Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro tài chính tại tổng công ty công nghiệp in bao bì liksin , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ MINH THU

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI
TỔNG CÔNG TY CÔNG
NGHIỆP IN-BAO BÌ LIKSIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ MINH THU

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI
TỔNG CÔNG TY CÔNG
NGHIỆP IN-BAO BÌ LIKSIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


MÃ SỐ: 60.31.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA

Khu mậu dịch tự do châu Á

BB

Bao bì

CP

Cổ phần

CEO

Giám đốc điều hành

CRO

Giám đốc rủi ro

DN


Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DT

Doanh thu

HC

Hóa chất

IT

Công nghệ thông tin

KCN

Khu công nghiệp

KĐR

Kem đánh răng


LD

Liên doanh

LIKSIN

Liên hiệp khoa học sản xuất in

LN

Lợi nhuận

MMTB

Máy móc thiết bị

NH

Ngân hàng

NS

Ngân sách

NVL

Nguyên vật liệu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NXB

Nhà xuất bản



Quyết định

SX-DV-TM

Sản xuất-Dịch vụ-Thương mại

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TMCP

Thương mại cổ phần

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT


Văn hóa thông tin

XDCB

Xây dựng cơ bản

XK

Xuất khẩu

XN

Xí nghiệp

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1:

Mức độ hậu quả

Hình 1.1:

Rủi ro và cơ hội

Bảng 1.2:


Mức độ khả năng xảy ra

Bảng 1.3:

Ma trận xác định mức rủi ro

Bảng 2.1:

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh giai đọan
2004 – 2009

Bảng 2.2:

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty con, công ty liên
kết 2004-2009

Bảng 2.3:

Nguồn vốn kinh doanh của đơn vị

Bảng 2.4:

Tình hình chiếm dụng vốn của đơn vị

Bảng 2.5:

Phân tích tỷ suất đầu tư

Bảng 2.6:


Phân tích các tỷ số thanh khoản

Bảng 2.7:

Phân tích tỷ số hoạt động

Bảng 2.8:

Phân tích các tỷ số đòn cân nợ

Bảng 2.9:

Phân tích các tỷ số lợi nhuận

Bảng 2.10: Bảng so sánh các đối thủ cạnh tranh theo doanh thu
Bảng 3.1:

Hành động khắc phục rủi ro

Bảng 3.2:

Hành động khắc phục rủi ro

Bảng 3.3:

Hành động khắc phục rủi ro

Bảng 3.4:

Hành động khắc phục rủi ro


Bảng 3.5:

Hành động khắc phục rủi ro


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RO TÀI CHÍNH TRONG HỌAT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ........................................................

5

1.1. Rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh doanh .................

5

1.1.1. Định nghĩa rủi ro, rủi ro tài chính ..........................................

5

1.1.2. Ảnh hưởng mô hình 10 nhân tố đến rủi ro, rủi ro tài chính
trong họat động sản xuất kinh doanh ...............................................

8

1.2. Sự phát triển quản trị rủi ro tài chính trong họat động sản xuất

kinh doanh tại doanh nghiệp .................................................................... 13
1.2.1. Nguồn gốc của lý thuyết quản trị rủi ro tài chính trong họat
động sản xuất kinh doanh ................................................................. 14
1.2.2. Khuynh hướng quản trị rủi ro mới ......................................... 16
1.3. Tiến trình quản trị rủi ro tài chính trong họat động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................. 17
1.3.1. Xác định mục tiêu của quản trị rủi ro tài chính trong họat
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ................................... 17
1.3.1.1. Mục tiêu tối đa hóa hóa giá trị .................................. 17
1.3.1.2. Chính sách quản trị rủi ro tài chính ......................... 17
1.3.2. Nhận dạng rủi ro tài chính trong sản xuất kinh doanh .......... 18
1.3.3. Phân tích rủi ro tài chính trong sản xuất kinh doanh ............ 20
1.3.4. Đánh giá rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh
doanh .................................................................................................. 21
1.3.5. Xử lý rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh doanh . 21
1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính trong sản xuất kinh
doanh tại các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam ........................ 22
Kết luận chương 1 ....................................................................................... 25


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG
CÔNG TY CÔNG NGHIỆP – IN – BAO BÌ LIKSIN........................... 26
2.1. Quá trình phát triển của Tổng công ty Công nghiệp – In – Bao
bì Liksin ....................................................................................................... 26
2.2. Thực trạng rủi ro tài chính của Tổng Công ty Công nghiệp-InBao Bì Liksin ............................................................................................... 31
2.2.1. Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết ............................... 31
2.2.2. Phân tích rủi ro tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh
của các đơn vị hạch toán phụ thuộc tại Tổng Công ty Liksin ........ 38
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong sản xuất kinh doanh
của Tổng Công ty Liksin ............................................................................ 51

2.3.1. Rủi ro lãi suất ........................................................................... 51
2.3.2. Rủi ro biến động giá cả nguyên vật liệu ................................. 52
2.3.3. Rủi ro tỷ giá ............................................................................. 52
2.3.4. Khó khăn tiếp cận các nguồn tài chính tin cậy, lãi suất hợp
lý ......................................................................................................... 52
2.3.5. Giới hạn năng lực cạnh tranh .................................................. 53
2.3.6. Rủi ro chính trị và kinh tế ....................................................... 58
2.4. Đánh giá chung về quản trị rủi ro tài chính trong sản xuất kinh
doanh tại Tổng Công ty Liksin ................................................................ 59
Kết luận chương 2 ...................................................................................... 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP – IN – BAO BÌ LIKSIN ............ 62
3.1. Giải pháp hạn chế rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất
kinh doanh tại Tổng Công ty Công nghiệp-In-Bao bì Liksin ............. 62


3.1.1. Thiết lập chính sách quản trị rủi ro tài chính của Tổng
Công ty Liksin ................................................................................... 62
3.1.2. Thực hành tiến trình quản trị rủi ro tài chính trong họat
động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Công nghiệp – In –
Bao bì Liksin ...................................................................................... 63
3.1.2.1. Nhận dạng rủi ro tài chính trong họat động sản
xuất kinh doanh tại Tổng công ty Liksin ............................... 63
3.1.2.2. Đánh giá rủi ro tài chính trong họat động sản xuất
kinh doanh tại Tổng Công ty Liksin ...................................... 65
3.1.2.3. Kiểm sóat rủi ro tài chính trong họat động sản xuất
kinh doanh tại Tổng Công ty Liksin. ..................................... 65
3.1.3. Xây dựng bảng đăng ký rủi ro, rủi ro tài chính trong hoạt
động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Liksin ......................... 66
3.1.4. Xây dựng lịch trình xử lý rủi ro tài chính trong họat động

sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Liksin. ................................. 73
3.1.5. Xây dựng Kế họach hành động khắc phục rủi ro tài chính
trong họat động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Liksin ....... 76
3.2. Các giải pháp bổ trợ nhằm hạn chế rủi ro tài chính trong hoạt
động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Liksin .............................. 80
3.2.1. Xây dựng chiến lược tài chính ............................................... 80
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................... 81
3.2.3. Nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh, dịch vụ ......... 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................... 87
KẾT LUẬN .................................................................................................. 88
PHỤ LỤC .................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 93


MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Mỗi lĩnh vực kinh doanh đối mặt một số rủi ro có thể dự báo và khó
kiểm sóat. Ngược lại, rủi ro là yếu tố vốn có của kinh doanh và cuộc sống con
người. Cuộc sống ngày càng phức tạp và sự phức tạp này chứa đựng nhiều và
đa dạng các rủi ro gia tăng hơn bao giờ hết. Vì vậy, vai trò quản trị rủi ro cần
được đề cao.
Đặc biệt ngày nay, cuộc sống công chúng và họat động kinh doanh trở
nên quá phức tạp nhiều thử thách cho việc kinh doanh và họat động quản trị
rủi ro. Thật sự, mối quan hệ thị trường ngày càng năng động càng làm chúng
ta đối mặt với sự không chắc chắn trong việc kinh doanh và không chắc chắn
ở môi trường công chúng. Thị trường cạnh tranh cao đòi hỏi người tham gia
thị trường thực hiện những quyết đóan dám nghĩ dám làm để đạt mục tiêu.
Đến lượt nó sự quyết đóan tạo ra những hậu quả khác nhau. Khả năng xảy ra
hậu quả quyết định mức rủi ro trong họat động tổ chức. Quản trị rủi ro đặc
biệt quan trọng đối với họat động kinh doanh bởi vì ngay cả những lọai thiệt

hại phổ biến như trộm cướp, cháy , bảo lụt, nợ có thể ảnh hưởng tính liên tục
của họat động, giảm lợi nhuận và thậm chí gây ra túng thiếu tài chính và phá
sản. Có thể nói quản trị rủi ro trở thành phần thiết yếu trong họat động của tổ
chức với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở mức rủi ro chấp nhận được.
Trên thế giới , khái niệm quản trị rủi ro xuất hiện từ thập niên 1950 và
được các công ty bắt đầu biết đến ở thập niên 1960, dần dần các doanh nghiệp
chú trọng đến hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro bằng cách ứng dụng các
kỹ thuật phân tích rủi ro và chức năng quản trị rủi ro hiệu quả. Ở Việt Nam,
quản trị rủi ro, rủi ro tài chính của doanh nghiệp đã tồn tại và phát triển nhưng
phần lớn bị đánh giá là yếu kém, chưa phát huy hết vai trò chức năng quản trị
rủi ro giúp doanh nghiệp xây dựng một chính sách quản trị rủi ro tài chính,

1


nhận dạng đầy đủ có hệ thống các rủi ro trong và ngòai doanh nghiệp và đưa
ra hành động xử lý kịp thời để hạn chế thiệt hại khi rủi ro thực sự xảy ra một
cách có hiệu quả.
Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tài chính hiệu quả hơn trong họat
động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đọan hiện
nay là điều quan trọng và cần thiết để giúp doanh nghiệp có thể tận dụng được
cơ hội và hạn chế tối đa những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Chúng ta chấp nhận
rằng tất cả nhận thức và định nghĩa khác nhau về rủi ro, rủi ro tài chính của
những chuyên gia mang tính cá nhân thì đúng ở một mức độ nào đó, những
trọng tâm của họ bị giới hạn và không giới thiệu mô hình quản lý rủi ro tài
chính chung cho tất cả các tổ chức. Đó là lý do mà tác giả chọn đề tài “Giải
pháp hạn chế rủi ro tài chính tại Tổng công ty Công nhiệp – In – Bao bì
Liksin” của một doanh nghiệp cụ thể làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế
của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Mục đích nghiên cứu của luận văn

- Tiếp cận cơ bản mô hình 10 nhân tố, là những vấn đề thời đại tác
động đến họat động kinh doanh của từng doanh nghiệp, nó vừa là cơ hội vừa
là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp cần thiết xây dựng hệ thống quản trị rủi ro
doanh nghiệp nói chung và quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp nói riêng
ngày càng chuyên sâu và hiệu quả hơn.
- Sơ lược quá trình phát triển lý thuyết quản trị rủi ro, rủi ro tài chính
trong họat động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp cũng như khuynh
hướng quản trị rủi ro ngày nay.
- Nắm vững lại các bước quản trị rủi ro tài chính để đưa ra các giải
pháp hạn chế rủi ro, rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh doanh tại
doanh nghiệp.

2


- Trên cơ sở nghiên cứu tổng quát lý thuyết về rủi ro, rủi ro tài chính
doanh nghiệp, ứng dụng vào xây dựng giải pháp hạn chế rủi ro, rủi ro tài
chính trong họat động sản xuất kinh doanh tại một công ty cụ thể.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và xây dựng giải pháp hạn chế rủi ro tài chính tại
Tổng công ty Công nghiệp – In – Bao bì Liksin.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chỉ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu
thứ cấp được thu thập từ báo cáo quyết toán của đơn vị đã được kiểm toán qua
các năm, số liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và các
tài liệu có liên quan về ngành In, Bao bì, chứ không lập bảng câu hỏi để khảo
sát. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở sử dụng những phương
pháp sau đây:
- Phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy

vật lịch sử để nhìn nhận sự việc theo sự vận động và phát triển của nó.
- Phương pháp phân tích, so sánh các số liệu, thông tin trong quá khứ,
thống kê, mô tả nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng những rủi ro
tài chính của Tổng công ty Liksin đang đối diện từ đó xây dựng mô hình quản
trị rủi ro tài chính tại đơn vị mang lại hiệu quả thiết thực.
Điểm mới của luận văn
- Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về rủi ro tài chính, tác giả ứng dụng
vào việc xây dựng giải pháp hạn chế rủi ro tài chính trong họat động sản xuất
kinh doanh tại Tổng công ty Công nghiệp – In – Bao bì Liksin một cách có hệ
thống, chặt chẽ, chủ động giúp công ty ứng phó kịp thời, hạn chế tối đa những
tổn thất khi rủi ro xảy ra.

3


Hình thức và nội dung luận văn
Luận văn gồm 93 trang, 19 bảng biểu, 03 phụ lục. Nội dung luận văn
ngòai phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về rủi ro tài chính trong họat động sản xuất
kinh doanh.
- Chương 2: Thực trạng rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty Công nghiệp – In – Bao bì Liksin.
- Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tài chính trong họat động sản xuất
kinh doanh tại Tổng công ty Công nghiệp – In – Bao bì Liksin.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG HỌAT

ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh doanh
1.1.1. Định nghĩa rủi ro, rủi ro tài chính
Không có định nghĩa cụ thể về rủi ro. Nói chung, rủi ro được định
nghĩa như là sự không chắc chắn về những hậu quả tương lai. Những rủi ro cơ
bản như thảm họa thiên nhiên, thương tật người lao động, tai nạn xe hơi, cùng
với những rủi ro phức tạp hơn như sự thất bại của hệ thống, nợ khách hàng và
rủi ro tài chính, chúng là những vấn đề của quản trị rủi ro. Dù được định
nghĩa như thế nào thì rủi ro nên được quan tâm và được quản trị tốt để giảm
thiệt hại tiềm tàng. Vì vậy, điều quyết định là hiểu thuật ngữ rủi ro và thực
hiện nguyên tắc quản trị rủi ro.
* Những rủi ro thường gặp trong tài chính doanh nghiệp
- Một là rủi ro về cân đối dòng tiền: các luồng tiền vào doanh nghiệp
(dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp (dòng chi) diễn ra một
cách thường xuyên liên tục. Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định có
thể xảy ra, hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơn lượng
tiền ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn. Khi đó, tình trạng mất cân đối
về dòng tiền đã xảy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với
hoạt động kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên
liệu... phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng
sản xuất, kinh doanh; tiền lương của công nhân và các khoản vay (nếu có)
không được trả đúng hạn ảnh hưởng lớn tới uy tín của doanh nghiệp.
Sự mất cân đối dòng tiền được chia thành: mất cân đối tạm thời và
mất cân đối dài hạn. Có thể nói, ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xảy ra
mất cân đối tạm thời do việc thu hồi các khoản nợ phải thu không đúng kế

5


hoạch; việc góp vốn không được thực hiện đúng cam kết. Mất cân đối tạm

thời về dòng tiền có thể khắc phục được bằng nhiều biện pháp và hậu quả
thường không lớn. Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên nhân quan
trọng như: phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp quá lớn; vốn
lưu động tự có quá ít; nợ khó đòi tăng lên; doanh thu chưa bù đắp đủ các
khoản chi phí thường xuyên… Khi lạm phát xảy ra trong nền kinh tế, do
tác động dây chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ phải thu, đặc biệt là nợ
phải thu khó đòi tăng lên, mất cân đối tạm thời rất dễ chuyển thành mất
cân đối dài hạn. Mất cân đối dài hạn về dòng tiền có thể làm cho doanh
nghiệp bị phá sản.
- Hai là, rủi do về lãi suất tiền vay: để phục vụ kinh doanh, đầu tư,
hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng vốn vay. Do đó, lãi suất
tiền vay - chi phí sử dụng vốn - trở thành bộ phận cấu thành quan trọng
trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế
hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính. Song,
có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động
đến lãi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay
tăng đột biến. Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh,
đầu tư bị đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động
kinh doanh. Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng
nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó
tồn tại trong một thời kỳ dài.
- Ba là, rủi ro về sức mua của thị trường: sức mua của thị trường là
nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp và do đó,
nó cũng quyết định dòng tiền vào doanh nghiệp. Song, sức mua của thị
trường lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán. Khi lạm phát, giá cả hàng
hóa trên thị trường tăng cao, thu nhập của người lao động và các tầng lớp

6



dân cư không tăng hoặc tăng chậm hơn chỉ số lạm phát và tất yếu dẫn đến
sức mua giảm. Quan trọng hơn nữa, cơ cấu tiêu dùng cũng thay đổi. Phần
lớn khả năng thanh toán tập trung cho những nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, sẽ
có không ít mặt hàng lượng tiêu thụ sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, rủi ro về
sức mua của thị trường đã xảy ra. Nó thể hiện qua số lượng hàng hóa tiêu
thụ được giảm, giá bán không bù đắp được chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Bốn là, rủi ro về tỷ giá hối đoái: là rủi ro xẩy ra khi các giao dịch
kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến động theo
hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Với những doanh nghiệp sử dụng
nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái tăng, số lỗ về tỷ giá có thể làm giảm
đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận thu được trong kinh doanh.
Đây là rủi ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế
nhập siêu với tỷ lệ lớn.
- Năm là, rủi ro về khả năng tái đầu tư: muốn phát triển bền vững,
quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải diễn ra liên tục,
vòng sau phải cao hơn vòng trước. Đó chính là quá trình tái đầu tư. Nguồn
vốn để tái đầu tư là quỹ khấu hao, lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất
kinh doanh trước đó. Khi lạm phát xẩy ra, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm
đi, thậm chí là một số âm. Do đó, khả năng tái đầu tư bị triệt tiêu, doanh
nghiệp sẽ không thể hoạt động liên tục, quy mô kinh doanh bị thu hẹp.
Nếu điều đó xảy ra trong một thời gian dài, doanh nghiệp có thể sẽ biến
mất trên thị trường. Với những doanh nghiệp đang thực hiện các dự án đầu
tư lạm phát có thể làm cho dự án đầu tư phải dừng lại thậm chí là "nằm
chờ vĩnh viễn" do tổng mức đầu tư tăng đột biến, lãi suất tiền vay tăng cao,
việc vay vốn bị chặn lại.
Tóm lại, ý tưởng nền tảng của quản trị rủi ro tài chính là tối thiểu
hóa thiệt hại và tối đa hóa lợi nhuận. Quản trị rủi ro tài chính sử dụng

7



nhiều công cụ và kỷ thuật, bao gồm bảo hiểm, chuyển giao rủi ro, giảm
thiểu rủi ro để kiểm sóat sự đa dạng của rủi ro.
1.1.2. Ảnh hưởng mô hình 10 nhân tố đến rủi ro, rủi ro tài chính trong
họat động sản xuất kinh doanh
- Tòan cầu hóa. Thế giới không biên giới nơi mà mọi thứ như lời nhắn,
dữ liệu và thông tin, sản phẩm, con người, vốn, hình ảnh, ý tưởng, lãng phí, ô
nhiễm được chuyển giao trong thời gian rất ngắn hơn bao giờ hết. Tòan cầu
hóa có thể thấy thông qua nhượng quyền của McDonald khắp thế giới, sự hiện
diện của HSBC ở nhiều nước và hơn thế nữa.
Đặc biệt, cuộc cách mạng của internet cung cấp đường vận chuyển và
hệ thống phân phối hiệu quả qua nhiều quốc gia và thu hẹp khỏang cách vật
chất và phi vật chất giữa các nước. Cuối cùng, tòan cầu hóa bản thân nó mang
nhiều rủi ro và cơ hội. Nó cung cấp phạm vi lớn những cơ hội kinh doanh mới
đồng thời đặt ra nhiều thử thách lớn cho những nhà quản lý rủi ro khi tham
gia kinh doanh tòan cầu.
Tận dụng những thuận lợi của hiện tượng này, quản trị rủi ro đòi hỏi
tập trung viễn cảnh tòan cầu hơn chỉ ở một quốc gia. Nói cách khác, họat
động quản trị rủi ro công ty đa quốc gia nên được củng cố và trọng tâm hơn
chia ra giữa các chi nhánh. Người ta tin rằng trong giai đọan tòan cầu hóa chỉ
đáp lại tầm quan trọng tòan cầu hóa mới có thể giảm và nắm bắt cơ hội cho sự
thay đổi.
- Sự phức tạp. Hệ thống tòan cầu ngày càng phức tạp và năng động.
Sự tăng nhanh các sản phẩm và dịch vụ có thể được thấy cả về số lượng và
chất lượng. Mạng lưới các đối thủ, khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối,
chủ sở hữu và nhà quản lý luôn luôn thay đổi và ngày càng phức tạp.
Sự phức tạp đặt ra việc quản trị rủi ro tài chính cả về cơ hội và thách
thức. Nó dẫn đến khả năng cao những cơ hội tăng trưởng và trong lúc đó cũng

8



vạch trần điều có thể thật về sự thất bại. Bởi do sự xóa bỏ những nguyên tắc
cho sự phát triển nhanh của hệ thống tài chính và ngân hàng tòan cầu những
thập niên qua. Các thị trường mới nổi xuất hiện những cơ hội đầu tư quan
trọng và thu hút dòng vốn nước ngòai lớn. Tuy nhiên, thế giới cũng trải qua
nhiều sự kiện không mong đợi như cuộc khủng hỏang tài chính châu Á năm
1997 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến các ngân hàng, quỹ tài chính và hơn thế
nữa.
Nhà quản trị rủi ro cần phải xây dựng quá trình quản trị rủi ro đơn giản
và rõ ràng để thông tin và hướng dẫn cho tất cả nhân viên. Quá trình quản trị
rủi ro được yêu cầu phải được đánh giá thường xuyên và được điều chỉnh phù
hợp với sự phức tạp đang thay đổi ngày càng nhanh chóng.
- Sự bất ổn. Sự bất ổn thường liên quan đến sự thay đổi lớn về vị trí và
sự thực hiện của các thành phần cấu thành trong hệ thống.
Ở khía cạnh kinh doanh, sự bất ổn thường xảy ra ở các sự kiện do sự
thay đổi đáng kể về qui định, ban lãnh đạo, tính chất tự nhiên của sản phẩm và
dịch vụ hoặc hệ thống kinh doanh. Ví dụ, ban lãnh đạo mới sau khi sát nhập
hoặc chiếm được việc kinh doanh có thể tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông
hoặc hủy họai vị trí công ty đã có trước đó kể từ khi việc quản trị mới có thể
tái cấu trúc lại việc kinh doanh được sát nhập và tạo lập chiến lược kinh doanh
mới có thể gây ảnh hưởng cổ đông đang nắm giữ cổ phần tốt hoặc xấu.
Không phải tất cả sự bất ổn đều có thể dự đóan trước được, quản trị rủi
ro nên thực hiện một chiến lược quản trị rủi ro tập trung vào dự báo sự thay
đổi, những ảnh hưởng vật chất và những phản ứng để tối đa hóa những kết
quả tích cực và giảm thiểu rủi ro thiệt hại.
- Sự năng động. Thế giới luôn luôn ở trong trạng thái vận động và
không có hệ thống kinh doanh nào đứng im không thay đổi trong thời gian
dài.


9


Với ý thức này, những người tham gia trong hệ thống nên hiểu đầy đủ
sự vận động không thể tránh khỏi và từ đó nắm bắt ngay những thuận lợi của
sự năng động này cũng như kiểm sóat có hiệu quả những ảnh hưởng tiêu cực.
Sự năng động là kết quả của sự xóa bỏ những nguyên tắc tạo cho mọi
người càng được thư giãn để tham gia vào những họat động kinh doanh.
Thêm vào đó, sự phát triển đáng kể của khoa học kỹ thuật và thông tin truyền
thông đóng vai trò quan trọng phía sau từng bước phát triển.
Họat động kinh doanh trong môi trường năng động đòi hỏi quản trị rủi
ro phải tận dụng phản ứng hiệu quả và có giới hạn thời gian. Chiến lược quản
trị rủi ro được chuẩn bị tốt giúp những người tham gia có thể kiểm sóat rủi ro
trong nhiều tình huống khác nhau ngày càng dễ dàng và nhanh chóng.
- Sự thúc dục. Sự thúc giục là kết quả của sự pha trộn giữa sự phức
tạp, tòan cầu hóa, sự liên kết các hệ thống và bước đi to lớn của sự phát triển
khoa học kỹ thuật và ảnh hưởng sâu rộng của nó. Tốc độ thay đổi mau lẹ
trong hệ thống tòan cầu năng động.
Nguyên tắc rủi ro đòi hỏi quản trị rủi ro phải có cái nhìn tòan diện khi thực
thi kế họach quản trị rủi ro được dựa vào không chỉ dự báo mà còn phân tích
những kết quả và hậu quả do bước đi tốc độ của sự thay đổi.
- Sự lỗi thời và sáng tạo luôn tiếp tục. Mỗi hệ thống đang thay đổi
theo thời gian do đặc tính tự nhiên. Vì vậy, hiện tượng chung là những mô
hình cũ được lọai bỏ hòan tòan và được thay thế bằng cập nhật mô hình mới.
Điều quan trọng cho nhà quản trị là phải giữ bước đi với sự thay đổi và ngay
cả tham gia, tạo ra sự thay đổi không giới hạn trong nổ lực đạt được lợi ích
thuận lợi.
Vì vậy điều cần thiết cho quản trị rủi ro là phải phát triển khả năng
mềm dẻo cao để đối phó những trở ngại cũng đang phát triển trong những mô


10


hình mới và không mong đợi. Những yếu tố rủi ro nên được xem xét liên tục,
diễn dịch, được làm mới và lọai bỏ khi cần thiết.
- Sự kết nối. Sự kết nối hiện tượng thời tiết, hệ thống thương mại,
chuẩn mực văn hóa và hành vi trong những hệ thống mới và cũ. Với sự phát
triển nhanh của khoa học kỹ thuật, bản chất của tính chất kết nối tòan cầu ngày
càng trở nên có thể thấy được và sự kết nối ngày càng có được sự hiểu biết của
nhà quản trị.
Vì mọi thứ được kết nối với nhau dù nhiều hay ít, chúng phụ thuộc vào
nhau hơn bao giờ hết. Vì sự thật quan trọng này, nguyên tắc rủi ro đòi hỏi
quản trị phải nhận dạng và trình bày tất cả rủi ro tiềm tàng. Thêm vào đó,
quản trị cần phải tạo lập hệ thống phụ trong trường hợp có sự thất bại của hệ
thống. Vì vậy, rủi ro nên được xem xét thường xuyên để đảm bảo phù hợp với
tiến trình quản trị rủi ro.
- Sự hội tụ. Sự hội tụ được định nghĩa như sự xảy ra khi hai hệ thống
không đồng dạng vận động về một điểm cuối không cần sáp nhập hoặc hợp
nhất thành một thực thể. Nó xảy ra khi ranh giới giữa chúng bị gãy qua thời
gian do những mục tiêu tương tự nhau hoặc khoa học kỹ thuật.
Những hệ thống có thể phân chia và hội tụ. Tuy nhiên, khuynh hướng
hội tụ ngày càng phổ biến bởi vì có nhiều sự hội tụ của những hệ thống liên
quan đến đất nước, tổ chức tòan cầu và nó được hy vọng là mẫu hình tương
lai. Khuynh hướng hội tụ ngày càng phổ biến, ví dụ, sự hội tụ có thể được
thấy trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, đặc biệt các ngân hàng, công ty bảo
hiểm.
- Sự hợp nhất. Quá trình hợp nhất xảy ra ngày càng gia tăng để hình
thành những thực thể lớn hơn. Khuynh hướng của việc hợp nhất hệ thống phụ
và những thực thể độc lập trước đây để hình thành những thực thể lớn hơn
ngày càng rõ ràng. Sáp nhập và thu nhận giữa các tổ chức tương tự nhau hoặc


11


không liên quan để xây dựng một công ty sức mạnh hơn trong môi trường
cạnh tranh cao.
Theo nguyên tắc rủi ro, việc đối phó với quản trị hệ thống được kết nối
cần sự thay đổi mang tính chiến lược: hoặc phù hợp với thực thể được hợp
nhất mới hoặc tuân theo sự xóa bỏ hợp nhất nếu có thể.
- Hợp lý hóa. Qua thời gian khuynh hướng của hệ thống là mối quan
hệ ngày càng hiệu quả. Quyền lực sẽ tìm thấy con đường đi đến sự kháng cự.
Một trong những khía cạnh quan trọng của quản trị hệ thống là khả năng nhận
ra và định nghĩa lại mục tiêu cuối cùng tạo động lực những hành vi hợp lý của
hệ thống và các nhân tố hợp thành nó. Mục tiêu hoặc cái nhìn là điểm cuối
cùng làm cho hệ thống năng động có lý do để tồn tại.
Quá trình hợp lý hóa được phản ánh trong đường cong học hỏi và
đường cong kinh nghiệm của giá và chi phí trong kinh doanh. Mục tiêu cuối
cùng của mỗi công ty là phải đi đến con đường hiệu quả nhất đưa đến mục tiêu
mong đợi. Để dẫn dắt hành vi hệ thống tích cực, quản trị cần đảm bảo rằng
điểm đến cuối cùng được nhận thức ở mỗi viễn cảnh tương lai của từng cá
nhân, nó cũng giống như là mục tiêu đó là của tập thể.
Nguyên tắc rủi ro có thể chỉ dẫn tổ chức thu nhận những tiêu chuẩn phù
hợp nhất để tối đa hóa thu nhập và giảm thiểu rủi ro. Qua quá trình quản lý rủi
ro thực tế, người dẫn đầu nên tạo lập và tái tạo mục tiêu cuối cùng, định nghĩa
lại trạm cuối cùng của hệ thống và phản hồi với thay đổi qui trình để thực
hiện xong mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất.
Tóm lại, từ thảo luận về mô hình 10 nhân tố có thể rút ra: điều cần thiết
cho tổ chức là hiểu đầy đủ rủi ro, những thách thức cũng như cơ hội. Hiểu mô
hình 10 nhân tố có tính chu kỳ trong hòan cảnh cụ thể của tổ chức sẽ giúp
quản trị tối thiểu thiệt hại tiềm ẩn và nắm bắt những cơ hội để tối đa hóa lợi

nhuận.

12


1.2. Sự phát triển quản trị rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp
Sự thay đổi về kinh tế và chính trị tiếp tục diễn ra nhanh chóng ở hầu
hết các nước trên thế giới. Bức tranh thế giới và môi trường kinh doanh đầy
cạnh tranh đã tạo ra sự cần thiết phải tăng cường tập trung vào cái gọi là rủi
ro, nó hiện diện ở bất cứ nơi nào liên quan đến tài chính, kỹ thuật, điều này sẽ
giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu thương mại và mục tiêu doanh nghiệp.
Có sự tương quan trực tiếp giữa rủi ro và cơ hội trong họat động kinh
doanh. Sự thõa mãn những mục tiêu và mục đích của doanh nghiệp đòi hỏi
một mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp, của các nhà quản lý và nhân
viên.
Các nhà quản lý cần biết rằng thật là vô nghĩa khi cố gắng lọai bỏ hết
rủi ro trong kinh doanh mà cần đặt câu hỏi về phân bố nguồn lực để giảm
thiểu rủi ro, đặc biệt ở đâu họat động kinh doanh càng tốt thì cần chấp nhận
rủi ro nào đó để đổi lại các cơ hội kinh doanh.
Yếu tố thành công quan trọng của một quyết định kinh doanh là khả
năng quản lý tạo ra sự cân bằng mức độ chấp nhận rủi ro hợp lý tương xứng
với mục tiêu kinh doanh và lợi ích của tổ chức. Khái niệm này được mô tả ở
Cao

hình 1.1

Quyết định
kinh doanh
kém

Mức
rủi ro

Vượt khả
năng của
công ty
Cân bằng
giữa rủi
ro
và cơ hội

Trung

Xứng đáng
hành động

Thấp

Hình 1.1: Rủi ro và cơ hội

Cơ hội
xảy ra
thấp

Trung bình

Cao

Cơ hội
(Lợi ích)


13


Ma trận rủi ro và lợi ích mô tả mối quan hệ giữa sự chấp nhận rủi ro, sự
thõa mãn mục tiêu công ty và việc ra quyết định kinh doanh tốt. Mô hình
cũng chỉ ra rằng mức rủi ro cao với mức độ cơ hội thấp thể hiện một quyết
định kinh doanh xấu; ngược lại một mức rủi ro thấp với lợi ích đáng kể cho tổ
chức sẽ tạo cho công ty viễn cảnh tốt, mặc dù tình huống này ít có khả năng
đạt được trong kinh doanh.
Kinh doanh thành công đòi hỏi nhà quản lý biết chấp nhận rủi ro đúng
mức, có thể chấp nhận ngay cả mức rủi ro tăng cao bằng cách hiểu bản chất
của rủi ro và ảnh hưởng có thể của nó đến công ty xuyên suốt vòng đời kinh
doanh.
1.2.1. Nguồn gốc của lý thuyết quản trị rủi ro tài chính trong họat động
sản xuất kinh doanh
Bắt đầu thập niên 1950
Thuật ngữ “quản trị rủi ro” đầu tiên xuất hiện ở thập niên 1950, khái
niệm quản trị rủi ro, rủi ro tài chính mang đến sự tham dự bộ phận lớn những
người mua bảo hiểm và những nghề nghiệp liên quan khác, nhanh chóng thu
hút sự quan tâm và ủng hộ vì nó mở rộng phạm vi trách nhiệm và cung cấp
mức danh tiếng cao hơn cho vai trò của nhà quản lý rủi ro công ty.
Sự chấp nhận của công ty-Thập niên 1960
Với sự phát triển ngày càng phổ biến suốt thập niên 1960, công ty đầu
tiên nhận biết và thực hiện khái niệm quản trị rủi ro, rủi ro tài chính là công ty
Canada-Massey-Ferguson.
Khái niệm quản trị rủi ro, rủi ro tài chính cuối cùng đã nhận được sự
nhận biết và gia tăng mối quan tâm của quản trị thông qua the American
Management Association và với bài báo được viết trên the Harvard Business
Review.


14


Các công ty đa quốc gia Mỹ tiếp tục đóng vai trò phát triển bảo hiểm
truyền thống dựa trên những thực hành quản trị rủi ro bằng cách ứng dụng
khái niệm này cho những công ty con và liên doanh đặt ở khắp nơi trên thế
giới.
Một rào cản chủ yếu để thực hiện quản trị rủi ro ở hầu hết các công ty
là thiếu kinh nghiệm kỹ thuật và chất lượng chuyên gia. Chương trình nghiên
cứu sớm nhất để khắc phục vấn đề giáo dục và đào tạo cách tiếp cận mới để
quản lý rủi ro đã thu hút mối quan tâm trong số nhân viên công ty bảo hiểm
và nhà môi giới bảo hiểm.
Sự thay đổi từ quản trị bảo hiểm sang quản trị rủi ro lúc đầu từ từ và
nhận được mức chấp nhận thấp của nhà quản lý cấp cao và giám đốc công ty.
Sự miễn cưỡng ủng hộ khái niệm này là rất lớn bởi sự kiện rằng nhiều bài viết
về nhà quản lý rủi ro tiếp tục chức năng đơn thuần như người mua bảo hiểm
hoặc nhà quản lý những khiếu nại bảo hiểm của công ty họ.
Sự thay đổi quan trọng-Thập niên 1970
Sự thay đổi quan trọng và cơ bản của quản trị rủi ro xảy ra thập niên
1960 khi các công ty tái bảo hiểm không thể hoặc không sẵn sàng đáp ứng
nhu cầu bảo hiểm và năng lực tài chính càng lớn trên thị trường tạo bởi áp lực
lạm phát, năng lực tài chính liên quan đến giá trị tài sản gia tăng của đòan
máy bay, tàu chở dầu và sự phát triển công nghệ kỹ thuật cao.
Nhu cầu trách nhiệm pháp lý và bảo hiểm chung gia tăng, các công ty
công nghiệp lớn phải duy trì một tỷ lệ rủi ro đáng kể hoặc bằng chương trình
tự bảo hiểm và thành lập công ty bảo hiểm hoặc bằng cách chấp nhận những
mức độ phụ trội hoặc khấu trừ từ chính sách bảo hiểm được đưa ra bởi các
nhà bảo hiểm.
Ở thời điểm này, bằng chứng cho quản trị cao cấp là chấp nhận một

mức rủi ro cao hơn trong tất cả các họat động kinh doanh, điều cần thiết là

15


giới thiệu phương pháp đo lường bảo vệ tài sản công ty và kiểm sóat những
rủi ro này. Các tổ chức nhanh chóng chuyển sang mua bảo hiểm như một giải
pháp cho những biểu hiện rủi ro tài chính và kỹ thuật, chấp nhận nhiều
phương pháp xử lý rủi ro như ngăn ngừa thiệt hại, kiểm sóat thiệt hại và thực
thi khái niệm quản trị rủi ro.
1.2.2. Khuynh hướng quản trị rủi ro mới
Bây giờ quản trị rủi ro, rủi ro tài chính có ý nghĩa với nhiều điều khác
nhau cho nhiều người khác nhau, dựa trên những nguyên tắc riêng của nó hay
những đặc trưng của quản trị là thực hiện chức năng. Quản trị rủi ro nổi lên ở
nhiều hình thức phức tạp , ban đầu chỉ mô tả bắt nguồn từ cách tiếp cận phức
tạp hơn đến việc mua bảo hiểm của những công ty đa quốc gia.
Ngày nay, quản trị rủi ro đối với người mua và bán bảo hiểm vẫn còn
tập trung vào sự hòa hợp của những rủi ro được bảo hiểm và nhu cầu thực
hiện chương trình bảo hiểm hiệu quả dựa trên những giới hạn chi phí có tính
cạnh tranh.
Với những chuyên gia an tòan công nghiệp, quản trị rủi ro là nghệ thuật
ứng dụng các công cụ và kỹ thuật đặc biệt để bàn về sức khỏe nghề nghiệp và
vấn đề an tòan, ngăn ngừa tai nạn và quản trị thương tổn.
Quản trị rủi ro thập niên 1990
Nhận thức có tính kỹ thuật hơn nữa về quản trị rủi ro bắt nguồn từ khái
niệm an tòan hệ thống, phân tích hiểm họa và những thực hành đánh giá số
lượng rủi ro của các kỹ sư công nghệ cao, ngành công nghiệp rủi ro cao,
những người đã dùng những nhãn của riêng họ về quản trị rủi ro để giúp kế
họach môi trường và những quyết định phát triển công nghiệp.
Trong lĩnh vực kinh doanh, quản trị rủi ro, rủi ro tài chính tập trung sử

dụng những kỹ thuật quản trị tài chính phức tạp để kiểm sóat rủi ro ngân sách
tòan cầu và swap lãi suất và rủi ro giao dịch, điều này trở thành rủi ro khi giá

16


cả hàng hóa và lãi suất gia tăng hoặc sự thay đổi của tỷ giá hối đóai có thể
dịch chuyển, ảnh hưởng tiêu cực đến họat động tài chính công ty.
1.3. Tiến trình quản trị rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
1.3.1. Xác định mục tiêu của quản trị rủi ro tài chính trong họat động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.1. Mục tiêu tối đa hóa giá trị
Mục tiêu cuối cùng của quản trị rủi ro tài chính là giống nhau vì mục
tiêu cuối cùng của các hệ thống kinh doanh khác nhau là tối đa hóa giá trị của
tổ chức. Lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng giá trị này phải được tối đa hóa
được phản ánh trong giá trị thị trường của cổ phiếu công ty. Theo quan điểm
này, những quyết định quản trị rủi ro tài chính nên được đánh giá dựa vào tiêu
chuẩn liệu có hay không những quyết định này hổ trợ việc tối đa hóa giá trị.
Tối đa hóa giá trị là mục tiêu cuối cùng của một công ty và là tiêu chuẩn hợp
lý đánh giá các quyết định quản trị rủi ro tài chính. Mục tiêu tối đa hóa giá trị
là những hạn định cho quản trị rủi ro tài chính. Điều quan trọng nhất là nó
phải phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có ý nghĩa cho những tổ chức kinh
doanh họat động vì lợi nhuận.
1.3.1.2. Chính sách quản trị rủi ro tài chính
Chính sách quản lý rủi ro được xây dựng trong đó xác định phương
pháp tiếp cận đối với rủi ro và quản lý rủi ro. Đồng thời chính sách quản lý rủi
ro cũng nêu rõ trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro trong toàn bộ doanh
nghiệp.
Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm xác định định hướng chiến

lược và cơ cấu cho chức năng quản lý rủi ro doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt
động hiệu quả nhất. Các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp có trách
nhiệm trước hết trong việc quản lý rủi ro hàng ngày, gắn kết việc nhận thức

17


×