Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY THEO DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHNNPTNT CHI NHÁNH THỦ ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.03 KB, 34 trang )

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY THEO DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TẠI NHNNPTNT CHI NHÁNH THỦ ĐÔ
2.1. Giới thiệu NTNN&PTNT chi nhánh Thủ Đô.
2.1.1. Đôi nét về NHNN&PTNT Việt Nam
Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo
Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về
việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông
nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng
Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông
nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng
Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp,
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương
mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp
nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình
trước pháp luật.
Ngày 01/03/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/NH-QĐ
thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và
ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho Ngân hàng
nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn - tỉnh
Bình Dịnh.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-
QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc
Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao
dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền
Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.


Năm 1993 Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam ban hành quy chế thi đua khen
thưởng tạo ra những chuẩn mực cho các cá nhân và tập thể phấn đấu trên mọi cương vị
và nhiệm vụ công tác. Tổ chức được hội nghị tổng kết toàn quốc có các giám độc chi
nhánh huyện suất sắc nhất của tỉnh thành phố.
Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt
Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng
văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực
sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là
nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam sau này.
Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ , Ngân
hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ
cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bọ máy giúp việc bao gòm bộ
máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc,
hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều
hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, hoạt động theo Luật các Tổ chức
Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(AGRIBANK) hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực
trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh
vực khác của nền kinh tế Việt Nam..
AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV,
màng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của
AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt
gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ
đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%.
AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên
toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên.

AGRIBANK luôn là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công
nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng
lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai
đoạn 1 Dự án Hiện đại hóa hệ thông thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do
Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn II của dự án này. Hiện
AGRIBANK đã vi tính hoá hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đến hầu hết các chi
nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền
điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc
tế qua mạng SWIFT. Đến nay, AGRIBANK hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng
trong và ngoài nước.
Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án
nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD. Các dự án nước ngoài đã tiếp
nhận và triển khai đến cuối tháng 2/2007 là 103 dự án với tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD,
số vốn qua NHNo là 2,7 tỷ USD, đã giải ngân được 1,1 tỷ USD.
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, AGRIBANK đã nỗ lực
hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
2.1.2. Lịch sử ra đời của NHNN&PTNT chi nhánh Thủ Đô
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thủ Đô được thành
lập theo quyết định số 1445/QĐ – HĐQT – TCCB ngày 20/11/2008.
Trước kia NHNN&PTNT chi nhánh Thủ Đô tiền thân là NHNT&PTNT Bùi Thị
Xuân được thành lập vào ngày 01/04/2008, tách ra từ NHNN&PTNT chi nhánh Tây Hà
Nội. Sau đó chính thức đổi tên như hiện nay vào ngày 22/12/2008 với
Tên giao dịch : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thủ
Đô.
Trụ sở chính : Số 91 - Phố Huế - Quận Hai Bà Trưng – Thủ đô Hà Nội
Tuy mới thành lập vào tháng 04/2008 và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
nhưng NHNN&PTNT Chi nhánh Thủ Đô đã thiết lập được mối quan hệ sâu sắc với
khách hàng trên địa bàn và 1 số vùng lân cận. Đó chính là nền tảng để Ngân hàng mở

rộng hoạt động kinh doanh vươn lên khẳng định vị thế của NHNN&PTNT trên thị
trường và để xứng đáng với danh hiệu là : “Doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam”
2.1.3. Công tác tổ chức của NHNN&PTNT chi nhánh Thủ Đô
Chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 1 năm và còn gặp rất nhiều khó khăn về
nhân sự, cán bộ nhân viên chi nhánh kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều nhưng, với
phương châm vừa học vừa làm, đội ngũ cán bộ nhân viên đã không ngừng nâng cao
trình độ, tiếp cận thị trường, đưa NHNN&PTNT chi nhánh Thủ Đô từng bước phát triển
theo mô hình tổ chức của ngân hàng hiện đại. Căn cứ vào hoạt động thực tế, hoạt động
kinh doanh của ngân hàng bộ máy tổ chức của ngân hàng được sắp xếp.
Tính đến nay, toàn bộ chi nhánh có 65 cán bộ công nhân viên chức( không kể
nhân viên làm hợp đồng). Trong đó có 4 đồng chí có trình độ Thạc sỹ và còn lại có trình
độ Đại học. Làm việc tại trụ sở chính và 4 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội cụ thể
là:
- Phòng giao dịch số 8
- Phòng giao dịch số 9
- Phòng giao dịch Bùi Thị Xuân
- Phòng giao dịch Hai Bà Trưng
Trụ sở chính tập trung đông nhất cán bộ nhân viên của toàn chi nhánh làm việc tại
các phòng như là:
- Phòng kế hoạch kinh doanh ( Phòng tín dụng)
- Phòng kế toán ngân quỹ
- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
- Phòng hành chính vv…
2.1.4. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

BAN GIÁM ĐỐC
QUAN HỆ KHÁCH
HÀNG
QUỸ TIẾT KIỆM
VĂN PHÒNG

PHÒNG
BAN
THUỘC
HỘI SỞ
CHI
NHÁNH
TRỰC
THUỘC
PHÒNG QUẢN LÝ
RỦI RO
PHÒNG GIAO
DỊCH SỐ 8
PHÒNG TÍN
DỤNG
PHÒNG GIAO
DỊCH SỐ 9
• Phòng quan hệ khách hàng
A. Cá nhân:
a. Đề xuất kế hoạch chính sách:
- Xây dựng và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh triển khai các kế hoạch ngân
sách, các chỉ tiêu tài chính và thương mại trong quan hệ với các khách hàng.
b. Thiết lập, duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng.
- Duy trì, phục vụ đối với khách hàng hiện tại đồng thời thiết lập mối liên hệ với các
khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu để mở rộng khách hàng.
- Theo dõi, quản lý việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
c. Tiếp thị, bán các sản phẩm cho khách hàng:
d. Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng, duy trì
và phát triển quan hệ của Chi nhánh với các khách hàng.
PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN

PHÒNG GIAO
DỊCH BÙI THỊ
XUÂN
PHÒNG DỊCH VỤ
KHÁCH HÀNG
PHÒNG TỔ CHỨC
NHÂN SỰ
PHÒNG GIAO
DỊCH HAI BÀ
TRƯNG
PHÒNG KẾ
HOẠCH TỔNG
HỢP
PHÒNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ
PHÒNG ĐIỆN
TOÁN
B. Doanh nghiệp:
a. Đề xuất kế hoạch, chính sách:
- Xây dựng và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh triển khai các kế hoạch ngân
sách, các chỉ tiêu tài chính và thương mại, cân đối lãi lỗ trong quan hệ với các khách
hàng.
b. Thiết lập, duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng.
- Duy trì, phục vụ đối với khách hàng hiện tại đồng thời thiết lập mối liên hệ với các
khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu để mở rộng khách hàng.
c.Tiếp thị, bán các sản phẩm cho khách hàng:
- Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, quản lý, chăm sóc, duy trì và phát triển quan hệ
của Chi nhánh với các khách hàng.
d. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
• Phòng Kế hoạch kinh doanh( Phòng tín dụng)

a. Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản trị tín dụng của Chi nhánh theo
quy trình, quy định của NHNN và của Chi nhánh.
b.Tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh từ Phòng Quan hệ khách hàng và nhập
dữ liệu đầy đủ, chính xác vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ
sơ theo quy định.
c. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
• Phòng Quản lý rủi ro.
a. Thực hiện rà soát, đánh giá và thẩm định rủi ro tín dụng đối với khách
hàng.
b. Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng những văn bản
hướng dẫn công tác quản lý rủi ro, xây dựng chương trình và các giải pháp thực hiện
nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro theo quy định, quy trình của Nhà nước
và NHNN về công tác quản lý rủi ro.
• Phòng dịch vụ khách hàng
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp
nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao
dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền...); tiếp thị giới thiệu sản
phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ,
tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách
hàng.
• Phòng Thanh toán quốc tế
Thực hiện xử lý các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài trợ
thương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên
cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt. Thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo
đề nghị của ngân hàng nước ngoài. Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế (nếu
được giao)
• Phòng Kế hoạch Tổng hợp
Công tác kế hoạch - nguồn vốn:
a. Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn; chịu
trách nhiệm về việc đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và

các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận; đề xuất các biện
pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi
nhánh/NHNN; trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với các khách hàng
theo quy định và trình Giám đốc giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên
quan.
b. Đầu mối, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng kế
hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của Chi nhánh hàng năm, trung và dài hạn; xây
dựng chương trình tháng, quý để thực hiện kế hoạch kinh doanh; xây dựng chính
sách marketing, chính sách phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn và lãi
suất của chi nhánh, chính sách phát triển dịch vụ của Chi nhánh, kế hoạch phát triển
mạng lưới và các kênh phân phối sản phẩm.
• Phòng điện toán
Phối hợp với Phòng điện toán khu vực và trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ
thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại Chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị
tin học và các chương trình phần mềm được áp dụng ở Chi nhánh theo đúng quy định,
quy trình của ngân hàng.
• Phòng Tài chính - Kế toán
Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng
hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản (giá trị), vốn, quỹ của Chi
nhánh theo đúng quy định của nhà nước và Ngân hàng.
• Phòng Tổ chức - Nhân sự
a. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo
dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; theo dõi tổ chức thực hiện kế
hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát triển của Chi
nhánh theo quy định.
b. Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về xây dựng và thực hiện
kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi
nhánh (tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, bổ
nhiệm….) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ, chính sách đối với
người lao động theo Nội quy lao động, Thoả ước lao động tập thể, Công tác thi đua

khen thưởng.
c. Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở
rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp hoàn tất thủ tục
mở Qũy tiết kiệm/Điểm giao dịch/Phòng giao dịch/Chi nhánh mới.
d. Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ; quản lý thông tin (lưu trữ,
bảo mật, cung cấp...) và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của Phòng theo quy định.
• Văn phòng
a.Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng của Chi nhánh theo
quy định.
b.Thực hiện các công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật
chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của Chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc và an
toàn lao động của cán bộ công nhân viên; trực tiếp quản lý, mua sắm, bảo quản tài sản
đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm theo quy định.
c.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
• Các phòng giao dịch
Thực hiên các chức năng như một ngân hàng thu nhỏ.
Ở các phòng giao dịch hầu như chia làm 3 văn phòng nhỏ: Phòng giám đốc, phòng
tín dụng và phòng giao dịch. Các hoạt động cho vay diễn ra ở phòng giao dịch, được đóng
dấu bởi phòng tín dụng và trình lên phòng giám đốc để ký kết. Khi diễn ra các hoạt động
cho vay và thế chấp, thì giám đốc và các cán bộ tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra chặt chẽ hợp
đồng và các giấy tờ thế chấp nếu có.
2.2. Tình hình hoạt động của NHNN&PTNT Chi nhánh Thủ Đô trong
những năm gần đây.
2.2.1. Tình hình huy động vốn:
Với chức năng trung gian tài chính Ngân hàng làm cầu nối giữa những người có
lượng tiêng tạm thời nhàn rỗi và những người có nhu cầu sử dụng vốn. Nguồn huy động là
nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng với định hướng kinh doanh của mình,
NHNN&PTNT Việt Nam đã có những chính sách huy động vốn hợp lý, đẩy mạnh việc khai
thác vốn trong các tần lớp dân cư với nhiều biện pháp và các sản phẩm phù hợp như: Mở
rộng mạng lưới giao dịch thay đổi cơ cấu nguồn vốn linh hoạt trong việc sử dụng chính sách

lãi suất tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh, từ đó nhanh
chóng lấy được uy tín của khách hàng trên mọi miền, NHNN&PTNT Chi nhánh Thủ Đô đã
không ngừng cải tiển quy trình nghiệp vụ để phục vụ khách hàng kịp thời, nhanh chóng,
thuận tiện, an toàn. Các loại hình huy động vốn đa dạng như: Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết
kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm bảo đảm bằng vàng, tiết kiệm dự
thưởng,vv… và còn rất nhiều hình thức khác nữa.
Đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp dân cư Ngân hàng luôn quan tâm đến việc rèn
luyện tác phong giao dịch lề lối làm việc và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của
các cán bộ nhân viên, do vậy nguồn vốn được huy động của chi nhánh không ngừng tăng
lên theo các năm.
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn:
Nghiệp vụ tín dụng có vai trò hế sức quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng.
Ngân hàng làm tốt hoạt động huy động vốn mà hoạt động sử dụng vốn kém hiệu quả đầu tư
không đúng lúc, đúng chỗ thì kết quả kinh doanh cũng không được như mong muốn. Mặt
khác, hoạt động tín dụng của các ngân hàng Thương mại chứa đựng rất nhiều rủi ro phụ
thuộc vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chính vì vậy, việc sử dụng
vốn như thế nào cho có hiệu quả là hoạt động quan trọng nhất của các Ngân hàng Thương
mại và nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng
đó.
Hiểu được tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng này, thời gian qua, NHNN&PTNT
Chi nhánh Thủ Đô đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đầu tư vào các thành phần
kinh tế, tìm kiếm mở rộng khách hàng. Sử dụng đa dạng các hình thức đầu tư tranh thủ các
nguồn tại trợ uyer thác đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương. Do đó mà dư nợ đầu tư
tín dụng tại Chi nhánh Thủ Đô tăng trưởng không ngừng.
Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm 2009 của NHNN&PTNT Chi
nhánh Thủ Đô.
(Lấy đến hết tháng12 năm 2009) (Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu KH
Năm
TH

31/12
2008
TH
30/06
2009
TH
31/12
2009
+;- So 31/12/09 +;- So KH
'31/12/08 '30/06/09 (+;-) %
I. Tổng nguồn
vốn 1,346,887
890,17
9 1,172,086 1,216,784 326,605 44,698 (130,103) 90.3%
+ Nguồn nội tệ 1,200,000
799,10
8 972,751 858,030 58,922 (134,721) (341,970) 71.5%
+ Ngoại tệ 146,887 91,017 179,335 358,754 267,683 179,419 211,867 244.2%
Phân theo TP
KT 1,346,887
890,17
9 1,172,086 1,216,784 326,605 44,698 (130,103) 90.3%
+ Tiền gửi, tiền
vay các TCTD 50,000 41,181 72,683 22,683 31,502 72,683
+ Tiền gửi, tiền
vay các TCKT
562,54
9 689,009 718,195 155,646 29,186 718,195
+ Tiền gửi dân
cư 499,433

277,63
0 441,896 425,906 148,276 (15,990) (73,527) 85.3%
+ Nguồn vốn ủy
thác 0 0 - - -
II. Tổng dư nợ 834,955
538,74
7 892,310 818,445 279,698 (73,865) (16,510) 98.0%
- Dư nợ nội tệ 750,000
460,86
4 794,234 735,051 274,187 (59,183) (14,949) 98.0%
- Dư nợ ngoại tệ 84,955 77,883 98,076 83,394 5,511 (14,682) (1,561) 98.2%
( Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp )
Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh lấy đến ngày 31/12/2009 cho
thấy:
- Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 đạt 1,216,784 triệu đồng, so với tháng
trước tăng 44,698 triệu đồng; trong đó tiền gửi các tổ chức tín dụng tăng 31,502
triệu đồng.
- Tổng dư nợ đến 31/12/2009 đạt 818,445 triệu đồng, giảm so với 20/11/2009 là
73,865 triệu đồng và so kế hoạch năm 2009 đạt 98%
- Tài chính:
+ Tổng thu : 153,299 triệu đồng
+ Tổng chi: 141,163 triệu đồng
+ Hệ số lương đạt được là 1.42
- Nguồn vốn nội tệ : 858,030 triệu đồng.
Nguồn vốn ngoại tệ là 358,754 triệu đồng.
Là một chi nhánh mới được thành lập không lâu, nhưng có thể thấy tổng nguồn vốn
mà Chi nhánh Thủ Đô huy động được trong năm vừa qua là không nhỏ, tăng dần theo
các thời kỳ. Trong đó cơ cấu nguồn vốn hầu như không thay đổi qua các kỳ, nguồn tiền
gửi, tiền vay từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình huy
động. Điều này khẳng định hơn nữa từ những bước đi đúng đắn về các hoạt động cho

vay dự án đầu tư của Chi nhánh trong năm qua.
Về cơ cầu nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ. Nhìn chung, cơ cấu nguồn huy động không
có biến động lớn, song nguồn huy động nội tệ lại giảm dần về tỷ trọng trong năm vừa
qua. Điều này được lý giải là do các doanh nghiệp có xu thế tìm đến vốn vay ngoại tệ.
Trong năm vừa qua, tỷ giá hối đoái đi vào ổn định, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do
đứng ở mức tương đối thấp và kéo sát lại với tỷ giá niêm yết của Ngân hàng. Chính sự
ổn định này đã thu hút doanh nghiệp vay ngoại tệ, vì áp lực lãi suất thỏa thuận tiền
đồng tăng cao. Lý do khiến vay ngoại tệ hấp dẫn doanh nghiệp là bởi chênh lệch giữa
lãi suất vay bằng VND và USD là khá lớn. Mặc dù đã có sự điều chỉnh giảm, nhưng
hiện lãi suất cho vay bằng VND vẫn ở mức 14 – 17%/ năm, trong khi đó, vay vốn bằng
ngoại tệ, doanh nghiệp chỉ phải trả cho Ngân hàng ở mức lãi suất khoảng 4 – 6%/ năm.
Điều này cho thấy vay ngoại tệ sẽ có lợi hơn đối với những doanh nghiệp có nguồn thu
bằng USD. Mặt khác, trong bối cảnh thị trường hiện nay khi tỷ giá hối đoái đang có
chiều hướng giảm nhẹ và ổn định hơn so với trước thì lo ngại về rủi ro tỷ giá cũng phần
nào giảm bớt, điều này khiến các doanh nghiệp mạnh dạn hơn với tín dụng USD.
Nắm bắt được điều này, Ngân hàng cũng đã những sản phẩm cho vay ngoại tệ có
tính phòng ngừa cao hơn giúp những doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi sang
VND khi tỷ giá có chiều hướng biến động, giảm rủi ro cho các nhà nhập khẩu sử dụng
vốn vay bằng USD để nhập nguyên liệu.
2.2.3. Các loại hình tín dụng được áp dụng tại Chi nhánh Thủ Đô.
NHNN&PTNT Chi nhánh Thủ Đô là một Ngân hàng Thương mại Quốc doanh,
hoạt động thường xuyên với các thành phần kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản
xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế - xã
hội. Vì vậy NHNN&PTNT Chi nhánh Thủ Đô có đầy đủ 3 loại hình tín dụng.
a. Tín dụng ngắn hạn:
Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn tới 1 năm, thường cho vay bổ sung,
thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và cá nhân phục vụ nhu cầu sản
xuất kinh doanh và tiêu dùng
b. Tín dụng trung hạn:
Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được sử dụng

phục vụ nhu cầu mu sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật mở rộng và xây
dựng công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh
c. Tín dụng dài hạn:
Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm và được sử dụng cấp vốn
cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn, đầu tư xây dựng
các doanh nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng tín dụng dài hạn để hình
thành vốn cố định một phần vốn tối thiểu cho sản xuất( Tuy nhiên tại thời điểm hiện
tại NHNN&PTNT Thủ Đô chưa phát sinh khoản vay dài hạn nào).
Thực trạng cho vay của Chi nhánh Thủ Đô thể hiện rõ qua bảng dư nợ dưới đây:
Bảng 2: Báo cáo dư nợ trong năm 2009 của Chi nhánh Thủ Đô:
( Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
KH Năm TH
31/12/ 2008
TH
30/06/2009
TH
31/12/2009
Dư nợ theo thời gian
834,955 538,747
759,310
818,445
+ Ngắn hạn
575,982 388,769 598,333 645,864
+ Trung hạn
258,973 149,978 160,977 172,582
+ Dài hạn
- 0 0
+ Quá hạn
25,049 167,395 154,183

( Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp )
Qua bảng hoạt động tín dụng của AGRIBANK Chi nhánh Thủ Đô, ta thấy có
sự biến động rõ rệt về cho vay qua các thời kỳ. Dư nợ liên tục tăng mạnh kể từ cuối
năm 2008. Nguyên nhân là do trong năm 2008, lãi suất huy động tăng cao kéo theo
lãi suất cho vay tăng, điều này làm cho các doanh nghiệp ít tiếp cận hơn đến nguồn
vốn vay do chi phí tăng cao. Đây cũng là khó khăn chung của các ngân hàng trong
năm 2008. Trong năm 2009, lãi suất trên thi trường tiền tệ đã ổn định mặt khác
AGRIBANK Chi nhánh Thủ Đô đã thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở chấm
điểm tín dụng, đánh giá, phân loại khách hàng, xây dựng và thực hiện cho vay theo
hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng thường xuyên cả bằng VNĐ và ngoại tệ
để đáp ứng nhu cầu vốn cho các khách hàng có quan hệ tín dụng tốt, đồng thời tiếp
cận và xây dựng quan hệ với các khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, trong năm vừa qua
chính sách tiền tệ đã bắt đầu có sự chuyển hướng, từ thắt chặt sang dần nới lỏng.
Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng trên
là một yếu tố tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2009.
Tuy tổng dư nợ tín dụng của AGRIBANK Chi nhánh Thủ Đô tăng so với năm
2008 nhưng nếu xem xét tổng dư nợ trên tổng nguồn huy động thì tỷ lệ này còn thấp,
do đó công tác sử dụng vốn của Ngân hàng chưa thực sự có hiệu quả đặc biệt là trong
các hoạt động cho vay trung và dài hạn. Có thể nói việc tạo dựng niềm tin cho khách
hàng là một điều đặc biệt quan trọng. Điều này có ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động cho
vay dài hạn của chi nhánh. Hoạt động này thường là các hoạt động có quy mô lớn, nhu

×