Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY THEO DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHNNPTNT CHI NHÁNH THỦ ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.28 KB, 10 trang )

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY THEO DỰ ÁN ĐẦU
TƯ TẠI NHNNPTNT CHI NHÁNH THỦ ĐÔ.
3.1. Định hướng hoạt động trong những năm sắp tới.
3.1.1. Định hướng chung:
Trong 10 năm qua, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh
về cả số lượng và chất lượng. Sự phát triển của ngành Ngân hàng nằm trong bối cảnh
chung của nền kinh tế trong, ngoài nước và những biến chuyển phức tạp của nền kinh
tế thế giới. Tuy trải qua nhiều thăng trầm, nhưng ngành Ngân hàng đã tận dụng tốt
thời cơ, vượt qua không ít những cam go trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để
gặt hái được những thành tựu to lớn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất
nước trong những năm qua. Hệ thống ngân hàng hai cấp đã được hình thành rõ nét.
NHNN đã có bước củng cố và đổi mới mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, thực hiện tốt vai
trò quản lý nhà nước về các mặt hoạt động, tiền tệ tín dụng, tạo môi trường pháp lý
tương đối đồng bộ cho các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả. Đồng thời, NHNN
cũng thực hiện có hiệu quả chức năng của NHTW, không ngừng hoàn thiện cơ chế
điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối theo cơ
chế kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hoàn thiện, phát
triển hệ thống thanh toán, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hoạt động
của NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, duy trì
giá trị đồng tiền và tỉ giá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Bên
cạnh đó, hệ thống các tổ chức tín dụng cũng được phát triển đa dạng về hình thức sở
hữu và loại hình dịch vụ. Quy mô và chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng
ngày càng tăng; năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, năng lực cạnh tranh,
trình độ ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng được nâng lên. Nhờ đó, hoạt động
tín dụng Ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì tăng trưởng kinh tế trong
nhiều năm qua.
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của hệ thống Ngân hàng, xác định đúng
xuất phát điểm của Ngành để từ đó đặt ra chiến lược khả thi, xây dựng định hướng, kế
hoạch, giải pháp thực hiện và huy động được các nguồn lực cần thiết để đạt được mục
tiêu đề ra. Năm 2010 được xem là một năm đầy khó khăn và biến động và thử thách
đối với các doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng nói riêng. Hàng loạt chính sách


được ban hành đầu năm nhằm giữ ổn định vĩ mô trong hoạt động kinh doanh tiền tệ
cũng như kiểm soát chặt chẽ các tổ chức tín dụng. Ngoài ra ngành Ngân hàng cũng
cần xây dựng cho mình những chiến lược như:
- Phát triển về quy mô và chất lượng hoạt động cho thị trường vốn, ngoài ra,
cũng quan tâm tới công tác tăng cường huy động vốn và mở rộng các hoạt động tín
dụng.
- Bên cạnh đó, cần mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát
thị trường, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư, nâng cao khả
năng cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính.
3.1.2. Định hướng hoạt động mở rộng cho vay theo dự án đầu tư tại Agribank
Thủ Đô:
 Đưa công tác cho vay dự án thành công tác mũi nhọn của Chi nhánh để có thể
cạnh tranh với các NHTM.
Như chúng ta đã biết, cho vay dự án đòi hỏi một mức vốn lớn, tiềm ấn rất
nhiều rủi ro nhưng nó lại mang đến một nguồn thu dồi dào cho hệ thống Ngân hàng.
Nguồn thu này đáp ứng được những nhu cầu về đổi mới và lại là nguồn vốn xoay
vòng để có thể đáp ứng những dự án mới. Chi nhánh Thủ Đô cần đưa hoạt động cho
vay này thành hoạt động cho vay mũi nhọn vì Ngân hàng Nông nghiệp là một Ngân
hàng quốc doanh, có nguồn vốn lớn và dồi dào, tìm kiếm được các dự án đầu tư xây
dựng của Nhà nước đáng tin cậy. Nhờ những ưu thế đó, Agribank Thủ Đô cũng dễ
dàng cạnh tranh với các Ngân hàng ngoài quốc doanh khác. Mở rộng hoạt động cho
vay theo dự án đầu tư sẽ giúp cho Chi nhánh ngày càng phát triển và khẳng định được
vị thế của mình hơn nữa.
 Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng quản
lý, quan tâm khách hàng, thu hút các dự án lớn.
Phát triển công nghệ thông tin là điều kiện tiên quyết quyết định tính chất cạnh
tranh và khả năng hoạt động của Ngân hàng. Một hệ thống công nghệ thông tin mạnh
giúp cho việc tiếp cận khách hàng được nhanh chóng, nhờ đó có thể biết được thị hiếu
khách hàng và đưa ra những chiến lược hợp lý. Ngoài ra có thể bỏ đi các giai đoạn
không cần thiết mà vẫn không ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của Ngân hàng, rút

ngắn được thời gian xử lý thông tin mà vẫn có thể hoàn thành các khâu một cách chặt
chẽ nhất. Bên cạnh đó, cũng cần đổi mới công tác thanh tra, giám sát để nâng cao vai
trò quản lý của Chi nhánh. Cần đôn đốc, thúc đẩy việc thu hút những dự án ngoài, có
quy mô lớn để có thể đẩy mạnh được công tác cho vay mũi nhọn của mình.
 Đối với ngân hàng, chất lượng hiệu quả, an toàn trong công tác kinh doanh đặc
biệt là trong hoạt động tín dụng là điều kiện tồn tại và phát triển. Hơn nữa, việc
mở rộng cho vay dự án mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Ngân hàng. Vì vậy,
hoạt động mở rộng cần được đặt đúng vị trí của nó, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ,
có quy trình công nghệ toàn diện và đồng bộ trong các công tác, tạo thành một
tổng thể mang tính chiến lược trong định hướng phát triển của hoạt động này.
 Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức
đúng vị trí, vai trò của hoạt động mở rộng đầu tư.
Nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của hoạt động đầu tư mang lại cho Ngân hàng
những kinh nghiệm quý báu để có thể vạch ra được những chiến lược, phương hướng
hoạt động trong những năm sắp tới. Xác định được phương hướng đúng đắn mới có
thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn là 30% trong năm 2010.
 Củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức, phát triển không chỉ ở số lượng mà còn
ưu tiên về chất lượng.
Mới được tách ra chưa đầy 2 năm, đa số cán bộ còn chưa có kinh nghiệm trong
công tác tín dụng. Bởi vậy, Chi nhánh cần tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ
chuyên môn cho các cán bộ, thường xuyên luân chuyển để có thể học hỏi được nhiều
kinh nghiệm, làm nền tảng phát triển sau này.
* Giải pháp thực hiện.
Đất nước đang đi vào hội nhập, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tư
nhân cũng như nhà nước, nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp là rất lớn. Bởi
vậy cần có những giải pháp để có thể đảm bảo được tăng trưởng lợi nhuận,Chi nhánh
cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:
- Chi nhánh cần nắm bắt thị trường để có thể đưa hướng cho vay này thành
hướng cho vay chủ lực.
- Cần tiền hành xếp loại doanh nghiệp, sàng lọc khách hàng, lựa chọn khách

hàng, ưu tiên các khách hàng có nguồn tiền gửi, có sử dụng dịch vụ, khách
hàng cung cấp ngoại tệ và các dự án có hiệu quả cao.
- Chú trọng công tác thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ công nhân viên. Tăng
cường mở rộng các dịch vụ và tiện ích Ngân hàng nhằm thu hút khách hàng
đầu tư. Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ rộng rãi để có thể đáp ứng được nhu
cầu thanh toán của khách hàng hiện nay.
- Phát triển tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài
chính phi ngân hàng, tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư. Đẩy mạnh việc tăng
trưởng loại tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế vì đây là nguồn vốn
rẻ. Thu hút nguồn vốn trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho việc đầu tư các
dự án đã ký kết.
- Mở rộng, củng cố và hoàn thiện hệ thống mạng lưới theo định hướng đã được
phế duyệt tại các địa điểm có điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn
cũng như các phòng giao dịch của Chi nhánh. Bồi dưỡng nâng cấp các phòng
giao dịch hoạt động tốt để có thể phát huy được những ưu thế mang lại.
- Tìm hiểu, tiếp cận các Bộ, Ngành có các dự án vốn đầu tư nước ngoài để được
làm Ngân hàng phục vụ giải ngân dự án – Đây được coi là giải pháp đặc biệt
quan trọng, là giải pháp chiến lược, đột phá trong khâu kinh doanh nguồn vốn
nhằm đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn và tăng tỷ trọng nguồn thu dịch vụ
thông qua phục vụ dự án.
- Mở rộng công tác marketting, chăm sóc, tiếp thị khách hàng.
- Giảm thiểu tối đã các sai sót để giữ vững uy tín đối với khách hàng.
3.2. Giải pháp cho hoạt động mở rộng cho vay dự án đẩu tư tại Chi nhánh Thủ
Đô.
Sau thời gian thực tập tại Chi nhánh, với những kiến thức thu thập được trong
thực tiễn, nghiên cứu từ các tài liệu liên quan, em xin đề nghị một số giải pháp nâng
cao hoạt động mở rộng cho vay dự án đầu tư tại NHNN&PTNT chi nhánh Thủ Đô
như sau:
 Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách:
Hiện nay, Ngân hàng đã có được uy tín và nguồn vốn đủ lớn để có thể đáp ứng

được nhu cầu cho vay dự án đầu tư phát triển. Chi nhánh cần phân phối hợp lý nguồn
vốn cho vay trên cơ sở tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cần thiết, có tính xã
hội và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Ngoài ra, cần tạo điều kiện và tăng cường các dịch vụ cũng như chế độ ưu đãi
khách hàng để có thể thu hút được các dự án lớn, quan trọng. Sản phẩm và dịch vụ
Ngân hàng hiện đại phải không ngừng phát triển, đa dạng và phong phú đồng thời
phải chú trọng đến việc tăng cường các tiện ích của sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng
cung cấp. Làm được những điều này, Ngân hàng sẽ tạo ra uy tín với khách hàng, từ đó
có thể thu hút được nguồn vốn dồi dào, đủ đáp ứng cho những dự án lớn, dự án quan
trọng và ưu tiên.
Hiện nay, đa phần các dự án lớn, quan trọng và cấp bách mà NHNN&PTNT
được giao là các dự án Nhà nước. Thế nên công tác đảm bảo cho vay nhằm mục đích
xây dựng các dự án này để phục vụ cho lợi ích của xã hội, của nhân dân.Từ đó mới có
thể quảng bá rộng rãi thương hiệu và uy tín đối với các doanh nghiệp và các tổ chức
vay vốn khác.
 Bố trí và đạo tạo cán bộ có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ:
Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung
cũng như hoạt động của ngân hàng thương mại nói riêng. Con người càng có trình độ
nhận thức và trình độ chuyên môn cao thì càng có khả năng làm ra lợi nhuận gấp
nhiều lần. Chính vì vậy, bất kỳ một quốc gia, một tổ chức kinh tế xã hội nào đều chú
trọng đào tạo, phát triển nguồn lực con người.
Do hoạt động mở rộng liên quan đến lượng nguồn vốn lớn, ảnh hưởng đến
nguồn vốn và khả năng sinh lời của Ngân hàng, đông thời các dự án thường kéo dài và
luôn chứa đựng rủi ro cao nên cần những cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn, có năng
lực chuyên môn trong các công tác, đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh vững vàng.
Để làm được điều này, Chi nhánh cần phải tăng cường quản lý cũng như phân
loại cán bộ, qua đó từng cá nhân mới có thể phát huy được hết năng lực của mình.
Phân công công việc trên cơ sở khai thác những điểm mạnh, điểm yếu của từng cá
nhân, đồng thời phải kết hợp với những kế hoạch đào tạo kiến thức và nghiệp vụ một
cách có hệ thống và khoa học, phù hợp với khả năng tiếp thu nhằm phát huy tối đa khả

năng của nhân viên.
Chi nhánh cần tăng cường đề cử những cán bộ, nhân viên tham gia các khóa
học về nghiệp vụ của Ngân hàng, những chuyên ngành cần thiết phục vụ, bổ trợ cho
các hoạt động cho vay dự án. Học hỏi những chuyên gia nước ngoài, các trường đại
học trong và ngoài nước, cũng như các viện nghiên cứu, vv…
Không những thế, Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức, kiểm tra, sát hạch để
đánh giá trình độ của các cán bộ mới, và những vấn đề thời sự đối với cán bộ lâu năm.
Đồng thời, đề cử những người có năng lực, trình độ tham dự các chương trình đào tạo
của các chuyên gia về ngành Ngân hàng. Việc thu thập những thông tin, học hỏi
những kinh nghiệm của các chuyên gia chính là tiền đề cho việc đưa hoạt động mở
rộng cho vay dự án đầu tư thành hoạt động cho vay mũi nhọn của Chi nhánh Thủ Đô
sau này.
Khuyến khích việc truyền đạt kinh nghiệm của những người đi trước đối với
thế hệ trẻ sau này để có thể đổi mới về công tác tổ chức nhân sự của Chi nhánh mà
không ảnh hưởng tới chất lượng làm việc.

×