Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.92 KB, 14 trang )

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam
I. Mục tiêu và định hướng phát triển ngành CNTT Việt Nam
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 nêu rõ: “Nước ta phải trở thành quốc gia
mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng về biển, phát triển
toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển
nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”. ...
“Trước mắt tập trung đầu phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển
công nghiệp đóng tàu, xây dựng đội tàu mạnh, phát triển những ngành dịch vụ mũi
nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế ven biển…”.
Thực hiện Nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tập đoàn
công nghiệp tàu thủy Việt Nam đặt mục tiêu phát triển như sau:
- Thực hiện thành công chiến lược xuất khẩu tàu thuỷ đến năm 2010 đạt xấp xỉ 1
tỷ USD và 3 triệu tấn tàu các loại cho các ngành vận tải biển, hàng hải, dầu khí, xi
măng...sau 10 năm xuất khẩu được 1 tỷ USD/năm và đóng được 5 triệu tấn tàu.
- Đóng mới được các tàu hàng có trọng tải tới 300.000T, các loại tàu khách đi
biển, tàu công trình, giàn khoan biển, tàu dịch vụ dầu khí, tàu chở container, tàu đánh cá
xa bờ, tàu chế biến hải sản, tàu cứu hộ, tàu bảo đảm hàng hải, các đoàn tàu đẩy trên sông
và ven biển, tàu lash, tàu tuần tra và tàu quân sự thông dụng. Sửa chữa đồng bộ vỏ, máy,
điện, điện tử, điều khiển tự động cho tàu có trọng tải đến 400.000T…
- Hoàn thành hợp đồng đóng 32 tàu vận tải biển và triển khai thực hiện tiếp hợp
đồng đóng mới cho Tổng công ty hàng hải Việt Nam 64 tàu vận tải biển giai đoạn 2008
– 2015 gồm: các tàu hàng khô từ 22.500 tấn đến 54.000 tấn, tàu container từ 1.800 đến
3.000 TEU, tàu dầu từ 50.000 tấn đến 105.000 tấn.
- Triển khai đóng mới phát triển đội tàu của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam giai đoạn 2008 – 2010 gồm: 18 tàu chở hàng từ 15.000 – 54.000 tấn, 04 tàu Lash
mẹ 10.900 tấn, 500 sà lan Lash 200 tấn, 75 tàu đẩy 190 CV, 75 tàu công tác 380 CV,
các tàu Container 1.000 – 1.700 TEU, tàu chở dầu sản phẩm 13.500T – 50.000T, 02 tàu
chở dầu thô 104.000-115.000 tấn và tàu chở LPG 1.000m
3


– 10.000m
3
.
- Triển khai chương trình đóng mới các tàu chở dầu 105.000T và kho nổi chứa
dầu FSO5 cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam, các tàu cho Tổng công ty Xi măng Việt
Nam và các Công ty vận tải biển khác.
- Triển khai thực hiện các hợp đồng đóng mới tàu xuất khẩu cho các chủ tàu:
Nhật Bản, Đan Mạch, CHLB Đức, Hà Lan, Vương quốc Anh, Na Uy, Israel, Canada,
Hy Lạp, Hàn Quốc…gồm các serie tàu có trọng tải từ 3.000 tấn đến 175.000, tàu dầu
13.500 tấn, 100.000 tấn, đến 320.000 tấn, tàu container 700 – 3.200 TEU, tàu chở ô tô
4.500 xe, 6.900 xe, tàu khách cao cấp đến 2.500-3.000 khách. Đồng thời chú trọng các
mặt hàng xuất khẩu khác như: gia công các loại phụ kiện thép tàu thuỷ, sửa chữa tàu
nước ngoài, xuất khẩu nông thuỷ sản và các sản phẩm bổ trợ khác đảm bảo tiến độ, chất
lượng và uy tín.
- Tăng tỷ lệ nội địa hoá của các sản phẩm lên trên 60%, phát triển công nghiệp
phụ trợ đủ năng lực sản xuất và chế tạo, lắp ráp được các thiết bị tàu thuỷ, vật liệu đóng
tàu như sau:
+ Chế tạo được thép đóng tàu, thép cường độ cao, thép ống, thép hình và
phôi thép tấm đóng tàu.
+ Lắp máy chính, máy phụ, máy phát điện tàu thuỷ và sản xuất thiết bị
điện tàu thuỷ, vật liệu trang trí nội thất, xích neo, hộp số và chân vịt biến bước, nồi hơi,
sơn tàu thuỷ, que hàn, thiết bị trên boong…
+ Sản xuất điện, xi măng, vật liệu xây dựng phục vụ cho các Khu công
nghiệp tàu thuỷ.
- Vận tải: Tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đội tàu
vận tải viễn dương; vận tải khách; vận tải ven biển và vận tải sông cùng với các cơ sở
dịch vụ hàng hải. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng biển, một số cảng biển, cảng sông,
cảng chuyên dụng cho tàu Lash và các tàu đặc dụng khác tại địa điểm thích hợp ở ba
miền Bắc – Trung – Nam.
- Nhà máy đóng tàu Than Việt Nam hiện nay đóng mới được tàu đến 15.000

DWT, đang tiến hành đầu tư 01 đà tàu 50.000 DWT có thể đóng mới tàu đến 70.000
DWT.
- Nhà máy liên hợp sửa chữa tàu biển Ba Son sẽ được di dời ra khu vực Thị Vải
– Vũng Tàu có thể đóng mới được tàu đến 70.000 DWT, sửa chữa tàu đến 150.000
DWT.
- Nhà máy đóng tàu STX Vina đã được cấp phép xây dựng tại Khu kinh tế Vân
Phong, xã Ninh hải, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa với diện tích 345ha mặt đất và
270ha mặt biển, bao gồm:
Giai đoạn I: xây dựng 01 ụ khô 400.000dwt kích thước 530x130x13m, có năng
lực đóng mới 12 tàu/năm (02 tàu VLCC 300.000dwt, 02 tàu container 8.500TEU ~
108.000dwt, 04 tàu Capesize 170.000dwt, 04 tàu chở dầu thô 150.000dwt) tương đương
2.090.000dwt;
Giai đoạn II: xây dựng 02 đà trượt (kích thước 670x65m, 615x60m), có năng lực
đóng mới 20 tàu/năm (06 tàu dầu thô 105.000dwt, 06 tàu chở dầu sản phẩm 74.000dwt,
08 tàu chở container 3.500TEU ~ 42.000dwt) tương đương 1.470.000dwt.
Tổng cộng năng lực đóng tàu khi hoàn thành 02 giai đoạn là 32 tàu/năm tương
đương 3.560.000dwt, thu hút 5.000 lao động chính tại Nhà máy và 15.000 lao động
thầu phụ.
- Nhà máy 100% vốn nước ngoài của AKER-Nauy đã được cấp phép đầu tư và
đã đi vào hoạt động tại Vũng Tàu, chủ yếu tập trung vào các loại tàu dịch vụ dầu khí,
các loại tàu cao tốc.
- Liên doanh đóng tàu với Australia đã được cấp phép đầu tư và đi vào hoạt
động tại khu vực Vũng Tàu, chủ yếu tập trung gia công phần vỏ, phần máy móc thiết bị
và hoàn thiện tại Australia.
Thêm vào đó, đang có một số liên doanh đang làm thủ tục xin cấp phép đầu tư
như Liên doanh Nhà máy đóng mới sửa chữa tàu biển với Singapore, Liên doanh Nhà
máy đóng mới sửa chữa tàu biển với Nauy tại khu vực Sài gòn – Vũng Tàu…
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam
1. Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý

- Đổi mới tổ chức và phương thức quản lý theo mô hình linh hoạt vào thị trường
(đã được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2000-2005).
Tập đoàn CNTT Việt nam được Chính phủ giao soạn thảo Chiến lược phát triển
ngành CNTT Việt nam, lấy Tập đoàn CNTT Việt nam làm nòng cốt. Tập đoàn cũng đã
xây dựng xong chiến lược xúc tiến xuất khẩu và đã thực hiện khá thành công trong thời
gian qua. Chú trọng đào tạo các cán bộ làm công tác bán hàng và các bộ phận phụ trợ
như Kỹ thuật-Dự án, Hậu cần-Vật tư, Quản lý. Bắt đầu từ khâu thiết kế xây dựng hồ sơ
kỹ thuật chào hàng đồng thời với cơ cấu tài chính tín dụng cho dự án. Cho lựa và quy
hoạch một tổ hợp "tam giác" làm sản phẩm xuất khẩu trọng điểm như mô hình sau:
Mô hình trên sẽ tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá, phát huy tốt thế mạnh
của các đỉnh "tam giác" và tiết kiệm hơn mô hình "tự sản tự tiêu" nếu để mỗi Nhà máy
tự thự hiện công tác xúc tiến xuất khẩu. Đội ngũ Marketing-Bán hàng quốc tế tập trung
tại văn phòng Tập đoàn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu song song với đổi mới mô hình tổ
chức quản lý.
Cần tăng cường các biện pháp xúc tiến bán hàng đối với các sản phẩm trọng
điểm đã xây dựng kể trên vào các thị trường mục tiêu thông qua lập kế hoạch hành
động và kế hoạch ngân sách cho các hoạt động bán hàng thông qua các kênh trực tiếp
và gián tiếp.
Để hoạt động xúc tiến xuất khẩu hiệu quả hơn, trước tiên cần có ngân sách dành
riêng cho các hoạt động này hàng năm không dưới 2% doanh số bán hàng kế hoạch.
Xây dựng và ban hành Qui chế hoạt động Công nghiệp phụ trợ tàu thủy tạo cơ
sở pháp qui cho việc đổi mới và phát triển hoạt động Công nghiệp phụ trợ tàu thủy của
toàn ngành.
- Hoàn thiện cơ chế quản lí vốn đầu tư:
Tình hình thực hiện vốn ĐTPT của VINASHIN cho thấy các nguồn vốn tập
trung cho ngành CNTT ngày càng đa dạng, khối lượng vốn lại lớn, do đó nếu không có
cơ chế quản lí vốn hợp lí sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả và đầu tư
không theo qui hoạch của vùng, của ngành. Để quản lí vốn đầu tư có hiệu qủa, tạo điều
kiện thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, Tập đoàn cần có các giải pháp sau:

+ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lí vốn đầu tư thống nhất giữa các Bộ,
ngành, địa phương. Chú trọng nghiên cứu, làm rõ mục đích và tính chất các chương
trình, dự án nhằm quản lí tập trung và thu gọn các dự án có cùng tính chất vào một đầu
mối quản lí chặt chẽ vốn đầu tư.
+ Khắc phục tình trạng nhiều khâu trung gian, tránh phân tán, thất thoát và lãng
phí vốn đầu tư bằng cách dự án thuộc đơn vị nào thì giao hoàn toàn cho đơn vị đó quản
lí, giám sát, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư, Tập đoàn chỉ định hướng và thẩm định.
+ Tăng cường công tác kiểm tra đối với các chương trình, dự án. Giám sát chặt
chẽ quá trình thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là các dự án trọng
điểm quốc gia. Thanh tra kịp thời và xử lí nghiêm khắc những trường hợp vi phạm
nguyên tắc tài chính, tham ô và làm lãng phí vốn đầu tư.
2. Nhóm giải pháp về con người
Công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng phải được chú trọng tiến hành ngay để
đáp ứng nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài "quốc tế hoá" của ngành CNTT.
Trước mắt tập trung đào tạo đội ngũ công nhan lành nghề, trong đó đặc biệt ưư
tiến các ngành hàn, cơ khí, sơn, điện, ống.
Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo tiếng Anh và nghiệp vụ tiếp
thị bán hàng, quản trị dự án với từng nội dung đặc thù cho ngành đóng tàu.
Ưu tiên nhân lực và có chính sách ưu đãi cho cán bộ công nhân viên, từng bước
tiêu chuẩn hoá việc chế tạo các trang thiết bị, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng,
an toàn lao động, ...
Xây dựng các trường đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật Công nghiệp phụ trợ tại
miền Bắc và miền Nam để bổ sung nguồn lao động kỹ thuật và tái đào tạo lao động.
Kết hợp với các liên doanh sản xuất máy và thiết bị tầu thủy lớn và các đối tác
nước ngoài để đưa công nhân kỹ thuật đi đào tạo ở nước ngoài để nâng cao năng lực
sản xuất.
3. Nhóm giải pháp về công nghệ
Một trong các biện pháp không thể thiếu là cần tiến hành ngày đó là nâng cao
trình độ công nghệ chế tạo, nhanh chóng hoàn thiện các hạng mục đầu tư năng lực cho
các Nhà máy để phục vụ cho các sản phẩm xuất khẩu gồm:

• Nâng cấp dây chuyền sơ chế tôn vỏ, dây chuyền làm sạch và phun sơn tổng đoạn
tại các nhà máy quy hoạch xuất khẩu.
• Bổ sung thiết bị nâng hạ như cần cẩu, xe triền và các máy móc gia công chính
xác như máy hàn tự động, máy cắt tôn CNC tự động, máy cắt Plasma, các loại
công cụ cầm tay chuyên dụng.
• Nâng cấp, mở rộng triền, ụ để có năng lực đóng các sản phẩm cỡ trong điểm:
Panamax 75.000DWT, Aframax 100.000DWT, Capesize 175.000DWT vào giai

×