Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Hoàn thiện các biện pháp huy động vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.58 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

PHẠM NHẬT ĐÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN FDI VÀ KHU
CÔNG NGHIỆP
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRỰC
TIẾP(FDI)
1.1.1 Hoạt động đầu tư và vốn đầu tư .....................................................................1
1.1.2 Đầu tư nước ngoài ............................................................................................1
1.1.3 Đầu tư nước ngoài trực tiếp .............................................................................2
1.1.4 Những lợi thế của FDI đối với nước nhận đầu tư ............................................4
1.1.5 Những hạn chế của FDI đối với nước nhận đầu tư..........................................6
1.2 KHU CÔNG NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SỰ NGHIỆP CNHHĐH......................................................................................................................8
1.2.1 Sự hình thành khu công nghiệp .......................................................................8
1.2.2 Khu công nghiệp và các hình thức của khu công nghiệp ................................9
1.2.2.1 Khu chế xuất .........................................................................9
1.2.2.2 Khu sản xuất hàng thay thế nhập khẩu...............................10
1.2.2.3 Khu công nghiệp .................................................................10
1.2.2.4 Khu công nghệ cao..............................................................10


1.2.2.5 Khu vực kinh tế tự do..........................................................10
1.2.2.6 Khu mậu dòch tự do .............................................................11
1.2.2.7 Đặc khu kinh tế ...................................................................11
1.2.3 Vai trò của các khu công nghiệp đối với sự nghiệp CNH-HĐH .....................11
1.3 KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI
TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU Á ..................................................12
1.3.1 Khu công nghệ cao Tân Trúc- Đài Loan.........................................................12
1.3.2 Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến - Trung Quốc ...................................................13
1.3.3 Khu công nghiệp Map Ta Phut - Thai Lan ......................................................15
1.3.4 Khu công nghiệp Masan - Hàn Quốc ..............................................................16
1.3.5 Bài học kinh nghiệm ........................................................................................17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA
NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI
2.1 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH ĐỒNG
NAI TRONG THỜI GIAN QUA ..............................................................................18
2.2 THỰC TRẠNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG
NAI......... ..................................................................................................................24
2.2.1 Tình hình quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp ...........24
2.2.1.1 Tình hình quy hoạch các khu công nghiệp ......................................24
2.2.1.2 Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp .........................26
Trang 1


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

2.2.1.3 Vai trò của các khu công nghiệp trong việc xây dựng Tỉnh Đồng Nai
và phát triển kinh tế vùng ........................................................................................29
2.3 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI
(FDI) VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA TẠI TỈNH

ĐỒNG NAI ...............................................................................................................30
2.3.1 Khái quát chung...............................................................................................30
2.3.2 Tình hình huy động vốn FDI............................................................................31
2.3.2.1 Tình hình thực hiện dự án đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp
Tỉnh Đồng Nai (Phân theo khu vực)........................................................................33
2.3.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu qủa kinh doanh của các doanh
nghiệp trong các khu công nghiệp Tỉnh Đồng Nai...................................................35
2.4 NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG ,ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG
VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH
ĐỒNG NAI ...............................................................................................................36
2.4.1 Nguyên nhân thành công.................................................................................36
2.4.2 Những ưu điểm trong việc huy động nguồn vốn FDI ......................................37
2.4.3 Một số hạn chế đối với nguồn vốn FDI...........................................................40
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN FDI VÀO CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
3.1 MỤC TIÊU HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI ...............................................................................................42
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THU HÚT
NGUỒN VỐN FDI ..................................................................................................43
3.2.1 Đa dạng hóa các nguồn vốn và phương thức huy động vốn FDI ....................43
3.2.2 Đổi mới phương thức quản lý vốn đầu tư nước ngoài .....................................44
3.2.3 Hoạch đònh đầu tư giữa nguồn vốn FDI và các nguồn vốn khác trên đòa bàn
Tỉnh........................................................................................................................... 45
3.2.4 Cần đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp FDI
ở các khu công nghiệp .............................................................................................46
3.2.5 Cải thiện môi trường đầu tư thúc đẩy thu hút FDI vào các khu công nghiệp
Đồng Nai...................................................................................................................47
3.2.5.1 Hoàn thiện khung pháp lý ................................................................47
3.2.5.2 Điều chỉnh các chính sách ................................................................48
3.2.5.2.1 Chính sách tài chính tiền tệ ...........................................................49

3.2.5.2.2 Chính sách đất đai .........................................................................52
3.2.6 Xây dựng và phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế của các khu công
nghiệp 53
3.3 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TR NHẰM THU HÚT NGUỒN VỐN FDI.................55
3.3.1 Cải cách thể chế hành chính............................................................................55
3.3.2 Nâng cao năng lực đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam trên đòa bàn
Tỉnh Đồng Nai...........................................................................................................57
3.3.3 Nâng cao năng lực cán bộ Việt nam để đối tác nước ngoài ...........................59
Trang 2


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

3.3.4 Nâng cao vai trò đàm phán quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam trên đòa
bàn Tỉnh ...................................................................................................................60
KẾT LUẬN

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ được nhìn nhận là nguồn
cung cấp vốn , mà còn là nguồn cung cấp công nghệ , bí quyết kỹ thuật , trình độ
quản lý và khả năng tiếp cận thò trường quốc tế . Đây là những nhân tố cơ bản đảm
bảo duy trì sự phát triển bền vững ở mỗi nước ,đặc biệt là ở các nước đang phát
triển. Chính vì nhận thức được ý nghóa này ngày càng rõ ràng nên mỗi nước đều cố
gắng tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn để thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp
từ bên ngoài .Do đó cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài càng trở nên gay gắt .
Các nước huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hiện nay không
chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện khung pháp luật cũng như thể chế trong nước theo
hướng mở cửa tự do hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài , mà trên thế giới đang hình
thành rõ nét hơn xu hướng đàm phán và ký kết các thỏa thuận đơn phương và đa
phương nhằm tự do hóa đầu tư nước ngoài .

Chính sách đổi mới kinh tế của Nhà nước đã được đề ra hơn 10 năm qua ,
trong đó chính sách thu hút vốn nước ngoài là một trong những lónh vực quan trọng
góp phần tạo cho nền kinh tế đạt được những thành tựu vượt bậc , 5 năm liền tăng
trưởng GDP , hàng năm tăng bình quân 8% ,lạm phát đã được kiềm chế từ 3 con số
xuống còn 2 con số và một con số.
Tỉnh Đồng Nai cùng với TP.HCM, Hà Nội là một trong những nơi thu hút
được nhiều nguồn vốn nước ngoài ở nhiều dạng khác nhau , nhưng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng lớn nhất đã tham gia tạo nên GDP chiếm tỷ
trọng ngày càng cao .Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ khi thực hiện Luật Đầu
tư nước ngoài (năm 1987) đã góp phần tích cực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
của Đồng Nai. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận của
nền kinh tế nhiều thành phần ,có những đóng góp đáng kể vào sự chuyển dòch cơ
cấu kinh tế , đổi mới công nghệ , nâng cao năng lực sản xuất , sử dụng có hiệu quả
nguồn lực ,phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với xu thế với
tăng cường hội nhập vào kinh tế thế giới .
Việc xây dựng , quản lý các KCN của Tỉnh trong thời gian qua đã nhanh
chóng tập trung vào các KCN một khối lượng lớn tiền vốn từ các công ty nước
ngoài đầu tư trực tiếp trên đòa bàn Tỉnh , sử dụng nhiều lao động và ngày càng sản
xuất một khối lượng lớn sản phẩm xuất khẩu góp phần quan trọng cho công cuộc
phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh . Đồng Nai đã lựa chọn được đònh hướng phát
triển đúng đắn ,phát huy lợi thế so sánh của Tỉnh , phát huy nội lực trong điều kiện
tiến hành đổi mới và tham gia hội nhập, do đó đã tạo ra được thế và lực mới , với
quy mô kinh tế tăng 3 lần trong 10 năm (trong khi cả nước chỉ tăng được 2 lần).
Trang 3


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

Tích lũy được kinh nghiệm trong quá trình mở cửa , thu hút vốn bên ngoài và
đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công

nghệ , đẩy mạnh tiếp thò , tỷ lệ xuất khẩu/GDP đạt mức 118% GDP, cao nhất cả
nước hơn cả miền Đông Nam Bộ (47% GDP), đòa bàn KTTĐPN (50% GDP) và
cũng hơn cả Tỉnh Bà Ròa -Vũng Tàu là nơi có sản xuất dầu khí lớn (115% GDP).
Song những năm gần đây , đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói
chung cũng như vào Đồng Nai nói riêng đang có xu hướng chững lại và có biểu
hiện giảm sút , điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế của Tỉnh trong những năm tới .
Vì lẽ đó , tác giả luận án mạnh dạn chọn đề tài :" Hoàn thiện các biện pháp
huy động vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ở các khu công nghiệp Tỉnh Đồng Nai
' để làm đối tượng nghiên cứu .
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là qua thực trạng về tình hình đầu tư nước
ngoài trực tiếp tại các khu công nghiệp trên đòa bàn Tỉnh Đồng Nai để làm rõ các
vấn đề lý luận , thực tiễn và nêu ra các giải pháp cho vấn đề huy động vốn FDI cho
các khu công nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
Tác giả chỉ nghiên cứu về tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài trên đòa bàn các khu công nghiệp Tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được quán triệt và vận dụng trong luận án này là :
phương pháp duy vật biện chứng , phương pháp diễn dòch quy nạp, phương pháp
tổng hợp, phương pháp thống kê…
Để nhằm cho các lập luận có tính thuyết phục , tác giả luận án còn sử dụng
các kinh nghiệm rút ra từ các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài
nước cùng các số liệu do các cơ quan hữu trách cung cấp .
Nội dung của luận án , ngoài phần mở đầu và kết luận ,được thể hiện chủ
yếu ở 3 chương :
Chương I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN FDI VÀ KHU CÔNG
NGHIỆP.
Chương II : THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA

NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI.
Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI.
Toàn bộ luận án có khối lượng 60 trang đánh máy, 20 biểu cùng 1 danh mục
tài liệu tham khảo,và một bảng phụ lục .

Trang 4


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN
VỐN FDI VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRỰC TIẾP (FDI)
1.1.1 Hoạt động đầu tư và vốn đầu tư
Bất kỳ quốc gia nào muốn đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ,
quốc gia đó đều phải cần có một lượng vốn lớn để tham gia vào các hoạt động đầu
tư .
Hoạt động đầu tư , trước hết được hiểu là hoạt động kinh tế tổng hợp được
tiến hành bằng cách huy động các nguồn vốn bỏ vào lónh vực khai thác ,chế biến
sản phẩm hoặc dòch vụ trong một thời gian nhất đònh . Số vốn đó phải tham gia vào
nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích thu hồi vốn , tạo ra lợi
nhuận đối với nhà đầu tư và mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước . Hoạt
động đầu tư theo nghóa rộng còn bao gồm các hoạt động đầu tư vào các lónh vực
phi kinh tế , hoặc được coi là không sinh lợi trước mắt và trực tiếp như hoạt động
đầu tư vào con người , các mục tiêu phúc lợi công cộng …
Vốn bỏ vào các hoạt động đầu tư được coi là vốn đầu tư , trong quá trình đầu

tư vốn đầu tư thể hiện ở nhiều dạng khác nhau :
- Tiền tệ các loại : ngoại tệ , nội tệ , kể cả vàng bạc và đá qúy .
- Tài sản hữu hình : nhà xưởng máy móc thiết bò , tài nguyên , khoáng sản
đất đai tài sản vô hình : bằng phát minh sáng chế , bí quyết công nghệ ,
sức lao động …
- Các phương tiện đầu tư đặc biệt khác như : cổ phiếu , hối phiếu….
Trong điều kiện toàn cầu hóa , tự do hóa đời sống kinh tế được đẩy mạnh
như ngày nay thì nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến và có
vai trò rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới , đặc biệt là các nước đang
phát triển. Đối với các nước này do ở điểm xuất phát đi lên sản xuất lớn còn thấp ,
kỹ thuật thấp kém , tốc độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc , đang rất cần
vốn để đầu tư , thì không thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn trong nước mà phải coi
trọng việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài . Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ
nước ngoài được khẳng đònh như là một nguyên tắc tất yếu trong việc xây dựng và
phát triển kinh tế của mỗi nước , mặc dù về lâu dài thì vốn đầu tư trong nước vẫn
giữ vai trò quyết đònh .
1.1.2 Đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài là sự chuyển dòch vốn đầu tư từ quốc gia này sang quốc
gia khác nhằm đạt được lợi nhuận đối với các chủ đầu tư và thực hiện lợi ích kinh
tế xã hội đối với các nước tiếp nhận đầu tư .
Trang 5


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều quốc gia trên thế giới , nhiều tổ chức tài chính quốc
tế như: IMF , WB , ADB…và nhiều công ty đang nắm giữ một lượng vốn rất lớn có
nhu cầu đầu tư ra nước ngoài .Bên cạnh đó , bối cảnh thế giới trong thời đại hiện
nay đã hình thành nên những nền tảng cơ bản tạo cơ hội cho hoạt động đầu tư ra
nước ngoài ngày càng phổ biến , nhất là ở các nước công nghiệp phát triển . Các

nước này tìm thấy lẫn nhau những lợi thế mà nước mình không có , hoặc có nhưng
không lợi thế bằng , và chính đầu tư nước ngoài là cầu nối để các nhà đầu tư khai
thác triệt để lợi thế so sánh , đồng thời nó cũng có vai trò thúc đẩy quá trình phát
triển kinh tế của các nước trên thế giới .
Trong xu hướng phát triển của quá trình hội nhập quốc tế , đầu tư quốc tế
không chỉ diễn ra ở các nước công nghiệp phát triển mà còn diễn ra giữa các nước
phát triển và các nước đang phát triển . Chính các nước phát triển đã nhận thấy
tiềm năng sinh lời của vốn đầu tư tại các nước đang phát triển và vì vậy đầu tư
quốc tế vào các nước đang phát triển ngày càng tăng dần theo thời gian. Đây là
điều kiện rất thuận lợi đối với các nước đang phát triển cần vốn để đẩy mạnh đầu
tư.
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD) thì nguồn vốn đầu tư
nước ngoài bao gồm những hình thức sau đây:
• Tài trợ phát triển chính thức (Official Development Finance - ODF). Nguồn vốn
này bao gồm: viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistant ODA) và các hình thức ODF khác đa phương hoặc song phương. ODA chiếm tỉ
trọng chủ yếu trong nguồn ODF.
• Tín dụng từ các ngân hàng thương mại.
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI), viện trợ không
hoàn lại của các tổ chức chính phủ , liên chính phủ và phi chính phủ (NGOs) và
một số nguồn tài trợ tư nhân khác.
Mỗi hình thức đều có những ưu thế riêng trong từng điều kiện cụ thể của mỗi
quốc gia. Tuy nhiên, hình thức FDI là hình thức đầu tư tỏ ra có hiệu quả nhất. Xu
hướng ngày nay cho thấy sự gia tăng mạnh của FDI cả về khối lượng tuyệt đối lẫn
tỉ trọng trong tổng số nguồn vốn đầu tư quốc tế . Việc sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn FDI vào các quốc gia Châu Á (NICs và ASEAN) là một bằng chứng đầy thuyết
phục về tính ưu việt của hình thức FDI.
1.1.3 Đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư góp
một số vốn đủ lớn vào lónh vực sản xuất kinh doanh hoặc dòch vụ cho phép và họ
trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.

Khác với loại hình ODF (mà chủ yếu là ODA) là nguồn tài trợ chính thức có
thể cho không hoặc vay ưu đãi , FDI có những đặc trưng sau đây:
- FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư , mà bên cạnh đó còn có
cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, năng lực marketing, năng lực quản lý …
Bởi lẽ muốn kiếm được lợi nhuận, các nhà đầu tư phải không ngừng cải tiến kỹ
thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thò trường.
Trang 6


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

- Việc tiếp nhận FDI không làm gia tăng nợ cho nước tiếp nhận đầu tư, mà
trái lại nước tiếp nhận FDI còn có điều kiện để phát huy tiềm năng trong nước dựa
vào các nguồn FDI này.
- Chủ thể của FDI chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia, chiếm 90% khối
lượng FDI trên toàn thế giới. Phần còn lại không đáng kể của FDI thuộc về các nhà
nước và các tổ chức quốc tế khác.
- FDI được thực hiện dưới nhiều hình thức.
+ Bỏ 100% vốn để xây dựng xí nghiệp mới ( Enterprise with one hundred
per cent Foreign owned capital). Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của các
nhà đầu tư nước ngoài lập tại nước tiếp nhận đầu tư ,họ tự tổ chức quản lý và chòu
trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Hình thức đầu tư này có
đặc điểm :

Doanh nghiệp được lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn ,
mang tư cách pháp nhân của nước tiếp nhận đầu tư.

Vốn pháp đònh của doanh nghiệp ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư ;
trừ trường hợp đầu tư vào những vùng kinh tế khó khăn tỷ lệ này có thể thấp đến
20% vốn pháp đònh .


Trong quá trình hoạt động không được giảm vốn pháp đònh ,tăng vốn
pháp đònh phải xin phép .
+ Mua lại toàn bộ hoặc một phần xí nghiệp của nước chủ nhà đang hoạt
động.
+ Cùng góp vốn với đối tác của nước chủ nhà với những tỉ lệ khác nhau để
thành lập xí nghiệp liên doanh.
+ Bỏ vốn xây dựng các công trình, sau đó chuyển giao lại cho nước chủ nhà
theo thỏa thuận giữa hai bên (hình thức BOT và các hình thức tương tự khác) , thực
chất đây là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp
nhận đầu tư với nhà đầu tư nước ngòai để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
trong một thời hạn nhất đònh ; hết thời hạn , nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao
không bồi hoàn công trình đó cho nước tiếp nhận đầu tư .

Đối với hình thức Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh ( BuildTransfer-Operate :BTO) thì sau khi xây dựng xong công trình kết cấu hạ tầng , nhà
đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao công trình đó cho nước tiếp nhận đầu tư. Ngược
lại Chính phủ của nước tiếp nhận đầu tư sẽ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh
công trình đó trong một thời hạn nhất đònh để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp
lý .

Đối với hình thức Xây dựng –Chuyển giao ( Build- Transfer : BT) thì
sau khi xây dựng xong các công trình kết cấu hạ tầng , nhà đầu tư nước ngòai sẽ
chuyển giao công trình đó cho nước tiếp nhận đầu tư .
Nhìn chung các hình thức BOT, BTO, BT đều có chung những đặc điểm sau:

Chỉ được ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền .

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận đầu tư như : xây dựng
đường, cầu , cảng , sân bay , các công trình điện ,nước ,...
Trang 7



Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp


Được hưởng nhiều ưu đãi của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư về tiền
thuê đất , thuế các loại , thời gian đầu tư dài tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư
nước ngoài thu hồi vốn và có lời hợp lý .

Hết thời hạn hoạt động của giấy phép chủ đầu tư phải chuyển giao
không bồi hoàn công trình cho nước tiếp nhận đầu tư trong tình trạng hoạt động
bình thường .
Mỗi hình thức FDI đều có những ưu thế và nhược điểm riêng . Tùy thuộc
vào mục đích và yêu cầu của nước đầu tư lẫn nước tiếp nhận đầu tư để chọn lựa
hình thức thích hợp. Song nhìn chung hình thức liên doanh tỏ ra là hình thức được
ưa chuộng hơn hết.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới trong những năm qua đã gia tăng
với tốc độ đáng kể. Sau đây là bảng số liệu minh họa về tình hình FDI trên thế giới
giai đoạn 1990-1996.
Biểu 1.1:

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1990-

1996
Năm

1990

1991


1992

1993

1994

1995

1996

Tổng vốn đầu tư
(tỷ USD)
Tốc độ tăng (%)
(so năm trước)

44,4

56,9

90,6

157,1

161,3

184,2

243,8

28,15


59,23

73,40

2,76

14,20

32,35

Tốc độ tăng bình quân hàng năm

32,82%

Nguồn: Global Development Finance - World Bank Book 1997
Qua bảng trên ta thấy nhòp độ đầu tư nước ngoài trực tiếp trên toàn thế giới
giai đoạn 1990-1996 tăng khá nhanh, bình quân hàng năm tăng trên 32%. Có thể
nói FDI đã trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất và
lưu thông như hiện nay. Không một quốc gia nào trên thế giới lại không cần đến
nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp vì đây là nguồn lực quốc tế cần khai thác triệt để
để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. FDI mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia
kể cả nước đầu tư và nước nhận đầu tư . Đặc biệt đối với các nước đang phát triển,
trong đó có Việt nam thì việc tiếp nhận FDI là một lợi thế hiển nhiên mà thời đại
dành cho các nước này.
1.1.4 Những lợi thế của FDI đối với nước nhận đầu tư
*Một là, FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt
về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư , đặc biệt là các nước kém phát triển.
Hầu hết các nước kém phát triển. Đều rơi vào cái “vòng lẩn quẩn” đó là: thu
nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và rồi hậu quả là lại thu nhập

thấp. Tình trạng lẩn quẩn này chính là điểm “nút” khó khăn nhất mà các nước này
phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước
lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được
điểm đột phá chính xác và mắc xích của một “vòng luẩn quẩn” này. Trở ngại lớn
Trang 8


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

nhất để thực hiện được điều đó đối với các nước kém phát triển đó là vốn đầu tư và
kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công
nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động … từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích
lũy cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ
trông chờ vào tích lũy nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi mà sẽ tụt hậu trong sự phát
triển của thế giới. Do đó vốn nước ngoài sẽ là một “cú hích” để góp phần đột phá
cái “vòng lẩn quẩn” đó.
Đặc biệt FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà
không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Không như vốn vay, nước đầu tư chỉ nhận
được phần lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả. Hơn
nữa, luồng vốn này còn lợi thế hơn vốn vay ở chỗ: thời hạn trả nợ vốn vay thường
cố đònh và đôi khi quá ngắn so với một số vốn đầu tư , còn thời hạn của FDI thì
linh hoạt hơn.
Theo mô hình lý thuyết “hai lỗ hổng” (Two-gap-model) của Cherery và
Strout, có hai cản trở chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là: Tiết kiệm
không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, được gọi là “lỗ hổng tiết kiệm” (Saving-gap)
Thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt
động nhập khẩu – được gọi là “lỗ hổng thương mại” (Trade-gap). Hầu hết ở các
nước kém phát triển, hai “lỗ hổng” trên rất lớn, vì vậy FDI còn là một nguồn quan
trọng không chỉ để bổ sung sự thiếu hụt về vốn nói chung mà cả sự thiếu hụt về
ngoại tệ nói riêng. Bởi vì FDI góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng

khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty
nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động dòch vụ phục vụ cho FDI.
*Hai là, lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ kỹ thuật hiện
đại, kỹ xảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến của các nước đi trước.
Đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với các nước nhận đầu
tư . FDI có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật trong các nước nhận đầu tư , góp phần
tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thay đổi giá thành của sản phẩm v à xuất
khẩu, thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là các nghề đòi hỏi hàm lượng
công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng lớn đối với quá trình công nghiệp hóa,
chuyển dòch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư.
FDI đem lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật
cho các đối tác trong nước nhận đầu tư thông qua những chương trình đào tạo và
quá trình vừa học vừa làm. FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng
đào tạo những kỹ sư, những nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham gia vào
các công ty liên doanh với nước ngoài.
Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình
độ kỹ thuật công nghệ của mình. Chẳng hạn như, đầu những năm 60, Hàn Quốc
còn kém về lắp ráp xe hơi, nhưng nhờ tiếp nhận đầu tư của Mỹ, Nhật và một số
nước khác mà năm 1993, họ đã trở thành nước sản suất ôtô lớn thứ 7 trên thế giới.

Trang 9


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

*Ba là, lợi ích về tạo ra công ăn việc làm. Thực ra đây là một tác động kép:
tạo thêm công ăn việc làm cũng có nghóa là tăng thêm thu nhập cho người lao
động. Từ đó tạo điều kiện tăng tích lũy trong nước.
FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công ăn việc làm thông qua việc
cung cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoài. FDI còn tạo ra những

cơ hội việc làm trong những tổ chức khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hàng
hóa dòch vụ từ các nhà sản suất trong nước, hoặc thuê họ thông qua những hợp
đồng gia công chế biến. Thực tiễn ở một số nước cho thấy FDI đã góp phần tích
cực tạo ra công ăn việc làm trong các ngành sử dụng lao động như nghành may
mặc, điện tử, chế biến. Chẳng hạn như công ty máy tính của Mỹ sản xuất ổ đóa đã
làm tăng việc làm ở khu vực Băng cốc (Thai Lan) từ 5.000 lên đến 20.000 người
trong năm1988. Hoặc ở Xingapo trong năm 1989, các công ty có vốn nước ngoài
chiếm 70% lao động có việc làm trong khu chế biến.
Tuy nhiên sự đóng góp của FDI đối với việc làm trong các nước nhận đầu tư
phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và khả năng kỹ thuật của nước đó.
*Bốn là, thông qua FDI, các nước nhận đầu tư có thể tiếp cận với thò trường
thế giới.
Các nước đang phát triển nếu có khả năng sản xuất ở mức chi phí sản xuất
có thể cạnh tranh được thì lại rất khó khăn trong việc thâm nhập vào thò trường
nước ngoài. Trong khi đó, thông qua FDI, các nước này có thể tiếp cận thò trường
thế giới. Bởi vì hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty đa quốc gia thực
hiện, mà các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những
hợp đồng dài hạn dựa trên cơ sở thanh thế và uy tín của họ về chất lượng, kiểu
dáng của sản phẩm và việc giữ đúng thời hạn…
Từ sự phân tích trên, có thể kết luận rằng việc tiếp nhận FDI là lợi thế hiển
nhiên mà thời đại tạo ra cho các nước đi sau. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, vốn
nước ngoài dù quan trọng đến đâu cũng không thể đóng vai trò quyết đònh sự phát
triển của một quốc gia. Mặt khác, FDI cũng có những mặt trái của nó. Đây là vấn
đề được xem xét đầy đủ trong quá trình thu hút FDI. Nếu không lợi ích thu được sẽ
không bù lại được những thiệt hại mà nó gây ra. Nhiều công trình nghiên cứu cũng
như thực tiễn thu hút FDI trên thế giới và ở Việt Nam đã chỉ ra: FDI có không ít
mặt hạn chế của nó. Vì vậy, ở đây xin bàn tiếp về những mặt trái của FDI đối với
các nước nhận đầu tư nói chung và đối với Việt Nam nói riêng.
1.1.5 Những hạn chế của FDI đối với nước nhận đầu tư
*Một là, chi phí của việc thu hút FDI.

Để thu hút FDI, nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà
đầu tư như là: giảm thuế, miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các
dự án đầu tư nước ngoài. Hoặc việc trả tiền của họ cho việc thuê đất, nhà xưởng và
một số dòch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Hay trong
một số lónh vực họ được nhà nước bảo hộ thuế quan. Và như vậy, đôi khi lợi ích của
nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được.
Trang 10


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

*Hai là, các nhà đầu tư thường tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các
nhân tố đầu vào.
Các nhà đầu tư nước ngoài thường tính giá cao cho những nguyên vật liệu,
bán thành phẩm, máy móc thiết bò mà họ nhập về để thực hiện đầu tư. Việc làm
này đã mang lại nhiều ích lợi cho nhà đầu tư, chẳng hạn như: trốn được thuế của
nước chủ nhà đánh vào các lợi nhuận cao của nhà đầu tư, hoặc để giấu số lợi nhuận
thực tế mà họ kiếm được từ đó sẽ hạn chế các nhà cạnh tranh sáp nhập vào thò
trường. Ngược lại, điều này lại gây ra chi phí sản xuất cao ở các nước chủ nhà và
các nước chủ nhà phải mua hàng hóa cho đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao
hơn.
Tuy nhiên, việc tính giá cao đó thường xảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông
tin, trình độ kiểm soát, quản lý chuyên môn yếu; hoặc chính sách của nước đó còn
nhiều khe hở khiến các nhà đầu tư có thể lợi dụng được.
*Ba là, các nước đầu tư thường chuyển giao công nghệ và kỹ thuật lạc hậu
vào nước họ đầu tư. Điều này có thể giải thích là: Dưới sự tác động của cách mạng
khoa học kỹ thuật, cho nên máy móc, công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu, vì
vậy họ thường chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư
để đổi mới sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm của chính nước họ. Vào giai
đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nghệ sử dụng nhiều

lao động. Tuy nhiên sau một thời gian phát triển, giá lao động sẽ tăng lên, kết quả
là giá thành sản phẩm cao. Vì vậy họ muốn thay công nghệ này bằng những công
nghệ có hàm lượng công nghệ cao để hạ giá thành sản phẩm.
Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây ra nhiều thiệt hại cho nước nhận
đầu tư như là: Rất khó tính được giá trò thực của máy móc chuyển giao, do đó
nước đầu tư thường bò thiệt hại về việc chia lợi nhuận . Gây tổn hại đến môi
trường. Chất lượng sản phẩm thấp chi phí sản xuất cao, và do đó sản phẩm của
nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thò trường thế giới.
Thực tiễn cho thấy tình hình chuyển giao công nghệ của các nước đang phát
triển còn là vấn đề gay cấn. Ví dụ, theo báo cáo của Ngân hàng phát triển thì 70%
thiết bò mà các nước Châu Mỹ La Tinh nhập khẩu từ các nước tư bản phát triển là
công nghệ lạc hậu. Cũng tương tự , các trường hợp chuyển giao công nghệ ở
ASEAN lúc đầu chưa có kinh nghiệm kiểm soát nên cũng đã bò nhiều thiệt thòi.
Tuy nhiên, mặt trái này cũng một phần phụ thuộc vào chính sách công nghệ,
pháp luật về bảo vệ môi trường và khả năng tiếp nhận công nghệ của nước nhận
đầu tư. Chẳng hạn như Mêhico có1.800 nhà máy lắp ráp sản phẩm của công ty
xuyên quốc gia của Mỹ. Một số những nhà máy này được chuyển sang Mêhicô là
để tránh những quy đònh chặt chẽ về môi trường ở Mỹ và lợi dụng những khe hở
trong luật môi trường ở Mêhicô.
*Bốn là, sản xuất hàng hóa không thích hợp.
Các nhà đầu tư còn bò chỉ trích là sản xuất và bán những hàng hóa không
thích hợp cho các nước kém phát triển, thậm chí đôi khi lại là những hàng hóa có
hại cho sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ như khuyến khích sử
Trang 11


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

dụng thuốc lá, thuốc trừ sâu, nước ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy
thay thế xà phòng…

*Năm là, những mặt trái khác.
Trong số các nhà đầu tư không phải không có trường hợp hoạt động tình báo,
gây rối an ninh, chính trò. Trường hợp Chính phủ Xanvo Agienđê ở Chilê bò lật
đổ năm 1973 là một ví dụ về sự can thiệp của công ty xuyên quốc gia ITT và việc
chính phủ Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Chilê.
Mục đích của nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi
nhất. Vì thế nhiều khi lượng vốn nước ngoài đã làm tăng thêm sự mất cân đối giữa
các vùng, giữa vùng nông thôn và thành thò. Sự mất cân đối này có thể gây nên bất
ổn về chính trò.
Hoặc FDI cũng có thể ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Những người dân bản
xứ làm thuê cho các nhà đầu tư có thể bò mua chuộc, biến chất, thay đổi quan điểm,
lối sống và nguy hiểm hơn họ có thể phản bội tổ quốc. Các tệ nạn xã hội có thể
cũng gia tăng cùng với FDI, như nạn mại dâm, nạn nghiện hút…
Những mặt trái của FDI không có nghóa là phủ nhận những lợi thế cơ bản
của nó mà chỉ lưu ý rằng không nên hy vọng quá nhiều vào FDI và cần phải những
chính sách hợp lý, những biện pháp kiểm soát hữu hiệu để phát huy những mặt tích
cực, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI. Bởi vì mức độ thiệt hại mà FDI gây ra
cho chủ nhà nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, năng lực, trình độ
quản lý, trình độ chuyên môn của nước nhận đầu tư.
1.2 KHU CÔNG NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA (CNH-HĐH)
1.2.1 Sự hình thành khu công nghiệp
Vào năm 1896 ở Trafford Park , Manchester tại Anh Quốc , một khu công
nghiệp do một doanh nghiệp tư nhân làm chủ đầu tư đã được thành lập, đây là khu
công nghiệp đầu tiên trên thế giới và không lâu sau đó ,năm 1899 tại nước Mỹ khu
công nghiệp Clearing – Chicago cũng đã được thành lập . Cho đến thập niên 40
của thế kỷ thứ 20 , Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về các khu công nghiệp với số
lượng là 33 khu công nghiệp (KCN).
Đến những năm 1950-1960, các khu CN đã thực sự bùng nổ : ở Mỹ năm
1959 có 1.000 KCN , năm 1965 có 1.117 KCN , năm 1970 là 2.000 KCN ; trong khi

đó tại Anh Quốc vào năm 1959 có 55 KCN, ở Pháp vào năm 1963 có 230 KCN ,
tại Puecto Rico cũng có 30 KCN vào năm 1963.
Riêng ở châu Á , vào năm 1951 tại Singapore , công ty phát triển và quản lý
KCN Jorong - công ty nhà nước về xây dựng đã chính thức khai trương và đi vào
họat động .Đây là một khu công nghiệp đầu tiên ở các nước đang phát triển tại
châu Á .Ở Malaysia khu công nghiệp được bắt đầu xây dựng vào năm 1954 nhưng
mãi đến giữa những năm 90 số khu công nghiệp ở nước này đã lên đến 139 KCN.
Ở n Độ năm 1966 có 283 KCN và đến năm 1979 có 705 KCN . Sau đó hàng loạt
các khu công nghiệp ở các nước lân cận đã được ra đời như KCN Thẩm Quyến ở
Trang 12


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

Trung Quốc , KCN Kualalampua, Clac ở Philippines :4.400 ha, Subic :200 ha ,
bangpakong ở Thailand :650 ha, Giacacta ở Indonesia :320 ha
Thật vậy , đã từ lâu người ta coi KCN như là một động lực của chính sách
công nghiệp , song không phải nước nào cũng đạt được sự thành công đó . Vào năm
1988 , theo World Bank, ở châu Á số lượng khu công nghiệp được đánh giá là
không thành công vào khoảng 50% với những lý do sau :
- Không thu hút được các nhà đầu tư
- Trò giá xây dựng ban đầu quá cao
- Việc làm nghèo nàn
- Xây dựng quá nhiều các tiện nghi đi trước nhu cầu
- Dựa quá nhiều vào nguồn trợ cấp của nhà nước.
Từ những năm 1960 Liên hiệp quốc bắt đầu nghiên cứu và tổ chức các hội
thảo về khu công nghiệp với tư cách là một công cụ phát triển .Thời kỳ 1977-1990
World Bank đã tích cực hỗ trợ cho các dự án về KCN và khu chế xuất (KCX) ở một
số nước đang phát triển , nhưng họ thường gắn với việc tư nhân quản lý như là một
điều kiện của sự hỗ trợ này . Tuy vậy đại bộ phận các khu công nghiệp ở châu Á

đều do nhà nước quản lý và điều hành. Cho đến nay do tính ưu việc của nó ,KCN
đã phát triển trên toàn thế giới và mang lại hiệu quả to lớn về mặt phát triển công
nghiệp , tăng GDP , tăng xuất khẩu ,tăng thu nhập và việc làm , tăng thu cho ngân
sách. Kinh nghiệm của các KCN thành công thường là phải có vò trí phù hợp,gần
vùng đô thò chính ,nhân công rẻ, giao thông thuận lợi ,điện ,thoát nước, và các dòch
vụ tốt , bộ máy hành chính gọn nhẹ, có hiệu quả, các cơ sở vật chất khác phải phù
hợp với nhu cầu các nhà đầu tư và lượng công nhân trong khu công nghiệp.
1.2.2 Khu công nghiệp và các hình thức của khu công nghiệp
Ở các nước đang phát triển , tuy có nhu cầu lớn về vốn và công nghệ nhưng
do trình độ kỹ thuật ,trình độ quản lý ,điều hành ,cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên
việc tiếp nhận các yếu tố về vốn , trình độ kỹ thuật , trình độ quản lý .... chưa thể
diễn ra trên quy mô rộng toàn quốc mà chỉ có thể lựa chọn bố trí ở một số vùng
lãnh thổ có những điều kiện thuận lợi nhất đònh .
Tùy vào điều kiện kinh tế xã hội ,đòa lý cũng như chính sách kinh tế của
từng quốc gia , từng khu vực mà chính phủ mỗi nước lựa chọn mô hình kinh tế cho
phù hợp với quốc gia của mình. Theo chương trình môi trường liên hiệp quốc xếp
các loại hình khu công nghiệp trên thế giới thuộc loại bất động sản công nghiệp
bao gồm :
- Khu chế xuất (Export Processing Zones); Khu sản xuất hàng thay thế nhập khẩu
(Import Processing Zones); Khu công nghiệp ( Industrial Processing Zones ); Khu
công nghệ cao ( High –Tech Industrial Zones ); Khu vực kinh tế tự do (Free
Economic Zone –FEZ); Khu mậu dòch tự do (Free Trade Zone –FTZ); Đặc khu
kinh tế.
1.2.2.1 Khu chế xuất ( Export Processing Zones : EPZ )
Đây là loại đặc khu kinh tế có diện tích tương đối nhỏ , có hàng rào phân
cách về đòa lý trong một quốc gia , không có dân cư sinh sống nhằm thu hút các
Trang 13


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp


doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và các dòch vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu . Khu chế xuất được hưởng nhiều ưu đãi ; nhất là ưu đãi về thuế và thủ
tục hải quan , song đòi hỏi phải xuất khẩu gần như toàn bộ sản phẩm . Khu chế
xuất do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết đònh thành lập.
1.2.2.2 Khu sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ( Import Processing Zones IPZ )
Đây là hình thức được áp dụng chủ yếu ở các nước Đông Á và Đông Nam Á
nhằm phục vụ cho chiến lược công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu . Tại khu
vực này chủ yếu thu hút các ngành công nghiệp chế tạo , sản xuất các mặt hàng
thay thế nhập khẩu và chế biến các nguyên liệu thô trong nước.
1.2.2.3 Khu công nghiệp ( Industrial Processing Zones )
Là hình thức tổng hợp của EPZ và IPZ đã nêu ở trên , các khu công nghiệp
này có vò trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các nước trong khối
ASEAN hiện nay vì nó vừa kích thích xu hướng sản xuất hướng ra xuất khẩu , vừa
động viên phát triển sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và chế biến nguyên liệu thô
trong nước .Nơi đây thu hút các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp
và thực hiện các dòch vụ cho sản xuất công nghiệp , có ranh giới đòa lý xác đònh ,
không có dân cư sinh sống , do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết đònh
thành lập . Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất .
Theo quy chế khu công nghiệp của Chính phủ Việt nam thì khu công
nghiệp và khu chế xuất có những điểm giống và khác biệt như sau :
*KCN và khu chế xuất đều sản xuất hàng công nghiệp , phần lớn là hàng
tiêu dùng , áp dụng cơ chế quản lý đơn giản , thuận tiện , trong khu không có dân
cư sinh sống .
*Khu chế xuất có đặc điểm khác với khu công nghiệp là khu chế xuất xuất
khẩu 100% sản phẩm , trong khi đó sản phẩm được sản xuất từ khu công nghiệp
được sử dụng một phần thò trường trong nước.
Quan hệ giữa khu chế xuất với thò trường nội đòa là quan hệ ngoại thương ,
do đó không tranh chấp với sản xuất trong nước, không ảnh hưởng đến quỹ ngoại tệ
của Nhà nước. Trong quan hệ này, không coi KCX là một thò trường khép kín, chỉ

dành xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài mà KCX còn có mối quan hệ hữu cơ với
thò trường trong nước, thúc đẩy sản xuất trong nước cùng phát triển thông qua việc
mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm từ thò trường nội đòa vào KCX nhằm tăng
hàm lượng quốc gia của sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.
1.2.2.4 Khu công nghệ cao (High-Tech Industrial Zone)
Là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vò
hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu - triển khai khoa
học - công nghệ, đào tạo và các dòch vụ liên quan, có ranh giới đòa lý xác đònh, do
Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết đònh thành lập. Trong khu công nghệ
cao có thể có doanh nghiệp chế xuất.

Trang 14


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

1.2.2.5 Khu vực kinh tế tự do (Free Economic Zone - FEZ)
Khu vực kinh tế tự do thường có không gian đòa lý rộng lớn hơn EPZ hay
IPZ, đồng thời các loại hình kinh tế cũng bao gồm nhiều loại hình phong phú hơn.
Bên cạnh công nghiệp chế tạo, FEZ còn có các hoạt động tài chính, thương mại
vận tải… Khu vực kinh tế tự do đã được Trung Quốc áp dụng để thử nghiệm mô
hình kinh tế thò trường mở ở nước này.
Khác với KCN, KCX là những khu vực không có dân cư sinh sống, còn khu
kinh tế tự do có diện tích lên đến hàng chục hàng trăm Km2 với dân số hàng triệu
người, tức là ngang với qui mô của một huyện hoặc một tỉnh.
1.2.2.6 Khu mậu dòch tự do (Free Trade Zone. FTZ)
Loại hình này thường được áp dụng cho các thành phố có diện tích tương đối
nhỏ nhưng có vò trí đòa lý đặc biệt. Trước đây FTZ thường chỉ có chức năng phát
triển quan hệ thương mại tự do với các nước khác nhưng hiện nay các hoạt động
khác như tài chính, bảo hiểm, vận tải, nghiên cứu và phát triển (R & D) cũng đã trở

thành các chức năng quan trọng của nó.
1.2.2.7 Đặc khu kinh tế
Là một khu vực đòa lý nhất đònh, có dân cư sinh sống, được Chính phủ dành
cho những qui chế đặc biệt so với các vùng khác của đất nước. Quy chế này bao
gồm các điều khoản ưu đãi về thuế, về chế độ hải quan, về giá thuê đất, về sử
dụng cơ sở hạ tầng và ngoại tệ, về cung cấp lao động …
Khác với các mô hình khác, đặc điểm của đặc khu kinh tế là mặc dù vẫn có
một ranh giới hành chính, nhưng sự phát triển của khu vực không bò giới hạn bởi
ranh giới này. Việc phát triển đặc khu tạo điều kiện cho việc tăng cường mối quan
hệ kinh tế với các vùng khác của quốc gia và đồng thời phát huy tối đa các tác
động tích cực về đầu tư, chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Mô
hình đặc khu kinh tế có một cơ cấu kinh tế đa ngành dựa vào một cấu trúc đô thò
hiện đại với các dòch vụ cơ sở hạ tầng phát triển. Các nước phát triển tận dụng các
điều kiện thuận lợi của đặc khu kinh tế để thực hiện chuyển giao công nghệ, tăng
hiệu quả đầu tư , tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
1.2.3 Vai trò của khu công nghiệp đối với sự nghiệp CNH-HĐH
Thứ nhất: KCN tạo ra công ăn việc làm. Theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế
giới, đến nay tổng số việc làm chỉ tính riêng trong các KCX đã lên tới 4-5 triệu chỗ
(con số này tăng nhanh so với giữa thập kỷ 80 là 500.000 chỗ), trong đó Châu Á là
nơi tạo ra nhiều việc làm nhất, chiếm tới 76,59% tổng số chỗ.
Thứ hai: KCN góp phần đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại tệ do việc phát triển
sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu . Ở một số nước , KCN đã góp
phần đáng kể cho việc đẩy mạnh xuất khẩu. Ví dụ như Malaixia: giá trò xuất khẩu
từ KCN chiếm 30% trong tổng giá trò xuất khẩu các sản phẩm chế biến, ở Mêhico
là 50% và giá trò mới tạo ra ở các KCN nói chung vào khoảng 25%. Trong đó có
tới 70% là chi phí về lao động , 30% còn lại là chi phí về thuê nhà, tiện nghi giao
thông và dòch vụ … Vì thế thu nhập ròng về ngoại tệ từ KCN chỉ khoảng 15-20%
Trang 15



Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

giá trò xuất khẩu. Tuy nhiên đó cũng là một con số đáng kể đối với những nước
đang khan hiếm ngoại tệ.
Thứ ba: KCN là một công cụ quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài.
KCN với những ưu đãi đặc biệt so với sản xuất trong nước đã trở thành môi
trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó giúp cho nước chủ nhà có thêm
vốn đầu tư, tiếp cận kỹ thuật và công nghệ mới, học được phương cách quản lý
hiện đại. Theo Ngân hàng Thế giới, các dự án thực hiện trong KCN hầu hết do các
nhà đầu tư nước ngoài hoặc do liên doanh với nước ngoài thực hiện (khoảng 43%
các dự án do đầu tư trong nước thực hiện, 24% do liên doanh với nước ngoài và
33% do các nhà đầu tư thực hiện). Do vậy KCN đã đóng góp đáng kể trong việc
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ví dụ ở Đài Loan và Malaixia, trong
những năm đầu phát triển, KCN đã thu hút khoảng 60% số vốn FDI.
Thứ tư: phát triển KCN còn tạo ra sự tác động trở lại đối với phát triển trong nước
thông qua việc KCN sử dụng vật liệu trong nước, thực hiện lắp ráp và chế biến lại
cho KCN.
Ở một số nước có lợi thế , tỷ lệ này khá cao. Ví dụ như ở Hàn Quốc tỷ lệ
này tăng từ 3% năm 1971 lên 34% năm 1979 duy trì từ đó đến nay. Tuy nhiên ở
một số nước, mối liên hệ này không phát triển, như ở Malaixia, tỷ lệ vật liệu trong
nước cung cấp cho KCN chỉ khoảng 2,9% (từ năm 1980 đến năm 1982).
Thông qua dòch vụ lắp ráp và chế biến sản phẩm cho KCN , số lao động
tăng đáng kể. Ở Hàn Quốc năm 1985, số lao động này chiếm tới 25,7%. Trong đó
đặc biệt là dòch vụ, dệt may, số lao động chiếm tới 61% trong tổng số lao động của
ngành.
1.3. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC
NGOÀI TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU Á
1.3.1 Khu công nghệ cao Tân Trúc – Đài Loan
Khu công nghệ cao Tân Trúc – Đài Loan được khôi phục từ năm 1980 do ủy
ban khoa học Đài Loan tổ chức triển khai với diện tích 2.100 ha . Với ý thức học

hỏi từ mô hình KCN silicon của Mỹ , Đài Loan đã sớm thành công với khu công
nghiệp Tân Trúc . Đến 1995 KCN Tân Trúc có 180 công ty với 42.257 người làm
việc với cơ cấu nhân lực : 31% có bằng đại học trở lên, trong đó có 521 người có
bằng tiến só .Lượng trao đổi hàng hoá năm 1995 đạt 857.234 tấn , trong đó xuất
khẩu 600.000 tấn , tổng doanh thu năm 1995 đạt 11 tỷ USD bằng 3,6% thu nhập nội
đòa của Đài Loan . KCN Tân trúc rất chú trọng đến việc phát triển công nghệ ,
khuyến khích sáng chế mới và đưa vào áp dụng với quy mô lớn , trong khoảng thời
gian từ 1991-1995 đã có 637 sáng chế của các công ty nội đòa và 745 sáng chế của
các công ty nước ngoài đã được đưa vào sử dụng , đặc biệt là các sáng chế trong
lónh vực mạch tích hợp và các thiết bò ngoại vi tính , đây cũng là hai lónh vực công
nghệ được ưu tiên tại đây . Trong năm 1995 , doanh thu của 2 lónh vực này chiếm
đến 90% doanh thu của toàn khu .
Trang 16


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu phát triển : Nguồn nhân lực cung cấp
cho Tân Trúc chủ yếu từ hai trường đại học Tân Hoa và Giao Thông , mỗi năm
6.000 người . Ngân sách nhà nước chi cho đào tạo từ 50-100% kinh phí , phần còn
lại do công ty tài trợ .
Viện nghiên cứu công nghệ ITRT là nơi xuất phát các công trình nghiên cứu
cho khu . Năm 1995 nguồn thu của viện đạt 534 triệu USD, trong đó 11% từ các
hợp đồng dòch vụ , các công ty tại khu Tân Trúc hàng năm chi cho nghiên cứu phát
triển khoảng 31 triệu USD.
Khi các công ty muốn tham gia đầu tư vào khu công nghiệp Tân Trúc ,sẽ
được quy đònh rõ ràng : công ty nào đầu tư vào khu phải theo lónh vực công nghệ
đònh hướng , đầu tư cho nghiên cứu hàng năm không dưới 5% doanh thu , riêng
công ty nước ngoài trong 3 năm phải nội đòa hóa 50% nhân viên kỹ thuật .Tuy
nhiên các công ty trong khu được ưu đãi nhiều về tài chính như : miễn thuế nhập

khẩu thiết bò , thuế lợi tức tối đa 20% thuế lợi tức chuyển ra nước ngoài 2%, đối
với những công ty làm ăn tốt chính phủ có thể đầu tư vốn đến 44%.
Xét về cơ cấu vốn đầu tư tại Tân Trúc : đa phần là vốn đầu tư của tư nhân
trong nước , cụ thể năm 1994 tư nhân trong nước 77%, nhà nước 10%, nước ngoài
13% ;năm 1995 tư nhân trong nước 87,9% ; nước ngoài 10,4% ; Hoa Kiều 1,7%.
Đây là mô hình KCN phát triển theo hướng chuyên môn hóa công nghệ mũi
nhọn mà Đài Loan có thể vươn tới .
1.3.2 Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến –Trung Quốc
Là một trong năm đặc khu kinh tế được thành lập từ năm 1980 và cùng nằm
ở bờ biển phía đông nam Trung Quốc ,Thẩm Quyến được đánh giá là một trong các
KCN thành công nhất. Cũng như các đặc khu kinh tế khác , việc quyết đònh thành
lập đặc khu kinh tế Thẩm Quyến là nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài , thu hút
công nghệ , kỹ thuật cao và nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa sản phẩm .
Theo quy hoạch , đặc khu Thẩm Quyến được phát triển qua 3 giai đoạn :
1. Giai đoạn 1 : 1980-1985 : Khai phá , san lấp mặt bằng , xây dựng cơ sở hạ tầng .
2. Giai đoạn 2 : 1986-2000 : Đây là giai đoạn thu hút vốn đầu tư nước ngoài để
hình thành và phát triển đặc khu .
3. Giai đoạn 3 : sau năm 2000 : Hoàn thiện , nâng cấp và phát triển .
Qua 16 năm, từ một thò trấn nhỏ bé , kém phát triển , đời sống nhân dân khó
khăn , Thẩm Quyến ngày nay là một thành phố hiện đại có 3,6 triệu dân với những
thành tựu kinh tế to lớn đã được xếp thứ nhất trong 616 đô thò của Trung Quốc
.Những thành tựu này được thể hiện qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế cụ thể như
sau :
Tốc độ tăng GDP bình quân từ 1979-1996 là 34,3%/ năm , trong đó riêng
công nghiệp tăng 53,7%/ năm , tài sản cố đònh tăng 45%/ năm .
Đến hết năm 1996, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có 18.349 dự án đầu tư
vào Thẩm Quyến được ký kết với số vốn đăng ký trên 23 tỷ USD trong đó đã thực
hiện được 11,9 tỷ , và hiện đang có gần 14.000 xí nghiệp do nước ngoài đầu tư vốn
đang hoạt động , phần lớn các sản phẩm của các xí nhiệp này là để xuất khẩu .
Trang 17



Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 48,3%/ năm . Tới nay , Thẩm
Quyến xuất khẩu trên 2.000 mặt hàng khác nhau , trên 60% số sản phẩm sản xuất
đã được xuất đi trên 70 nước trên thế giới . Năm 1996 , tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu là 39,1 tỷ USD ( chiếm 20% tổng kim ngạch của cả nước ) , trong đó xuất
khẩu đạt 21,2 tỷ USD. Riêng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu
17,9 tỷ USD .
Cùng với sự phát triển của đặc khu, các hoạt động tài chính – tín dụng cũng
phát triển rất nhanh. Tới nay đã có 15 ngân hàng thương mại , một sở giao dòch
chứng khoán , 15 công ty tài chính , 9 công ty chứng khoán , 6 công ty quản lý đầu
tư vốn , 7 công ty bảo hiểm và 54 tổ chức tài chính ; ngân hàng nước ngoài tạo ra
giá trò GDP bằng 1/8 của cả thành phố .
Những kinh nghiệm tổ chức xây dựng đặc khu và huy động vốn :
Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến được xây dựng hoàn toàn dựa vào chương
trình quy hoạch và nguồn vốn của thành phố . y ban quy hoạch và xây dựng
thành phố ( với hơn 100 chuyên gia từ trong và ngoài nước ) cùng với các chuyên
gia của Thẩm Quyến lập quy hoạch cho thành phố . Sau đó lại cho triển khai thiết
kế quy hoạch chi tiết các hạng mục về cơ sở hạ tầng .Trong quá trình triển khai xây
dựng , các ngành cung cấp điện , nước, điện thoại … chòu sự chỉ đạo của chính
quyền thành phố , theo nguyên tắc : “ thống nhất quy hoạch , thống nhất trưng thu
đất , thống nhất quản lý thi công , thống nhất sử dụng vốn . “ , thực hiện triển khai
xây dựng đồng bộ , khai thác xây dựng từng phần , đầu tư thu lợi từng phần .
Việc xây dựng các công trình ở Thẩm Quyến được thực hiện chủ yếu bằng
phương pháp đấu thầu . Theo qui đònh của Thành phố , thì các nhà đầu tư phải tự bỏ
vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở trong phạm vi đất đai của mình , thành
phố chỉ lo vốn xây dựng hạ tầng bên ngoài hàng rào .
Việc bán quyền sử dụng đất cũng tiến hành theo phương thức đấu giá cho

thời gian sử dụng ( thường là từ 30- 50 năm ) và thu tiền ngay cho cả thời gian thuê
đã tạo ra nguồn thu rất quan trọng để thực hiện đầu tư vào các công trình hạ tầng
cơ sở đặc khu .
Một biện pháp khác để tạo vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng là huy động vốn
ứng trước của những người sẽ sử dụng các công trình hoặc sẽ được hưởng lợi trực
tiếp từ công trình , khá nhiều công trình đã được xây dựng bằng biện pháp này mà
ngân sách thành phố không phải chi tiền .
Về quản lý đất đai
Chính quyền thành phố Thẩm Quyến được giao toàn quyền quyết đònh việc
cho thuê và bán quyền sử dụng đất (kể cả quyết đònh giá bán) và bất cứ ai dùng đất
đều phải trả tiền, kể cả chính phủ và cơ quan nhà nước khác.
Giá bán quyền sử dụng đất được thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước chỉ thu
đủ chi phí (san lấp và xây dựng hạ tầng cơ sở ), không đặt mục tiêu kiếm lời từ đất.
Giá đất được quy đònh theo ngành nghề. Ngoài việc trả tiền mua quyền sử dụng
đất, hàng năm người thuê còn phải nộp phí sử dụng đất. Theo quy đònh hiện nay,
toàn bộ tiền thu từ thuế đất và chi phí sử dụng đất được dành cho đòa phương 60%,
Trang 18


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

trung ương 40%. Trên thực tế, hầu hết (80%) phần dành cho TW lại quay trở lại để
đầu tư cơ sở hạ tầng cho đòa phương.
Chính sách thuế
Được áp dụng đối với các loại thuế lợi tức, thuế tiêu dùng và thuế giá trò gia
tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu. Nói chung các loại thuế trên đều
áp dụng có ưu đãi trong đặc khu. Ví dụ: thuế lợi tức trong đặc khu là 15%, thấp hơn
nhiều so với nội đòa là 33%, ngoài ra còn có chế độ miễn giảm tùy theo ngành
nghề, tỷ trọng hàng xuất nhập khẩu, thời hạn hoạt động của dự án.
Về vấn đề lao động

Đến cuối năm 1996 ở Thẩm Quyến có 3,6 triệu dân , trong đó chỉ có 1,03
triệu là có hộ khẩu chính thức ,còn lại là tạm trú , việc tuyển dụng lao động được
tiến hành như sau : các công ty cần lao động gửi nhu cầu ( kèm theo các tiêu chuẩn
và yêu cầu chi tiết ) tới sở lao động để tổng hợp và gửi nhu cầu đó đi các đòa
phương trong toàn quốc để tuyển dụng . Khi được tuyển dụng thì được cấp thẻ vào
đặc khu để làm việc , được bố trí nhà ở tập thể .
Nguyên nhân thành công trong xây dựng đặc khu kinh tế Thẩm Quyến
Về khách quan
Thẩm Quyến có vò trí đòa lý thuận lợi , có lực lượng Hoa kiều hùng mạnh ở
ngay bên cạnh , tuyệt đại đa số vốn đầu tư vào Thẩm Quyến là của người Hoa kiều
ở Hồng Kông ; bên cạnh đó Trung Quốc có lực lượng nhân công rẻ và có thò trường
tiêu thụ rộng lớn , việc trung Quốc thành lập đặc khu kinh tế Thẩm Quyến là một
cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập và khai thác thò trường lý tưởng này
.
Về chủ quan
Do các nguyên nhân cơ bản sau :
• Sự quyết tâm cao của nhà nước , trung ương và đòa phương trong việc xây
dựng đặc khu .
• Mạnh dạn trao quyền tự chủ cho chính quyền đòa phương cả về chương
trình xây dựng và quản lý đặc khu .
• Coi trọng công tác nghiên cứu ,xác đònh chiến lược riêng phù hợp .
• Xây dựng được một môi trường đầu tư tốt, cơ sở hạ tầng hết sức thuận lợi
, kể cả hạ tầng cứng ( đường sá , điện nước , thông tin liên lạc , trường
học , bệnh viện ) và cơ sở hạ tầng mềm ( trật tự ,trò an ninh tốt , pháp
luật – chế độ chính sách ổn đònh , hoàn chỉnh , có ưu đãi , bộ máy quản lý
có trình độ , có trách nhiệm , thủ tục đơn giản …)
Đặc khu không chỉ hướng ra bên ngoài , mà còn duy trì chặt chẽ quan hệ với
các đòa phương khác ở trong nước để phát triển . Tới nay đã có 48 văn phòng đại
diện của các tỉnh ,thành phố đặt tại đặc khu , có gần 1500 dự án với tổng vốn đầu
tư trên 15 tỷ nhân dân tệ ( khoảng 2 tỷ USD ) từ các đòa phương vào đặc khu .


Trang 19


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

1.3.3 Khu công nghiệp Map Ta Phut ( Thailand )
Map Ta Phut , một trong những khu công nghiệp được đánh giá là thành
công nhất trong số hơn 20 KCN tại khu vực bờ biển phía đông đã có những nét hấp
dẫn đó .
Nằm cách Bangkok 200 km nhưng con đường dẫn đến KCN Map Ta Phut lại
rất thuận tiện . Từ xa lộ 13 , rẽ vào theo bảng chỉ dẫn ven đường là con đường trải
nhựa rộng có 4 làn xe . Đây là con đường chính dài hơn 5 km chạy xuyên suốt khu
công nghiệp ra tận bờ biển . Cắt ngang con đường này là hàng chục con đường trải
nhựa phẳng lì khác tỏa ra , len lỏi khắp khu . Có lẽ muốn phát triển bất cứ KCN
nào , đường sá thuận tiện phải là yếu tố hàng đầu .
Ngoài hệ thống giao thông thuận tiện , ở đây còn có hệ thống cấp nước
,công suất hơn 5.100 m3 / ngày với hệ thống thanh lọc được kiểm soát hoàn toàn
bằng máy tính . Từ KCN này, một tuyến đường sắt chạy ra hòa nhập trực tiếp vào
hệ thống đường sắt quốc gia . Cũng tương tự như vậy , mạch điện thoại hơn 5.000
số từ đây có thể gọi được khắp nơi trên thế giới . Đáng nói nhất là hệ thống cảng
nước sâu , do phát huy lợi thế nằm cạnh biển , những người quản lý Map Ta Phut
đã xây dựng một cầu cảng cho phép tàu 50.000 tấn được cập bến ,ngay cạnh cảng
là hệ thống nhà kho , đường sắt , bốc dỡ hàng hoá hoàn chỉnh .
Cơ sở hạ tầng như một tấm áo khoác là yếu tố đầu tiên để KCN gây chú ý
đối với các nhà đầu tư . Ở khu công nghiệp Map Ta Phut , các nhà đầu tư được ưu
đãi về tài chính cao nhất .Ngoài ra để “lấy lòng” các doanh nghiệp triệt để ,nhiều
ưu tiên còn được tạo thêm cho các nhà đầu tư đến đây : được quyền sở hữu đất ,
được đem người thân đến Thailand , được quyền đem chuyên gia và nhân viên kỹ
thuật vào làm việc .

Vừa có vẻ bề ngoài hấp dẫn , vừa biết mời chào , đó chính là điều làm cho
KCN Map Ta Phut cuốn hút các nhà đầu tư .Nếu vài năm trước , chọn Map Ta Phút
làm đòa điểm đóng đô chỉ là vài nhà máy sản xuất hóa chất chuyên gây ô nhiễm thì
hiện nay toàn bộ diện tích hơn 900 ha đã được bít kín bởi các nhà máy lọc dầu ,
phân bón ,luyện thép ,… thuộc 46 công ty từ đủ các nước , trong đó có Mỹ, Nhật ,
Hàn Quốc
1.3.4 Khu công nghiệp Masan ở Korea ( Hàn Quốc )
KCN Masan được thành lập năm 1971, đến năm 1979 KCN này đã thu hút
được 94 nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư lên đến 114,6 triệu USD ,
tạo ra hơn 31 nghìn việc làm cho người dân đòa phương . Hơn một nữa vốn đầu tư
đã được đầu tư vào các ngành công nghiệp điện ,điện tử trong khi đó ngành dệt lại
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ ( ít hơn 2% ) , hơn 90% các nhà đầu tư nước ngoài trong
KCN này đến từ Nhật Bản trong khi đó có 8% là các công ty của Mỹ .
Năm 1971 khi KCN bắt đầu đi vào hoạt động , các công ty trong nước chỉ
cung cấp 3,3% nguyên vật liệu và các dòch vụ cho các doanh nghiệp nước ngoài .
Sau 4 năm hoạt động tỷ lệ này đã tăng dần lên 25% và đạt đến 44% vào cuối năm
1995.Kết qủa là giá trò nội đòa tăng thêm từ 28% năm 1971 lên 52% năm 1979.
Trang 20


Chương I : Những vấn đề chung về nguồn vốn FDI và Khu công nghiệp

Chính phủ của Hàn Quốc đã rất thành công trong việc xây dựng các mối
quan hệ hậu cần cho các doanh nghiệp nước ngoài ở trong KCN với các nhà sản
xuất trong nước nhằm biến các nhà sản xuất trong nước thành các công ty cung cấp
các hàng hoá trung gian , cung cấp nguyên liệu , ngược lại các công ty nước ngoài
trong KCN sẽ trợ giúp cho các doanh nghiệp trong nước về mặt kỹ thuật
Việc chuyển giao công nghệ rất hiếm khi xảy ra ,bởi vì theo ước tính chỉ có
khoản từ 3.000-4.000 nhân công được theo dự các khóa học đặc biệt ở tại các KCN
hay ở nước ngoài ( phần lớn là ở Nhật ) và sau đó hơn một nửa trong số họ đã rời

bỏ các doanh nghiệp nước ngoài trong KCN để về làm việc cho các doanh nghiệp
sản xuất hàng điện -điện tử trong nước ở ngoài KCN .
1.3.5 Bài học kinh nghiệm
Một số KCN ở Châu Á thành công là do :
- Sự nhận thức đúng đắn của Chính phủ về việc phát triển nền kinh tế theo cơ
chế hướng ngoại dựa vào phát triển công nghiệp .
- Biết đánh giá đúng tình hình và kiên trì thực hiện các chính sách lớn
- Mạnh dạn giao quyền cho các cấp Tỉnh , Thành phố
- Thực hiện nhất quán các chính sách đầu tư
- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài, các mô hình kinh tế
- Làm phong phú hóa các hình thức huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng
- Tổ chức quản lý một cách hợp lý và có hiệu quả các chính sách ưu đãi về tài
chính
- Môi trường trong sạch tại các KCN.

Trang 21


Chương II : Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các khu công
nghiệp trên đòa bàn Tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA
NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Tỉnh Đồng Nai nằm trong đòa bàn phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam ,
có vò trí kinh tế hết sức quan trọng . Trong chiến lược " ổn đònh và phát triển kinh
tế xã hội đến năm 2000 " được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
Cộng Sản Việt Nam thông qua năm 1991 đã nêu rõ nhiệm vụ phát triển của các

vùng kinh tế trọng điểm . Tiếp theo đó , trong văn kiện Đại hội VIII cũng như "
Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010 ",
" Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Miền Đông Nam Bộ " và " Quy hoạch tổng
thể kinh tế xã hội vùng trọng điểm phía Nam " đã được Thủ Tướng Chính Phủ
thông qua và đề cập đến quy hoạch phát triển của tỉnh Đồng Nai nói chung và đặc
biệt là xây dựng các khu công nghiệp tập trung của Tỉnh .
2.1 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH
ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN QUA
Thực hiện chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước , với những lợi
thế của đòa phương , trong nhiều năm qua Tỉnh Đồng Nai đã đạt được những kết
qủa đáng khích lệ trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài ( FDI).
Nguồn vốn FDI bắt đầu vào Đồng Nai từ năm 1989 nhưng giai đọan 1989-1991 số
dự án không đáng kể và thực tế họat động sản xuất kinh doanh của FDI bắt đầu từ
năm 1991.
Đến nay tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên đòa bàn Tỉnh Đồng
Nai được thể hiện qua các thông số sau :
Giấy phép và vốn đầu tư ( đến tháng 5/1999 )
Tổng số giấy phép đầu tư được cấp : 280 giấy phép , vốn đăng ký: 4.788
triệu USD, trong đó :
• Tổng số giấy phép còn hiệu lực : 240, với số vốn đăng ký: 4.426 triệu
USD Trong đó :
- Giấy phép Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cấp : 200, vốn đăng ký: 4.256,6 triệu
USD
- Giấy phép do UBND tỉnh cấp: 17 , vốn đăng ký 51.3 triệu USD .
- Giấy phép ban quản lý KCN cấp: 24 , vốn đăng ký : 118,1 triệu USD .
• Tổng số giấy phép bò thu hồi: 40 giấy phép với số vốn đăng ký 362,8
triệu USD
Trang 22



Chương II : Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các khu công
nghiệp trên đòa bàn Tỉnh Đồng Nai

Hình thức đầu tư
* Hợp đồng hợp tác kinh doanh : 3 giấy phép ( 30 triệu USD ).
* Doanh nghiệp liên doanh : 71 giấy phép ( 1.159 triệu USD )
* Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài :166 giấy phép ( 3.237 triệu USD),
chưa có hình thức BOT, BT, BTO .
Ngành nghề đầu tư
Biểu 2.12 : Cơ cấu ngành nghề đầu tư trên đòa bàn Tỉnh Đồng Nai năm 1999
Stt
1
2
3
4
5

Ngành kinh doanh
Công nghiệp
Xây dựng
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thương mại , dòch vụ
Tổng cộng

Số giấy phép
220
4
10
2


240

Số vốn đăng ký
4.067
200
34,5
14,5
110
4.426

Nguồn : Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài trên đòa bàn Tỉnh Đồng Nai 1999
Nước đầu tư
Có 22 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Đồng Nai , trong đó có 5 nước và
vùng lãnh thổ dẫn đầu là :
• Đài Loan : 78 giấy phép ( 976,7 triệu USD ).
• Hàn Quốc : 37 giấy phép ( 755,42 triệu USD ).
• Nhật Bản : 27 giấy phép ( 739,62 triệu USD ).
• Malaysia : 8 giấy phép ( 613,48 triệu USD ) .
• Mỹ : 9 giấy phép ( 319,44 triệu USD ).
Đòa bàn đầu tư
Chủ yếu tập trung tại thành phố Biên Hòa ,với các huyện như : Long Thành ,
Thống Nhất , Nhơn Trạch . Trong đó 71% số dự án , 77% vốn đầu tư tập trung chủ
yếu vào các KCN đã và đang quy hoạch . Thu hút nhiều dự án vẫn là các khu công
nghiệp
Biểu 2.13 : Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài phân theo khu vực
Stt
1
2
3

4

Khu công nghiệp
Biên Hòa 2
Gò Dầu
Nhơn Trạch 1
Nhơn Trạch 2
Tổng cộng

Số dự án
90
14
12
8
124

Số vốn đầu tư
1.147
631,8
244,6
965,3
2.988,7

Nguồn : Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài trên đòa bàn Tỉnh Đồng Nai
Tình hình thực hiện dự án
Đến tháng 5/1999, số vốn thực hiện là gần 1.700 triệu USD, đạt gần 38,4%
so với vốn đăng ký .
Đã có 161 đơn vò đang sản xuất kinh doanh , 29 dự án đang xây lắp . Số còn
lại đang làm thủ tục xây dựng hoặc không triển khai thực hiện .
Trang 23



Chương II : Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các khu công
nghiệp trên đòa bàn Tỉnh Đồng Nai

Khu vực đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọng kinh tế ngày
càng lớn . Năm 1998 đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 20% trong cơ cấu kinh tế
của tỉnh , 64,7% trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển , 88 % kim ngạch xuất nhập
khẩu trên toàn đòa bàn .
Tổng số lao động đã tuyển dụng hơn 71.500 người , trong đó lao động nữ
46.800 người, đã thành lập được 102 tổ chức công đoàn , 7 doanh nghiệp có tổ chức
Đảng , 3 doanh nghiệp có tổ chức đoàn thanh niên.
Các lónh vực thu hút vốn
Nhìn chung đến cuối năm 1999 các dự án được cấp phép đầu tư trên đòa bàn
Tỉnh Đồng Nai chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp , chế biến nông sản
thực phẩm , chế biến lâm sản ,dệt da may mặc , cơ khí - chế tạo , lắp ráp- sữa chữa,
nhựa , sơn , phân bón , hóa chất , vật liệu xây dựng ….. Trong đó ngành công nghiệp
là ngành có số giấy phép cùng với số vốn đầu tư cao nhất (221 giấy phép ;
4.061.586.000 USD ) chiếm tỷ lệ 92% số giấy phép đăng ký ( 221/240 ) và với số
vốn chiếm tỷ lệ 91,76% so với tổng số vốn được đăng ký theo giấy phép . Các
ngành về dệt, da , may mặc có số dự án đầu tư cao nhất 52 dự án với số vốn là
1.396.935 ( 1.000 ) USD , kế đến là ngành cơ khí chế tạo , lắp ráp - sữa chữa với
44 giấy phép cùng với 747.269.000 USD chiếm tỷ trọng 18.39% số vốn đầu tư vào
ngành công nghiệp và bằng 16,88% tổng số vốn đầu tư trên đòa bàn bàn Tỉnh
Đồng Nai. Trong khi đó , các lónh vực về nông nghiệp , lâm nghiệp , thương mại và
dòch vụ thì tình hình thu hút vốn FDI hầu như chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ : ngành
nông nghiệp , cho đến tháng 4/1999 chỉ có 10 dự án trong tổng số 240 dự án đầu tư
vào ngành này với số vốn đầu tư là 34.481.000 USD , chiếm tỷ trọng 7,79% tổng số
vốn đầu tư , cũng như đối với ngành lâm nghiệp chỉ có 2 trong tổng số 240 dự án
với số vốn 14.491.000 USD , chiếm tỷ lệ 3,27% ; ngành thương mại và dòch vụ có 4

dự án với số vốn 110.129.000 USD chiếm tỷ lệ 2,49%.Nhìn chung , các khu công
nghiệp trên đòa bàn Tỉnh đã thu hút được một số lónh vực nhất đònh trong ngành
công nghiệp trong thời gian qua mà đỉnh cao của nó là vào năm 1997 số dự án thu
hút được lá 47 /211 dự án . Trong năm này các dự án thu hút đầu tư đều tăng lên ở
tất cả các lónh vực ; như dệt da may mặc từ 7 dự án trong năm 1996 với số vốn đầu
tư 117.225.000 USD đã tăng lên 13 dự án với tổng vốn đầu tư là 222.627.000 USD,
hay lónh vực nhựa ,sơn, hóa chất từ 10 dự án với tổng vốn đầu tư 111.825.000 USD
đã tăng lên 14 dự án với tổng số vốn 135.736.000 USD trong năm 1997 . Ngay cả
một số lónh vực như nông nghiệp trong năm 1997 cũng có số vốn dự án tăng lên
đáng kể từ không có dự án đầu tư trong năm 1996 đã tăng lên 4 dự án trong năm
1997 với số vốn đầu tư là 9.576.000 USD.
Qua năm 1998 và đến 4 tháng đầu năm 1999 tình hình thu hút đầu tư nước
ngoài trên đòa bàn Tỉnh có phần chựng lại , số dự án đầu tư vào ngành công nghiệp
đã suy giảm một cách đáng kể từ 47 dự án trong năm 1997 , sang 1998 chỉ còn có
17 dự án với số vốn đầu tư là 77.230.000 USD chỉ bằng 13,27 % so với năm 1997
và chiếm 1,9 % so với tổng số vốn đầu tư vào ngành công nghiệp trong suốt
khoảng thời gian tứ 1991 đến tháng 4/1999 . Sự suy giảm vốn đầu tư trong năm
Trang 24


×