Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.43 KB, 11 trang )

: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT
THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÌNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm là công việc thường xuyên và có vai trò quan trọng. Khi công
tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phản ánh đúng tình hình sản
xuất sản phẩm của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị nắm bắt được thực trạng
sản xuất của doanh nghiệp mình, từ đó hiểu về vị thể của doanh nghiệp, từ đó có những
đối sách và kiểm soát chi phí NVL, nhân công, tình hình sử dụng tài sản được chặt chẽ
hơn. Từ đó, có thể có những biện pháp để hạ thấp tối đa những thất thoát trong sản
xuất, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, tăng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường, mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm. Do đó việc hoàn thiện hạch toán, quản lý
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường xuyên được quan tâm trong doanh
nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ khi Trần
Hưng Đạo. em nhận thấy công tác kế tóan chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
của Công ty có những điểm nổi bật sau:
3.1.1- Ưu điểm
Về tổng quan: tất cả các phòng ban của Công ty được phân chia, sắp xếp một
cách hợp lý, phú hợp quy mô và phục vụ tốt cho việc sản xuất – vốn là họat động tạo
doanh thu chủ yếu của Công ty. Bộ máy kế toán khoa học, hiệu quả; kế tóan viên có
khả năng, kinh nghiệm, công tác tổ chức tốt; quản lý hạch tóan quy củ, cung ứng vật
liệu kịp thời, hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin đầy đủ và
kịp thời cho hạch toán, nộp thuế đầy đủ cho Ngân sách nhà nước.
Về CP NVLTT: Công ty là một công ty cơ khí sản xuất máy công cụ phục vụ cho
công nghiệp – nông nghiệp nên CP NVLTT chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi phí
sản xuất của Công ty. Vì vậy, Công ty đã tiến hành tổ chức quản lý khá chặt chẽ cả về
mặt giá trị lẫn về mặt hiện vật, Công ty cũng luôn đặt ra các biện pháp quản lý CPNVL
rất chi tiết khấu hao bảo quản và xuất dùn. Về mặt hiện vật, phòng kế hoạch sản xuất


dựa vào định mức tiêu hao của phòng Kỹ thuật lập và thông qua phiếu sản xuất. Về thu
mua NVL, Công ty luôn nghiên cứu số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả… lên kế
hoạch thu mua và luôn tìm hiểu thị trường. Bảo quản NVL tốt và đảm báo quá trình sản
xuất không bị gián đoạn do thiếu hụt NVL cũng như chất lượng sản phẩm được bảo
đảm khi không bị ảnh hưởng bới NVL kém chất lượng do bảo quản không tốt.
Về CP NCTT: Ưu điểm cơ bản của Công ty thể hiện trong việc tính lương và các
khoản trích theo lương của công nhân viên được gắn với kết quả sản xuất kinh doanh
của Công ty và có những cách đánh giá chính xác nhất khối lượng công việc mà mỗi
nhân viên hoàn thành. Cụ thể: với công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty tính lương theo
sản phẩm kết hợp với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, từ đó vừa khuyến khích công
nhân tăng năng suất lao động, làm việc tập trung và có hiệu quả hơn, vừa tạo động lực
thúc đẩy họ làm việc có trách nhiệm hơn trong việc sản xuất sản phẩm để tạo ra sản
phẩm với chất lượng cao hơn, giảm phế phẩm; từ đó tăng sản lượng đi đôi với hạ giá
thành sản phẩm. Công ty cũng thực hiện quy chế khen thưởng cho cán bộ công nhân
viên có trình độ kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, có nhiếu sáng kiến phục vụ sản xuất.
Về CP SXC: Công ty đã tiến hành theo dõi và hạch toán CP SXC chi tiết đến
từng phân xưởng và từng sản phẩm, điều này tạo sự chặt chẽ trong việc kiểm soát chi
phí, cũng như phản ánh nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ chi phí phát sinh. Đối với công
nhân viên gián tiếp sản xuất, việc tính lương kết hợp mức lương thực tế với mức lương
cấp bậc cũng giúp cho thu nhập của nhóm này gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh
của Công ty. Từ đó, người lao động có trách nhiệm cao hơn trong công việc của mình.
Còn các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền được kiểm soát chặt
chẽ bằng hệ thống chứng từ cũng như phải có quyết định của cấp trên với những khoản
chi lớn, bất thường.
Về tổ chức quản lý tính giá thành sản phẩm, Công ty tiến hành chi tiết đến từng
phân xưởng và từng loại mặt hàng, xác định giá trị của bán thành phẩm ngay khi vừa
qua một khâu sản xuất và gia công. Từ đó giúp cho việc kiểm soát chi phí và chất lượng
sản phẩm tốt hơn, có thể hạn chế những thiệt hại sau này khi bán thành phẩm chất
lượng kém có thể sẽ tiếp tục được sản xuất gây thiệt hại cho Công ty do sản xuất ra phế
phẩm. Ngoài ra việc phát hiện bán thành phẩm chất lượng kém có thể là một cách để

gián tiếp yêu cầu công nhân làm việc tốt hơn.
3.1.2- Nhược điểm
Những ưu đỉểm trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đã góp
phần đáng kể vào tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng hiệu quả họat động sản xuất
kinh doanh của Công ty, tuy nhiên, bên cạnh đó, những nhược điểm còn tồn tại cần
được khắc phục và hạn chế để nâng cao hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh của
Công ty:
Về đối tượng, phương pháp kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm:
- Tại Công ty, chi phí công cụ dụng cụ phát sinh thường xuyên và có khối lượng
khá lớn trong sản xuất. Đối với chi phí này, khi phát sinh kế toán tập hợp chi phí vào
TK 627, cuối kì phân bổ cho các SP cùng loại cùng các chi phí sản xuất chung khác. Vì
vậy, giá trị của tất cả các loại công cụ, dụng cụ đều được phân bổ một lần vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong một kì. Cách làm này tuy gọn nhẹ nhưng không phản ánh
được đúng đối tượng chịu chi phí. Tại đây có khá nhiều công cụ, dụng cụ có giá trị lớn,
phục vụ cho nhiều kì kinh doanh khi được tính vào chi phí chung một kì sẽ làm sai lệch
kết quả kì đó, làm tăng chi phí, giám lợi nhuận, tạo cái nhìn sai lệch của những đối
tượng quan tâm về kết quả kinh doanh của Công ty.
- Công ty tính giá xuất kho NVL theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ,
phương pháp này tuy đơn giản song độ chính xác không cao và có thể làm ảnh hưởng
đến các kết quả tính toán khác như chi phí, GVHB, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác trên
các báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, nếu áp dụng phương pháp này thì công việc tính
toán dồn vào cuối tháng, mà Công ty lại áp dụng kế toán thủ công do đó khối lượng
công việc kế tóan vào cuối kì rất nặng nhọc, có thể ảnh hưởng đến quyết toán cũng như
báo cáo nhanh chóng tình hình giá cả khi thị trường có biến động.
- Đối với CP NCTT, Công ty không thể định trước kế hoạch về số lao động nghỉ
phép trong tháng nên có tháng có thể số lượng lao động nghỉ phép lớn, có tháng lại bình
thường. Do đó đôi khi không chủ động được nguồn nhân lực cho sản xuất.
- Tiêu thức được áp dụng để phân bổ CP SXC tại Công ty hiện nay là tiền lương
của công nhân sản xuất. Tiêu thức này rất phù hợp với các chi phí như tiền lương,
BHXH, chi phí bằng tiền khác ... tuy nhiên với một số khoản CPSXC khác như khấu

hao máy móc thiết bị, tiền điện, chi phí động lực thì nó tỏ ra chưa thực sự hợp lý. Xuất
phát từ đặc điểm công nghệ đa dạng của Công ty là một số sản phẩm có số giờ máy
chiếm ưu thế trong khi một số sản phẩm khác lại có số giờ tay cao hơn, việc phân bổ
theo tiền lương công nhân sản xuất lúc này không phản ánh đúng chi phí bỏ ra cho từng
loại sản phẩm. Các sản phẩm có số giờ tay cao hơn vẫn phải chịu chi phí khấu hao,
động lực, tiền điện ... như các sản phẩm có số giờ máy chiếm đa số. Và tình trạng này
khiến cho giá thành sản phẩm bị đẩy cao hơn, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Với mục đích làm giảm sự bất hợp lí về cơ cấu giá thành
do phân bổ chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí động lực ... kế toán đơn vị có thể
tách riêng chi phí khấu hao ra khỏi các CP SXC khác và tiến hành phân bổ CP khấu hao
TSCĐ theo tiêu thức phân bổ là số giờ máy hoạt động.
- Việc đánh giá chi phí sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không
thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kĩ thuật được xây dựng cho từng loại
sản phẩm. Tại Công ty, mỗi loại sản phẩm cũng có một định mức chi phí riêng. Sản
phẩm hỏng tính trong định mức được tính vào trong chi phí sản xuất kinh doanh còn
những sản phẩm ngoài định mức sẽ được xem xét nguyên nhân để qui trách nhiệm cho
những người liên quan trực tiếp. Về mặt này kế toán đã thực hiện theo đúng các chuẩn
mực ban hành song trên thực tế toàn bộ sản phẩm hỏng đều được qui thành những sản
phẩm hỏng không thể sửa chữa được và được tính vào chi phí sản xuất chung. Thực tế
này gây lãng phí vì một số SP hỏng có thể sửa chữa được với chi phí thấp và việc sửa
chữa mang lại hiệu quả hơn so với phế liệu nhập kho
Về chứng từ và luân chuyển chứng từ: Do đặc trưng tính giá xuất NVL là bình
quân cả kỳ dự trữ, tuy các chứng từ như phiếu xuất kho được lập ngay tại ngày phát
sinh nhưng phải đến cuối kỳ mới có thể biết giá trị xuất. Do đo việc kiểm soát chứng từ
cũng như chi phí sẽ gặp khó khăn. Ngoài việc kiểm tra, cuối kỳ các chứng từ còn cần
được mang ra và hoàn thiện giá trị, điều này thực sự làm cho khối lượng công tác kế
toán vào cuối tháng tăng vọt, gây khó khăn trong việc luân chuyển chứng từ vì phải đến
cuối kỳ, trên các chứng từ mới có thể có đủ chữ ký và tiến hành mang vào lưu trữ.
Về tài khoản và phương pháp kế toán: Hiện Công ty có rất nhiều chủng loại NVL
khác nhau phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, tuy vậy Công ty vẫn chưa mở chi

tiết cho TK 152, điều này gây khó khăn trong việc xác định trên hệ thống TK đâu là
NVL được phân bổ trực tiếp, đâu là nhiên liệu cần được phân bổ cho từng phân xưởng,
cho từng sản phẩm. Không những vậy, để TK 152 tổng hợp cũng gây khó khăn cho
người theo dõi và kiểm tra nếu họ không trực tiếp tham gia vào quá trình ghi sổ và hạch
toán.
Về thẻ tính giá thành sản phẩm: Trong bảng tính giá thành thành phẩm nhập kho
Công ty chỉ chi tiết các khoản mục tính vào giá thành tại phân xưởng cuối cùng hoàn
thành sản phẩm theo các yếu tố: Giá trị BTP từ kho hoặc từ các phân xưởng khác
chuyển sang, và các giá trị vật liệu chính, vật tư phụ, CPNCTT, CPSXC phát sinh thêm
tại PX, cho nên khi xem xét bảng tổng hợp về giá thành ta không thể biết được cơ cấu
của các khoản mục CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC cấu tạo nên thành phẩm, vì ngoài
các CP phát sinh thêm tại PX cuối cùng hoàn thành SP thì còn có các chi phí vật tư phụ,
NCTT, SXC trong giá trị BTP từ các phân xưởng khác chuyển sang.
3.1.3- Phương hương hoàn thiện
Từ những tồn tại trên, để có thể hoàn thiện kế tóan CPSX và tính giá thành sản
phẩm, theo em nên hoàn thiện theo hai hướng
Thứ nhất, nên giảm bớt những công việc không cần thiết để làm cho công tác kế
tóan trở nên nhẹ nhàng hơn mà vẫn đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời các vấn đề phát
sinh trong sản xuất kinh doanh
Thứ hai, với những phần hành, khoản mục cần chi tiết thì nên chi tiết để công tác
hạch tóan sẽ rõ ràng, dễ theo dõi hơn, tránh những thất thoát trong sản xuất, tăng khả
năng kiếm soát chi phí, tăng hiệu quả sản xuất từ đó giảm giá thành và tăng lợi nhuận
của công ty.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY
Về đối tượng, phương pháp kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm:
- Đối với việc phân bổ chi phí Công cụ dụng cụ xuất dùng: Với những khoản chi
phí CCDC nhỏ thì việc phân bổ một lần vào CP SXC trong kỳ là hoàn toàn phù hợp, tuy

×