Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động kế toán ngân hàng tại sở giao dịch ngân hàng công thương việt nam , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
YZ
ĐẶNG THỊ LỰU

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH
II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh –Năm 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
YZ
ĐẶNG THỊ LỰU
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH
II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số
: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.TRƯƠNG THỊ HỒNG

TP. Hồ Chí Minh –Năm 2008




1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG........................................ 1
1.1 Tổng quan về kế toán Ngân hàng.............................................................. 1
1.1.1 Kế toán Ngân hàng - hệ thống thông tin................................................. 1
1.1.1.1 Đối tượng phục vụ của kế toán Ngân hàng............................................1
1.1.1.2 Báo cáo tài chính của Ngân hàng ..........................................................2
1.1.2. Các nguyên tắc hạch toán kế toán Ngân hàng ...................................... 4
1.1.2.1. Môi trường kế toán và giới hạn kế toán .................................................4
1.1.2.2 Nguyên tắc kế toán..................................................................................6
1.1.3. Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng ........................... 8
1.1.3.1 Tài khoản và phân loại tài khoản............................................................8
1.1.3.2. Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng..................................................9
1.1.4. Chứng từ kế toán ngân hàng .................................................................. 11
1.1.4.1. Ý nghĩa của chứng từ kế toán ngân hàng ...............................................11
1.1.4.2. Phân loại chứng từ kế toán ngân hàng ..................................................11
1.1.4.3. Lập chứng từ kế toán ngân hàng............................................................13
1.1.4.4. Kiểm soát chứng từ kế toán Ngân hàng .................................................16
1.1.4.5. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán ngân hàng.................................18
1.1.5. Tổ chức kế toán ngân hàng ..................................................................... 19
1. 1.5.1. Hình thức kế toán áp dụng trong ngân hàng.........................................19
1.1.5.2 Tổ chức bộ máy kế toán ..........................................................................21


2


1.2. Rủi ro trong hoạt động kế toán ngân hàng .............................................. 22
1.2.1 Nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kế toán ngân hàng
.............................................................................................................................. 22
1.2.1.1 Nguyên nhân chủ quan............................................................................22
1.2.2.2 Nguyên nhân khách quan ........................................................................23
1.2.2 Ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động kế toán ngân hàng đến kết quả
kinh doanh của ngân hàng. ............................................................................... 24
1.2.2.1 Ảnh hưởng trong nội bộ ngân hàng ........................................................24
1.2.2.2 Ảnh hưởng từ bên ngoài ngân hàng .......................................................24
1.2.3 Các rủi ro chủ yếu trong công tác kế toán tại các Ngân hàng thương mại
.............................................................................................................................. 25
1.2.3.1 Rủi ro tác nghiệp : ..................................................................................25
1.2.3.2 Rủi ro thanh khoản .................................................................................26
1.2.3.3 Rủi ro do công nghệ ngân hàng ..............................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 28
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG RỦI RO PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG
KẾ TOÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM ................................................................................................................... 29
2.1. Giới thiệu khái quát về Sở Giao Dịch II-NHCT VN ............................... 29
2.1.1 Giới thiệu tổng quát về Ngân Hàng Công Thương Việt Nam .............. 29
2.1.2 Giới thiệu tổng quát về Sở giao dịch II-Ngân Hàng Công thương Việt
Nam ..................................................................................................................... 32
2.1.3 Tổng quan về hoạt động kế toán tại Sở Giao Dịch II Ngân Hàng Công
Thương Việt Nam .............................................................................................. 35


3

2.1.3.1 Kế tốn mở tài khoản ..............................................................................37

2.1.3.2 Kế toán dòch vụ cho thuê ngăn tủ sắt .................................................... 39
2.1.3.3 Kế toán dòch vụ chuyển tiền du học ...................................................... 40
2.1.3.4 Kế toán tiền vay.................................................................................... 42
2.1.3.5 Kế tốn tiền gửi thanh tốn ( tiền gửi khơng kỳ hạn)..............................44
2.2 Những rủi ro trong cơng tác kế tốn phát sinh tại Sở Giao Dịch II – NH
Cơng Thương Việt Nam. ................................................................................... 45
2.2.1 Rủi ro xuất phát từ việc tiếp nhận và kiểm tra chứng từ kế tốn........ 46
2.2.1.1 Nhận chứng từ của khách hàng...............................................................46
2.2.1.2 Kiểm tra chứng từ kế tốn.......................................................................46
2.2.1.3 Rủi ro phát sinh khi kểm sốt lại chứng từ kế tốn (Rủi ro hậu kiểm) ....48
2.2.2 Rủi ro phát sinh khi xử lý các nghiệp vụ kế tốn ................................. 48
2.2.2.1 Rủi ro liên quan đến nghiệp vụ kế tốn tiền vay ...................................48
2.2.2.2 Rủi ro trong thanh tốn TTR...................................................................49
2.2.2.3 Rủi ro liên quan đến kế tốn tiền mặt .....................................................50
2.2.3 Rủi ro liên quan đến cơng nghệ và hoạt động Ngân hàng .................... 51
2.2.3.1 Rủi ro liên quan đến cơng nghệ Ngân hàng ...........................................51
2.2.3.2 Rủi ro liên quan đến hoạt động Ngân hàng ...........................................52
2.3 Ngun nhân rủi ro trong cơng tác kế tốn ngân hàng ........................... 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 54
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ PHỊNG NGỪA RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG KẾ TỐN NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II – NGÂN
HÀNG CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM............................................................ 55


4

3.1 Định hướng và chiến lược phát triển của Sở giao dịch II- NHCT VN ..
.............................................................................................................................. 55
3.1.1 Định hướng chiến lược phát triển đến năm 2010 của NHCT VN........ 55
3.1.2 Kế hoạch phát triển kinh doanh của NHCT VN (2006-2010) ............. 58

3.1.3 Kế hoạch kinh doanh của Sở giao dịch II- NHCT VN 5 năm (2006-2010)
.............................................................................................................................. 59
3.2 Giải pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro trong hoạt động kế toán tại Sở
giao dịch II - NHCT VN .................................................................................... 62
3.2.1 Áp dụng phương pháp đánh giá về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kế
toán. ..................................................................................................................... 62
3.2.2 Tăng cường giám sát cán bộ và phòng ngừa cho từng nghiệp vụ kế toán
của Sở giao dịch II – NHCT VN ....................................................................... 66
3.2.2.1 Tăng cường giám sát cán bộ ...................................................................66
3.2.2.2 Phòng ngừa rủi ro liên quan đến nghiệp vụ cụ thể :...............................68
3.2.3 Giải pháp phòng ngừa, xử lý về rủi ro công nghệ ................................ 71
3.2.3.1 Đánh giá về rủi ro công nghệ .................................................................71
3.2.3.2 Giải pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro.....................................................72
3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước........................................................... 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 76
KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................... 77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATM :Automatic Teller Machine
L/C: Letter Of Credit
NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHCT : Ngân hàng Công thương
TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh
TK : Tài Khoản
TTR : Telerghap Tranfer
VN: Việt Nam



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế hiện nay, hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng đã vươn ra trên phạm vi khu vực và toàn thế giới,
các NHTM hiện nay đang có xu thế mở rộng nhiều nghiệp vụ kinh doanh
nhiều dịch vụ ngân hàng mới và tiện ích cho khách hàng nhằm tăng vị thế
cạnh tranh trên thị trường.
Cùng với các hoạt động mang tính chất truyền thống, hoạt động kế
toán tại các Ngân hàng là một hoạt động không thể thiếu, góp phần cung cấp
thông tin và quản lý tài sản của ngân hàng. Cũng như các hoạt động kinh
doanh Ngân hàng khác, công tác kế toán cũng chứa đựng những rủi ro tiềm
ẩn có khả năng gây tổn thất cho ngân hàng nêu không có các biện pháp
phòng ngừa và quản lý thích hợp. Những số liệu thống kê từ kế toán Ngân
hàng là một cơ sở không thể thiếu để ban lãnh đạo của các NHTM đưa ra
chính sách phát triển phù hợp cho ngân hàng mình trong từng giai đoạn .
Những rủi ro từ hoạt động kế toán ngân hàng gây ra mà mức độ tác hại
của nó dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng thì tác động không dừng ở phạm vi
một Ngân hàng mà còn lan ra các ngân hàng khác, toàn bộ nền kinh tế, hệ
thống chính trị- xã hội.
Để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kế
toán Ngân hàng, chúng ta phải hoàn thiện rất nhiều yếu tố về chế độ pháp lý,
về trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của người làm kế
toán ngân hàng. Do vậy qua thời gian công tác thực tế hơn năm năm tại Sở
Giao Dịch II – NHCTVN trong lĩnh vực kế toán tôi quyết định nghiên cứu đề
tài “ Biện pháp xử lý và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kế toán ngân hàng
tại Sở Giao Dịch II – NHCTVN.”


2. Mục tiêu nghiên cứu

Để ứng dụng tốt những quy trình nghiệp vụ của kế toán ngân hàng
cũng như biện pháp phòng ngừa khi phát sinh rủi ro nhất thiết phải hiểu rõ
từng loại rủi ro, luận văn tập trung phân tích từng loại rủi ro liên quan tới kế
toán ngân hàng từ đó phân tích đánh giá mức độ rủi ro và đưa ra giải pháp xử
lý kịp thời, hiệu quả và biện pháp phòng ngừa cho từng loại rủi ro.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
¾

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến hoạt động
kế toán của ngân hàng, và biện pháp xử lý phòng ngừa các loại rủi ro kế toán
phát sinh tại Sở Giao Dịch II – NHCTVN.
¾

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn trong việc phân tích các loại rủi ro kế toán, biện pháp
xử lý và phòng ngừa rủi ro kế toán tại Sở Giao Dịch II – NHCTVN. Tuy
nhiên, để đạt được những mục tiêu đưa ra đề tài phải tìm hiểu các yếu tố tổng
quát liên quan đến kế toán ngân hàng như: Các nguyên tắc hạch toán kế toán,
tài khoản và hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán và tổ chức kế toán Ngân
hàng. Dựa trên cơ sở nghiên cứu đó mới đưa ra những giải pháp xử lý rủi ro
và biện pháp phòng ngừa cho hoạt động kế toán tại Sở Giao Dịch II –
NHCTVN.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài mang tính khoa học và ứng dụng thực tiễn nên trong
quá trình nghiên cứu tác giả dựa vào quan điểm duy vật biện chứng, đồng
thời kết hợp với phương pháp hệ thống, phân tích tổng hợp để giải quyết
những vấn đề nêu ra. Từ đó luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp

luận một cách có hệ thống của vấn đề cần nghiên cứu.


Nguồn số liệu trong luận văn về cơ bản lấy từ phòng kế toán của Sở
Giao Dịch II – NHCTVN và hội sở chính của NHCT VN tại Hà Nội. Ngoài
ra, còn sử dụng dữ liệu được thu thập từ một số tạp chí, sách báo và một số
trang web.
5. Ý nghĩa của đề tài
Trong các hoạt động của ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng kế
toán đóng một vai trò quan trọng. Các số liệu thống kê được thể hiện trên bản
cân đối kế toán của một ngân hàng phản ánh thực trạng hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng đó, đồng thời nó là cơ sở cho Ban lãnh đạo ngân hàng tham
khảo và đưa ra đối sách phù hợp cho ngân hàng mình.
Những rủi ro phát sinh trong hoạt động kế toán ngân hàng là điều khó
tránh khỏi, đã ít nhiều xảy ra trong thực tế hoạt động của các ngân hàng. Vấn
đề tìm ra biện pháp xử lý và phòng ngừa những rủi ro đó là rất cần thiết, góp
phần giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh và uy tín cho ngân hàng.
Ý nghĩa của đề tài này nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp và khả
thi góp phần hạn chế những rủi ro phát sinh liên quan đến kế toán tại Sở Giao
Dịch II– NHCTVN.


6. Kết cấu của luận văn
Bố cục của luận văn được kết cấu có tính hệ thống gồm 79 trang cụ thể như
sau:
Phần I: Phần mở đầu
Phần II: Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng và rủi ro kế toán ngân
hàng

Chương 2: Thực trạng rủi ro phát sinh trong kế toán ngân hàng tại Sở
Giao Dịch II – NH CT VN.
Chương 3: Giải pháp xử lý và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kế
toán ngân hàng tại Sở Giao Dịch II – NHCT VN.
Phần III: Kết luận


1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG VÀ RỦI
RO TRONG HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
1.1 Tổng quan về kế toán Ngân hàng
1.1.1 Kế toán Ngân hàng - hệ thống thông tin
1.1.1.1 Đối tượng phục vụ của kế toán ngân hàng
Kế toán ngân hàng là khoa học và cũng là nghệ thuật phân loại, tổng
hợp và giải thích các nghiệp vụ tác động đến tài chính của các ngân hàng
bằng thước đo tiền tệ, nhằm cung cấp về tình hình và kết quả hoạt động của
ngân hàng, làm cơ sở cho quyết định kinh tế liên quan đến mục tiêu quản lý
kinh doanh và đánh giá hoạt động của ngân hàng. Thông thường, kế toán
được xác định theo đối tượng phục vụ, tức những chủ thể sử dụng các thông
tin tài chính của ngân hàng. Với kế toán ngân hàng đối tượng phục vụ chủ
yếu của nó là :
- Các quản trị viên của ngân hàng: Các quản trị viên của ngân
hàng có thể sử dụng thông tin tài chính do kế toán cung cấp nhằm mục
tiêu chủ yếu là giúp cho việc hình thành các quyết định bên trong ngân
hàng. Do đó những thông tin này mang tính chất nội bộ, vì vậy các báo
cáo của kế toán có thể không cần phải tuân thủ hoàn toàn các nguyên tắc
kế toán đã được thừa nhận .
- Các nhà đầu tư, cơ quan tài chính, cơ quan luật pháp, thị trường
chứng khoán và một số chủ thể khác bên ngoài ngân hàng. Các đối tượng

này đòi hỏi những thông tin mà họ được cung cấp phải thể hiện được các
mục tiêu tổng quát, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy. Do đó các báo
cáo tài chính mà kế toán ngân hàng cung cấp cho các đối tượng trên cần
phải tuân theo các chuẩn mực nhất định.


2

Sơ đồ 1.1 : Vị trí của kế toán ngân hàng
Quyết định
mục tiêu

Hoạt động
kinh doanh

Quyết định
mục tiêu

Nghiệp vụ
Kế toán
Thông tin
- Nhà quản trị
- Ban giám đốc
- Hội đồng quản trị

Kiểm toán

Thông tin đã được
xác nhận
Người có lợi ích trực

tiếp
- Người gửi tiền

Người có lợi ích gián
tiếp
- Cơ quan tổ chức

Như vậy, kế toán ngân hàng giữ vị trí then chốt, ảnh hưởng đến quá
trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.1.1.2 Báo cáo tài chính của ngân hàng
Báo cáo tài chính của các ngân hàng được thiết lập dựa trên các chuẩn
mực kế toán của Việt Nam (Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thêm báo
cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán nước ngoài).
Tình hình tài chính của các ngân hàng ở mọi loại hình sở hữu đều thể
hiện qua tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm theo phương
trình kế toán (Accouting equation) :

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.
(Assets = Liabihty + owner's equity)


3

- Tài sản: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của ngân hàng có
giá trị tính được như tiền mặt, các giấy tờ có giá, khoản cho vay, đầu tư,
nhà đất, thiết bị, các khoản phải thu …
- Nợ phải trả: Nợ phát sinh do ngân hàng huy động vốn từ dân cư,
các tổ chức kinh tế, vay của các ngân hàng khác, thuế phải trả, các
khoản phải trả khác…
- Vốn chủ sở hữu: gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu và kết quả kinh

doanh của ngân hàng.
Thông tin tài chính của ngân hàng được tổng hợp trên các báo cáo chủ
yếu sau :
* Bảng cân đối kế toán (Cân đối tài sản - Balance sheets)– phụ lục số 1
Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài chính của ngân hàng tại
thời điểm cuối kỳ kế toán (tháng, quý, sáu tháng, năm).
Bảng cân đối kế toán của một ngân hàng được thiết lập đảm bảo yêu
cầu cân bằng của phương trình kế toán – tổng tài sản nợ = tổng tài sản có,
tập hợp các tài sản và nguồn vốn theo tính chất, liệt kê theo thứ tự phản ánh
tính thanh khoản tương đối của các tài khoản này .
* Báo cáo thu nhập, chi phí (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Bảng báo cáo thu nhập, chi phí phản kết quả kinh doanh của ngân
hàng trong kỳ kế toán. Các khoản thu nhập - chi phí không được bù trừ cho
nhau trừ những khoản liên quan tới bù trừ rủi ro và các tài sản nguồn đã bù
trừ trong Bảng cân đối kế toán. Kết quả kinh doanh của ngân hàng trong kỳ
được tính như sau:

Lợi tức thuần (Lỗ thuần) = Thu nhập - Chi phí


4

Bảng báo cáo thu nhập – chi phí cho biết tổng quát về thu nhập và chi phí của
ngân hàng sau một kỳ kinh doanh mà chưa phản ảnh kết quả kinh doanh một
cách cụ thể, theo từng nhóm nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng. Do vậy để
phục vụ cho ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác điều hành, báo cáo tình
hình thu nhập chi phí nên được thiết lập theo theo mẫu dưới đây.
BÁO CÁO THU NHẬP – CHI PHÍ
31/12/20X1 – 20X0
Chỉ tiêu


20X1

20X0

1. Thu nhập lãi
- Lãi và phí cho vay
- Thu nhập cho thuê tài chính
- Lãi đầu tư
2. Chi phí lãi
- Lãi tiền gởi
- Chi phí khác
3. Thu nhập lãi ròng (1-2)
4. Dự phòng tổn thất cho vay đầu tư
5. Thu nhập lãi sau khi trừ dự phòng (3-4)
6. Thu nhập khác
7. Chi phí khác
8. Thu nhập trước thuế
9. Thuế thu nhập
10. Thu nhập ròng (8-9)
1.1.2. Các nguyên tắc hạch toán kế toán ngân hàng
1.1.2.1. Môi trường kế toán và giới hạn kế toán
Môi trường kế toán ngân hàng
Môi trường kế toán ngân hàng phụ thuộc vào các quan điểm, chuẩn
mực, phương thức kế toán được thừa nhận ghi trong pháp lệnh kế toán thống
kê thống nhất ở Việt nam, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, đồng
thời phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh đặc biệt của hệ thống Ngân
hàng Việt Nam.



5

Trong số các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến kế toán cần chú ý đến
các chuẩn mực kế toán gồm :
- Các chuẩn mực kế toán ghi trong pháp lệnh kế toán thống kê.
- Các yêu cầu về hạch toán kế toán ngân hàng ban hành theo quyết
định số 435/1998/QĐ-NHNN2 ngày 25/12/1998 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước.
Giới hạn của kế toán ngân hàng.
¾ Chủ thể kinh doanh
Cơ cấu tổ chức chung của các ngân hàng ở Việt Nam là một ngân hàng
bao gồm một trụ sở chính và nhiều chi nhánh đặt ở các địa điểm khác nhau.
Ví dụ: Ngân hàng Công thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và
các chi nhánh được đặt ở các tỉnh, thành phố trong cả nước... Các chi nhánh
tiến hành hoạt đông kinh doanh theo sự ủy quyền của Hội đồng quản trị và
Ban Tổng giám đốc của ngân hàng.
Với cơ cấu tổ chức như vậy, kế toán ngân hàng tại các chi nhánh chỉ
ghi chép và phản ánh hoạt động kinh doanh trong phạm vi được ủy quyền,
còn kế toán ngân hàng tại trụ sở chính của mỗi ngân hàng sẽ tập hợp thông
tin từ các chi nhánh để lập các báo cáo tài chính của ngân hàng với tư cách là
một chủ thể kinh doanh độc lập. Đời sống của các chi nhánh ngân hàng kéo
dài trong khoảng thời gian đủ để có thể thực hiện những hoạt động dự kiến và
đảm bảo thực hiện những cam kết đã định. Các hoạt động được theo dõi
thông qua các tài khoản cho vay, tiền gửi có kỳ hạn, dự thu, dự chi tiền lãi,
dự phòng nợ phải thu khó đòi, khấu hao...
Tuy nhiên, như đã trình bày, các chi nhánh ngân hàng chỉ hạch toán
một số nghiệp vụ nhất định chứ không phải là tất cả. Vì vậy một số nghiệp vụ
chỉ theo dõi trên sổ sách tại trụ sở chính, ví dụ khoản dự phòng nợ phải thu



6

khó đòi - là tài khoản thông thường được theo dõi tại hội sở chính của ngân
hàng. Khi các chi nhánh có phát sinh những khoản nợ quá hạn khó đòi, hội sở
chính sẽ xem xét trích dự phòng nợ phải thu khó đòi để xóa nợ cho chi nhánh.
¾ Đơn vị tiền tệ ổn định :
Tất cả các ngân hàng đều tổ chức công tác kế toán trên cơ sở đơn vị đo
lường duy nhất là tiền tệ (VNĐ và các loại ngoại tệ mạnh)
¾ Sử dụng đồng tiền làm đơn vị đo lường hàm ý thừa nhận tiền là đơn vị
đo lường có giá ổn định, chịu ít tác động của hiện tượng lạm phát hoặc
giảm phát.
¾ Niên độ kế toán :
Việc phân chia đời sống ngân hàng thành niên độ bao hàm ý nghĩa
ngân hàng cần cung cấp thông tin về tình hình tài chính theo định kỳ. Định kỳ
đó có thể trùng khớp với niên lịch, có thể không nhưng bao giờ cũng tôn
trọng nguyên tắc: định kỳ đó bao trùm một năm hoạt động của ngân hàng.
Ở Việt Nam, việc phân chia định kỳ thông tin cần báo cáo của ngân
hàng là phù hợp với niên lịch, năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và
kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
1.1.2.2 Nguyên tắc kế toán
Các báo cáo tài chính của ngân hàng được thiết lập cần đáp ứng yêu
cầu: thể hiện một cách trung thực nhất tình hình kinh tế, pháp lý và tài chính
của ngân hàng, dựa trên cơ sở :
- Tính hợp lệ: Phù hợp với những luật lệ quy định hiện hành hoặc với
những nguyên tắc kế toán được thừa nhận.
- Tính trung thực: Các thông tin cung cấp được lập với ý đồ trung thực
không gian lận.


7


- Tính khách quan: Thể hiện đầy đủ, khách quan tình hình hoạt động
kinh doanh thực tế của ngân hàng.
Để đảm bảo thông tin kế toán ngân hàng đáp ứng các tiêu chuẩn trên,
thông tin kế toán cần được hình thành, đánh giá trong một giới hạn cụ thể,
một phạm vi phản ánh cụ thể và kế toán ngân hàng phải tuân theo nguyên lý
chung trong quá trình xử lý, ghi chép nghiệp vụ phát sinh cũng tuân theo các
nguyên tắc kế toán chung:
- Nguyên tắc nhất quán : nguyên tắc nhất quán trong kế toán ngân hàng
được thể hiện trong việc tạo số hiệu tài khoản. Ví dụ qui định của Ngân
hàng Công thương về tài khoản tiền gởi của :
Tổ chức kinh tế :
10201.xxxxxxxxxx : tài khoản không kỳ hạn bằng VNĐ
10202.xxxxxxxxxx : tài khoản không kỳ hạn bằng USD
Và của cá nhân :
10101.xxxxxxxxxx : tài khoản không kỳ hạn bằng VNĐ
10102.xxxxxxxxxx : tài khoản không kỳ hạn bằng USD
- Nguyên tắc khách quan: các nghiệp vụ kế toán phát sinh được ghi chép
kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, phản ánh đúng tính chất của
nghiệp vụ. Các bút toán được hạch toán vào hệ thống phải có chứng từ,
hồ sơ chứng minh hợp lệ .
Ví dụ : Khách hàng lập chứng từ đề nghị ngân hàng bán USD 20,000 từ tài
khoản USD chuyển sang tài khoản tiền gởi thanh toán VNĐ. Sau khi kiểm
tra chứng từ hợp lệ, kế toán ngân hàng phải hạch toán ngay theo tỷ giá hiện
tại mà ngân hàng công bố. Nếu không kịp thời hạch toán chứng từ trên, khi
tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khách hàng ( trường hợp tỷ giá mua của


8


ngân hàng giảm ) và ngược lại sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng (hợp tỷ giá
mua của ngân hàng tăng ).
Tuy nhiên việc thực hiện các nguyên tắc trên trong hạch toán và lập
báo cáo tài chính ngân hàng có những điểm đặc thù:
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu hoặc kết hợp tương ứng chi phí và
doanh thu trong ngân hàng thường được thể hiện dưới dạng lũy kế.
Nguyên tắc giá phí được thể hiện trong nghiệp vụ phát hành cổ phiếu
qua việc phần tiền thu được do phát hành cổ phiếu sẽ được chia làm hai phần
số tiền thu bằng với mệnh giá cổ phiếu được ghi vào tài khoản vốn cổ phần,
phần vượt quá mệnh giá cổ phiếu đã công bố sẽ được ghi vào tài khoản vốn
bổ sung (thặng dư).
1.1.3. Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng
1.1.3.1 Tài khoản và phân loại tài khoản
Như các doanh nghiệp khác, mỗi ngày ở ngân hàng có rất nhiều nghiệp
vụ kinh tế phát sinh cần được ghi chép để có thể phân loại, tổng hợp số liệu
thành các chỉ tiêu phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính. Tài khoản kế toán
ngân hàng được mở ra nhằm đáp ứng yêu cầu này.
Mỗi tài khoản kế toán ngân hàng là phương tiện để lưu trữ cho một loại
số liệu kế toán riêng, phản ánh tình hình phát sinh tăng giảm và hiện có của
từng khoản mục thuộc phương trình kế toán: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở
hữu và các khoản mục của thu nhập, chi phí.
Tài khoản kế toán ngân hàng được phân loại theo nhiều tiêu thức khác
nhau. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu:
¾ Phân loại tài khoản theo quan hệ với tài sản.


9

Theo cách này, các tài khoản được phân thành: Loại tài khoản phản
ánh tài sản, loại tài khoản phản ánh nguồn vốn, loại tài khoản vừa phản ánh

tài sản vừa phản ánh nguồn vốn.
¾ Phân loại tài khoản theo mức độ tổng hợp hay chi tiết.
Theo cách này tài khoản được phân thành: Tài khoản tổng hợp để phản
ánh các chỉ tiêu tổng hợp; tài khoản chi tiết phản ánh cụ thể, chi tiết số liệu
của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Ví dụ: Tài khoản nhóm tiền vay của Công ty trách nhiện hữu hạn ABC
tại Sở giao dịch II – NHCTVN phản ánh tổng dư nợ của công ty tại ngân
hàng trong khi đó từng tài khoản chi tiết thể hiện dư nợ của các khoản vay
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
¾ Phân loại tài khoản theo quan hệ với báo cáo tài chính.
Theo cách này tài khoản được phân thành: Tài khoản thuộc bảng cân
đối kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản, nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu; tài khoản nằm ngoài bảng cân đối kế toán phản
ánh các nghiệp vụ không ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và vốn của ngân
hàng.
1.1.3.2. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng
Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là danh mục các tài khoản kế
toán mà ngân hàng phải sử dụng để phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn và
sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong danh
mục tài khoản này, mỗi tài khoản có tên gọi riêng phù hợp với nội dung mà
nó phản ánh và có số hiệu. Các tài khoản được sắp xếp theo một trật tự nhất
định để đáp ứng yêu cầu hạch toán, tổng hợp thông tin.
Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng được xây dựng theo một số
nguyên tắc như :


10

- Phải phản ảnh một cách rõ ràng, toàn diện và đầy đủ các loại tài sản,
nguồn vốn, phù hợp với các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính :

- Phải sử dụng được lâu dài.
- Phải thuận tiện cho việc hạch toán, xử lý và thu thập thông tin. Với
loại tài khoản là tiền gởi của khách hàng (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn), tiền
gởi của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước có số hiệu bắt đầu bằng số 4
và là tài khoản dư nợ.
Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng hiện hành (Theo Quyết định số
29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/7/2006 về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số
tài khoản trong hệ thống tài khoản các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết
định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004, thi hành từ ngày 01/01/2005
và Quyết định số 02/2008QĐ-NHNN ). Hệ thống tài khoản này được áp dụng
cho các ngân hàng (bao gồm: NHTM, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Phát
triển, Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng hợp tác, Ngân hàng Liên doanh,
Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam), các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
(bao gồm: Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín
dụng phi ngân hàng khác), Tổ chức tín dụng hợp tác (bao gồm quỹ tín dụng
nhân dân,…) .
Hệ thống tài khoản hiện hành gồm các tài khoản trong Bảng cân đối kế
toán và ngoài Bảng cân đối kế toán, được bố trí thành 9 loại. Từ loại 1 đến
loại 8 là các tài khoản trong Bảng cân đối kế toán, loại 9 là tài khoản ngoài
Bảng cân đối kế toán . Hệ thống tài khoản này được bố trí theo hệ thống thập
phân nhiều cấp, từ tài khoản cấp I đến tài khoản cấp V, ký hiệu từ 2 đến 6
chữ số.
+ Tài khoản cấp I: ký hiệu bằng 2 chữ số từ 10 đến 99. Mỗi loại tài
khoản được bố trí tối đa 10 tài khoản cấp I.


11

+ Tài khoản cấp II: ký hiệu bằng 3 chữ số, hai số đầu (từ trái sang
phải) là số hiệu tài khoản tài khoản cấp I, số thứ 3 là số thứ tự tài khoản cấp II

trong tài khoản cấp I, ký hiệu từ 1 dến 9.
+ Tài khoản cấp III: ký hiệu bằng 4 chữ số, hai số đầu (từ trái sang
phải) là số hiệu tài khoản tài khoản cấp II, số thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp
III trong tài khoản cấp II, ký hiệu từ 1 dến 9.
+ Tài khoản cấp IV: Tương tự như tài khoản cấp III
+ Tài khoản cấp V: Tương tự như tài khoản cấp IV
1.1.4. Chứng từ kế toán ngân hàng
1.1.4.1. Ý nghĩa của chứng từ kế toán ngân hàng
Chứng từ kế toán ngân hàng là loại giấy tờ chứng minh một nghiệp vụ
kinh tế phát sinh và đã hoàn thành. Cũng như chứng từ kế toán của các ngành
kinh tế khác, chứng từ kế toán ngân hàng có ảnh hưởng quyết định đến tính
trung thực, chính xác và phù hợp của thông tin kế toán, là công cụ quan trọng
trong bảo vệ tài sản. Dựa trên chứng từ kế toán chúng ta có thể phân loại,
tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi chép vào sổ sách kế toán theo
từng đối tượng hạch toán cụ thể. Chứng từ kế toán ngân hàng còn là phương
tiện thể hiện sự ủy quyền, là cơ sở đảm bảo tính pháp lý cho các số liệu ghi
trong sổ sách kế toán và là tài liệu pháp lý quan trọng khi cần xem xét trách
nhiệm của các bên có liên quan
1.1.4.2. Phân loại chứng từ kế toán ngân hàng
Tùy theo gốc độ nghiên cứu mà chứng từ kế toán ngân hàng được phân
loại theo một số tiêu thức chủ yếu sau:
Căn cứ vào trình tự lập chứng từ.
Theo tiêu thức này chứng từ kế toán ngân hàng được phân làm 2 loại:


12

¾ Chứng từ gốc :
- Là chứng từ được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hoặc đã hoàn thành. Chứng từ gốc sẽ là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán nếu

chứng từ đó đã được chấp hành và thường là chứng từ kết hợp giữa chứng từ
mệnh lệnh và chứng từ chấp hành. Ví dụ: Séc, Giấy rút tiền
¾ Chứng từ ghi sổ :
- Là loại chứng từ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc. Chứng từ ghi
sổ có giá trị pháp lý để ghi vào sổ kế toán khi có chứng từ gốc kèm theo.
Ví dụ: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo liên hàng... là những chứng từ
ghi sổ tiêu biểu của kế toán ngân hàng .
Phụ lục 2 : Mẫu phiếu thu, phiếu chi, phiếu chi tiền của NHCT VN.
¾ Chứng từ gốc kèm chứng từ ghi sổ :
Ví dụ: Ủy nhiệm chi là chứng từ gốc, là một chứng từ kết hợp giữa
chứng từ mệnh lệnh và chứng từ chấp hành - những thông tin mà khách hàng
ra lệnh cho ngân hàng thực hiện việc thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
thể hiện trên chứng từ và ngân hàng sẽ chấp hành mệnh lệnh đó nếu chứng từ
của khách hàng hợp lý hợp lệ .
Phụ lục 3 : Mẫu lệnh chi, phiếu hạch toán của NHCT VN.
Căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chứng từ kế toán ngân
hàng chia thành chứng từ giấy và chứng từ điện tử.
Chứng từ giấy: Chứng từ giấy là chứng từ kế toán được lập bằng giấy
theo mẫu in sẵn (trừ một số chứng từ đặc biệt ít phát sinh) và phải lập đủ số
liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một
nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau và chỉ lập
một lần đúng với thực tế thời gian, địa điểm, nội dung và số tiền của nghiệp
vụ kinh tế phát sinh. Trường hợp chứng từ in hỏng, in thiếu liên, viết sai phải


13

hủy bỏ bằng cách gạch chéo (x) hoặc ghi chữ “hủy bỏ” vào tất cả các liên sai
hỏng. Những liên của các chứng từ có in số sẵn như séc khi bị viết sai phải
được giữ lại đầy đủ ở cuốn hay ở quyển chứng từ trước khi làm thủ tục tiêu

hủy. Khi tiêu hủy các chứng từ quan trọng viết sai, phải lập biên bản tiêu hủy
và tiến hành tiêu hủy theo đúng quy định.
Chứng từ điện tử: Khi việc ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý,
hạch toán chứng từ ngày càng phát triển, các phương tiện để ghi chép, lưu trữ
thông tin như đĩa từ, thẻ từ… nếu dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, chuyển tải thông tin ban đầu… cũng được coi là chứng từ kế toán
và có tên gọi “Chứng từ điện tử”. Chứng từ điện tử được lưu trữ trên máy
tính dưới dạng file dữ liệu và phải được sử dụng đúng thẩm quyền.
1.1.4.3. Lập chứng từ kế toán ngân hàng
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ
kế toán ngân hàng chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh. Tất cả chứng từ kế toán ngân hàng (bao gồm chứng từ do ngân
hàng lập và chứng từ do khách hàng lập) đều phải được lập rõ ràng, đầy đủ
kịp thời, chính xác theo các nội dung quy định trên mẫu. Đối với séc, bắt
buộc khách hàng phải lập trên mẫu séc in sẵn nhận ở ngân hàng nơi khách
hàng mở tài khoản tiền gửi. Đối với các chứng từ chuyển tiền đến Kho bạc
nhà nước để nộp thuế, nộp ngân sách Nhà nước thì phải ghi đầy đủ mã số
thuế, mục lục ngân sách của người nộp thuế, nộp ngân sách. Chứng từ để xử
lý nghiệp vụ chỉ liên quan đến nội bộ một ngân hàng, các ngân hàng phải
dùng các mẫu chứng từ nội bộ của ngân hàng phát hành như: Phiếu chuyển
khoản, Phiếu thu, Phiếu chi, v.v … không được dùng các chứng từ do khách
hàng lập.
¾ Đối với chứng từ giấy :


14

Chứng từ kế toán bằng giấy phải được lập đủ số liên quy định. Trường
hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính

thì nội dung các liên phải giống nhau và chỉ lập một lần đúng với thực tế thời
gian, địa điểm, nội dung và số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trường
hợp chứng từ in hỏng, in thiếu liên, viết sai phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo
(x) hoặc ghi chữ “hủy bỏ” vào tất cả các liên sai hỏng. Những liên của các
chứng từ có in số sẵn như séc bị viết sai phải được giữ lại đầy đủ ở cuốn hay
ở quyển chứng từ trước khi làm thủ tục tiêu hủy. Khi tiêu hủy các chứng từ
quan trọng viết sai, phải lập biên bản tiêu hủy và tiến hành tiêu hủy theo đúng
quy định. Các chứng từ kế toán bằng giấy do ngân hàng lập hoặc chuyển đổi
từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy để giao dịch, thanh toán với tổ chức,
cá nhân bên ngoài ngân hàng thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của ngân
hàng (Chi nhánh, Sở giao dịch …). Việc sử dụng dấu để đóng trên các chứng
từ kế toán hạch toán, thanh toán trong nội bộ ngân hàng do Tổng giám đốc
(Giám đốc) ngân hàng đó quy định, nhưng phải đảm bảo tính pháp lý của
chứng từ và phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con
dấu.
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán ngân
hàng phải được viết đủ câu, rõ nghĩa. Đối với chứng từ bằng giấy, khi viết
phải dùng bút mực (màu mực tím, xanh, đen) số và chữ viết phải liên tục,
không ngắt quãng, chỗ trống phải ngạch chéo; không được viết tắt, viết chữ
không dấu, viết mờ hoặc nhòe chữ, không được tẩy xóa, sửa chữa, không
được viết bằng mực đỏ (trừ phiếu kế toán lập để điều chỉnh sai sót). Chứng từ
bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán ngân hàng.
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán ngân hàng ghi bằng số. Ngày
lập chứng từ ghi ngày thực tế nộp vào ngân hàng (trừ các chứng từ có quy
định tách biệt ngày lập và ngày giá trị ghi sổ là hai nội dung khác nhau).


×