Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ôn lại truyền thống ý nghĩa ngày 20/11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.12 KB, 2 trang )

Ôn lại ý nghĩa truyền thống 20 – 11 trường THCS Bàn Long
Ý NGHĨA SÁNG NGỜI CỦA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
Vào tháng 8/ 1954, do sáng kiến của Liên hợp quốc tế các Công đoàn giáo dục
(viết tắt là FISE), Hội nghị quốc tế các nhà giáo đã nhất trí thông qua bảng “Hiến
chương các nhà giáo”. Tháng 8/ 1957, Hội nghị các nhà giáo tại Vác xa va (Thủ đô
nước Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20-11 hằng năm là ngày Quốc tế hiến chương nhà
giáo. Trên cơ sở đó 20-11- 1958, ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo đầu tiên được
tổ chức tại Việt Nam .
Việc tổ chức ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo 20-11 hàng năm đã sớm trở
thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với
truyền thống dân tộc ta, một dân tộc có hàng ngàn năm văn hiến, mà ngay từ những
ngày đầu của kỉ nguyên độc lập tự chủ đã đề cao tư tưởng “Tôn sư trọng đạo”.
Với ý nghĩa tích cực của ngày 20-11, thể theo nguyện vọng của nhân dân và giáo
giới cả nước, Hội Đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ) đã ban hành quyết định số 167/
HĐBT ngày 28/9/1982: Trong đó có đoạn “Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20-11 là Ngày
nhà Giáo Việt Nam…”. Quyết định quan trọng này thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước về nghề dạy học. Do vậy 20-11 hàng năm không chỉ là ngày hội truyền thống
của giáo chức mà còn là ngày hội giáo dục, một sinh hoạt tinh thần văn hoá của dân tộc
ta .
Theo quan niệm của nhân dân ta về nghề dạy học thì ông thầy trước hết là người
tiếp thu đạo lí làm người của những thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Dạy học
không chỉ là “dạy chữ” mà chủ yếu là dạy học cho học trò đạo lí làm người. Thiên chức
của người thầy giáo là phát huy và truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hoá, của
nhân loại. Vì vậy, người thầy đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời
đại, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai của dân tộc .
Nghề dạy học có những đặc điểm chung cho mọi dân tộc, song cũng có những
đặc điểm riêng của Việt Nam. Về mặt lao động, nghề dạy học có những nét đặc thù so
với các nghề lao động trí óc khác, đó là:
Đối tượng lao động của người thầy là nhân cách, tâm hồn và thể chất con người
nói chung và của thế hệ trẻ nói riêng.Tạo dựng ra toàn bộ nhân cách con người, người
thầy giáo có trách nhiệm làm cho nhân cách ấy ngày càng tốt đẹp hơn .


Công cụ lao động của người thầy chính là bản thân mình, là toàn bộ nhân cách
sống thật của mình với phẩm chất đạo đức trong sáng, với năng lực trí tuệ dồi dào và
các phương tiện giảng dạy giáo dục cần thiết. Phương pháp lao động chủ yếu của người
thầy là phương pháp nêu gương của bản thân, cảm hoá học trò bằng tư tưởng tư tưởng
và tình cảm của mình, đồng thời phát huy năng lực trí tuệ của học sinh.
Đó là đặc điểm làm cho nghề dạy học trở thành một nghề cao quý và sáng tạo. Ở
Việt Nam ta, từ xưa tới nay nghề dạy học luôn được nhân dân quý trọng và yêu mến.
Lịch sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam đã cho thấy: do nhu cầu học tập của nhân
dân nên những người có học, dù ích hay nhiều, đều có thể làm nghề dạy học. “ Thầy
đồ”’, “Cụ đồ” thường là những người có học vấn và có đạo đức. Những thầy “đạo cao
đức trọng’’, những thầy nổi tiếng “hay chữ’’, những bậc khoa bảng thường có rất nhiều
người theo học. Sau cách mạng tháng tám năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ
Tịch “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, nhân dân ta đã dấy lên một
- 1 -
Ôn lại ý nghĩa truyền thống 20 – 11 trường THCS Bàn Long
phong trào học tập sôi nổi chưa từng thấy như phong trào được phát huy bên cạnh
những sáng kiến mới vô cùng phong phú: Lớp đặt ở đình, ở chùa, ở chợ,… và có cả lớp
chỉ có một thầy, một trò. Với truyền thống trọng thầy, hiếu học của dân tộc và sự lãnh
đạo sáng suốt của Đảng, ngày nay đất nước ta đã có một nền giáo dục hoàn chỉnh và
hiện đại từ Mần non đến Đại học. Qui mô giáo dục ngày càng phát triển, công tác chống
mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục Trung học thường xuyên được
coi trọng và có biến chuyển tốt, giáo dục vùng dân tộc, giáo dục ở miền núi và vùng khó
khăn đã có những tiếng bộ rõ rệt. Chất lượng giáo dục đuợc cải thiện và tiến ở số mặt.
Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư nhiều hơn. Xã hội giáo dục được đẩy mạnh v.v…
Những thành tựu mà ngành Giáo Dục – Đào tạo có được như hôm nay lớp lớp thầy
giáo, cô giáo của bao thế hệ đã tận tình, tâm quyết với nghề, tạo nên những truyền thống
tốt đẹp của Nhà Giáo Việt Nam để chúng ta học tập và phát huy. Những truyền thống ấy
là:
1. Nhà Giáo Việt Nam luôn gắn bó và liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân.
2. Những nhà giáo chân chính Việt Nam giàu lòng nhân ái, vị tha, tận tuỵ, với sự

nghiệp đào tạo thế hệ trẻ của đất nước.
3. Những nhà Giáo chân chính Việt Nam bao giờ cũng là người yêu nước và sau
này là những chiến sĩ cách mạng kiên cường.
4. Những nhà giáo chân chính Việt Nam luôn có cuộc sống giản dị, trong sáng ,
mẫu mực , không màn danh lợi , không chuộng hư vinh .
5. Những nhà giáo chân chính Việt Nam luôn cần cù, sáng tạo trong lao động, trong
dạy học.
Ý nghĩa sáng ngời của ngày Nhà giáo Việt Nam là động lực quan trọng cho đội
ngũ ngành GD tiếp tục phát huy những truyền thống, không ngừng nâng cao phẩm chất,
năng lực để xứng đáng với niềm tin yêu, trao gởi của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh vô vàng
kính yêu trước lúc đi xa đã hằng căn dặn: “Vì lợi ích mười năm trồng cây và vì lợi ích
trăm năm trồng người”. Chúng ta càng thêm tự hào, tha thiết yêu nghề hơn nữa như lời
cố thủ tướng Phạm văn Đồng đã khen tặng “Nghề dạy học là cao quý nhất trong các
nghề cao quý, nghề sáng tạo và nhất trong các nghề sáng tạo”.
Cuối cùng, tôi xin chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong
cuộc sống. Chúc các em học sinh học thật giỏi, đạt thật nhiều thành tích xuất sắc trên
con đướng học vấn.
Xin cảm ơn và kính chào./.
- 2 -

×