Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.3 KB, 18 trang )

Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
2.1. Kết quả tình hình xuất khẩu
2.1.1. Về thị trường xuất khẩu
Những năm gần đây, dừa luôn là một trong những mặt hàng rau quả xuất
khẩu chính của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng cao. Năm 2006, thị
trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Hong kong, Ả
rập Xê út, Achentina…
Năm 2007, Việt Nam đã xuất sang 47 thị trường trên thế giới sản phẩm
cơm dừa, và xuất sang các thị trường lớn đó là Trung Quốc, Thái Lan…
Tính đến 5/ 2009 có đến 58 thị trường nhập khẩu dừa và các chế phẩm từ dừa
của Việt Nam, tăng 19 thị trường so với cùng kỳ năm 2008
Ba thị trường nhập khẩu chính sản phẩm dừa của Việt Nam là Trung
Quốc, Ai Cập và Xiri (3 thị trường này đạt 11,8 triệu USD, chiếm 60,4% tổng
kim ngạch). Có khá nhiều thị trường đạt kim ngạch cao trong 5 tháng đầu năm,
trong đó, Trung Quốc là thị trường đạt kim ngạch cao nhất trong 5 tháng đầu
năm 2009 với 7,6 triệu USD, tăng 54,4% so với cùng kỳ 2008. Tiếp đến là Ai
cập đạt 2,8 triệu USD, tăng 169%; Xiri đạt 1,4 triệu USD, tăng 152,1%.
Tuy nhiên cũng có nhiều thị trường giảm đáng kể về kim ngạch như Hàn Quốc
giảm 8,1%; Pháp giảm 64%; Ba Lan giảm 72,4%; ả rập xê út giảm 91,4%...
Bảng 1.8 Thị trường xuất khẩu dừa và chế phẩm từ dừa
5 tháng đầu năm 2009
Thị trường
5T/2009 5T/2008
5T/2009 so với
5T/2008 (%)
Trị giá (USD) Trị giá (USD)
Trung Quốc 7.605.310,0 4.926.528,2 54,4%
Ai Cập 2.851.621,8 1.059.945,5 169,0%
Xi ri 1.355.453,5 537.717,1 152,1%
Đến cuối năm 2009, tổng số thị trường nhập khẩu đã lên tới 84 thị trường,


trong đó có 69 thị trường nhập khẩu cơm dừa.Thị trường Các tiểu vương quốc
Ả Rập Thống nhất (UAE) vươn lên đứng thứ 3 trong số các thị trường nhập
khẩu dừa lớn của Việt Nam, 3 thị trường Trung Quốc, Ai cập, UAE đạt kim
ngạch 23,7 triệu USD, chiếm 56,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 1.9 Thị trường xuất khẩu dừa và chế phẩm từ dừa 10 tháng/2009
Thị trường
10T/2009
10T/2009 so
với 10T/2008
(%)
Trị giá (USD)
Trung Quốc 16 -14,2%
Ai Cập 5,2 354,9%
UAE 2,6 157%
Trung Đông là thị trường tuy mới mẻ nhưng đầy tiềm năng cho các doanh
nghiệp xuất khẩu dừa của Việt Nam xâm nhập. Đây là thị trường rất ưa chuộng
các sản phẩm nông sản đặc biệt là sản phẩm cơm dừa sấy khô. Doanh nghiệp
tiêu biểu đang chiếm lĩnh thị trường này là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến
Tre – Betrimex với sản phẩm cơm dừa sấy khô đang rất đuợc ưa chuộng. Không
chỉ nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp làm ăn tại đó còn nhận định là một thị
trường dễ tính đối với chất luợng hàng hoá. Theo kinh nghiệm của một số doanh
nghiệp, khách hàng xem thấy được là mua chứ không đòi hỏi chất luợng cao
như người Châu Âu hay Mỹ. Trong khi đó mức giá bán không chênh lệch bao
nhiêu so với thị trường Châu Âu mà thuế nhập khẩu lại thấp hơn Mỹ và Châu
Âu, chỉ khoảng 15 – 20% (so với 25 – 30%).
EU cũng là thị trường mới mẻ của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu
dừa, năm 2009 vừa qua tỉnh Bến Tre đã xuất khoảng 20 tấn dừa tươi vào thị
trường Đức và Cộng hoà Czech. Dừa tươi xuất sang EU được gọt vỏ, tạo hình
bắt mắt và được xử lý và bảo quản bằng công nghệ hiện đại, nên bảo quản được
lâu và đem lại giá trị kinh tế cao.

Hiện nay thị phần hoa quả tươi nói chung của Việt Nam tại EU là tương
đối ít. Ngay cả những loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng chỉ
chiếm số lượng khiêm tốn. Có rất nhiều loại trái cây nổi tiếng khác như nhãn,
vải, sầu riêng… của Việt Nam chưa có mặt ở EU. Những sản phẩm rau quả mà
Việt Nam đang xuất vào EU được người tiêu dùng ưa chuộng, tuy nhiên, số
người biết đến những sản phẩm này còn quá ít.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, họ khó tiếp cận thị trường EU
do thị trường này có khá nhiều rào cản. Nhưng trên thực tế, một số nước lân cận
Việt Nam như Thái Lan, Malaysia…, hằng năm vẫn xuất vào châu Âu với khối
lượng lớn. Do đó vấn đề cơ bản ở đây là việc xuất khẩu của Việt Nam không ổn
định do chưa có nguồn hàng cung cấp thường xuyên, chủ yếu theo mùa vụ tự
nhiên; chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều; khả năng xây dựng thương
hiệu sản phẩm chưa tốt. Hơn nữa, phía doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam
còn hạn chế về trình độ, nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu dừa, thiếu thông tin thị
trường và giá cả, phương thức thanh toán chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
2.1.2. Về cơ cấu chủng loại và chất lượng sản phẩm
Năm 2007, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu cơm dừa
nạo sấy và chỉ sơ dừa hàng đầu thế giới, song song đó hàng trăm mặt hàng thủ
công mĩ nghệ, phục vụ khách du lịch và xuất khẩu đạt trị giá trên 20 tỷ đồng.
Năm 2008, chỉ riêng tỉnh Bến Tre, kim ngạch xuất khẩu dừa đạt trên 66
triệu USD, và tập trung xuất khẩu 23 mặt hàng khác nhau trong đó nhiều nhất là
cơm dừa nạo sấy (21 triệu USD) và chỉ xơ dừa (11 triệu USD)
Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dừa ước đạt 50 triệu USD, trong đó, tỷ
trọng các sản phẩm dừa xuất khẩu như sau:
Hình 1.10 Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm dừa năm 2009
Nhằm làm tăng chất lượng sản phẩm, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
đang gấp rút tiến hành áp dụng khoa học kỹ thuật và quy hoạch đất trồng dừa. 4
loại dừa có năng suất cao và chất lượng tốt được nhân gien giống thành công là
dừa xiêm, dừa ẻo, dừa dứa và dừa sáp. Các giống dừa này đã xuất sang Mexico
theo chương trình hợp tác của hai Viện nghiên cứu Dầu thực vật của hai nước.

Không phải ngẫu nhiên mà ở Philippine người ta gọi cây dừa là “cây của sự
sống”. Ở Mã Lai, dừa được gọi là “cây có ngàn công dụng”. Còn ở xứ dừa của
Việt Nam, dừa có đến 1001 công dụng. Qua những bàn tay khéo léo, từ thân cây
dừa, gáo dừa, trái dừa, vỏ dừa, chà dừa, cọng dừa, nan dừa… kể bao nhiêu cho
hết những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã ra đời. Từ đồ dùng trong nhà bếp, bàn
ăn, phòng ngủ, phòng khách, lược cho phái đẹp, gậy cho người già cho đến
những đồ vật biểu tượng mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ và đậm chất triết lý
Phương Đông.
Ngày nay, những sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ cây dừa đã được xuất khẩu
sang các nước Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Lào và nơi xa hơn là Mỹ,
Pháp, Canada, Úc… Giá trị kinh tế của hàng thủ công mỹ nghệ dừa mang lại lợi
ích ngày càng đáng kể cho người lao động như giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập, góp phần làm giàu cho quê hương.
Bến Tre hiện có đến hàng chục cơ sở làm thủ công mỹ nghệ có tầm cỡ và sản
phẩm xuất khẩu đi nhiều nước của Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ như Công ty
TNHH Thanh Bình, cơ sở Hưng Tiến, Trần Ngọc Tuấn, Phúc Sang (Châu
Thành), cơ sở thủ công mỹ nghệ Trường Ngân, doanh nghiệp tư nhân Yên
Thạnh, Thành Mỹ (thành phố Bến Tre), Mỹ nghệ Thanh Liêm (Mỏ Cày Nam),
Thanh Nhàn (Giồng Trôm)… Ngoài ra, còn có loại hình doanh nghiệp hợp tác
xã được thành lập tại Phước Long (Giồng Trôm) và Bến Tre (Quới Điền-Thạnh
Phú). Mỗi cơ sở trên lại có đến hơn chục vệ tinh khác đang hoạt động rải rác
đều khắp các huyện.
Loại hình sản xuất này được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn giúp nhân dân ta xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và tạo thu nhập
cho cả ngàn lao động. Theo điều tra tại các cơ sở chế biến sản phẩm thủ công
mĩ nghệ từ cây dừa cho biết, cứ 1 tấn cọng dừa có thể làm nên 7 ngàn chiếc giỏ.
Các mặt hàng này ngày càng được thị trường ưa chuộng bởi có công dụng thay
thế bao bì bằng nhựa, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe
người tiêu dùng. Vì thế, hàng năm, ở nhiều địa phương trồng dừa đã có đến
hàng triệu sản phẩm được chuyển qua trung gian để xuất khẩu.

Hiện nay những hộ gia đình sản xuất thủ công mĩ nghệ dừa đã có nhiều ý
tưởng và tìm cách để chế tác nên hàng trăm mẫu sản phẩm độc đáo bằng dừa,
thay cho các loại nguyên liệu khác như gỗ rừng, nhựa, nhôm, sành. Nguồn sản
phẩm dừa là vô tận bởi người sản xuất sáng tạo và còn dựa trên ý tưởng phát
huy giá trị sử dụng của chúng trong sinh hoạt thường ngày, từ đồ dùng nhà bếp
đến dụng cụ văn phòng, đồ chơi trẻ em, trang trí nội thất, xây nhà…
Qua tìm hiểu nhu cầu thị trường, hầu hết các cơ sở đều có nhận định xu
hướng ngày nay, đồ mộc ngày càng chiếm một vị trí nhất định thay cho sản
phẩm công nghiệp nhựa. Đặc biệt với gỗ dừa vừa có nét độc đáo hơn những loại
cây gỗ khác bởi nó có sớ, vân đặc trưng không thứ nào có thể thay thế được.
Mặt khác, sản phẩm còn mang tính nghệ thuật cao nên trị giá của chúng có thể
lên đến hàng chục triệu đồng/sản phẩm.
Chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ
Mô hình kinh tế được nhân rộng trong nông thôn đã góp phần thực hiện chủ
trương “Ly nông bất ly hương”. Song, vì đa phần những người thợ xuất thân từ
nông dân tranh thủ thời gian lao động nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập nên còn
nhiều hạn chế trong việc ý thức, tác phong lao động. Hơn nữa, thái độ dễ hài
lòng, thỏa mãn với kết quả đạt được lâu ngày dẫn đến uy tín của cơ sở và trình
độ tinh xảo sản phẩm ngày bị mai một, giá trị sản phẩm trên thị trường cũng bị
giảm sút. Đây là nguyên nhân khiến không ít các nhà kinh doanh ái ngại đặt hợp
đồng xuất khẩu lâu dài với nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn các địa
phương trồng dừa
Mặt khác, tuy thị trường nước ngoài đang tiêu thụ từ 70 đến 80% sản lượng
hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa của một số tỉnh phía Nam nhưng phần đông
người sản xuất và các thương nhân chân chính đang rất lo ngại “Thị trường thì
mênh mông mà nguồn chưa ổn định, xét về chất lượng cả số lượng”. Xuất phát
từ sự cạnh tranh chưa lành mạnh của một số cơ sở sản xuất, giá thành sản phẩm
được đẩy xuống thấp hơn so với thị trường. Từ đó kéo theo chất lượng sản
phẩm giảm. Những biểu hiện của các mặt hàng kém chất lượng như: nhanh
chóng bị nấm móc, gãy đổ, bung, xúc… Hơn nữa, với tâm lý người mua chưa

có kinh nghiệm, hoặc mua theo kiểu chụp giật để khi xuất khẩu sẽ sinh lợi cao
hẳn sẽ chọn hàng giá rẻ mà không quan tâm về độ bền, độ tinh xảo của sản
phẩm. Một số cơ sở sản xuất thật sự lo ngại cho ngành sản xuất cũng như thị
trường của ngành hàng này trong vài năm nữa nếu để tình trạng như thế kéo dài.
Như vậy, cách duy nhất để thu hút và “giữ chân” khách hàng lâu dài của cơ sở
là cùng chấp nhận bán với giá rẻ để tiêu thụ được hàng hóa nhưng cũng vừa cố
gắng đảm bảo chất lượng hàng hóa để xây dựng uy tín và sáng tạo nhiều mẫu
mới mang tính độc quyền của cơ sở nhằm hấp dẫn người mua.
Về khách quan, việc khai thác các thứ phẩm từ dừa chưa theo quy hoạch nên
cùng lúc không thể cung cấp đủ nguyên liệu sản xuất ra số lượng sản phẩm cho
các hợp đồng lớn. Tuy nhiên, trong tương lai nguyên liệu sẽ không thiếu vì dừa
đã qua rồi điệp khúc trồng-chặt bỏ. Quan trọng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
cần ý thức đứng vững trên đôi chân của chính họ. Người lao động cần thay đổi
tác phong lao động cũng như ý thức trong ngành nghề sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ. Việc sản xuất không chỉ mỗi niềm đam mê là đủ mà cần đầu tư hơn về
khả năng thương mại để kích thích hiệu quả kinh tế của ngành nghề kinh doanh
ngày càng vươn xa hơn.
2.1.3. Về giá cả sản phẩm
Giá cả cụ thể một số mặt hàng dừa năm 2007 tại một số thị trường xuất
khẩu dừa lớn như sau:
Cơm dừa: Giá cơm dừa tại Indonesia (Surabaya) dao động trong khoảng
363 USD và 395 USD trong tháng 1/2007, tương đối thấp hơn (372 USD) so
với tháng trước. Khi so sánh với giá năm rồi, giá trung bình của mặt hàng cơm
dừa tăng 38,3%.
Tại thị trường nội địa Philippines (Manila) giá cơm dừa ở mức 512
USD/tấn. Giá này tăng 17 USD/tấn so với giá trong tháng 12 năm 2006. Tăng
66% so với giá trong cùng tháng 1 năm 2006 (308 USD/tấn). Tại Philippines,
ngoài 8 trung tâm thị trường cơm dừa, giá cao nhất là 502 USD/tấn được ghi
nhận tại khu vực Nam Tagalog và giá thấp nhất là 467 USD/tấn được ghi nhận
tại Visayas trong suốt giai đoạn này.

Dầu dừa: Giá dầu dừa tại châu Âu (C.I.F. Rotterdam) giảm nhẹ khoảng
0,1%, từ 728 USD/tấn xuống còn 727 USD/tấn (tháng rồi). Giá này dao động
trong khoảng 712 đến 765 USD/tấn, cao hơn 169 USD/tấn so với giá trong
tháng 1 năm 2006.

×