Tổng quan về lợi thế so sánh và vận dụng đối với mặt hàng dừa ở
Việt Nam hiện nay
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế và lợi thế so sánh
Các quốc gia trên thế giới tham gia vào hoạt động thương mại quốc
tế với hai lý do cơ bản, mỗi lý do đều liên quan đến cái lợi thu được từ
thương mại. Thứ nhất, các nước tiến hành buôn bán với nhau, vì họ
khác nhau, cũng như cá nhân con người, các quốc gia có thể được lợi
từ những khác biệt giữa họ bằng cách đạt tới một sự dàn xếp theo đó
mỗi nước sẽ làm những gì mà xét một cách tương đối nước đó làm tốt
hơn
Thứ hai, các nước tiến hành buôn bán với nhau để đạt được lợi thế
nhờ quy mô sản xuất. Điều đó có nghĩa là, nếu như mỗi nước đi vào
chuyên môn hóa, ở một số loại hàng hóa, nó có thể sản xuất mỗi loại
hàng này ở quy mô lớn hơn và do đó có hiệu quả hơn trong trường hợp
nước đó sản xuất tất cả mọi thứ. Trong thực tế, thương mại quốc tế
phản ánh sự tác động qua lại của hai động cơ trên.
Thương mại quốc tế làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thông qua xuất khẩu và nhập khẩu
nhằm đạt tới cơ cấu có lợi cho nền kinh tế trong nước. Đồng thời
thương mại quốc tế nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân do việc
mở rộng trao đổi mà khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế trong
nước.
Trong những năm gần đây thương mại quốc tế có xu hướng tăng
nhanh, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất, điều đó
đưa đến tỷ trọng kim ngạch ngoại thương trong tổng sản phẩm quốc
dân của mỗi quốc gia ngày càng lớn, thể hiện mức độ gia tăng của nền
kinh tế mỗi quốc gia ra thị trường thế giới.
Như vậy trong thương mại quốc tế nếu quốc gia nào gia tăng kim
ngạch xuất khẩu sẽ đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển của
quốc gia, tận dụng được những nguồn lực sẵn có là ưu thế lớn của
quốc gia trong xu hướng toàn cầu hóa và quá trình thương mại quốc tế
diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
Nhắc đến lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong thương mại quốc
tế là nhấn mạnh đến sự khác biệt trong xuất nhập khẩu của mỗi quốc
gia nhằm đạt đến lợi ích tối đa từ việc xuất nhập khẩu đó. Đặc biệt lợi
thế so sánh trong mặt hàng xuất nhập khẩu được thể hiện rõ nét nhất ở
nguồn lực các quốc gia có được để sản xuất ra và xuất khẩu mặt hàng
đó với mục đích nhằm chiếm lĩnh và thôn tính thị trường để thu được lợi
nhuận cao từ việc trao đổi thương mại.
1.1.2. Căn cứ để tính lợi thế so sánh
1.1.2.1. Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo
Năm 1817, trong cuốn “Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế”,
Ricardo có nói về lợi thế so sánh, coi đó là cơ sở để các quốc gia giao thương
với nhau. Quy luật lợi thế so sánh là một trong những quy luật quan trọng của
kinh tế học nói chung và của kinh tế quốc tế nói riêng. Quy luật này được áp
dụng rất nhiều trong thực tế và cho đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị.
Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh, Ricardo đã đưa ra một số giả thiết làm
đơn giản hóa mô hình trao đổi mậu dịch, các giả thiết đó là:
Thế giới chỉ có hai quốc gia và chỉ sản xuất hai loại sản phẩm
Mậu dịch tự do
Lao động có thể chuyển dịch tự do chỉ trong một quốc gia nhưng không
có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia
Chi phí sản xuất là cố định
Không có chi phí vận chuyển
Chi phí sản xuất đồng nhất với tiền lương
Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để sản
xuất cả hai sản phẩm vẫn có lợi khi giao thương với quốc gia khác được coi là
lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm. Trong điều kiện đó, quốc gia thứ
hai lại càng có lợi hơn so với khi họ không giao thương. Trong trường hợp này,
một quốc gia bất lợi hoàn toàn trong việc sản xuất tất cả các sản phẩm thì họ
vẫn có thể chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có bất lợi là nhỏ
nhất thì họ vẫn có lợi. Còn quốc gia có lợi hoàn toàn trong việc sản xuất tất cả
các sản phẩm sẽ tập trung chuyên môn hóa trong việc sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm có lợi là lớn nhất thì họ vẫn luôn có lợi.
Để hiểu rõ hơn, ví dụ chúng ta hãy xem khả năng trao đổi sản phẩm giữa
Việt Nam và Nga đối với hai sản phẩm: thép và quẩn áo
(bảng 1.1)
Bảng 1.1: Chi phí sản xuất
Sản phẩm
Chi phí sản xuất(ngày công lao động)
Việt Nam Nga
Thép (1 đơn vị) 25 16
Quẩn áo (1 đơn vị) 5 4
Xét theo chi phí sản xuất thì lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng Việt Nam không
có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào sang Nga. Song nếu chúng ta xét theo chi
phí so sánh thì lại có cách nhìn khác:
Bảng 1.2: Chi phí so sánh
Sản phẩm Chi phí so sánh
Việt Nam Nga
1 đv thép/1 đv quần áo 5 4
1 đv quần áo/1 đv thép 1/5 1/4
Theo chi phí so sánh thì thấy rằng chi phí sản xuất thép của Việt Nam cao
hơn Nga: để sản xuất một đơn vị thép ở Việt Nam cần 5 đơn vị quần áo, trong
khi ở Nga chỉ cần 4. Nhưng ngược lại, chi phí sản xuất quần áo ở Việt Nam lại
thấp hơn Nga: để sản xuất một đơn vị quần áo ở Việt Nam chỉ cẩn 1/5 đơn vị
thép, trong khi Nga cần 1/4 đơn vị. Điều này cho thấy Việt Nam có thể xuất
khẩu quần áo sang Nga và nhập khẩu thép từ Nga. Khi đó cả hai quốc gia đều
có lợi. Một cách tổng quát, thì ta có công thức tính lợi thế so sánh như sau:
)(
)(
IYCPSX
ICPSXX
>
)(
)(
IIYCPSX
IIXCPSX
thì quốc gia I sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng Y, quốc gia II sẽ có lợi thế so
sánh ở mặt hàng X
Hoặc:
)(
)(
IICPSXX
ICPSXX
>
)(
)(
IICPSXY
ICPSXY
Thì quốc gia I sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng Y, quốc gia II sẽ có lợi thế
so sánh ở mặt hàng X.
Mô hình của Ricardo là mô hình đơn giản nhất cho thấy sự khác biệt giữa
các quốc gia đưa đến thương mại và những cái lợi từ thương mại. Trong mô
hình này, các quốc gia sẽ xuất khẩu các sản phẩm mà họ sản xuất tương đối có
hiệu quả và nhập khẩu những sản phẩm mà họ sản xuất tương đối kém hiệu quả.
Đó chính là mô hình sản xuất của một nước được xác định bằng lợi thế so sánh.
Nhưng lý thuyết của Ricardo mới chỉ đề cập đến lao động là yếu tố sản xuất
mà không đề cập đến vốn, đất đai, khoa học công nghệ, và các quốc gia có lao
động là giống nhau về trình độ, năng suất lao động…Đó là điểm hạn chế của lý
thuyết mà cần có một lý thuyết khác giải thích một cách chính xác hơn.
1.1.2.2. Lý thuyết của Heckscher – Ohlin về lợi thế tương đối
Để giải thích về lợi thế tương đối trong thương mại, thầy trò H-O đưa ra
giả thiết rằng thế giới chỉ có hai quốc gia sản xuất hai loại hàng hóa là X và Y
với chỉ hai yếu tố đầu vào là Tư bản và Lao động, trong đó X chứa nhiều lao
động còn Y chứa nhiều tư bản. Hay nói cách khác, hàng hóa Y là hàng hóa có tỷ
số Tư bản/Lao động (K/L) được sử dụn.g để sản xuất lớn hơn so với hàng hóa X
trong cả hai quốc gia.
Nếu quốc gia thứ hai có sẵn tư bản hơn quốc gia thứ nhất, thì đường giới
hạn khả năng sản xuất của quốc gia này sẽ nghiêng về trục Tư bản, và của quốc
gia thứ nhất sẽ nghiêng về trục Lao động. (Hình 1.3)
K
K
L L
Quốc gia thứ 2 Quốc gia thứ nhất
Hình 1.3 : Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động của 2 quốc
gia
Hay nói cách khác, các quốc gia có nhiều tư bản hơn thì họ sản xuất
tương đối nhiều các sản phẩm cần nhiều vốn, và các quốc gia có nhiều lao động
sẽ sản xuất tương đối nhiều sản phẩm cần nhiều lao động.
Học thuyết của H-O đưa ra một mô hình cân bằng chung là lượng cầu về
các yếu tố sản xuất, cùng với lượng cung sẽ xác định giá cả và yếu tố sản xuất
trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả yếu tố sản xuất cùng với công nghệ
sẽ xác định giá cả của hàng hóa cuối cùng. Sự khác biệt về giá tương đối cuối
cùng của hàng hóa giữa các nước quyết định lợi thế so sánh và mô hình thương
mại, tức là nước nào sản xuất những mặt hàng gì. Ta sẽ xem xét cấu trúc cân
bằng chung của học thuyết Heckscher – Ohlin qua hình 1.4
Hình 1.4 Quá trình hình thành giá cả sản phẩm của H-O
Giá cả sản phẩm
Kỹ
thuật
công
nghệ
Giá cả
sản phẩm
so sánh
cân bằng
nội địa
Cầu yếu tố sản
xuất
Giá cả
yếu tố
sản
xuất
Cầu sản phẩm
cuối cùng
Mô
hình
mậu
dịch
Phân
phối
thu
nhập
Thị
hiếu
người
tiêu
dùng
Cung yếu tố
sản xuất
Theo sơ đồ hình 1.4 trên, bắt đầu từ góc phải phía dưới của sơ đồ, ta thấy
rằng sở thích và sự phân phối theo quyền sở hữu các yếu tố sản xuất nghĩa là
phân phối thu nhập xác định nhu cầu hàng hóa. Nhu cầu hàng hóa xác định nhu
cầu dẫn xuất về yếu tố cầu để sản xuất chung. Lượng cầu về các yếu tố sản xuất,
cùng với lượng cung sẽ xác định giá cả và yếu tố sản xuất trong điều kiện cạnh
tranh hoàn hảo. Giá cả các yếu tố sản xuất cùng với công nghệ sẽ xác định giá
cả của hàng hóa cuối cùng. Sự khác biệt về giá tương đối cuối cùng của hàng
hóa giữa các nước quyết định lợi thế so sánh và mô hình thương mại, nghĩa là
nước nào sẽ sản xuất hàng hóa gì đề xuất khẩu.
Sơ đồ cũng cho thấy tất cả các lực lượng cùng với nhau quyết định giá cả
hàng hóa cuối cùng như thế nào. Do vậy ta nói rằng mô hình của Heckscher –
Ohlin là mô hình cân bằng chung. Tuy nhiên, trong số tất cả các lực lượng
tương tác này, định lý Heckscher – Ohlin tách riêng sự khác biệt về khả năng
vật chất hay khả năng cung cấp các yếu tố sản xuất giữa các nước (với sở thích
và công nghệ như nhau) để giải thích sự khác biệt về giá tương đối của hàng hóa
và thương mại giữa các nước.
Như vậy, có thể nói tóm lại về lý thuyết lợi thế so sánh của H-O qua sơ
đồ trên chính là sự khác biệt cung các yếu tố sản xuất khác nhau giữa các quốc
gia dẫn đến sự khác biệt của nhiều yếu tố khác và làm cho giá cả tương đối của
hàng hóa khác nhau, diễn ra thương mại quốc tế. Đường in đậm chính là sự
khác biệt về khả năng cung cấp tương đối các yếu tố dẫn đến sự khác nhau về
giá cả tương đối của các yếu tố và của hàng hóa.
1.1.2.3. Lý thuyết của Haberler về lợi thế tương đối
Theo quan điểm của một số chuyên gia kinh tế học thì quy luật vê lợi thế
tương đối được giải thích theo lý thuyết chi phí cơ hội đúng hơn nhiều so với
cách lý giải của David Ricardo dựa trên lý thuyết về giá trị - lao động.
Theo quan điểm của Gottfried Haberler, việc xem xét lợi thế tương đối dưới
góc độ chi phí cơ hội sẽ chính xác hơn. Theo ông, chi phí cơ hội của một hàng
hóa là số lượng các hàng hóa khác phải cắt giảm để có thêm được các tài
nguyên để có thể sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa thứ nhất. Như vậy, quốc
gia nào có chi phí cơ hội thấp trong việc sản xuất ra loại hàng hóa nào đó thì có
lợi thế so sánh trong việc sản xuất ra hàng hóa đó. Các quốc gia nên chuyên
môn hóa sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh để đổi lấy sản
phẩm của các nước khác sản xuất rẻ hơn một cách tương đối, và trong trường
hợp này thì các quốc gia đều có lợi. Và chính sự khác nhau về chi phí cơ hội
trong sản xuất là nguyên nhân dẫn đến thương mại quốc tế.
Giả sử thế giới có hai quốc gia là Mỹ và Anh cùng sản xuất hai mặt hàng là
thép và vải. Chi phí cơ hội ở Mỹ là 1 đơn vị thép = 2/3 đơn vị vải, còn ở Anh là
1 đơn vị thép = 2 đơn vị vải. Với cùng một nguồn lực nhất định ở cùng một thời
điểm thì: Ở Mỹ, nếu tập trung hết nguồn lực sản xuất thép thì được 180 đơn vị
thép và không có vải. Ở Anh, nếu tập trung hết nguồn lực sản xuất thép thì được
60 đơn vị thép và không có vải. Theo lý thuyết về chi phí cơ hội thì cả ở Mỹ và
ở Anh đều thực hiện cắt giảm thép để sản xuất cả vải nữa. Giả sử các phương án
cắt giảm như trên bảng 1.5 và hình 1.6