Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Lý thuyết chung về tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.67 KB, 18 trang )

Lý thuyết chung về tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập
1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc
quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian
nhất định.
Có thể nói bản chất của tăng trưởng kinh tế là sự đảm bảo sự gia tăng cả
quy mô sản lượng và sản lượng bình quân đầu người.
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế ta sử dụng công thức sau:

Y
t
- Y
t-1
G
t
=
Y
t-1
Trong đó: G
t
là tốc độ tăng trưởng năm t
Y
t
là GDP (giá trị sản lượng) thực tế năm t tính theo giá năm cơ sở
Y
t-1
là GDP (giá trị sản lượng) thực tế năm t-1 tính theo giá năm cơ sở
Ta cũng có thể đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua thu nhập
bình quân đầu người


1.2. Phân phối thu nhập và cách đo lường phân phối thu nhâp
1.2.1. Khái niệm phân phối thu nhập và bất bình đẳng thu nhập
Phân phối thu nhập bình đẳng không có nghĩa là dù ai làm việc hay không,
công việc khác nhau như thế nào thì thu nhập của họ đều như nhau, nếu như
vậy sẽ khiến cho con người mất đi động lực học tập, lao động, nền kinh tế trở
nên đình trệ. Ta nên hiểu phân phối thu nhập bình đẳng nghĩa là người lao
động được đánh giá đúng mức với công sức mà họ đã phải bỏ ra, phân phối
thu nhập bình đẳng xuất phát từ sự đánh giá đúng đắn về mức độ đóng góp
của lao động cho xã hội, nhằm nâng cao mức sống của người dân, loại bỏ tình
trạng không làm mà vẫn được hưởng lợi, lao động vất vả mà cuộc sống vẫn
khó khăn thiếu thốn.
1.2.2. Nguyên nhân gây nên tình trạng bất bình đẳng thu nhập
Từ các nghiên cứu cho thấy có hai nguyên nhân chính gây nên sự khác
biệt về thu nhập, đó là bất bình đẳng thu nhập do lao động và bất bình đẳng
thu nhập từ tài sản. Ta sẽ đi sâu tìm hiểu về từng nguyên nhân.
Thứ nhất là bất bình đẳng thu nhập do lao động. Lao động khác nhau đem
lại thu nhập khác nhau do những lý do chủ yếu sau đây:
Sự khác biệt mang tính đền bù là khoản chênh lệch về tiền lương phát
sinh nhằm bù đắp cho các đặc điểm phi tiền tệ của các công việc khác nhau.
Vốn nhân lực là sự tích luỹ đầu tư trong mỗi con người, ví dụ như học vấn
và kinh nghiệm làm việc. Các lao động với nhiều vốn nhân lực sẽ kiếm được
nhiều tiền hơn những lao động với ít vốn nhân lực Thực tế có sự khác biệt
mang tính đền bù giữa những lao động có trình độ học vấn và những lao động
không có trình độ học vấn nhằm bù đắp cho chi phí của việc đi học.
Năng lực, nỗ lực và cơ hội có thể giúp lý giải cho sự khác biệt về thu
nhập. Một số người này thông minh hơn và khỏe mạnh hơn những người khác
và họ được trả lương theo năng lực tự nhiên của họ. Một số lao động làm việc
vất vả hơn những người khác và họ được đền bù cho những cố gắng của họ.
Cơ hội cũng đóng một vai trò nhất định, trong đó trình độ học vấn và kinh
nghiệm của một cá nhân nào đó có thể trở nên vô nghĩa nếu sự thay đổi công

nghệ làm cho công việc của cá nhân đó không cần nữa.
Quan điểm vốn nhân lực về trình độ học vấn cho rằng, những lao động
với trình độ học vấn cao hơn được trả lương cao hơn bởi vì học vấn làm cho
họ có năng suất cao hơn. Theo quan điểm vốn nhân lực về trình độ học vấn,
một chính sách nhằm làm tăng trình độ học vấn của người lao động sẽ làm
tăng tiền lương của họ. Theo quan điểm phát tín hiệu về học vấn, trình độ học
vấn cao hơn không có ảnh hưởng gì đến năng suất hay tiền lương. Có bằng
chứng cho thấy rằng học vấn không làm tăng năng suất và tiền lương, do vậy
trình độ học vấn có thể chỉ là một tín hiệu phản ánh năng lực của người lao
động. Những lợi ích đem lại từ việc đi học có lẽ là một sự kết hợp giữa các
hiệu ứng phát tín hiệu và hiệu ứng tư bản con người.
Thứ hai là bất bình đẳng thu nhập từ tài sản. Nó xuất phát từ nguồn lực tự
có của mỗi người, từ những tài sản mà họ đang nắm giữ, những tài sản này có
được có thể là từ tiết kiệm tích lũy nên, có thể là do đầu tư, kinh doanh mà sinh
lời hoặc đơn giản hơn là có được từ thừa kế tài sản. Tất cả những điều này tạo
nên sự bất bình đẳng thu nhập gia tăng.
Ngoài ra, thu nhập có thể khác nhau do sự phân biệt đối xử. Sự phân biệt
đối xử là việc tạo ra các cơ hội khác nhau cho các cá nhân tương tự nhau chỉ
khác nhau về chủng tộc, sắc tộc, giới tính, tuổi tác hoặc các đặc điểm cá nhân
khác.
1.2.3. Thước đo về bất bình đẳng thu nhập
Trên thế giới có nhiều phương pháp đo lường mức độ bất bình đẳng thu
nhập, sau đây ta sẽ đi tìm hiểu về một số phương pháp đo lường
Thứ nhất là đường cong Loren và hệ số Gini
Đường cong Loren biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thu
nhập tương ứng của họ. Trục hoành biểu thị phần trăm cộng dồn của dân số
và được sắp xếp theo thứ tự thu nhập tăng dần. Trục tung là tỷ lệ trong tổng
thu nhập mà mỗi phần trăm trong số dân nhận được.

% thu nhập cộng dồn


100%
Đường cong Loren
A
B

100(%) Dân số cộng dồn (%)

Đường kẻ chéo (đường 45
0
) trong hình cho thấy ở bất kỳ điểm nào trên
đương này đều phản ánh tỷ lệ %
Hệ số Gini đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối. Hệ số này được xác
định như một tỷ số với giá trị nằm trong khoảng từ 0 tới 1, trong đó tử số là
diện tích nằm giữa đường cong phân phối Lorenz và đường bình đẳng tuyệt
đối (A), mẫu số là tổng diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối (A+B).
Thứ hai là phương pháp chỉ số Theil
Là số thống kê đo lường sự bất bình đẳng về kinh tế do nhà thống kê toán
Henri Theil xây dựng. Công thức tính như sau:

xi
x
(¿
ln ⁡(
xi
x
)
)
T=
1

N

i=1
n
¿
Trong đó xi là thu nhập của người thứ i, x là thu nhập trung bình, N là số
người. Số hạng đầu bên trong dấu ngoặc là tỷ trọng của thu nhập cá nhân đó
so với thu nhập trung bình. Nếu tất cả mọi người đều có thu nhập như nhau
(bằng thu nhập trung bình) thì khi đó chỉ số này sẽ bằng 0. Nếu một người có
tất cả thu nhập thì khi đó chỉ số này bằng lnN
Một ưu điểm của chỉ số Theil là có thể phân rã được, theo nghĩa đó là
tổng bình quân gia quyền của sự bất bình đẳng trong các nhóm.
Thứ ba, tỷ số giữa thu nhập tiêu dùng của 20% dân số giàu nhất và 20%
dân số nghèo nhất của một nước
Tỷ số giữa thu nhập tiêu dùng của 20% dân số giàu nhất và 20% dân số
nghèo nhất của một nước là tỷ số trong đó tử số là thu nhập/tiêu dùng trên đầu
người của nhóm 20% người giàu nhất và mẫu số là thu nhập/tiêu dùng đầu
người của nhóm người nghèo nhất. Cũng có thể thay số 20% bằng một con số
phần trăm khác. Đây là một đại lượng được sử dụng rất phổ biến ở cả các
nước phát triển và đang phát triển.
Hạn chế chính của thước đo xác định sự bất bình đẳng này là bỏ qua thu
nhập/tiêu dùng của 60% dân số có mức thu nhập/tiêu dùng trung bình và nó
cũng không tính đến sự phân bố thu nhập/tiêu dùng trong các nhóm người
nghèo nhất và giàu nhất.
Thứ tư, tỷ trọng thu nhập/tiêu dùng của x% người nghèo nhất
Một điểm bất lợi của cả hệ số Gini và chỉ số Theil là chúng thay đổi khi
phân phối thu nhập thay đổi, bất kể sự thay đổi đó xảy ra ở nhóm có thu nhập
nào, nhóm có thu nhập cao nhất, trung bình hay thấp nhất (chúng thay đổi khi
có bất kỳ sự chuyển giao thu nhập nào giữa hai cá nhân). Vì vậy chỉ tiêu đo
lường tỷ trọng thu nhập của x% người nghèo nhất là một thước đo tốt hơn, nó

sẽ không thay đổi cho dù các chính sách thay đổi
1.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập
1.3.1. Lý thuyết học thuyết kinh tế cổ điển
Học thuyết kinh tế cổ điển với hai đại diện tiêu biểu là A.Smith và
D.Ricardo đã đưa ra những lý luận ban đầu về phân phối thu nhập.
Cả A.Smith và D.Ricardor đều phân chia thu nhập thành ba loại đó là tiền
lương, tiền công cho công nhân; lợi nhuận cho nhà tư bản và địa tô cho địa chủ
Tuy nhiên có sự khác biệt, A.Smith nhận ra rằng người công nhân chỉ là
lao động làm thuê, tiền lương mà họ nhận được không phải toàn bộ giá trị sản
phẩm lao động họ sản xuất ra mà chỉ là một bộ phận giá trị đó. Ông cho rằng
cơ sở tiền lương là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công
nhân và gia đình họ, nếu tiền lương thấp hơn mức tối thiểu này thì đó sẽ là
thảm hoạ cho sự tồn tại của dân tộc. Ông ủng hộ việc trả tiền lương cao vì tiền
lương cao là nhân tố kích thích công nhân tăng năng suất lao động tạo điều
kiện tăng tích luỹ tư bản và từ đó tạo khả năng tăng trưởng kinh tế.
D.Ricardor thì lại ủng hộ “quy luật sắt về tiền lương”, tiền lương cho người
công nhân chỉ nên ở mức tối thiểu vừa đủ đáp ứng cho những nhu cầu sinh
hoạt tối thiểu cần thiết. Ông ủng hộ việc nhà nước không can thiệp vào hoạt
động của thị trường lao động, phê phán sự giúp đỡ đối với người nghèo.
Ricardor còn đưa ra phương hướng về đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nhằm mục tiêu tăng trưởng. Trong nghiên cứu của mình, ông đưa ra hai vấn
đề: một là, khu vực nông nghiệp có lợi nhuận biên giảm dần theo quy mô và
tiến tới bằng 0 do quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên đòi hỏi phải
sử dụng đất đai ngày càng xấu hơn, chi phí sản xuất ngày càng tăng với tỷ lệ
lớn hơn mức tăng sản lượng đầu ra. Hai là, trong khi ruộng đất có xu hướng
cạn kiệt thì lao động trong khu vực nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng, dẫn đến hiện
tượng dư thừa lao động trong nông nghiệp. Từ đó cần phải giảm dần cả về quy
mô lẫn tỷ trọng đầu tư trong khu vực nông nghiệp, xây dựng và mở rộng khu
vực công nghiệp, tăng tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp để nền kinh tế tiếp tục

tăng trưởng. Khu vực này có nhiệm vụ giải quyết lao động thất nghiệp trá hình
của khu vực nông nghiệp bằng cách chuyển bộ phận này sang khu vực của
mình. Ricardor còn cho rằng do khu vực nông nghiệp dư thừa lao động vì vậy
có thể lôi kéo lao động từ nông nghiệp sang mà không phải tăng lương cho bộ
phận này. Khu vực công nghiệp sẽ có lợi nhuận biên tăng dần theo quy mô và
sẽ kéo theo sự tăng trưởng kinh tế, đi cùng với nó là sự gia tăng bất bình đẳng
thu nhập giữa nông nghiệp và công nghiệp. Thêm vào đó ông ủng hộ quy luật
sắt về tiền lương, điều này sẽ dẫn đến tình trạng tăng trưởng đi đôi với bất
bình đẳng tăng cao.
1.3.2. Lý thuyết của Mac
Xác định rõ các khái niệm về phân phối kết quả sản xuất và thu nhập,
C.Mac đã chỉ ra rằng tổng sản phẩm xã hội trước hết phải bù đắp lại những tư
liệu sản xuất đã tiêu dùng, phần giá trị mới tạo ra được phân phối theo những
nguyên tắc sau:
•Để xã hội có thể tồn tại, về lượng không thể phân phối cho tiêu dùng
cá nhân vượt quá khối lượng thu nhập của xã hội
•Trong mọi chế độ xã hội, phân phối thu nhập trước hết phải có vai trò
đảm bảo tái sản xuất lại sức lao động của xã hội

×