Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ô ăn quan-Rồng rắn lên mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.71 KB, 3 trang )

Trò chơi Dân Gian:
Rồng Rắn Lên Mây
Rồng rắn lên mây
Có cây thuốc Bắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Cách chơi : Một số người chơi rồng rắn, nối đuôi nhau bằng cách người đứng sau hai tay ôm
ngang hông người đứng trước, cứ thế xếp thành hàng dài tùy theo số người chơi, hình thù như một
con rắn dài có mắt khúc.
Người đứng đầu làm đầu rắn, người đứng cuối làm đuôi rắn, giữa là thân rắn và một người
làm ông thầy thuốc Bắc ngồi đối diện với con rắn. Khi con rắn (đoàn người nối đuôi nhau) cùng
thưa với ông thầy bài tấu trên. Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và
hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
- Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay
Cứ thế cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
- Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.


- Những máu cùng me.
+ Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.
Tình trạng con rắn lúc đó phải cố tránh né để ông thầy không bắt được đuôi nên cố sức che
chắn không cho ông thầy tiến về phía sau, và cùng nhau hò hét với bài hát:
Thế là cả đoàn người nối đuôi nhau phải lượn qua lượn lại (chạy qua, chạy lại) theo đầu con rắn.
Cả đám người cứ thế cố né tránh, ông thầy một mình nhanh chân hơn và dễ chạy hơn, nên con rắn
một lúc lâu thấm mệt và thật khó giữ được sự ngay hàng như lúc đầu nên cũng sẽ bị đứt ra nhiều
đoạn, thế là đầu con rắn không còn điều khiển cho phần đuôi nữa. Vậy là ông thầy bắt được cái
đuôi rắn dễ dàng.
Trò chơi vui khi phải chạy lượn qua lại tránh thầy thuốc Bắc. Chỉ có vậy thôi nhưng với đám
trẻ nhỏ trong những đêm sáng trăng ở quê nhà, với ánh sáng không tỏ tranh sáng tranh tối, thật là
một trò chơi vui đùa thú vị.

Sưu tầm: Nguyễn Văn Vũ
Trò chơi Dân Gian:
Ô Quan (Ô làng)
(Còn gọi là Ô ăn Quan)
Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai người chơi và có thể sử dụng
các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi.
Cách vẽ Ô Quan:
Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng
đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ với diện tích là 15 cm vuông cho mỗi ô. Hai đầu hình chữ
nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 Ô Quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một
viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, những ô vuông nhỏ được
chia thành một nhúm 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô .
Luật chơi - Cách chơi Ô Quan:
hình 2
Bàn chơi ô ăn quan đã sẵn sàng cho khai cuộc (hình 2)
hình 3 hình 4

Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan bắt đầu một lần rải quân với nắm sỏi trong ô
vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô
vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh (ô có đường bao
lại- hình 3) và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào
viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần
sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài (ô có đường bao quân màu đỏ sẽ bị ăn – hình 4). Vậy là
những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho
đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối
diện đã thua hết quan.
Cách chơi Ô quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô quan đã giỏi thì việc tính
toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan(sỏi) bên phần mình để tiếp tục
cuộc chơi..
Biến thể
Bàn chơi ô ăn quan cho 3 người Bàn chơi ô ăn quan cho 4 người
Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người
mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương
hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5
dân.
Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể
ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường
được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân
trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình
để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều
kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như
sau:
Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo
chiều đã chọn.
Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì
người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để

người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô
có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này ... Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại
là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều
dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng
kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có
cảm giác thích thú. Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị
mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều
không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có
thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và
trả lại khi tính điểm.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô
quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc
về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan,
tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là
quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định
không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
Sưu tầm: Nguyễn Văn Vũ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×