Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu mô hình logistic tại các hãng tàu nước ngoài và vận dụng để phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------

DƯƠNG THỊ QUÝ

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH LOGISTICS TẠI CÁC HÃNG
TÀU NƯỚC NGOÀI VÀ VẬN DỤNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH
DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ
XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------

DƯƠNG THỊ QUÝ

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH LOGISTICS TẠI CÁC HÃNG
TÀU NƯỚC NGOÀI VÀ VẬN DỤNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH
DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ
XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM
Chuyên ngành: Thương Mại
Mã số: 60.34.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TẠ THỊ MỸ LINH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chính xác.

Tác giả luận văn

DƯƠNG THỊ QUÝ


MỤC LỤC
Trang bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Các thuật ngữ và từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Lời mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động logistics trong giao
nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu: …………………......................... ..1
1.1. Tổng quan về logistics:

………………………………………………..1


1.1.1. Một số định nghĩa về logistics: …………………………….............. ….1
1.1.2. Các hình thức và phân loại logistics: …………………………….. ……3
1.1.3. Mô hình hoạt động logistics tại các công ty logistics trực thuộc các
hãng tàu nước ngoài trên địa bàn TPHCM: ……………………………...........6
1.2. Khái quát chung về giao nhận vận tải: ……………………………..... …11
1.2.1. Ðịnh nghĩa về giao nhận vận tải: ...………………………………….. .11
1.2.2. Nội dung kinh doanh giao nhận vận tải chủ yếu:

…………………...12

1.2.3. Hoạt động GNVT tại các DN kinh doanh dịch vụ GNVT XNK trên
địa bàn TPHCM: …………………..........................……………………….15
1.3. Sự cần thiết ứng dụng mô hình hoạt động logistics của các công ty
logistics trực thuộc hãng tàu nước ngoài vào các công ty GNVT hàng hoá
XNK tại TPHCM: …………………………………………..........................17
1.4. Kinh nghiệm phát triển logistics ở các nước trong khu vực:

................17

Kết luận chương 1: ………………………………………………………. .…22
Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics tại các DN kinh doanh dịch vụ
GNVT hàng hóa XNK tại TPHCM: ........... ……………………………….23
2.1. Giới thiệu sơ lược về TPHCM:……………………………………… .…23


2.2. Thực trạng về hoạt động logistics tại các DN kinh doanh dịch vụ GNVT
hàng hóa XNK trên địa bàn TPHCM: ……………………………..………..29
2.2.1. Tổng quan về hoạt động logistics trong thời gian qua:……………. .....29
2.2.2. Thực trạng hoạt động logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
GNVT hàng hoá XNK tại TPHCM: .............................................................32

2.2.3. Những sự khác biệt cơ bản về hoạt động logistics của các công ty
logistics trực thuộc hãng tàu nước ngoài và các DN kinh doanh dịch vụ
GNVT hàng hoá XNK tại TPHCM: …………………………………………40
2.2.4. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics tại các DN
kinh

doanh

dịch

vụ

GNVT

hàng

hoá

XNK

trên

địa

bàn

TPHCM:...........................................…………………………....……………42
Kết luận chương 2:………………………………………………………… ...44
Chương 3: Những giải pháp ứng dụng mô hình hoạt động logistics của
các công ty logistics trực thuộc hãng tàu nước ngoài vào các DN kinh

doanh dịch vụ GNVT hàng hóa XNK tại TPHCM: …………………….46
3.1. Mục tiêu, quan điểm đề xuất giải pháp: .................................................46
3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp: .........................................................................47
3.3. Giải pháp ứng dụng mô hình hoạt động logistics của các công ty logistics
trực thuộc hãng tàu nước ngoài vào các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
GNVT hàng hoá XNK tại TPHCM: …………………………………………48
3.3.1. Các giải pháp vi mô: …………. ………………………………………48
3.3.1.1. Đa dạng hoá phương thức vận chuyển: ….…………………………48
3.3.1.2. Đẩy mạnh, hoàn thiện dịch vụ kho bãi:.…..………………………...51
3.3.1.3. Đầu tư, cải thiện dịch vụ gom hàng lẻ: ……….… …...……......……53
3.3.1.4. Đa dạng hoá loại hình dịch vụ cung cấp:

…………………………57

3.3.1.5. Ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics:

………………………..61

3.3.1.6. Đẩy mạnh công tác Marketing, xây dựng và củng cố thương hiệu: 63


3.3.2. Các giải pháp vĩ mô: …………. .……...………………………………64
3.3.2.1. Đầu tư, cải thiện trang thiết bị, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho
hoạt động logistics: .………………… ………………………………………64
3.3.2.2. Ứng dụng CNTT vào quản lý điều hành và khai thác cảng: ………67
3.4. Các kiến nghị đối với nhà nước và các ban ngành có liên quan:
3.4.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước:

……..68


…………………………………..68

3.4.2. Kiến nghị với hải quan: ……… ………………………………………69
3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp XNK:

……………………………70

Kết luận chương 3:………………………………………………………… ...71
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.


CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
C/O: Certificate of Origin - Giấy chứng nhận xuất xứ.
CBM: Cubic Meter : đơn vị thể tích mét khối.
CIF: Cost, Insurance and Freight - Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước.
CNTT: Công nghệ thông tin.
CSHT: Cơ sở hạ tầng.
CY: Container Yard - Bãi container.
DNVN: Doanh nghiệp Việt Nam.
DWT: All told Dead Weight Tonnage - Trọng tải toàn bộ của tàu.
D/O: Delivery Order - Lệnh giao hàng.
Door to Door: Từ cửa đến cửa.
EDI: Electronic Data Interchange – Trao đổi thông tin điện tử.
FCR: Forwarder’s Cargo Receipt – Giấy xác nhận hàng vào kho.
FOB: Free on board – Giao lên tàu.
FREE-HAND: hàng hoá do công ty tự doanh, tìm kiếm và tiếp thị được.
GNVT: Giao nhận vận tải.
ICD: Inland Container Deport - cảng cạn.

KCN: Khu công nghiệp.
NN: Nhà nước.
P/O: Purchase Order - Đơn hàng.
RFID: Radio Frequency Identification – công nghệ nhận dạng bằng tần số
radio.
SOP: Standard Operating Procudure – Quy trình chuẩn thực hiện công việc.
TNHH: trách nhiệm hữu hạn.
WTO: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các hình thức logistics:……………………………………… …....3
Bảng 1.2: Phân loại logistics:………. ……………….………………………..5
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện hàng xuất khẩu:

…………………………...9

Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện hàng nhập khẩu:

………………………….10

Bảng 1.3: Sự quản lý nhà nước các hoạt động logistics tại Trung Quốc: .......19
Bảng 2.1: Các dịch vụ logistics chủ yếu được mua ngoài trên thế giới hiện
nay:…………………………………………… ………………..…................31
Bảng 2.2: Sự khác biệt giữa hoạt động thuê ngoài logistics trước đây và hiện
nay:…………………………………… ………………………….…. ...........32
Bảng 2.3: Bảng giá cước hàng lẻ từ TPHCM đến một số cảng chính của các
doanh nghiệp giao nhận vận tải trong nước:………… …………….. …........34
Bảng 2.4: Bảng liệt kê số lượng container xuất nhập qua các cảng chính tại
TPHCM:…………… ………………………………………... …..................35

Bảng 2.5: Bảng liệt kê một số kho chính tại TPHCM:…………. ....…. ........37
Biểu đồ 3.1: Các dịch vụ logistics được thuê ngoài tại TPHCM: …………50
Biểu đồ 3.2: Những tiêu chí khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics:.. ..62
Bảng 3.1: Trọng lượng đóng hàng của từng loại container:………... …........65


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời đại ngày nay, logistics là 1 khái niệm hoàn toàn không quá xa
lạ đối với các doanh nghiệp. Và áp dụng logistics trong giao nhận vận tải đã
được thực hiện từ rất lâu đời. Trong những năm gần đây, ngành logistics tại
Việt Nam bắt đầu được chính phủ quan tâm đầu tư phát triển và thu hút sự
tham gia ngày càng nhiều từ các doanh nghiệp trong nước lẫn các nhà đầu tư
nước ngoài.
TPHCM là trung tâm kinh tế phát triển mạnh nhất nước. Cơ sở hạ tầng tại
thành phố như hệ thống cảng biển, hàng không, đường bộ, đường sắt,…. rất
thích hợp để phát triển hoạt động logistics nên thu hút được nhiều sự đầu tư
cũng như là nơi đặt văn phòng chính của hầu hết các doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương
mại thế giới WTO. Và theo cam kết WTO, Việt Nam sẽ dần mở cửa thị
trường logistics trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy, các
doanh nghiệp trong nước sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn
cung ứng dịch vụ logistics nước ngoài. Các tập đoàn logistics nước ngoài là
những nhà cung ứng dịch vụ logistics từ rất lâu đời, nhiều kinh nghiệm trong
tổ chức hoạt động logistics. Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa chỉ mới
bắt đầu làm quen với dịch vụ này trong những năm gần đây.
Tính đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với mục đích đưa ra
những giải pháp nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện dịch vụ logistics cho các
doanh nghiệp Việt Nam như Luận văn thạc sỹ về “Giải pháp cạnh tranh và

phát triển cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam giai đoạn hậu WTO”
(năm 2007) của Nguyễn Thị Bé Tiến, “Giải pháp chuyển đổi từ hoạt động


giao nhận vận tải truyền thống sang hoạt động logistics tại các doanh
nghiệp giao nhận vận tải vừa và nhỏ ở TPHCM” (năm 2007) của Võ Thị
Mùi, “Thực trạng và những giải pháp phát triển logistics trong giao nhận
vận tải biển quốc tế tại Việt Nam năm 2015” (năm 2009) của Hồ Tấn Bằng.
Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về mô hình logistics của
các công ty logistics trực thuộc các hãng tàu nước ngoài nhằm vận dụng để
phát triển dịch vụ logistics tại các công ty GNVT hàng hoá XNK trên địa bàn
TPHCM.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “NGHIÊN CỨU MÔ
HÌNH LOGISTICS TẠI CÁC HÃNG TÀU NƯỚC NGOÀI VÀ VẬN DỤNG
ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ XUẤT
NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM”.
Mô hình mà tác giả nghiên cứu là mô hình logistics tại các công ty
logistics trực thuộc các hãng tàu nước ngoài và tác giả xin được viết ngắn gọn
trong luận văn là mô hình logistics tại các hãng tàu nước ngoài.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Qua nghiên cứu mô hình hoạt động logistics tại các công ty logistics trực
thuộc các hãng tàu nước ngoài và thực trạng hoạt động logistics tại các doanh
nghiệp GNVT trong nước đang hoạt động tại TPHCM, luận văn đưa ra những
giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh dịch vụ logistics tại các
doanh nghiệp nội địa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVN
nhất là khi thị trường logistics trong nước đang dần được mở cửa theo cam
kết WTO.



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Là các công ty logistics trực thuộc các hãng tàu nước ngoài kinh doanh
dịch vụ định tuyến container trên địa bàn TPHCM.
Là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá XNK
trên địa bàn TPHCM.
- Phạm vi nghiên cứu:
Do hoạt động ngành giao nhận vận tải, logistics tương đối rộng nên đề tài
chỉ nghiên cứu hoạt động logistics tại các công ty logistics trực thuộc các
hãng tàu có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao
nhận vận tải hàng hóa XNK trên địa bàn TPHCM.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp và
dự báo.
Để có thêm những thông tin sơ cấp mới nhất phục vụ cho đề tài, tác giả đã
tiến hành khảo sát thực tế từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2009 thông qua bảng
câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp các công ty logistics trực thuộc các hãng tàu
nước ngoài, công ty GNVT hàng hoá XNK và những nhà sản xuất, kinh
doanh xuất nhập khẩu. Số liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS và
excel.
5. Những đóng góp của luận văn:
Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật) cho thấy, ngành giao nhận ở
Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường. Điều này cho thấy thị
trường logistics tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để khai thác và phát
triển đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước. Và với sự tham gia ngày càng
nhiều những nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới tại TPHCM, thì
đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải xem xét và hoàn thiện, nâng cao chất


lượng dịch vụ cung cấp cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường

trong nước và thế giới.
Luận văn nghiên cứu mô hình hoạt động logistics của các công ty logistics
trực thuộc hãng tàu nước ngoài và từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, có
tính khả thi cao để vận dụng phát triển dịch vụ logistics tại các công ty GNVT
hàng hoá XNK tại TPHCM.
6. Kết cấu luận văn:
- Lời mở đầu
- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động logistics trong giao
nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics tại các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ GNVT hàng hóa xuất nhập khẩu tại TPHCM.
- Chương 3: Những giải pháp ứng dụng mô hình hoạt động logistics của
các công ty logistics trực thuộc các hãng tàu nước ngoài vào các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu tại TPHCM.
- Kết luận.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.


1

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI
H ÀNG H ÓA XUẤT NHẬP KHẦU
1.1. Tổng quan về logistics:
1.1.1. Một số định nghĩa về logistics:
Dịch vụ Logistics chính là sự phát triển ở giai đoạn cao của các khâu dịch
vụ giao nhận kho vận, trên cơ sở tận dụng các ưu điểm của công nghệ tin học
để điều phối hàng hoá từ khâu tiền sản xuất tới tận tay người tiêu dùng cuối

cùng qua các công đoạn: dịch chuyển, lưu kho và phân phối hàng hoá.
Theo Escap (Ủy Ban Kinh Tế và Xã Hội Châu Á – Thái Bình Dương) thì
logistics được phát triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Phân phối vật chất.
Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics.
Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng.
Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài
nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà
sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông
qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (xem Logistics and Supply Chain
Management, tác giả: Ma Shou, tài liệu giảng dạy của World Maritine
University 1999).
Hội đồng Quản trị Logistics của Mỹ (CLM) đưa ra khái niệm: Logistics là
quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, hiệu năng dòng lưu
thông và tồn trữ nguyên liệu, hàng hoá, dịch vụ cùng với dòng thông tin
tương ứng từ điểm xuất phát đến điểm tiêu dùng nhằm mục đích đáp ứng yêu
cầu của khách hàng.
Theo Martin Christopher (UK): Logistics là quá trình quản trị chiến lược


2

thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên vật liệu,bán thành phẩm, thành phẩm (và
dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của
công ty để tối đa hoá lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất
các đơn hàng với chi phí thấp.
Theo quan điểm “5 right” thì “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản
phẩm, đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp
cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm.
Đối với Giáo sư David Simchi-Levi (MIT-Mỹ), khái niệm hệ thống

Logistics (Logistics Network) đồng nghĩa với Quản trị dây chuyền cung ứng:
Hệ thống Logistics là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết
các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng một cách hiệu quả để hàng hoá
được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm
nhằm mục đích giảm thiểu chi phí trên toàn hệ thống đồng thời đáp ứng được
các yêu cầu về mức độ phục vụ.
Theo quan điểm của GS TS Đoàn Thị Hồng Vân thì: Logistics là quá trình
tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên
của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua
hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Luật Thương mại 2005 (Điều 233): “Dịch vụ logistics là hoạt động thương
mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ
tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với
khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt
là dịch vụ lô-gi-stíc”
Logistics luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá như:
làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói ghi nhãn hiệu, lưu
kho lưu bãi, phân phối hàng hoá (nguyên liệu hoặc thành phẩm) tới các địa
chỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hoá luôn luôn sẵn sàng trong trạng thái có


3

yêu cầu của khách hàng là đi ngay được (inventory level). Chính vì vậy, nói
tới Logistics bao giờ người ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ
(logistics system chain).
Với hệ thống chuỗi dịch vụ này, người cung cấp dịch vụ Logistics
(Logistics service provider) sẽ tối ưu hoá dòng hàng hoá, dòng thông tin,

dòng tiền tệ để phục vụ yêu cầu khách hàng, giúp khách hàng có thể tiết kiệm
được chi phí của đầu vào trong các khâu dịch chuyển, lưu kho, lưu bãi và
phân phối hàng hoá (nguyên liệu, bán thành phẩm, hoặc thành phẩm), cũng
như chi phí dịch vụ logistics.
1.1.2. Các hình thức và phân loại logistics:
Bảng 1.1: Các hình thức logistics
Hình thức Logistics
Logistics bên thứ nhất

Đặc điểm chủ yếu
Người chủ hàng hoá tự mình tổ chức và

(1PL – First Party

thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng

Logistics)

nhu cầu của bản thân. Điều này đòi hỏi đầu
tư vào phương tiện vận chuyển, kho chứa, hệ
thống thông tin quản lý, nguồn nhân lực vận
hành; làm tăng quy mô công ty và có khuynh
hướng giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực (do
không phát huy tính kinh tế theo quy mô,
thiếu kinh nghiệm và kỹ năng vận hành, quản
lý logistics).

Logistics bên thứ hai (2PL
– Second Party Logistics)


Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ
hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt
động đơn lẻ của logistics (vận tải, kho chứa,
thanh toán,...) để đáp ứng nhu cầu của người
chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics.
Loại hình này bao gồm người vận chuyển


4

đường biển, đường bộ, người vận hành kho
bãi, hãng hàng không, trung gian thanh
toán,...
Logistics bên thứ ba (3PL
– Third Party Logistics)

Là người thay mặt cho khách hàng quản
lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng
bộ phận chức năng (ví dụ như thay mặt cho
người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu
và vận chuyển nội địa, thay mặt cho người
nhập khẩu thông quan và vận chuyển đến
cửa), do đó 3PL tích hợp các dịch vụ khác
nhau, kết hợp chặt chẽ sự trao đổi, xử lý
thông tin và có tính tích hợp vào dây chuyền
cung ứng của khách hàng.

Logistics bên thứ tư (4PL
– Fourth Party Logistics)


Là người tích hợp logistics (integrator),
chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển
logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền
cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản
trị vận tải. 4PL hướng đến quản trị một quá
trình như quá trình nhận hàng ở nơi sản xuất,
làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, vận
chuyển đến nơi tiêu thụ.

Logistics bên thứ năm

Là sự phát triển cao nhất của hoạt động

(5PL – Fifth Party

logistics cho đến thời điểm này. 5PL là các

Logistics)

chuyên gia hàng đầu trong việc ứng dụng
công nghệ khoa học tiên tiến nhất, không
những xử lý hệ thống thông tin linh hoạt mà
họ còn đưa ra những thông tin giúp khách
hàng một cách hoàn hảo nhất về quản lý


5

nguồn cung ứng lẫn nhu cầu sản phẩm. Nâng
tầm quản lý logistics lên một tiêu chuẩn mới,

các 5PL có thể thiết kế và vận hành toàn bộ
dây chuyền cung ứng sản phẩm. Thậm chí
một công ty không có bất cứ một thiết bị nào,
chỉ cần có ý tưởng và hành động, mọi việc
được nhà cung cấp dịch vụ 5PL thực hiện.
Nguồn: tổng hợp từ nhiều nguồn.
Bảng 1.2: Phân loại logistics:
Phân loại logistics

Đặc điểm

Logistics hãng tàu (shipping logistics) Là loại hình logistics chủ yếu tập
trung vào vận chuyển và kho hàng
CFS.
Logistics theo hợp đồng/ dự án Là loại hình logistics được thực hiện
(contract/project logistics)

theo hợp đồng, dự án đã được ký kết.

Logistics chuyển phát nhanh (express Là loại hình logistics tập trung vào
logistics)

chuyển phát nhanh các chứng từ,
những lô hàng nhỏ, lẻ theo yêu cầu
của khách hàng.
Nguồn: nghiên cứu của tác giả

Các dịch vụ cơ bản của chuỗi hoạt động logistics:
- Dịch vụ vận chuyển nội địa.
- Dịch vụ vận chuyển quốc tế.

- Dịch vụ phân loại, đóng gói bao bì hàng hoá.
- Dịch vụ khai thuê hải quan.
- Dịch vụ kho bãi.
Các dịch vụ giá trị gia tăng chủ yếu của hoạt động Logistics:
- Giao nhận hàng không từ cửa tới cửa.
- Giao nhận hàng hải từ cửa tới cửa.


6

- Quản lý hàng hoá/nhà vận tải (Freight/ Carrier Management)
- Gom hàng nhanh tại kho (Consolidation/Cross Docking)
- Quản lý đơn hàng (PO Management)
- Quản lý và theo dõi cam kết của nhà cung cấp (Vendor
management/Compliance)
- Gom hàng từ nhiều quốc gia đến một cảng trung chuyển (Multi-Country
Consolidation)
- Dịch vụ kiểm soát chất lượng hàng hoá (QA and QI programs)
- Quản lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng (Data
Management/EDI clearing house)
- Dịch vụ quét và in mã vạch (Barcode scanning and Label Production)
- Dịch vụ thu kiểm và chuyển chứng từ (Documentation)
- Dịch vụ container treo dành cho hàng may mặc (GOH and Hanger Pack
Service)
- Dịch vụ phân phối hàng (Deconsolidation)
- Dịch vụ theo dõi kiểm tra hàng thông qua mạng internet (Systemwide Track
and Trace / Web-base Visibility).
1.1.3. Mô hình hoạt động logistics tại các công ty logistics trực thuộc các
hãng tàu nước ngoài trên địa bàn TPHCM:
1.1.3.1. Giới thiệu về lịch tàu, kho CFS:

Lịch tàu:
Lịch tàu định tuyến cung cấp những thông tin về lịch trình cụ thể của một
tuyến hàng hoá nhất định như lịch tàu đi Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Trung
đông, Địa trung hải,…..Trên lịch tàu sẽ thể hiện những thông tin như ngày tàu
chạy, tên tàu feeder, tên tàu mẹ, cảng đi, cảng đến, ngày đến,…….Lịch tàu
thường chỉ có tính chất tham khảo trong một thời gian nhất định.


7

Ví dụ: lịch tàu đi Châu Âu của hãng tàu Hyundai:
HCMC
FEEDER VESSEL

CONNECTING VSLS

VOY.

SIN

VOYAGE
NO.

PACIFIC GLORIA

SIN

041

#REF!


####

#REF!

####

S

ETD

ETA

12-Nov

14-Nov

S

ETD

LE-

ROTTER -

HAVRE

DAM

FRLEH


NLRTM

MOL SOLUTION

048W

18-Nov

4-Dec

#N/A

023W

18-Nov

5-Dec

HY BRAVE

006W

18-Nov

12-Dec

BUNGA SEROJA DUA

011W


22-Nov

10-Dec

15-Dec

10-Dec

STELLAR
PACIFIC

372

S

16-Nov

18-Nov

MOL PARAMOUNT

021W

23-Nov

SINAR BIAK

113


S

16-Nov

18-Nov

APL RUSSIA

003W

21-Nov

15-Dec

OSAKA EXPRESS

011W

23-Nov

15-Dec

HYUNDAI BUSAN

016W

25-Nov

11-Dec


NYK ORPHEUS

003W

25-Nov

12-Dec

MAERSK ALGOL

001W

25-Nov

1-Jan

HAMBURG EXPRESS

044W

29-Nov

17-Dec
22-Dec

PACIFIC PEARL

062

S


19-Nov

21-Nov

9-Dec

STELLAR
PACIFIC

373

S

5-Jan

#REF!

####

YANGJIANGHE

228

S

23-Nov

25-Nov


MOL PROGRESS

043W

30-Nov

SINAR BIAK

114

S

23-Nov

25-Nov

MOL COSMOS

003W

28-Nov

5-Jan

NYK VIRGO

010W

30-Nov


22-Dec

16-Dec

Kho CFS:
CFS được viết tắt của cụm từ Container Freight Station, là địa điểm kiểm
tra hàng hoá tập trung và là nơi gom nhiều hàng hoá xuất khẩu thành lô hàng
lớn đóng trong những container để xuất khẩu cũng như là nơi khai thác hàng
nhập khẩu chung một vận tải đơn của nhiều chủ hàng khác nhau.
1.1.3.2. Hoạt động gom, tách hàng:
Các hãng tàu với công việc kinh doanh chủ yếu là khai thác tàu xuyên lục
địa, vận chuyển hàng hoá bằng container. Tuy nhiên, nhận thấy nhu cầu ngày
càng tăng của khách hàng về vận chuyển những lô hàng lẻ từ một địa điểm
này đến một địa điểm khác, từ một quốc gia này đến một quốc gia khác đã tạo
ra một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ hơn cho các hãng tàu thông qua các công


8

ty logistics trực thuộc: hoạt động gom, tách hàng lẻ. Hàng hoá sẽ được tập
hợp lại trong kho hàng, sau đó sẽ được đóng đầy trong các container và vận
chuyển đến cảng giao hàng theo lịch trình cụ thể của hãng tàu. Và tương tự,
hàng nhập trong container sẽ được tách ra để giao tại kho hoặc giao đến tận
nơi cho khách hàng.
1.1.3.3 Hoạt động kho bãi:
Kho là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động logistics và là một
trong những yếu tố quan trọng của chuỗi hoạt động logistics. Và hoạt động
kho bãi luôn được quan tâm đầu tư hàng đầu trong hoạt động logistics của các
hãng tàu nước ngoài. Các công ty logistics trực thuộc hãng tàu thường thuê
hoặc xây dựng kho bãi ngay tại cảng, các ICD hoặc những vùng lân cận gần

cảng.
1.1.3.4. Hoạt động liên quan chính phủ, các cơ quan quản lý NN:
Trước khi tàu cập cảng đến, bộ phận chứng từ sẽ chuẩn bị các bản lược
khai hàng hoá (Manifest hàng nhập) cho hải quan cảng theo thời gian quy
định. Thông tin các lô hàng phải được khai báo trung thực, chính xác nhằm
tránh những phát sinh về sau.
1.1.3.5. Giới thiệu mô hình hoạt động logistics tại các công ty logistics
trực thuộc các hãng tàu nước ngoài trên địa bàn TPHCM:
Hiện nay có khoảng hơn 40 hãng tàu lớn nhỏ đang hoạt động tại TPHCM
dưới nhiều hình thức khác nhau như 100% vốn sở hữu nước ngoài, liên
doanh, đại lý hãng tàu,….Trong đó một số hãng tàu đã triển khai mạnh mẽ
hoạt động logistics thông qua các công ty logistics trực thuộc như Maersk
Logistics, APL logistics, NYK Logistics, OOCL logisticcs, MOL logistics,….
và nhiều hãng tàu khác cũng đang bước đầu cung cấp dịch vụ logistics như
Hyundai logistics, Hanjin logistics, Sinokor logistics,…….Hiện nay các công
ty logistics trực thuộc hãng tàu nước ngoài đang áp dụng các mô hình hoạt
động logistics với mức độ phức tạp khác nhau tùy theo quy mô hoạt động của
từng doanh nghiệp. Và khi bắt đầu triển khai hoạt động logistics tại các công


9

ty logistics trực thuộc, phần lớn các hãng tàu có khuynh hướng sử dụng mô
hình hoạt động logistics như sau:
a. Hàng xuất khẩu:
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện hàng xuất khẩu

Nhà máy
(1)


Khách
hàng
trực tiếp

Nhận hàng
tại kho
CFS
(1)

(2)

Kiểm tra
hàng hoá,
quét mã
vạch

(3)

Đưa hàng
vào kho
CFS

(4)

Đóng
thành
container

(4)
Bãi xếp

container
tại cảng

(1) Tùy theo yêu cầu và sự thỏa thuận với khách hàng, các nhà cung cấp dịch
vụ logistics sẽ trực tiếp nhận hàng tại nhà máy rồi vận chuyển đưa hàng vào
kho CFS hoặc hàng hoá sẽ được người gửi hàng tự vận chuyển và giao cho
các công ty logistics tại kho hàng CFS.
(2) Các lô hàng lẻ trước khi được đưa vào kho đều được quét mã vạch và
kiểm tra rất chặt chẽ, sau đó sẽ so sánh kết quả với thông tin mã vạch khách
hàng đã gửi nhằm phát hiện những sai sót. Các nhà cung ứng dịch vụ logistics
sẽ thông báo cho khách hàng những thông tin sai lệch để kịp thời sửa chữa
trước khi hàng được xuất đi.
(3) Hàng hoá sau khi đã được nhập liệu thông tin sẽ được đưa vào kho và lưu
trữ ở những kệ, khu vực riêng biệt tùy theo từng mặt hàng, chủng loại hàng.
Sau đó các nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ phát hành FCR hay HBL tùy
theo yêu cầu cụ thể.


10

(4) Bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ lựa chọn lịch tàu có lịch trình ngắn nhất và
giá cước phù hợp nhất để đảm bảo hàng hoá được vận chuyển đến cảng đích
kịp thời. Căn cứ vào lịch tàu đã chọn, các lô hàng lẻ sẽ được đóng thành
những container và vận chuyển ra bãi xếp container tại cảng, chờ xếp lên tàu
vận chuyển đến cảng đích.
Trước khi tàu chạy, toàn bộ các cước phí, thông tin về lô hàng sẽ được cập
nhật vào hệ thống mạng của công ty để có thể truy xuất ra tại bất cứ thời điểm
nào khi cần. Sau khi tàu chạy, nhân viên của công ty sẽ tiếp tục theo dõi lịch
trình của tàu, cập nhật ngay vào hệ thống mạng những thay đổi để cung cấp
những thông tin kịp thời và chính xác nhất cho các bộ phận liên quan cũng

như phục vụ cho khách hàng khi theo dõi thông tin hàng hoá thông qua
website của công ty.
b. Hàng nhập khẩu:
Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện hàng nhập khẩu

(2)

Nhà máy/ khách hàng trực
tiếp/ Kho ngoại quan

(6)

Nhà máy

Container
hàng nhập
(1)

Đưa hàng
(3)

về kho
CFS

(4)

Nhập liệu
vào hệ
thống


(5)

Đưa hàng
vào kho
CFS

(6)

Khách
hàng trực
tiếp

(1) Hàng hoá sau khi được bốc xếp xuống tàu sẽ được đưa vào bãi xếp
container hàng nhập tại cảng.
(2) Đối với hàng nguyên container, hàng hoá sẽ được vận chuyển đến nhà
máy hoặc giao cho khách hàng trực tiếp tại cảng. Đối với những lô hàng quá


11

cảnh, hàng hoá sẽ được đưa vào kho ngoại quan.
(3) Đối với những lô hàng lẻ, container hàng nhập sẽ đưa vận chuyển về kho
hàng CFS. Tại kho hàng, các lô hàng lẻ sẽ được tháo dỡ khỏi container.
(4) Nhân viên kho sẽ tiến hành nhập liệu thông tin lô hàng trước khi hàng
được đưa vào kho.
(5) Hàng hoá sau khi được đưa vào kho sẽ được phân loại, sắp xếp theo từng
lô hàng cụ thể, theo từng chủng loại hàng.
(6) Các lô hàng lẻ sẽ được vận chuyển về nhà máy của khách hàng hoặc
khách hàng sẽ nhận hàng trực tiếp tại kho hàng.
Theo tác giả, mô hình logistics của hãng tàu chính là đảm bảo tính kịp

thời và chi phí thấp nhất căn cứ vào lịch trình định tuyến của hãng tàu và sự
luân chuyển về dòng hàng hoá, thông tin và tiền tệ.
Các hãng tàu với đặc trưng là chỉ vận chuyển các hàng nguyên container
theo phương thức giao hàng từ bãi đến bãi (Container Yard/ Container Yard),
nên khi nhận thấy nhu cầu về vận chuyển hàng lẻ, nhu cầu về sử dụng dịch vụ
logistics ngày càng nhiều, các nhà kinh doanh vận tải biển đã nhanh chóng
thành lập các công ty logistics trực thuộc để cung cấp dịch vụ logistics, đáp
ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Để ứng dụng được MH hoạt động logistics nêu trên, các DNVN cần phải
nâng cấp trang thiết bị, đầu tư xây dựng kho bãi, tự đứng ra tổ chức quản lý
xuất nhập tồn kho để tích lũy kinh nghiệm quản lý kho hàng, ứng dụng CNTT
vào hoạt động logistics,…..Vì vậy các DNVN có thể ứng dụng MH này như
là bước chuyển tiếp từ các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận truyền thống thành
các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong tương lai.
1.2. Khái quát chung về giao nhận vận tải:
1.2.1. Ðịnh nghĩa về giao nhận vận tải:
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận thì dịch vụ giao nhận
được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển,
gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các


12

dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải
quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến
hàng hoá.
Theo CIFFA thì giao nhận vận tải là tất cả những việc làm cho dòng chảy
của mua bán quốc tế diễn ra tốt đẹp (Freight forwarding is all about the
smooth flow of international trade)
Theo luật thương mại Việt Nam 1997 thì Giao nhận hàng hoá là hành vi

thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ
người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và
các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác
của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục
có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa
từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua
đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
1.2.2. Nội dung kinh doanh giao nhận vận tải chủ yếu:
1.2.2.1. Sự ra đời ngành giao nhận kho vận Việt Nam:
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và thực hiện Hiệp định Giơnevơ, cả
nước bước vào thực hiện nhiệm vụ “Vừa kháng chiến vừa kiến quốc”. Để
đáp ứng nhu cầu tiếp nhận hàng hoá mua vào của các công ty nước ngoài
chuyển giao cho các tổng công ty mậu dịch, các cơ quan, xí nghiệp và đảm
bảo thủ tục gửi hàng xuất nhập khẩu của các tổng công ty đi các nước, ngày
28/2/1956, Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Thương mại) đã ban hành Nghị
định 55 - BTN/KB - QN, thành lập Cục Giao nhận mậu dịch đối ngoại (tên
giao dịch là CEZENHA). Ngoài nhiệm vụ làm cầu nối trung chuyển hàng
hoá hai chiều, Cục còn là đơn vị trực tiếp ký các hợp đồng vận chuyển hàng
hoá với các hãng vận tải quốc doanh, tư doanh trong và ngoài nước.
Thời gian đầu, chúng ta chủ yếu làm nhiệm vụ tiếp nhận và hoàn tất thủ


13

tục gửi hàng còn công tác vận chuyển đều do chủ hàng nước ngoài đảm
nhiệm. Nhưng qua công việc thực tế, chúng ta nhận thấy để đảm bảo tính
chủ động điều hành hàng hoá và quản lý giá cước vận tải, Cục đã đề nghị
Bộ cho phép đổi hình thức mua hàng của các nước Đông Âu từ CIF Hải

Phòng sang FOB Gdnynia để ta đứng ra thuê tàu.
Ban đầu, thuê được hai tàu định tuyến của Ba Lan và của Công ty Liên
doanh Ba Lan-Trung Quốc. Đây là khởi nguồn cho lĩnh vực thuê tàu của nước
ta. Từ thành công này, Cục đã mở rộng hình thức sang thuê tàu chuyến, tàu
định hạn để sau đó (tháng 2/1960) Bộ cho phép thành lập Công ty thuê tàu,
sau đổi tên thành Cục Giao nhận mậu dịch đối ngoại kiêm Tổng công ty Vận
tải ngoại thương (tháng 2/1963) với tên giao dịch là Vietfracht.
Cùng với hoạt động giao nhận vận tải ngoại thương của Vietfracht, bộ
phận còn lại được đổi tên thành Cục Kho vận, rồi Tổng công ty Giao nhận
kho vận ngoại thương (tháng 8/1970) (tên giao dịch là Viettrans) đã đẩy mạnh
hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hoá nhanh tới nơi an toàn, tổ chức tốt
việc bảo vệ kho hàng, hàng hoá, mở nhiều tuyến đường vận chuyển trong
nước, thậm chí mở tuyến giao nhận hàng qua cảng của Trung Quốc, giữ vững
lưu thông hàng hoá phục vụ sản xuất đời sống và chiến đấu.
Trong thành phần của Viettrans, có một bộ phận hoạt động ở miền Nam là
Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương TP.HCM. Sau đổi mới, từ những
yêu cầu thực tiễn của hoạt động giao nhận ngoại thương, đã tách ra thành đơn
vị độc lập trực thuộc Bộ, lấy tên giao dịch là Vinatrans.
Với sự tham gia ngày càng nhiều của hàng trăm công ty vào ngành và sự
phát triển mạnh mẽ của thị trường giao nhận vận tải Việt Nam, Hiệp hội giao
nhận kho vận Việt Nam – VIFFAS – đã chính thức được thành lập vào năm
1994.
1.2.2.2. Nội dung kinh doanh giao nhận vận tải chủ yếu:
- Đại lý của chủ hàng:
Ðiều 167 Luật thương mại ban hành năm 1997 quy định:


×