Sacombank, ACB và Eximbank.
- Tốc độ tăng trưởng tài sản
Bảng 1.4. Tốc độ tăng tài sản của các Ngân Hàng
2008 2009 2010 2011 2012
Techcombank 49.46% 56.66% 62.33% 20.12% -0.33%
Sacombank 5.99% 51.99% 46.50% -7.16% 7.38%
ACB 23.32% 59.42% 22.17% 37.01% -37.01%
Eximbank 43.13% 35.65% 100.32% 40.02% -7.31%
Trong khoảng từ 2008-2010, các ngân hang đều duy trì tốc độ tăng trưởng tài sản
ở mức cao, đột biến như Eximbank lên tới 100%. Giai đoạn sau 2010, chỉ có ACB đạt
được tốc độ tăng trưởng tài sản cao hơn năm trước, 3 ngân hàng còn lại đều để tụt rất
thấp, cá biệt Sacombank còn tăng trưởng âm. Sang năm 2012 là năm kinh tế gặp khó
khăn, các ngân hàng đều tăng trưởng âm, chỉ có Sacombank khắc phục được sự đi xuống
của năm trước, đạt tốc độ tăng trưởng 7.38%.
- Tăng trưởng huy động:
5
Bảng 1.5. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của các Ngân Hàng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
TCB 62% 57% 29% 10% 26%

STB -2% 30% 48% -10% 33%
ACB 19% 31% 39% 31% -24%
EIB 34% 26% 120% 33% -14%
Về nguồn vốn huy động, tổng thể các ngân hàng đều có khả năng huy động tốt
trong khoản năm 2008-2010. Nhưng đến năm 2011, khả năng huy động của các ngân
hàng đều không tốt, duy chỉ có ACB là duy trì được. Nhưng đến năm 2012, tình hình huy
động của ACB giản mạnh, còn các ngân hàng khác lại có sự phát triền trở lại. Nhìn
chung, khả năng huy động của Techcombank là tương đối tốt, họ vẫn phát triển khá tốt
trong khi tình hình kinh tế có nhiều bất ổn.
Kết luận: Tóm lại, tình hình vốn hoạt động của ngân hàng TCB là tương đối tốt
so với các ngân hàng khác. TCB là một trong những ngân hàng phát triển nhanh của nước
ta, cho dù những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế là không nhỏ nhưng họ đã và đang
phục hồi trở lại.
2.Phân tích tài sản có
a. Phân tích tăng trưởng tín dụng
Tốc độ tăng truởng tín dụng Techcombank chịu ảnh hưởng của tình hình khó khăn
kinh tế trong nước. Năm 2009 mức tăng truởng tín dụng đạt đỉnh nhưng sau đó giảm dần
tuy nhiên dư nợ tín dụng ngày càng tăng.
Hình 2.1. Tình hình dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tài sản giai đoạn 2008-
2012
6
b. Phân tích tình hình cho vay và kinh doanh chứng khoán
Bảng 2.1. Tình hình cho vay và kinh doanh chứng khoán 2008-2012
2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ đầu tư và
kinh doanh
chứng
khoán/tổng
nguồn vốn
17.76% 15.16% 20.98% 26.93% 26.36%

Tỷ lệ cho vay
KH/tổng nguồn
vốn
44.57% 45.47% 35.22% 35.15% 37.94%
Tỷ lệ cấp tín
dụng từ nguồn
vốn huy động
66.49% 67.51% 65.71% 71.58% 61.24%
Hình 2.2. tình hình cho vay và kinh doanh chứng khoán 2008-2012
7
Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn là khá ổn định quá các năm, tỷ trọng đầu tư chứng
khoán cũng khá lớn=> nguồn vốn ngân hàng được phân bổ và đầu tư vào nhiều lĩnh vực
với mục tiêu sinh lợi và phòng ngừa rủi ro.
Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy đông ổn định ở mức từ 60-70% => tỷ lệ cho
vay không cao, tuy nhiên đây là mức hợp lý để phòng ngừa rủi ro thanh khoản.
Tỷ lệ đầu tư và kinh doanh chứng khoán của Techcombank cao hơn nhiều so với
các ngân hàng TMCP khác.
c. Phân tích cơ cấu nợ
Bảng 2.2. Tỷ lệ nợ nhóm 1 giai đoạn 2009-2012
2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ nợ nhóm 1
(đủ tiêu chuẩn)
93.47% 94.65% 90% 94.97%
Tỷ lệ nợ của nhóm 1 củaTechcombank luôn ở mức trên 90%, điều này cho thấy
rủi ro tín dụng ở mức thấp và khả năng thu hồi vốn cao
Hình 2.3. Tỷ lệ nợ nhóm 1 giai đoạn 2009-2012
8
Bảng 2.3. Cơ cấu nợ theo thời hạn giai đoạn 2009-2012

2009 2010 2011 2012

Tỷ lệ nợ ngắn
hạn
67.26% 56.82% 58.08% 53.39%
Tỷ lệ nợ trung
hạn
19.77% 19.78% 16.74% 24.06%
Tỷ lệ nợ dài hạn 12.97% 23.40% 27.18% 22.55%
Techcombank chú trọng vào cho vay ngắn hạn tuy nhiên tỷ lệ nợ trung và dài hạn
có xu hướngtăng =>Đối tượng KH chủ yếu của Techcombank là KH cá nhân, nhưng NH
đang dần dần mở rộng đối tượng là doanh nghiệp.
Hình 2.4. Cơ cấu nợ theo thời hạn giai đoạn 2009-2012
9
d. So sánh các chỉ số trên với các ngân hàng khác
Để phân tích rõ hơn các chỉ số về tài sản và nợ, chúng tôi so sánh Techcombank
với 3 ngân hàng có quy mô tương đương (tổng tài sản trên 100.000 tỷ và vốn chủ sở hữu
trên 9.000 tỷ đồng) là Sacombank, ACB vàEximbank. Cả 4 ngân hàng này đều thuộc
nhóm 1(nhóm ngân hàng có quy mô lớn)
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Bảng 2.4. So sánh Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2008-2012
Techcombank 31.14% 59.79% 25.74% 19.88% 7.58%
Sacombank -1.04% 70.41% 38.27% -2.36% 19.61%
ACB 9.50% 79.02% 39.83% 17.91% -0.01%
Eximbank 15.07% 80.77% 62.44% 19.76% 0.35%
Năm 2009 là đỉnh điểm tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ
tăng trưởng tín dụng của Techcombank trong năm này không quá cao như các ngân hàng
khác. Trong khoảng thời gian từ 2009-2012, tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân
hàng đều giảm, nhưng Techcombank duy trì được ở mứcổnđịnh, năm sau không quá lao
dốc so với năm trước, và không rơi vào tình trạng âm.
10
Tỷ lệ nợ nhóm 1 (đủ tiêu chuẩn)

Bảng 2.5. So sánh Tỷ lệ nợ nhóm 1 (đủ tiêu chuẩn) giai đoạn 2008-2012
Techcombank 93.47% 94.65% 90% 94,97%
Sacombank 99.04% 99.18% 99.47% 99.13% 97.51%
ACB 97.97% 99.01% 99.42% 98.79% 93.06%
Eximbank 92.10% 97.56% 98.19% 97.00% 95.98%
So với các ngân hàng cùng nhóm, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của Techcombank có sự
cải thiện, nhưng vẫn thấp hơn, cho thấy chất lượng quản lý tín dụng chưa thực sự chất
lượng.
Tỷ lệ nợ ngắn hạn
Bảng 2.6. So sánh Tỷ lệ nợ ngắn hạn giai đoạn 2008-2012
Techcombank 67.26% 56,82% 58,08% 53,39%
Sacombank 56.49% 64.68% 62.93% 62.05% 62.94%
ACB 45.77% 57.12% 50.34% 51.90% 54.36%
Eximbank 77.45% 71.37% 66.55% 67.81% 68.12%
Tỷ lệ nợ trung hạn
Bảng 2.7. So sánh Tỷ lệ nợ trung hạn giai đoạn 2008-2012
Techcombank 19.77% 19.78% 16,74% 24,06%
Sacombank 18.76% 16.95% 19.74% 20.28% 23.07%
ACB 20.86% 16.90% 22.79% 26.73% 18.87%
Eximbank 10.87% 10.13% 11.51% 9.23% 10.51%
Tỷ lệ nợ dài hạn
Bảng 2.8. So sánh Tỷ lệ nợ dài hạn giai đoạn 2008-2012
Techcombank 12.97% 23.40% 27,18% 22,55%
Sacombank 24.75% 18.37% 17.33% 17.68% 13.99%
ACB 33.36% 25.98% 26.88% 21.36% 26.77%
Eximbank 11.68% 18.50% 21.94% 22.96% 21.37%
11
Cơ cấu nợ của Techcombank và Eximbank có chiều hướng giảm nợ ngắn hạn và tăng nợ
trung dài hạn, trong khi Sacombank và ACB có xu hướng ngược lại, giảm nợ dài hạn để
tập trung cho nợ ngắn và trung hạn.

Tốc độ tăng trưởng tài sản
Bảng 2.9. So sánh Tốc độ tăng trưởng tài sản giai đoạn 2008-2012
Techcombank 49.46% 56.66% 62.33% 20.12% -0.33%
Sacombank 5.99% 51.99% 46.50% -7.16% 7.38%
ACB 23.32% 59.42% 22.17% 37.01% -37.01%
Eximbank 43.13% 35.65% 100.32% 40.02% -7.31%
Trong khoảng từ 2008-2010, các ngân hang đều duy trì tốc độ tăng trưởng tài sản
ở mức cao, đột biến như Eximbank lên tới 100%. Giai đoạn sau 2010, chỉ có ACB đạt
được tốc độ tăng trưởng tài sản cao hơn năm trước, 3 ngân hàng còn lại đều để tụt rất
thấp, cá biệt Sacombank còn tăng trưởng âm. Sang năm 2012 là năm kinh tế gặp khó
khăn, các ngân hàng đều tăng trưởng âm, chỉ có Sacombank khắc phục được sự đi xuống
của năm trước, đạt tốc độ tăng trưởng 7.38%.
Tỷ lệ đầu tư và kinh doanh chứng khoán/tổng nguồn vốn
Bảng 2.10. So sánh Tỷ lệ đầu tư và kinh doanh chứng khoán/tổng nguồn vốn
Techcombank 17.76% 15.16% 20.98% 26.93% 26.36%
Sacombank 13.65% 10.35% 15.62% 17.47% 13.79%
ACB 23.42% 19.54% 23.98% 9.59% 14.12%
Eximbank 15.58% 12.99% 15.78% 14.37% 6.91%
12
Techcombank có xu hướng tăng đầu tư vào chứng khoán, trong khi Sacombank
duy trì tỉ lệ ổn định, còn ACB và Eximbank giảm dần lượng vốn đổ vào phương tiện kinh
doanh này.
Tỷ lệ cho vay KH/tổng nguồn vốn
Bảng 2.11. So sánh tỷ lệ cho vay KH/tổng nguồn vốn giai đoạn 2008-2012
Techcombank 44.57% 45.47% 35.22% 35.15% 37.94%
Sacombank 51.15% 57.35% 54.13% 56.93% 63.41%
ACB 33.08% 37.14% 42.51% 36.58% 58.08%
Eximbank 44.01% 58.64% 47.55% 40.67% 44.03%
Trong khi 3 ngân hàng Sacombank, ACB vàEximbank có tỉ lệ cho vay có xu
hướng tăng, Techcombank lại có xu hướng giảm.

Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động
Bảng 2.12. So sánh Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động giai đoạn 2008-2012
Techcombank 66.49% 67.51% 65.71% 71.58% 61.24%
Sacombank 75.89% 98.58% 105.30% 107.25% 89.41%
ACB 54.24% 71.74% 81.54% 72.29% 82.09%
Eximbank 68.76% 99.01% 107.21% 139.16% 106.34%
Techcombank duy trì tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động ở mức vừa phải,
trong khi 3 ngân hàng còn lại đều ở mức cao. Sacombank vàEximbank thường xuyên
vượt mức 100%, điều này đe doạ khả năng thanh khoản của ngân hàng.
3. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Bảng 3.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
2008 2009 2010 2011 2012
Techcombank 13.99% 9.60% 13.11% 11.40% 12.60%
Sacombank 12.16% 11.41% 9.97% 11.66% 9.53%
ACB 16.19% 12.44% 9.97% 9.25% 13.52%
Eximbank 45.89% 26.87% 17.79% 12.94% 13.00%
13
Hình 3.1. So sánh CAR các ngân hang giai đoạn 2008-2012
Trong suốt các năm từ 2008 đến 2012, tỉ lệ CAR của ngân hàng Techcombank
luôn cao hơn mức 9% cho thấy mức độ đảm bảo cho các tài sản rủi ro của ngân hàng
luôn ở mức độ cao. So sánh với các ngân hàng khác, giai đoạn các năm 2008 – 2009, tỉ lệ
CAR của Techcombank tương đối ổn định, và tương đồng với các Ngân Hàng khác,
ngoại trừ Eximbank là trường hợp đặc biệt.
4. Phân tích hiệu quả hoạt động và tăng trưởng quy mô qua các năm
- Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi và lãi thuần của ngân hàng:
Bảng 4.1. Chỉ số tăng trưởng thu nhập từ lãi và lãi thuần giai đoạn 2008-2012
14

Năm
2008

Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Tốc độ tăng trưởng lãi
thuần 90.29% 41.98% 27.38% 66.39% -3.45%
Tốc độ tăng trưởng thu
nhập từ lãi 167.36% 10.67% 58.88% 82.44% -11.66%
Hình 4.1. Chỉ số tăng trưởng thu nhập từ lãi và lãi thuần giai đoạn 2008-2012
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy năm 2008 tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi và tốc độ
tăng trưởng lãi thuần của Techcombank ở mức cao nhất trong 5 năm là 167,36% và
90,29%. Xu hướng 2 chỉ số trong 5 năm qua là giảm, năm 2012 cả 2 chỉ số rơi xuống
mức âm, việc cả 2 chỉ số tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi và tốc độ tăng trưởng lãi
thuần âm là do tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao, các Ngân hàng phải thắt chặt tín
dụng trong khi phải cố gắng gia tăng huy động để đảm bảo thanh khoản.
Tốc độ tăng trưởng từ lãi có một sự khác biệt so với tốc độ tăng trưởng lãi thuần
đó là vào năm 2009 chỉ số này đã giảm xuống trầm trọng và chỉ đạt 10.67%. Sau đó đã
phục hồi ngay sau năm tiếp theo năm 2010 ở mức 58,88% và năm 2011 là 82,44%.
Nhưng đến năm 2012, cũng giống như tốc độ tăng trưởng lãi thuần đã giảm đến điểm đáy
trong giai đoạn 5 năm này là -11.66%. Trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng của lãi tăng,
nhưng tốc độ tăng trưởng của lãi thuần giảm điều này có thể do chi phí lãi trong năm
2010 tăng đột biến so với các năm trước đó. Đây là năm khó khăn về thanh khoản trong
hệ thống Ngân Hàng Việt Nam, các Ngân Hàng chạy đua lãi suất và Techcombank cũng
không ngoại lệ, sự kiện 3 ngày vàng của Techcombank diễn ra ngày 8/12/2010, lãi suất
huy động được nâng lên đến 17%/năm trong khi mức trần lãi suất của Hiệp hội và Ngân
hàng Nhà nước đã họp với các thành viên trước đó đã đồng thuận không quá 12%/năm.

15
Nhìn vào chỉ số chênh lệch lãi suất bình quân giai đoạn 2008-2012 có thể thấy rõ năm
2010 chênh lệch lãi suất bình quân là thấp nhất, chứng tỏ Techcombank đã phải trả chi
phí lãi khá cao trong năm 2010.
Bảng 4.2. Chỉ số chênh lệch lãi suất bình quân của Techcombank giai đoạn 2008-2012
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch lãi suất bình
quân 2.14% 2.29% 1.78% 2.33% 2.29%
Giai đoạn 2008-2010 là giai đoạn khó khăn của kinh tế Việt Nam, và hệ thống
Ngân Hàng cũng không ngoại lệ vì vậy việc hai chỉ số trên có xu hướng giảm là điều tất
yếu.
- Các chỉ số phản ảnh khả năng sinh lời
Hình 4.2. Chỉ số tỷ lệ thu nhập lãi cận biện, ngoài lãi cận biên và hoạt động cận biên.

16
Như chúng ta đã biết, chỉ số Tỷ lệ thu nhập lãi cận biện(NIM) là một chỉ số quan
trọng để đánh giá khả năng sinh lời và khả năng quản trị của một Ngân Hàng. Từ biểu đồ,
có thể thấy rằng NIM của Techcombank giai đoạn 2008-2012 có thể nói là khá ổn định
nếu bỏ qua năm 2010(do năm 2010 Techcombank thiếu hụt thanh khoản, chạy đua lãi
suất dẫn đến chi phí lãi cao). NIM của Techcombank dao động gần 3% trong giai đoạn
2008-2012, nếu so với các Ngân hàng khác và trong giai đoạn khó khăn này thi chỉ số

NIM của Techcombank có thể xem như khá tốt.
Năm 2008 chỉ số tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của Techcombank tương đối
cao, nhưng xét trong giai đoạn 2008-2012 thì xu hướng ngày càng giảm. Khi xét cơ cấu
tài sản nợ và tải sản có của Techcombank thì chúng ta có thể thấy, khoản 70% nguồn vốn
là từ vốn huy động trong suốt giai đoạn nhưng cho vay khách hàng chỉ khoảng 43% trong
năm 2008 và những năm về sau tỷ trọng càng ít hơn nữa. Điều này dẫn đến lơi nhuận
ngoài lãi chiếm một phần lớn trong cơ cấu lợi nhuận của Techcombank trong năm 2008
khi mà những hoạt động ngoài lãi kinh doanh hiệu quả.
Theo biểu đồ có thể thấy năm 2008 và 2009 chỉ số tỷ lệ thu nhập hoạt động cận
biên của Techcombank cao hơn chỉ số NIM. Điều này có thể lý giải do lợi nhuận ngoài
lãi cao hơn chi phí hoạt động, dẫn đến lợi nhuận hoạt động sẽ cao hơn lợi nhuận thu từ
lãi. Nhưng sau đó, do lợi nhuận ngoài lãi càng ngày càng giảm nhưng chi phí hoạt động
lãi càng ngày càng tăng, điều này dẫn đến chỉ số tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên giảm
mạnh và năm 2008 đạt mức thấp nhất là 1.37%.
Thực vậy, khi phân tích cơ cấu lợi nhuận của Techcombank trong giai đoạn 2008-
2012, chúng ta có thể thấy rằng khoản mục lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của
Techcombank rất lớn, đặc biệt là năm 2011 lên đến hơn 1150 tỷ đồng và khoản mục lãi/lỗ
thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận đặc
biệt là năm 2008 lên đến 780 tỷ đồng.
Bảng 4.3. Chỉ số EPS, ROE, ROA của Techcombank giai đoạn 2008-2012

Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm

2012
EPS(VNĐ) 2,293 2,453 2,990 2,902 700
17
ROE 21.07% 23.21% 22.08% 25.21% 5.76%
ROA 1.99% 1.84% 1.38% 1.75% 0.43%
Năm 2012 là một năm khó khăn đối với hệ thống ngân hàng, khi phải đối mặt với
việc tăng trưởng tín dụng thấp, đồng thời nợ xấu tăng cao, nền kinh tế bất ổn dẫn đến lợi
nhuận ngành Ngân Hàng giảm mạnh. Nhìn bảng chỉ số EPS, ROE và ROA của
Techcombank giai đoạn 2008-2012, ta có thể thấy từ 2008-2011 các chỉ số tương đối ổn
định, nhưng năm 2012 thì giảm mạnh do lợi nhuận ngoài hoạt động của Techcombank
giảm mạnh, nhưng chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao (gần 1500 tỷ).
So sánh với các ngân hàng khác:
Bảng 4.4. Chỉ số ROE của các ngân hàng giai đoạn 2008-2012
ROE Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
TechcomBank 21.07% 23.21% 22.08% 25.21% 5.76%
SacomBank 12.31% 15.84% 13.27% 14.21% 7.32%
ACB 28.46% 21.78% 20.52% 26.82% 6.21%
EximBank 5.54% 8.48% 13.43% 18.64% 13.53%
Hình 4.3. Chỉ số ROE của các ngân hàng giai đoạn 2008-2012
18
Nhìn chung chỉ số ROE của Techcom đạt mức cao trong nhóm 4 ngân hàng
nghiên cứu trong giai đoạn 2008-2011. Cùng với xu hướng chung của thị trường, chỉ số
ROE của các ngân hàng biến động qua các năm tương đối giống nhau. Nhưng ta có thể
thấy một điều là đến năm 2012 thì ngân hàng Techcom và ACB không còn giữ được vị
trí đi đầu của mình mà thay vào đó là phong độ khá đều của Eximbank, đến năm 2012
Eximbank đã vươn đến vị trí dẫn đầu trong 4 ngân hàng với chỉ số ROE ở mức khá cao
13,53. Năm 2012, ROE của Techcombank giảm rất mạnh so với năm 2011, xuống mức
thấp nhất trong 4 ngân hàng. Việc ROE và ROA của Techcombank giảm mạnh trong
năm 2012 là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoài cho vay sụt giảm mạnh trong
khi chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao.

Bảng 4.5. Chỉ số ROA của các ngân hàng giai đoạn 2008-2012
ROA Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
TechcomBank 1.99% 1.84% 1.38% 1.75% 0.43%
SacomBank 1.40% 1.61% 1.22% 1.46% 0.66%
ACB 2.10% 1.31% 1.14% 1.14% 0.44%
EximBank 1.43% 1.73% 1.38% 1.66% 1.26%
Hình 4.4. Chỉ số ROA của các ngân hàng giai đoạn 2008-2012
19
Tương tự như chỉ số ROE, chỉ số ROA của Techcom cũng thuộc nhóm cao trong
giai đoạn 2008-2011. Nhưng năm 2012 lại giảm thấp nhất trong 4 ngân hàng.(nguyên
nhân như ROE)
III. Nhận xét.
Giai đoạn 2008-2012 là một giai đoạn khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, khi
mà phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời bước vào giai
đoạn suy giảm sau những năm tháng tăng trưởng quá nóng và thiếu kiếm soát trước đó.
Việc này ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, mà ngành Ngân Hàng là một ngành phát
triển khá tương đồng và cùng xu hướng chung với nền kinh tế, vì vậy giai đoạn này
ngành Ngân Hàng có khá nhiều sóng gió như: việc khủng hoảng về thanh khoản, lúc thì
thừa vốn, lúc thì thiếu vốn; lãi suất biến động mạnh; tăng trưởng tín dụng chậm và vấn đề
nóng nhất hiện nay là nợ xấu cực kì cao.
Thời kỳ hoàng kim của hệ thống Ngân Hàng đã không còn nữa, trong giai đạon
2008-2010 mặc dù các Ngân Hàng cũng có những bước phát triển về vốn, quy mô, sản
20
phẩm,… nhưng các Ngân Hàng đang trải qua quá trình cơ cấu và hoạt động trong một
khuông khổ hợp lý là đúng đắn hơn, phát triển chậm nhưng an toàn và bền vững.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng Ngân Hàng Techcombank đã có những
bước phát triển nhảy vọt về quy mô, cấu trúc trong giai đoạn khó khăn vừa qua, từ một
ngân hàng tầm trung phát triển thành một trong những Ngân hàng có quy mô lớn nhất
trong nhóm Ngân hàng Thương mại Cổ phần.
21

×