Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước đông nam á và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 92 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***








KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP




ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN Ở MỘT SỐ NƢỚC
ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM



Họ và tên sinh viên : Hoàng Quỳnh Trang
Lớp : Anh 15
Khoá : K43D - KT&KDQT
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Lệ Hằng

Hà Nội, tháng 6/2008


Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 0
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH
TẾ 12
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 12
1. KHÁI NIỆM TẬP ĐOÀN KINH TẾ 12
1.1. CÁC QUAN NIỆM VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI: 12
1.2. QUAN NIỆM VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TẬP ĐOÀN Ở VIỆT NAM: . 14
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN
THẾ GIỚI. 15
2.1. CAC-TEN 15
2.2. XANH-ĐI-CA 16
2.3. TỜ-RỚT 16
2.4. KONZERN 17
II. CÁC PHƢƠNG THỨC HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN 18
1. CÔNG TY MẸ MUA CÔNG TY KHÁC VÀ BIẾN THÀNH CÔNG TY CON
CỦA MÌNH 18
2. SÁP NHẬP CÔNG TY 19
3. THUÊ KHOÁN CÔNG TY 19
4. TRAO ĐỔI CỔ PHẦN 19
III. NHỮNG ĐẶC TRƢNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ: 19
IV. MỘT SỐ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI: . 20
1. MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN THEO CẤU TRÚC HOLDING: 20
2. MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ THEO CẤU TRÚC HỖN HỢP: 21
3. TẬP ĐOÀN KINH TẾ THEO CẤU TRÚC SỞ HỮU: 22
3.1. TẬP ĐOÀN CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐƠN GIẢN: 22
3.2. TẬP ĐOÀN BAO GỒM CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN ĐỒNG CẤP

ĐẦU TƢ VÀ KIỂM SOÁT LẪN NHAU 22
4. MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TRONG TẬP ĐOÀN: 23
5. TẬP ĐOÀN KINH TẾ THEO LOẠI HÌNH LIÊN KẾT: 23
5.1. TẬP ĐOÀN THEO LIÊN KẾT NGANG LÀ CHỦ YẾU: 23
5.2. TẬP ĐOÀN THEO LIÊN KẾT DỌC LÀ CHỦ YẾU: 24
5.3. TẬP ĐOÀN LIÊN KẾT HỖN HỢP ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC. 24
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
CHƢƠNG II: NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN Ở MỘT SỐ
NƢỚC ĐÔNG Á 25
I. MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN CHAEBOL- HÀN QUỐC: 25
1. KHÁI QUÁT VỀ CHAEBOL: 25
1.1. ĐỊNH NGHĨA: 25
1.2. QUY MÔ VÀ SỐ LƢỢNG: 25
1.3. MÔ HÌNH CỦA CHAEBOL: 25
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHAEBOL: 25
2.1. SỰ HÌNH THÀNH CỦA CHAEBOL: 25
2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHAEBOL: 26
2.3. SỰ THẤT BẠI CỦA CHAEBOL: 26
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐẶC TRƢNG CỦA CHAEBOL: 27
3.1. LIÊN KẾT NGANG VÀ SỰ ĐA DẠNG HÓA NGÀNH NGHỀ: 27
3.2. LIÊN KẾT DỌC: 28
3.3. CƠ CHẾ TẬP TRUNG QUYỀN LỰC: 29
3.4. CÁC CUỘC HỌP BAN GIÁM ĐỐC: 31
3.5. CƠ CẤU SỞ HỮU VÀ BỔ NHIỆM GIA ĐÌNH: 31
3.6. SỰ CHIA SẺ NGUỒN LỰC: 32
3.7. SỰ TRỢ CẤP CHÉO TRONG TẬP ĐOÀN: 33
3.8. CƠ CẤU VỐN VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VỐN: 33
4. NHỮNG ĐIỂM MẠNH CỦA MÔ HÌNH CHAEBOL: 34
4.1. THẾ MẠNH TỪ SỰ LIÊN KẾT DỌC: 34

4.2. QUAN HỆ VỚI NGÂN HÀNG: 35
4.3. TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU PHÁT TRIỂN
NHỜ CƠ CHẾ TẬP TRUNG NGUỒN LỰC 35
5. NHỮNG ĐIỂM YẾU CỦA MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN CHAEBOL: 36
5.1. BẤT LỢI TỪ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TẬP TRUNG QUYỀN LỰC VÀ SỞ HỮU
GIA ĐÌNH: 36
5.2. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU VÀ QUẢN LÝ TRONG GIA ĐÌNH: 37
5.3. BẤT LỢI TỪ SỰ LIÊN KẾT CHIỀU DỌC: 38
5.4. BẤT CẬP TRONG CHẾ ĐỘ CHIA SẺ NGUỒN LỰC: 39
5.5. THẤT BẠI TRONG CHIẾN LƢỢC ĐA DẠNG HÓA: 40
5.6. NGUY CƠ TỪ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÍN DỤNG: 41
II. MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KEIRETSU- NHẬT BẢN: 41
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
1. KHÁI QUÁT VỀ KEIRETSU: 41
1.1. ĐỊNH NGHĨA: 41
1.2. MÔ HÌNH CỦA KEIRETSU: 42
1.3. QUY MÔ VÀ SỐ LƢỢNG: 42
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KEIRETSU: 43
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA KEIRETSU: 43
2.1.1. ZAIBATSU- TIỀN THÂN CỦA KEIRETSU: 43
2.1.2. TỪ ZAIBATSU TỚI KEIRETSU: 43
2.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KEIRETSU: 45
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐẶC TRƢNG CỦA KEIRETSU: 46
3.1. KEIRETSU CHIỀU NGANG: 46
3.1.1. CƠ CHẾ QUẢN TRỊ PHÂN TÁN QUYỀN LỰC: 46
3.1.2. SỞ HỮU CHÉO CỔ PHẦN: 47
3.1.3. NGÂN HÀNG CHÍNH- TRUNG TÂM CỦA KEIRETSU: 47
3.1.4. CÔNG TY THƢƠNG MẠI TỔNG HỢP (SOGO SHOSHA): 49
3.1.5. GIÁM ĐỐC CHỈ ĐỊNH: 50

3.1.6. VAY VỐN TRONG NỘI BỘ TẬP ĐOÀN: 51
3.2. KEIRETSU CHIỀU DỌC: 51
3.2.1. CÔNG TY LIÊN KẾT VÀ CÔNG TY THÀNH VIÊN: 51
3.2.2. NHỮNG QUAN HỆ VỚI CÔNG TY LIÊN KẾT: 52
3.2.3. QUAN HỆ VỚI NHỮNG CÔNG TY THÀNH VIÊN: 52
4. NHỮNG ĐIỂM MẠNH CỦA MÔ HÌNH KEIRETSU: 53
4.1. SỰ THAM GIA CỦA NGÂN HÀNG TẠO NÊN SỨC MẠNH CHO
KEIRETSU TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU PHÁT TRIỂN 53
4.2. THẾ MẠNH TỪ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CỦA CÁC SHOSHA: 54
4.3. THẾ MẠNH TỪ SỰ THUYÊN CHUYỂN NHÂN SỰ NỘI BỘ: 55
4.4. TĂNG CƢỜNG LIÊN KẾT DỌC MANG LẠI LỢI ÍCH CHO CÁC KEIRETSU:56
4.5. LỢI THẾ TỪ CÁC ĐƠN VỊ THUÊ NGOÀI (OUTSOURCE): 56
5. NHỮNG ĐIỂM YẾU CỦA MÔ HÌNH KEIRETSU: 57
5.1. NGUY CƠ LŨNG ĐOẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ CỦA NGÂN HÀNG 57
5.2. NGUY CƠ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG: 58
5.3. SỰ HOẠT ĐỘNG THIẾU HIỆU QUẢ CỦA SHOSHA: 58
5.4. THUYÊN CHUYỂN NHÂN SỰ TRONG NỘI BỘ TẬP ĐOÀN: 58
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
5.5. SỰ MỞ RỘNG CÁC LIÊN KẾT CHIỀU DỌC THIẾU HIỆU QUẢ: 58
III. MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN DOANH NGHIỆP- TRUNG QUỐC: 59
1.KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN DOANH NGHIỆP: 59
1.1.ĐỊNH NGHĨA: 59
1.2. CÁCH THỨC HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN: 60
2.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN DOANH
NGHIỆP: 60
2.1. SỰ HÌNH THÀNH CỦA TẬP ĐOÀN DOANH NGHIỆP: 60
2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN DOANH NGHIỆP: 61
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐẶC TRƢNG CỦA TẬP ĐOÀN DOANH NGHIỆP: 62

3.1. MÔ HÌNH LIÊN KẾT CỦA TẬP ĐOÀN: 62
3.2. CƠ CẤU SỞ HỮU: 62
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ: 62
3.4. SỰ LIÊN KẾT GIỮA CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON: 63
4. NHỮNG ĐIỂM MẠNH CỦA MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN DOANH NGHIỆP: 64
4.1. CHUYỂN ĐỔI CÁC CÔNG TY NHÀ NƢỚC THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN
DOANH NGHIỆP LÀM CHO CÁC TẬP ĐOÀN ĐỘC LẬP HƠN: 64
4.2. TẬN DỤNG LỢI THẾ THEO QUY MÔ: 65
4.3. THỰC HIỆN CHUYÊN MÔN HÓA: 66
4.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA TẬP ĐOÀN DOANH NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ CÓ LỢI CHO CẢ HAI BÊN: 66
4.6. TẬP ĐOÀN DOANH NGHIỆP CÓ THỂ GIÚP CHÍNH PHỦ QUẢN LÝ CÁC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ
MÔ: 67
5. NHỮNG ĐIỂM YẾU CỦA MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN DOANH NGHIỆP: 67
5.1. VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU SỞ HỮU: 67
5.2. TẬP ĐOÀN DOANH NGHIỆP TIẾN HÀNH CẢI CÁCH KHÔNG ĐẦY ĐỦ
DẪN ĐẾN YẾU KÉM TRONG QUẢN LÝ: 68
5.3. SỰ LIÊN KẾT VỀ MẶT HÀNH CHÍNH GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG
TẬP ĐOÀN: 68
5.4. VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC: 69
5.5. CÁC VẤN ĐỀ VỀ NHÂN SỰ: 69
5.6. NĂNG LỰC QUẢN LÝ KINH DOANH HẠN CHẾ: 71
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
5.7. PHỤ THUỘC VÀO SỰ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC VÀ KINH DOANH
KHÔNG DỰA TRÊN CƠ SỞ CẠNH TRANH 71
5.8. GÁNH NẶNG CỦA CƠ CHẾ CŨ ĐỂ LẠI VÀ NGHĨA VỤ XÃ HỘI TRONG
QUÁ KHỨ : 72
CHƢƠNG III.:BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG QÚA TRÌNH HÌNH

THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN 73
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN Ở VIỆT NAM: 73
1. MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY NHÀ NƢỚC- HÌNH THỨC THÍ ĐIỂM TẬP ĐOÀN
KINH TẾ Ở VIỆT NAM 73
1.1. SỰ HÌNH THÀNH CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƢỚC: 73
1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƢỚC: 74
1.3. SỰ CHUYỂN HÓA CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƢỚC THÀNH CÁC TẬP
ĐOÀN: 74
2/ CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƢ NHÂN: 75
2.1. THỰC TRANG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TƢ NHÂN Ở VIỆT
NAM: 75
2.2. CƠ CẤU MỘT SỐ TẬP ĐOÀN TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM: 77
II. LỰA CHỌN MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN: 79
1. HÀN QUỐC: 79
2. NHẬT BẢN: 80
3. TRUNG QUỐC: 81
III. MỘT SỐ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
VÀ QUẢN LÝ TẬP ĐOÀN: 83
1. TẬP ĐOÀN NÊN ĐƢỢC PHÁT TRIỂN MỘT CÁCH TỰ THÂN, ĐỘC LẬP
BẰNG BIỆN PHÁP THỊ TRƢỜNG MÀ KHÔNG PHẢI BIỆN PHÁP HÀNH
CHÍNH: 83
2.PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƢ NHÂN: 84
3. HẠN CHẾ SỰ PHỤ THUỘC VÀO NHÀ NƢỚC: 85
4. KIỂM SOÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 85
5. KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ CHIẾN LƢỢC ĐA DẠNG HÓA: 86
6. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ PHÙ HỢP VỚI MỞ RỘNG QUY MÔ 87
7. TẬN DỤNG PHƢƠNG THỨC THUÊ NGOÀI (OUTSOURCING): 88
8. TẬN DỤNG LỢI THẾ TỪ VIỆC LIÊN KẾT CÁC THÀNH VIÊN TRONG TẬP
ĐOÀN NHƢNG KHÔNG QUÁ PHỤ THUỘC LẪN NHAU: 88
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.

Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
9. KHÔNG NÊN ÁP DỤNG CƠ CHẾ TẬP TRUNG QUYỀN LỰC: 90
KẾT LUẬN 91
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

SƠ ĐỒ 1: CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ QUẢN LÝ TIÊU BIỂU CỦA CHAEBOL 30
SƠ ĐỒ 2: CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN FPT 77
SƠ ĐỒ 3: CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN REE 78
SƠ ĐỒ 4: CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ 79
BẢNG 1: DANH SÁCH TỔNG CÔNG TY 90 VÀ TỔNG CÔNG TY 91 73
BẢNG 2: CƠ CẤU SỞ HỮU CỦA CÔNG TY MẸ VỚI CÁC CÔNG TY CON
TRONG TẬP ĐOÀN FPT 77




Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
Tài liệu tham khảo
1. Minh Châu (2005), Tập đoàn kinh tế và một số vấn đề về xây dựng tập đoàn
kinh tế ở Việt Nam , Nhà XB Bƣu Điện, Hà Nội.
2. GS.TSKH Vũ Huy Từ (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Nhà XB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ giáo dục (2004) , Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác- Lênin - Nhà XB
Chính trị Quốc gia.
4. Tập đoàn FPT (2008), Tài liệu Hội thảo nghiên cứu tập đoàn kinh doanh, tài
liệu nội bộ, Hà Nội.

5. Trƣờng Đại học Harvard (2008), Lựa chọn thành công- nghiên cứu và kiến
nghị gửi Chính phủ Việt Nam về các vấn đề phát triển.
6. Nghị quyết số 10-NQ/TW Bộ Chính trị (1994).
7. Luật Doanh nghiệp 2005
8. Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1998)-
Nhà XB Chính trị Quốc gia
9. Viện kinh tế Thế giới (1987), Hệ thống quản lý của Nhật Bản: Truyền thống
và sự đổi mới, Nhà XB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Sea Jin Chang (2003), Financial Crisis and Transformation of Korean
Business Group- The rise and fall of Chaebols, Cambridge University Press,
England.
11. Kenychi Miyashita (2000), Inside the Japanese hidden congromerates,
Cambridge University Press, England.
12. Các trang web


 />_kinh_t%E1%BA%BF
 />viet/Tap_doan_kinh_te/
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Cùng với
việc gia nhập WTO, Việt Nam đang nỗ lực hết sức mình để nâng cao năng lực cạnh
tranh và phát triển kinh tế để có thể đối mặt với những thách thức và đón nhận
những cơ hội do thị trƣờng Thế giới mang lại. Một xu hƣớng tất yếu đang xảy ra ở
Việt Nam, cũng nhƣ trong lịch sử các nƣớc trên Thế giới, là sự liên kết của các công
ty, các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành nghề hoặc cùng một ngành nghề
để tạo thành các tập đoàn doanh nghiệp, tận dựng sự tập trung về vốn, công nghệ, bí

quyết quản lý và thƣơng hiệu để cùng nhau phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh
và đối đầu với các công ty nƣớc ngoài. Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng hình thành nên
những tập đoàn kinh tế của Nhà nƣớc voiƣ hy vọng những tập đoàn này sẽ thúc đẩy
nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay đang còn trong giai đoạn hình
thành và phát triển, và tất yếu còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở lý luận cũng nhƣ
xây dựng mô hình quản lý. Trong khi đó, các nƣớc Đông Á bao gồm Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông đã xây dựng cho mình một hệ thống
những tập đoàn lớn mạnh làm trụ cột trong nền kinh tế quốc dân. Những quốc gia
này phần nào cũng có những đặc điểm địa lý, văn hóa, lịch sử và kinh tế tƣơng đồng
với Việt Nam, dễ dàng cho nƣớc ta học hỏi kinh nghiệm và áp dụng. Hơn nữa, họ
cũng thành công hơn rất nhiều so với các nƣớc Đông Nam Á. Khóa luận tập trung
nghiên cứu vào mô hình tập đoàn của ba nƣớc Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Hai nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc một thời đã đạt đƣợc những thành công vƣợt bậc và
xứng đáng đƣợc tất cả các nƣớc đang phát triển học hỏi kinh nghiệm. Trung Quốc
có nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam cả về lịch sử, chính trị và kinh tế. Ba mô
hình này có vai trò và ảnh hƣởng sâu rộng không chỉ trong nƣớc mà còn cả đối với
nền kinh tế Thế giới.
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
Những nƣớc này cũng đã trải qua những thăng trầm trong quá trình tìm tòi, hình
thành và phát triển một mô hình tập đoàn kinh tế phù hợp, và cũng đã từng đón
nhận những thành công rực rỡ hay thất bại cay đắng. Chính vì vậy, quá trình xây
dựng mô hình tập đoàn của các nƣớc này sẽ là những bài học quý giá cho Việt Nam,
giúp cho Việt Nam có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn để tìm đƣợc hƣớng đi đúng
đắn cho mình, đồng thời tránh đƣợc những sai lầm và áp dụng những ƣu điểm của
các mô hình một cách linh hoạt vào điều kiện của nƣớc ta.
Kết cấu bài luận văn gồm có 03 chƣơng:
Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tập đoàn kinh tế
Chƣơng II: Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nƣớc Đông Á

Chƣơng III: Bài học cho Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển tập
đoàn.
2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận:
- Phân tích, nghiên cứu khái niệm và quá trình hình thành các mô hình tập
đoàn trên Thế giới, những hình thức cơ bản của tập đoàn.
- Nghiên cứu mô hình tập đoàn của ba nƣớc Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
Quốc.
- Từ đó đƣa ra một số kiến nghị về lựa chọn mô hình tập đoàn ở Việt Nam và
các bài học cho Việt Nam trong quá trình phát triển tập đoàn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu là điều kiện ra đời của những tập đoàn, cơ cấu tổ chức
đặc trƣng, điểm mạnh, điểm yếu, khả năng áp dụng cho Việt Nam và những
bài học cần rút kinh nghiệm.
- Phạm vi nghiên cứu là những mô hình của tập đoàn chaebol ở Hàn Quốc,
keiretsu ở Nhật Bản và tập đoàn doanh nghiệp ở Trung Quốc
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp mô tả và khái quát đối tƣợng nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích- tổng hợp
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp tƣ duy logic.
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
Trong thời gian nghiên cứu, do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, cùng với
đó là Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn trong việc hình thành cơ sở lý luận
và nghiên cứu, do vậy chắc chắn đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tác
giả mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô để đề tài đƣợc hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Nguyễn Lệ Hằng đã tận tình hƣớng dẫn
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Thƣ viện trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, thƣ

viện Quốc gia đã cung cấp nguồn tài liệu vô cùng phong phú và quý giá cho tôi
để hoàn thành bài khóa luận.




Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
CHƢƠNG I
Một số vấn đề lý luận cơ bản về tập đoàn kinh tế

I. Một số vấn đề lý luận chung về tập đoàn kinh tế:
1. Khái niệm tập đoàn kinh tế
1.1. Các quan niệm về tập đoàn kinh tế trên Thế giới:
a. Tập đoàn:
Không có một định nghĩa riêng duy nhất nào dành cho các tập đoàn. Mỗi nƣớc
có một định nghĩa khác nhau không những tùy vào tình hình kinh tế mà còn tùy
vào tình hình chính trị và điều kiện pháp lý của từng nƣớc, dẫn đến thực tế là các
tập đoàn kinh doanh này có nhiều cách gọi khác nhau tại mỗi nƣớc. Chẳng hạn
nhƣ Mỹ Latinh gọi là gruspos, ở Ấn Độ là business houses, ở Hàn Quốc gọi là
chaebols, ngƣời Nhật gọi là keiretsu, ở phƣơng Tây gọi là conglomerate.
Nhƣng nhìn chung, tập đoàn đƣợc hiểu là một thực thể kinh tế gồm một số
doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân độc lập, kết hợp lại với nhau trên cơ sở chọn
một doanh nghiệp làm nòng cốt ( thƣờng tồn tại dƣới hình thức công ty mẹ) để
cùng nhau thực hiện một liên hợp kinh tế có quy mô tƣơng đối lớn. Các công ty
trong tập đoàn có sự ràng buộc với nhau về vốn, công nghệ, thông tin, đào tạo,
nghiên cứu…cùng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một hoặc cùng
nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế.
Có khái niệm đơn giản hơn và cho rằng tập đoàn kinh tế bao gồm nhiều công ty liên
kết với nhau trên cơ sở cùng góp vốn sản xuất, kinh doanh dƣới sự chi phối của một

cổ đông duy nhất, đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty ( Công ty mẹ hoặc tổng
công ty) có nhiệm vụ quản lý và định hƣớng chiến lƣợc phát triển của các công ty
thuộc tập đoàn.
Nhìn chung, tập đoàn có thể đƣợc định nghĩa theo cách này hay cách khác
nhƣng khái niệm này thƣờng đƣợc hình thành từ thực tiễn và dần đƣợc thể chế hoá
trong các quy định pháp luật và có những đặc trƣng sau:
-Tập đoàn có cơ cấu tổ chức nhiều tầng nấc;
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
-Giữa các thành viên trong tập đoàn có mối liên kết nhất định;
-Trong tập đoàn có một hạt nhân đóng vai trò nòng cốt;
-Nói chung, tập đoàn là một liên hiệp pháp nhân chứ không phải là một pháp
nhân. Tổ chức thành lập tập đoàn phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi,
tích cực giúp đỡ nhau, khuyến khích cạnh tranh, ngăn ngừa lũng đoạn, tối ƣu hoá tổ
hợp, kết cấu hợp lý, dựa vào khoa học kỹ thuật, làm tăng sức mạnh cho lớp sau. Vì
vậy trong cơ cấu tổ chức của tập đoàn sẽ bao gồm công ty mẹ đóng vai trò hạt nhân
và các công ty con.
b. Công ty mẹ (Parent Company)- Công ty con (Subsidiaries):
Trên Thế giới, mỗi nƣớc lại có một quy định và khái niệm riêng về công ty mẹ và
công ty con nêu rõ trong luật. Nhìn chung, có thể hiểu các khái niệm này nhƣ sau:
Công ty mẹ là một công ty sở hữu một phần hoặc toàn bộ số cổ phần trong
các công ty khác và thực hiện quyền kiểm soát của mình đối với các quyết định,
định hƣớng mang tính chiến lƣợc trong các công ty khác.
Công ty mẹ có thể khống chế tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh. Công
ty mẹ khác với công ty cổ phần đơn thuần. Công ty khống chế cổ phần thì không
tham gia các hoạt động nghiệp vụ của công ty cổ phần, còn đại bộ phận công ty mẹ
sở hữu toàn bộ hoặc quá nửa số phiếu có quyền cổ đông của công ty con, lại còn
trực tiếp tham gia và khống chế hoạt động kinh doanh nghiệp vụ của công ty con.
Mô hình này thƣờng đƣợc áp dụng để hợp lý hoá việc lập kế hoạch chiến lƣợc của
một nhóm công ty, tập hợp tài chính và các nguồn lực thuộc nhóm công ty.

Công ty con là công ty mà một số cổ phần của nó ở trên mức tỷ lệ nhất định
thuộc về công ty khác hoặc bị một công ty khác khống chế trên thực tế thông
qua phƣơng thức hiệp nghị. Tuy công ty con bị công ty mẹ khống chế, nhƣng về
pháp luật, công ty con vẫn là một công ty độc lập có tƣ cách pháp nhân đầy đủ,
tự thân nó là một công ty hoàn chỉnh. Tính độc lập của công ty con và tƣ cách
pháp nhân của nó, chủ yếu biểu hiện ở chỗ: Có tên gọi độc lập và có chƣơng
trình (điều lệ tổ chức và hoạt động) công ty; có thể tiến hành hoạt động kinh
doanh và các hoạt động pháp luật dân sự độc lập với công ty mẹ, tiến hành hạch
toán độc lập, tự chịu trách nhiệm lỗ lãi; công ty con có bộ máy quản lý độc lập.
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
1.2. Quan niệm và quy định pháp luật về tập đoàn ở Việt Nam:
Hiện nay, quy định của pháp luật Việt Nam về tập đoàn nhƣ sau:
Đ146 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: Nhóm công ty là tập hợp các công ty
có quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trƣờng và
dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty có hai hình thức là công ty mẹ- công ty
con và Tập đoàn kinh tế.
Mô hình công ty mẹ- công ty con: một công ty đƣợc coi là công ty mẹ của công
ty khác khi thuộc một trong các trƣờng hợp:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành
của công ty đó.
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội
đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty đó.
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty đó.
Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình với tƣ cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ
với công ty con theo quy định tƣơng ứng của Luật doanh nghiệp và pháp luật có
liên quan. Hợp đồng và các giao dịch khác giữa công ty con và công ty mẹ (ngoại
trừ mối quan hệ sở hữu qua phần vốn góp theo quy định của pháp luật) đều đƣợc
thiết lập trên cơ sở độc lập, bình đẳng nhƣ áp dụng giữa các chủ thể độc lập.

Công ty mẹ không đƣợc can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, nếu can
thiệp mà gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng. Nếu công ty mẹ không bồi thƣờng thiệt
hại thì chủ nợ và thành viên hoặc cổ đông sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ có quyền
đòi công ty mẹ bồi thƣờng thiệt hại cho công ty con.
Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tƣ cách pháp nhân độc lập, đƣợc
hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tƣ, góp vốn, sáp nhập, mua lại,
tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công
nghệ thị trƣờng và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ
hai cấp doanh nghiệp trở lên dƣới hình thức công ty mẹ- công ty con ( Điều 26-
Nghị định của Chính Phủ số 139/2007 NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 09 NĂM 2007).
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
Tập đoàn kinh tế không có tƣ cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh.
Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty thành lập tập đoàn tự thỏa
thuận, quyết định. Công ty mẹ đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty cổ phần hoặc
công ty TNHH và đáp ứng điều kiện đối với công ty mẹ của mô hình công ty mẹ-
công ty con nêu trên. Công ty con đƣợc tổ chức theo mô hình công ty cổ phần hoặc
công ty TNHH. Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn
kinh tế có quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức, quản lý riêng rẽ và phù hợp với hình
thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp, pháp luật có liên
quan và điều lệ công ty. Cụm từ tập đoàn có thể đƣợc dùng để cấu thành tên doanh
nghiệp là công ty mẹ và phù hợp với các quy định của pháp luật về đặt tên doanh
nghiệp.
Nhƣ vậy, có thể thấy hai mô hình nhóm công ty mà pháp luật Việt Nam quy định
nhƣ trên về cơ bản là giống nhau. Điểm khác biệt chỉ ở điểm nhấn về quy mô nhóm
công ty. Nếu nhƣ mô hình công ty mẹ- công ty con chỉ giải thích công ty mẹ- công
ty con là hai công ty có mối quan hệ với nhau thì mô hình tập đoàn kinh tế đã phát
triển hơn khái niệm này, đó là mối quan hệ của nhóm các công ty đƣợc hình thành
trên cơ sở mô hình công ty mẹ- công ty con.
2. Quá trình hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế trên thế giới.

Trong lịch sử Thế giới mô hình tập đoàn đã trải qua những giai đoạn phát triển nhƣ
sau:
2.1. Cac-ten:
Theo tiếng Pháp Các-ten (cartel) có nghĩa là đồng minh hoặc hiệp định. Các doanh
nghiệp tham gia các-ten ký hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô, sản
lƣợng, thị trƣờng tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán… Các công ty thành viên sản xuất
cùng một loại thƣơng phẩm và mục đích thành lập các-ten là để thỏa thuận giá cả
trên thị trƣờng, tạo đƣợc lợi nhuận cao. Xét về mặt sản xuất, thƣơng nghiệp và pháp
luật, các thành viên vẫn có tính độc lập của mình. Họ chỉ cam kết làm đúng theo
hiệp nghị, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền. Vì vậy, các-ten là liên minh độc quyền không
vững chắc. Trong nhiều trƣờng hợp, một số thành viên thấy bất lợi có thể rút ra khỏi
các-ten làm cho các-ten tan vỡ trƣớc kỳ hạn.
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
Cac-ten xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XIX ở một số nƣớc trên đại lục
châu Âu, đặc biệt là phát triển rộng rãi ở Đức. Nƣớc Đức đã từng có thời kỳ đƣợc
gọi là “Đất nƣớc của những Cacten”. Năm 1857 xuất hiện Cac-ten đầu tiên, đến năm
1905, các nghành sản xuất đã có 385 Cac-ten. Đến năm 1911, con số này đã tăng
lên thành 600. Tổ chức Cac-ten lan nhanh ra các nghành công nghiệp khai thác
than, luyện kim, hoá học, dệt vải, thuốc lá. thuộc da, thuỷ tinh, gạch ngói, gốm sứ,
thực phẩm…trở thành toàn bộ đời sống kinh tế Đức. Năm 1930, Cac-ten gang thép
của Đức tập trung 98% tổng ngạch tiêu thụ gang thép của Đức. Theo sau nƣớc
Đức, các nghành nghề nhƣ gang thép, bông, giấy, thuỷ tinh, than, đƣờng, xà phòng
của các nƣớc Pháp, I-ta-li-a, Anh…cũng xây dựng Cac-ten. Cac-ten của Mỹ không
nhiều, chủ yếu là để thúc đẩy mậu dịch xuất hiện với hình thức “Hiệp định quân tử”,
hoạt động chủ yếu là dùng biện pháp hạn chế sản lƣợng, đặc biệt là biện pháp bán
phá giá đối ngoại để giữ giá cả độc quyền.
2.2. Xanh-đi-ca:
Dịch từ tiếng Pháp (Sydicat), nguyên ý là tổ hợp, Xanh-đi-ca là hình thức
liên kết ổn định hơn các-ten. Các xí nghiệp tham gia xanh-đi-ca vẫn giữ độc lập về

sản xuất, chỉ mất độc lập về lƣu thông: mọi việc mua bán do một ban quản trị chung
của xanh-đi-ca đảm nhận. Mục đích của xanh-đi-ca là thống nhất đầu mối mua-bán
để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi nhuận cao.
Xanh-đi-ca ra đời vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong thời gian đó các nƣớc tƣ
bản nhƣ Đức, Pháp, Nga…đều xuất hiện Xanh-đi-ca. Rất nhiều các Xanh-đi-ca của
Đức đƣợc phát triển từ các Cac-ten mà thành. Năm 1886, ở Nga đã xuất hiện Xanh-
đi-ca ngành công nghiệp đinh, công nghiệp dây thép. Đầu thế kỷ XX, một bộ phận
tƣơng đối lớn xí nghiệp trong nghành chế tạo cơ khí, khai thác mỏ đều bị Xanh-đi-
ca kiểm soát. Năm 1904 ở Nga thành lập Xanh-đi-ca công ty than, khống chế 75%
sản lƣợng than của vùng Đôn-bat. Năm 1912, thành lập Xanh-đi-ca thuốc lá, kiểm
soát 75% việc sản xuất thuốc lá trong cả nƣớc.
2.3. Tờ-rớt:
Đƣợc dịch từ tiếng anh (Trust), Tờ-rớt do rất nhiều các xí nghiệp cùng sản xuất một
loại hàng hoá hoặc các xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ mật thiết hợp nhất lại mà tổ
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
chức nên. Tờ-rớt thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài chính đều do một ban
quản trị quản lý. Mục đích của nó là khống chế thị trƣờng tiêu thụ, tranh giành nơi
sản xuất nguyên liệu và phạm vi đầu tƣ, tăng cƣờng sức cạnh tranh để thu đƣợc lợi
nhuận cao. Các nhà tƣ bản tham gia tờ-rớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận
theo số lƣợng cổ phần. Về mặt sản xuất, thƣơng nghiệp và pháp luật, các xí nghiệp
tham gia mất hết tính chất độc lập, song vẫn không loại bỏ sự cạnh tranh nội bộ.
Chủ yếu có hai hình thức Tờ-rớt: Công ty cổ phần đặc biệt và hợp nhất xí nghiệp.
- Công ty cổ phần đặc biệt lấy tiền tệ làm cơ sở, thông qua mức cổ phiếu nắm giữ
đƣợc của các công ty khác để kiểm soát về mặt tiền tệ của họ.
- Hợp nhất xí nghiệp lấy việc hợp nhất hoàn toàn xí nghiệp làm cơ sở, do các xí
nghiệp lớn mạnh thôn tính các xí nghiệp cùng loại khác có thực lực nhỏ hơn, trực
tiếp kiểm soát quyền sản xuất và tiêu thụ.
Tờ-rớt xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XIX ở nƣớc Mỹ. Năm 1870, chính
phủ Mỹ thành lập công ty dầu mỏ Mayvor, đây là tổ chức Tờ-rớt sớm nhất, hình

thức này đƣợc phát triển rộng rãi ở Mỹ. Nƣớc Mỹ đƣợc gọi là “Đất nƣớc của Tờ-
rớt”. Năm 1904, ở Mỹ có đến 440 Tờ-rớt với số vốn lúc đó lên đến 20 tỷ 400 triệu
đô la trong đó có 1/3 số vốn nằm trong tay 7 Tờ-tớt lớn. Những Tờ-rớt này lan
nhanh đến các nghành gang thép, dầu mỏ, xe hơi, đƣờng sắt, khai thác than, làm
đƣờng ăn, sản xuất diêm và thuốc lá…Ở các nƣớc tƣ bản nhƣ Anh, Pháp, Đức, hình
thức này cũng đƣợc phát triển rộng rãi.
2.4. Konzern:
Nguyên ý tiếng Đức có nghĩa là tập đoàn nhiều loại xí nghiệp; là một trong những
hình thức liên kết cao cấp nhất. Nếu nhƣ các loại hình liên kết khác chỉ là liên kết
giữa các xí nghiệp cùng sản xuất một loại mặt hàng thì konzern là hình tổ chức do
nhiều xí nghiệp của các ngành kinh tế khác nhau liên hợp tổ chức thành. Nó bao
gồm các xí nghiệp công nghiệp, công ty mậu dịch, ngân hàng, công ty bảo hiểm,
công ty vận tải…
Mục đích của Konzern là lũng đoạn thị truờng tiêu thụ, tranh giành nơi sản xuất
nguyên liệu và phạm vi đầu tƣ, để thu đƣợc lợi nhuận thật cao. Những xí nghiệp
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
tham gia Konzern về hình thức tuy giữ độc lập nhƣng trên thực tế thì bị tập đoàn tƣ
bản thống trị ở trong đó khống chế.
Vào cuối thế kỷ XX, Konzern đã lần lƣợt hình thành ở các nƣớc tƣ bản nhƣ Mỹ,
Nhật Bản. Tập đoàn tài chính đầu tiên thành lập tại Mỹ và Nhật Bản bằng cách lấy
gia đình hoàng tộc làm trung tâm. Những tập đoàn tài phiệt có thực lực tại Mỹ lúc
đó nhƣ Morgan, Rockerphelle Mellon, Dupont…còn ở Nhật Bản nhƣ Mitsui,
Fuji…kiểm soát mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hoá và sinh hoạt xã hội. Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, Konzern tiếp tục phát triển và thay đổi. Thay đổi chủ
yếu là thực lực của các tập đoàn tƣ bản tiền tệ phát triển, bành trƣớng cực nhanh,
ngày càng tăng cƣờng kiểm soát kinh tế quốc dân. Thành viên các tập đoàn tài phiệt
lại còn có sự thẩm thấu lẫn nhau, phƣơng thức đa dạng chủ yếu là mua cổ phiếu của
đối phƣơng, đầu tƣ vào các xí nghiệp của nhau, vay vốn lẫn nhau. Tập đoàn tài
phiệt càng gắn kết hơn chính quyền với nhà nƣớc. Ngƣời cầm đầu tài chính còn trực

tiếp tham gia hoặc cử đại diện vào các vị trí quan trọng trong chính quyền, nắm giữ
các chính sách đối nội, đối ngoại. Việc kinh doanh đƣợc đa dạng hoá và quốc tế hoá
của các tập đoàn lại đƣợc phát triển thêm một bƣớc nữa.
II. Các phƣơng thức hình thành tập đoàn
Tuỳ theo môi trƣờng pháp lý của từng nƣớc, trong thời kỳ lịch sử khác nhau, việc
hình thành các tập đoàn kinh tế dựa trên khuôn khổ pháp lý của quốc gia đó, trong
đó có vai trò của nhà nƣớc. Dựa vào quan điểm, tiêu chí của các nhà lãnh đạo trong
tập đoàn mà việc hình thành tập đoàn đƣợc hình thành theo nhiều phƣơng thức khác
nhau. Tuy nhiên, sự hình thành các tập đoàn kinh tế thƣờng dựa trên các phƣơng
thức pháp lý sau:
1. Công ty mẹ mua công ty khác và biến thành công ty con của mình.
Mục tiêu của phƣơng thức đầu tƣ này có thể thực hiện theo các cách:
- Mua toàn bộ công ty- mục tiêu đầu tƣ. Việc mua bán này bao gồm việc mua
toàn bộ tài sản có, tài sản thông thƣờng, việc mua các khoản nợ này kèm theo
đảm bảo của công ty chuyển nhƣợng
- Chỉ mua một số tài sản có của công ty - mục tiêu đầu tƣ thêm chỉ là tài sàn vô
hình nhƣ thƣơng hiệu…
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
2. Sáp nhập công ty
Các hoạt động của công ty( công ty bị sát nhập) đƣợc sáp nhập vào công ty mẹ
hoặc thông thƣờng đƣợc sáp nhập vào một công ty con. Sau đó công ty này
không còn tồn tại nữa.
3. Thuê khoán công ty
Theo quy định của một hợp đồng đặc biệt do hai bên ký kết giữa công ty mẹ
(hoặc công ty mẹ uỷ quyền cho một công ty con) với công ty cho thuê. Công ty
mẹ hoặc một công ty con sẽ nắm quyền quản lý, điều hành hoạt động của công
ty đƣa ra cho thuê và trả tiền thuê khoán cho chủ sở hữu của công ty này(trong
một số trƣờng hợp, việc thuê khoán công ty chỉ là tiền đề cho việc sáp nhập
công ty trong bƣớc tiếp sau).

4. Trao đổi cổ phần
Các cổ đông của công ty - mục tiêu đầu tƣ chuyển giao cho công ty mẹ các cổ
phần mà mình nắm giữ trong công ty- mục tiêu đầu tƣ. Đổi lại, các cổ đông này
đƣợc quyền giao các cổ phần tƣơng ứng của công ty mẹ.
III. Những đặc trƣng của các tập đoàn kinh tế:
Dù khái niệm tập đoàn có đa dạng nhƣ thế nào chúng vẫn có những đặc điểm chung
dễ nhận biết nhƣ sau:
 Tập đoàn kinh tế là tập hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau chủ yếu
thông qua quan hệ về vốn. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong tập đoàn có mối
quan hệ về công nghệ, kỹ thuật sản xuất, thị trƣờng, thƣơng hiệu…
 Tập đoàn thƣờng đƣợc tổ chức theo mô hình công ty mẹ-con. Tập đoàn kinh
tế thƣờng không có tƣ cách pháp nhân, mỗi đơn vị thành viên của tập đoàn là
một pháp nhân độc lập. Vì vậy các doanh nghiệp trong tập đoàn kể cả công
ty mẹ và công ty thành viên bình đẳng với nhau trƣớc pháp luật.
 Quy mô của tập đoàn là rất đa dạng nhƣng nhìn chung là tƣơng đối lớn, hoạt
động trên nhiều ngành, lĩnh vực. Cơ cấu tổ chức tập đoàn gồm nhiều tầng
nấc, nhiều mô hình tổ chức khác nhau.
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
 Do tập đoàn kinh tế không có tƣ cách pháp nhân nên tập đoàn không phải
chịu trách nhiệm liên đới trƣớc trách nghiệm và nghĩa vụ của các doanh
nghiệp khác. Công ty mẹ và công ty thành viên tự chịu trách nhiệm về việc
đầu tƣ trong giới hạn khoản vốn mình bỏ ra.
 Công ty mẹ có thể thực hiện một trong hai chức năng là chức năng sản xuất
kinh doanh và đầu tƣ tài chính hay kinh doanh vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp
khác.

IV. Một số mô hình tập đoàn kinh tế phổ biến trên Thế Giới:
Trên Thế giới không có một mô hình “chuẩn” cho tất cả các tập đoàn. Tùy vào điều
kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế, các nƣớc lại phát triển một mô hình tập đoàn tiêu biểu

khác nhau. Có những quốc gia phát triển mô hình tập đoàn dựa trên sự kết hợp của
nhiều mô hình kiểu mẫu. Có quốc gia nhấn mạnh một đặc điểm nào đó trong hệ
thống quản trị của các tập đoàn. Nhƣng tựu chung lại, các tập đoàn trên Thế giới
đều tuân theo một số mô hình cơ bản nhƣ sau:
1. Mô hình tập đoàn theo cấu trúc holding:
Hình thức này thƣờng xuất hiện nhiều ở các doanh nghiệp đƣợc hình thành từ sự
liên kết chiều dọc. Dạng phổ biến nhất của mô hình tập đoàn holding là mô hình
công ty mẹ con. Đặc điểm quan trọng của mô hình này là công ty mẹ sở hữu toàn bộ
hoặc một tỉ lệ nhất định vốn cổ phần trong các công ty con. Công ty mẹ chỉ đề ra
chiến lƣợc và định hƣớng phát triển tổng thể của tập đoàn, đồng thời phân bổ nguồn
lực thông qua hoạt động tài chính nhƣ phát hành, mua bán chứng khoán, cơ cấu lại
tài sản…của các công ty con. Ngoài ra, công ty mẹ còn sử dụng nguồn vốn của
mình để đầu tƣ, góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết hình thành các công
ty con, công ty liên kết.
Các tập đoàn theo mô hình cấu trúc holding có một đặc điểm dễ nhận biết là không
có sự kiểm soát tập trung. Cơ cấu tổ chức bao gồm một văn phòng và các doanh
nghiệp thành viên. Văn phòng chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động điều phối
chung của cả tập đoàn, không thực hiện vấn đề kiểm soát trực tiếp các hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
Mỗi doanh nghiệp thành viên đều có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, có quyền tự chủ cao
về tài chính và kinh doanh. Những giao dịch trong nội bộ tập đoàn giữa công ty mẹ
và công ty con hay giữa các công ty con trong cùng một tập đoàn trở thành những
giao dịch bên ngoài, hay giao dịch thị trƣờng.
Mô hình công ty mẹ- con có hai loại. Một là mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần
túy PHC (Pure holding company). Hoạt động kinh doanh chính của công ty mẹ là
hình thức đầu tƣ vốn vào công ty khác. PHC là một công ty có cấu trúc vững chắc
có kế hoạch và sự phân chia sắp xếp bên trong.
Mô hình thứ hai là công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh OHC

(Operating holding company). Bên cạnh việc đầu tƣ vốn vào các công ty khác, công
ty mẹ còn tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất- kinh doanh nhƣ mọi doanh
nghiệp khác. Các OHC thƣờng gặp ở nhiều quốc gia và là dạng khá đặc trƣng của
các công ty lớn có một số công ty con. Đa số các công ty lớn và sở hữu cổ phần của
công ty khác với mục đích đầu tƣ hoặc kiểm soát chúng. Các nhà quản lý cấp cao
của OHC phải tập trung vào cả việc ra quyết định điều hành kinh doanh của công ty
mình và quyết định mang tính chiến lƣợc của cả tập đoàn.
2. Mô hình tập đoàn kinh tế theo cấu trúc hỗn hợp:
Mô hình này kết hợp giữa mô hình cấu trúc nhất thể và mô hình cấu trúc holding,
phù hợp với những tập đoàn quy mô lớn đòi hỏi vừa tập trung, vừa phân quyền,
nhƣng hƣớng tới hiệu quả tổng thể.
Tính chất tập trung thể hiện ở cơ chế kiểm soát tập trung của cơ quan văn phòng tập
đoàn đối với 3 lĩnh vực quan trọng nhất. Một là, quyết định các vấn đề mang tính
chiến lƣợc của tập đoàn ( đầu tƣ mới hoặc rút lui khỏi thị trƣờng, định hƣớng chiến
lƣợc phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm của tập đoàn). Hai là, quyết
định các chính sách chung và điều hành các giao dịch bên trong tập đoàn. Ba là,
tuyển chọn, bổ nhiệm, hoặc cử, đánh giá, giám sát, miễn nhiệm các cán bộ cao cấp
của tập đoàn. Việc phân bổ nguồn lực và điều hành các giao dịch nội bộ của văn
phòng chính không chỉ dựa trên những hoạt động tài chính của mỗi công ty con mà
quan trọng hơn, nó gắn kết những hoạt động này với chiến lƣợc kinh doanh và tối
ƣu hóa hiệu quả hoạt động của tập đoàn.
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
Tính chất phân quyền thể hiện ở chỗ các công ty con hoặc chi nhánh có quyền khá
rộng rãi khi thực hiện các quyết định đầu tƣ, kinh doanh, có quyền tự chủ trong sản
xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính.
Cơ cấu tổ chức của tập đoàn gồm 3 cấp quan hệ:
- Cấp 1: cơ quan trung ƣơng của tập đoàn, bao gồm hội đồng quản trị và cơ
quan điều hành, là cơ quan điều tra ra quyết định cao nhất trong tập đoàn,
chịu trách nhiệm xây dựng chiến lƣợc, điều phối giao dịch nội bộ trong tập

đoàn.
- Cấp 2: Ban chức năng về đủ các lĩnh vực quản lỹ nhƣ: tài chính, nhân sự,
kiểm toán, pháp chế…giúp hội đồng quản trị xây dựng chiến lƣợc, điều hành
giao dịch nội bộ và giám sát công ty con. Về địa vị pháp lý, văn phòng chính
và các ban chức năng không có tƣ cách pháp nhân nhƣng hợp thành bộ máy
tổ chức, quản lý tập đoàn và đƣợc đặt tại công ty mẹ.
- Cấp 3: Các công ty con độc lập trực tiếp thực hiện những hoạt động sản xuất
kinh doanh chung mà tập đoàn đã xác định. Trên thực tế, phần lớn các công
ty con cũng đều đƣợc tổ chức theo cơ cấu dạng hỗn hợp.
3. Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc sở hữu:
Tập đoàn cấu trúc sở hữu đơn giản:
Tập đoàn có cấu trúc sở hữu đơn giản bao gồm công ty mẹ đầu tƣ, chi phối các
công ty cấp hai (công ty con). Các côngty cấp 2 lại tiếp tục đầu tƣ, chi phối công
ty cấp 3( công ty cháu).v.v…cơ cấu đầu tƣ vốn theo kiểu tƣơng đối đơn giản.
Công ty cấp trên trực tiếp chi phối về tài chính thông qua việc nắm giữ cổ phần,
vốn góp công ty cấp dƣới trực tiếp. Trê thực tế ít tồn tại kiểu cấu trúc thuần túy
này mà thƣờng kết hợp đan xen với các doanh nghiệp phức tạp hơn.
Tập đoàn bao gồm các doanh nghiệp thành viên đồng cấp đầu tƣ và kiểm
soát lẫn nhau.
Theo mô hình này giữa các doanh nghiệp thành viên đồng cấp trong tập đoàn có
sự đầu tƣ chi phối lẫn nhau. Việc đầu tƣ theo mô hình này có lợi thế là dễ dàng
hình thành một công ty mới trong tập đoàn mà không bị các công ty hay cá nhân
ngoài tập đoàn kiểm soát hay thôn tính. Trong trƣờng hợp các công ty con, công
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
ty cháu đủ mạnh về vốn thì cơ chế này rất có điều kiện để thực hiện nhằm tăng
cƣờng mối liên kết tài chính chặt chẽ trong tập đoàn.
Đây là mô hình mà các chaebol của Hàn Quốc và keiretsu của Nhật Bản theo
đuổi và thiết lập nên cơ cấu tập đoàn của họ.
4. Mô hình tập đoàn trong tập đoàn:

“ Tập đoàn trong tập đoàn” là khi công ty mẹ của một tập đoàn lại là công ty con
do một số công ty khác kiểm soát về vốn. Trong tập đoàn tạo thành một tam giác
sở hữu gồm 3 công ty quan trọng nhất là công ty mẹ và hai công ty sở hữu công
ty mẹ đó. Các công ty con cấp dƣới trong tập đoàn này cũng có những quan hệ
sở hữu tƣơng tự nhƣ ở mô hình khác.
5. Tập đoàn kinh tế theo loại hình liên kết:
5.1. Tập đoàn theo liên kết ngang là chủ yếu:
Đây là loại hình tập đoàn gồm có các liên kết ngang giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, thích hợp với những ngành có nhiều doanh nghiệp độc
lập cần liên kết và định hƣớng chung để chống lại sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp hoặc hàng hóa cũng ngành.
Cơ cấu của tập đoàn gồm công ty mẹ và các công ty con. Công ty mẹ thực hiện
chức năng quản lý, điều phối và định hƣớng chung cho cả tập đoàn. Công ty mẹ
cũng đồng thời trực tiếp kinh doanh những dịch vụ, những khâu thuộc các liên
kết chính của tập đoàn, tạo điều kiện cho các công ty con hoạt động nhƣ:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu những nguyên liệu chính, những sản phẩm chính.
- Nghiên cứu khoa học công nghệ
- Đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, kỹ thuật chuyên ngành, công
nhân kỹ thuật chuyên ngành
- Tiếp thi, khai thác mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc
- Nắm giữ và cung cấp những tranh thiết bị, dịch vụ quan trọng của tập đoàn. Ví
dụ nhƣ trong ngành xăng dầu thì công ty mẹ quản lý các phƣơng tiện vận tải
xăng dầu lớn, kho hàng chung hoặc trong ngành xây dựng công ty mẹ quản lý
các phƣơng tiện máy móc, thiết bị đặc chủng, hiện đại mà công ty con không đủ
sức đầu tƣ hoặc đầu tƣ sẽ không hiệu quả bằng công ty mẹ.
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.
Hoàng Quỳnh Trang Lớp: A15- K43D- KTNT
- Hoạt động kinh doanh tài chính nếu đủ điều kiện.
Các công ty con có thể đƣợc phân công sản xuất ra sản phẩm hòan chỉnh theo
đặc thù công nghệ của ngành. Trong quá trình phát triển, tập đoàn sẽ mở rộng

đầu tƣ sang lĩnh vực có liên quan để trở thành tập đoàn có mối liên kết dọc và
ngang.
5.2. Tập đoàn theo liên kết dọc là chủ yếu:
Tập đoàn liên kết theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh
vực khác nhau nhƣng có liên quan chặt chẽ về công nghệ, tạo thành một liên hợp
sản xuất kinh doanh và thƣơng mại hoàn chỉnh.
Công ty mẹ là công ty có tiềm lực mạnh nhất, nắm giữ các bộ phận then chốt
trong dây chuyền công nghệ, trị trƣờng của tập đoàn, đồng thời thực hiện chức
năng quản lý, điều phối và định hƣớng chung cho cả tập đoàn.
Các công ty con đƣợc tổ chức theo sự phân công chuyên môn hóa và phối hợp
hợp tác hóa theo đặc thù công nghệ của ngành.
Trong quá trình phát triển, tập đoàn sẽ mở rộng đầu tƣ sang lĩnh vực tài chính,
ngân hàng.
5.3. Tập đoàn liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực.
Tập đoàn liên kết hỗn hợp là loại tập đoàn liên kết các doanh nghiệp hoạt động
theo nhiều ngành, nghề và lĩnh vực có mối quan hệ hoặc không có mối quan hệ
về công nghệ, qui trình sản xuất…nhung có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính.
Công ty mẹ không nhất thiết phải trực tiếp sản xuất kinh doanh mà chủ yếu làm
nhiệm vụ đầu tƣ, kinh doanh vốn. Khi đó công ty mẹ điều tiết, phối hợp kinh
doanh giữa các lĩnh vực, các công ty con bằng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển
kinh doanh thống nhất, thực hiện việc điều hòa vốn, lợi nhuận giữa các công ty
con, giữa các lĩnh vực kinh doanh hoặc điều chỉnh, chuyển dịch vốn đầu tƣ vào
lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả cao…
Loại hình này đòi hỏi cần phải có nhiều điều kiện tiền đề về thị trƣờng chứng
khoán hoạt động khá lành mạnh.


×