Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG MAI THANH XUÂN

NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG MAI THANH XUÂN

NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Anh Xuân

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


i

TÓM TẮT
Nghiên cứu chiều hướng tác động giữa năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt
động của ngân hàng thương mại là trung tâm của những cuộc tranh luận về học
thuật và chính sách, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Nghiên cứu
được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích tác động qua lại giữa năng lực cạnh tranh
và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai
đoạn 2008– 2018. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng gồm các bước phân
tích như sau:
(i) Đo lường mức độ cạnh tranh của hệ thống các NHTM Việt Nam thông qua
việc ước tính chỉ số cạnh tranh Lerner và đo lường hiệu quả hoạt động các
NHTM Việt Nam thông qua chỉ số ROA, ROE.
(ii) Áp dụng phương pháp GLS cho dữ liệu bảng, phân tích tác động của năng
lực cạnh tranh tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực cạnh tranh tác động tích cực đến hiệu
quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2018.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả

nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm 2019

Tác giả

Đặng Mai Thanh Xuân


iii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Ngân
hàng nói chung, nơi tôi học tập và nghiên cứu đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian làm luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Người hướng dẫn
khoa học TS Lê Anh Xuân đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, động viên và hỗ
trợ hoàn toàn để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã
tạo điều kiện về thời gian và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ
nghiên cứu của mình.
TPHCM, ngày tháng

năm 2019

Tác giả

Đặng Mai Thanh Xuân



iv

Mục lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................ x
1.1.

Lý do nghiên cứu...................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 2

1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2

1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.6.


Đóng góp của đề tài .................................................................................................. 3

1.7.

Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 3

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................................ 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VỀ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .. 5
2.1.

Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại ......................... 5

2.1.1.

Giới thiệu chung về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại ................... 5

2.1.2.

Phƣơng pháp đo lƣờng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại ............. 8

2.2.

Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ......................... 13

2.2.1

Giới thiệu chung về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại .................. 13

2.2.2


Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ................ 17

2.2.3

Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thƣơng mại ......... 20

2.3.

Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại... 21

2.3.1
Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thƣơng mại ............................................................................................................... 22


Giả thuyết hiệu suất cấu trúc thị trường ................................................................ 22



Giả thuyết cấu trúc thị trường hiệu quả ................................................................. 23


Các nghiên cứu liên quan đến Giả thuyết hiệu suất cấu trúc thị trường và Giả thuyết
cấu trúc thị trường hiệu quả.............................................................................................. 24
2.3.2
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động
của ngân hàng thƣơng mại ................................................................................................ 25
2.4.


Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 28

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................................... 29
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIẾT NAM . 30


v

3.1. Thiết lập mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam ................................................................................................ 30
3.2. Dữ liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam ........................................................................................................ 35
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam ............................................................................................... 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................................... 38
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ......................................... 39
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ...................................................................................... 39
4.1.1. Mô tả thống kê các biến ....................................................................................... 39
4.1.2. Thực trạng chỉ số cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận tại các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam giai đoạn 2008-2018 .......................................................................................... 40
4.2. Kết quả uớc lƣợng mô hình hồi quy về năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động
của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................................................................................ 45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ...................................................................................................... 50
CHƢƠNG 5: CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ......................................... 51
5.1.


Kết luận bài nghiên cứu ......................................................................................... 51

5.2. Các khuyến nghị gia tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thƣơng mại. .............................................................................................................. 51
5.3.

Hạn chế của đề tài .................................................................................................. 55

5.4.

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo. .................................................................................. 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 58
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 67


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ABB
ACB
BIDV

Diễn giải ý nghĩa

Tiếng anh

Ngân hàng thương mại c phần
An Bình

Ngân hàng thương mại c phần
Á Châu

An Binh Commercial Joint Stock
Bank

Ngân hàng thương mại c phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Asia Commercial Joint Stock Bank
Joint Stock Commercial Bank for
Investment & Development of
Vietnam

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên t ng
vốn
Ngân hàng thương mại c phần
Công Thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại c phần
Xuất Nhập khẩu Việt nam

Vietnam Joint Stock Commercial
Bank for Industry and Trade
Vietnam Export Import
Commercial Joint Stock Bank

EU

Liên minh châu âu


European Union

FEM

Fix effects model

Mô hình tác động cố định

CAP
CTG
EIB

GLS

ớc lượng tuyến tính t ng quát

Capitalization

Generalized Least Square

Ngân hàng thương mại c phần
Nhà Hà Nội
Ngân hàng thương mại c phần
Phát triển nhà Thành phố Hồ
Chí Minh
Ngân hàng thương mại c phần
Kiên Long

Kien Long Commercial Joint Stock
Bank


LERNER

Năng lực cạnh tranh

Lerner Index

LIQ

Tỷ lệ thanh khoản

Liquidity Ratio

Ngân hàng thương mại c phần
Quân đội
Ngân hàng thương mại c phần
Hàng hải Việt Nam
Ngân hàng thương mại c phần
Nam Á
T chức công nghiệp thực
nghiệm mới

Military Commercial Joint Stock
Bank
Vietnam Maritime Joint - Stock
Commercial Bank
Vietnam Maritime Joint - Stock
Commercial Bank
New Empirical Industrial
Organization


HBB
HDB
Kienlong

MBB
MSB
Nam A
NEIO

Ha Noi Building Commercial Joint
Stock Bank
HoChiMinh City Development
Joint Stock Commercial Bank


vii

Từ viết tắt

Diễn giải ý nghĩa

Tiếng anh

NPL

Tỷ lệ nợ xấu

Non-performing Loan


Ngân hàng thương mại c phần
Quốc dân
Ngân hàng thương mại Việt
Nam
Ngân hàng thương mại c phần
Phương Đông Việt Nam
T chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
Phương pháp bình phương nhỏ
nhât
Ngân hàng thương mại c phần
Xăng dầu Petrolimex

National Citizen Commercial Joint
Stock Bank

REM

Random effects model

Mô hình tác động ngẫu nhiên

ROA

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

Return on Assets

NVB
NHTM VN

OCB
OECD
OLS
PGB

ROE
SCB
SeaB
SGB
SHB
SIZE
STB
TCB
VCB
VIB
Vieta

Viet Nam Commercial Bank
Orient Commercial Joint Stock
Bank
Organization for Economic Cooperation and Development
Pooled Ordinary Least Squares
Petrolimex Group Commercial
Joint Stock Bank

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn
chủ sở hữu
Ngân hàng thương mại c phần
Sài Gòn
Ngân hàng thương mại c phần

Đông Nam Á
Ngân hàng thương mại c phần
Sài Gòn Công Thương
Ngân hàng thương mại c phần
Sài Gòn Hà Nội

Southeast Asia Commercial Joint
Stock Bank
Saigon Bank For Industry And
Trade
Saigon – Hanoi Commercial Joint
Stock Bank

Quy mô của ngân hàng

Total Assets

Ngân hàng thương mại c phần
Sài Gòn Thương Tín
Ngân hàng thương mại c phần
Kỹ Thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại c phần
Ngoại Thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại c phần
Quốc tế Việt Nam
Ngân hàng thương mại c phần
Việt Á

Saigon Thuong Tin Commercial
Joint Stock Bank

Vietnam Technological and
Commercial Joint Stock Bank
Joint Stock Commercial Bank for
Foreign Trade of Vietnam
Vietnam International Commercial
Joint Stock Bank
Vietnam Asia Commercial Joint
Stock Bank

Return on Equity
Sai Gon Commercial Bank


viii

Từ viết tắt
Vietcapital
VPB

Diễn giải ý nghĩa

Tiếng anh

Ngân hàng thương mại c phần
Bản Việt
Ngân hàng Việt Nam Thinh
Vượng

Viet Capital Commercial Joint
Stock Bank

Vietnam Prosperity Joint Stock
Commercial Bank


ix

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Bảng
Bảng 3.1

Mô tả phương pháp ước lượng các biến trong mô hình
nghiên cứu

Trang
32

Bảng 4.1

Mô tả chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu

39

Bảng 4.2

Tương quan các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu

40


Bảng 4.3

Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu

46


x

DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 3.1

Mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là ROA

34

Hình 3.2

Mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là ROE

34

Hình 4.1


Năng lực cạnh tranh của các NHTM có quy mô lớn

41

Hình 4.2

Năng lực cạnh tranh của các NHTM có quy mô trung bình

42

Hình 4.3

Năng lực cạnh tranh của các NHTM có quy mô nhỏ

43

Hình 4.4

Hiệu quả hoạt động các NHTM VN giai đoạn 2008-2018

44

Hình 4.5

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến với hệ số VIF

45

Hình 4.6


Kiểm định Wooldridge hiện tượng tự tương quan

45


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do nghiên cứu
Ngành ngân hàng ở Việt Nam đã có xuất hiện những thay đ i đáng kể trong

những năm gần đây. Đặc biệt, những thay đ i từ điều kiện kinh tế vĩ mô toàn cầu và
trong nước đã tác động đáng kể tới hoạt động của các ngân hàng thương mại
(NHTM) như sự thành lập của các t chức thương mại, các cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu. Thêm vào đó, sự thay đ i ngày càng nhanh của công nghệ cũng được
đánh giá gây ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của các NHTM. Thủ tướng chính
phủ đã ban hành quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt đề án tái cơ
cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015 và quyết định 1058/QĐ-TTg phê
duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các t chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn
2016-2020. Theo đó, các ngân hàng thương mại đã có những biện pháp cải cách
nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động. Những cải cách này với mục đích gia tăng hiệu
quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Khi các
NHTM gia tăng hiệu quả hoạt động có thể góp phần tăng trưởng kinh tế và đảm bảo
n định tài chính. Khi các ngân hàng muốn gia tăng khả năng cạnh tranh bắt buộc
các ngân hàng phải giảm chi phí hoạt động, do đó làm tăng hiệu quả hoạt động.
Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả hoạt động đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm như Rutto (2014), Oteng-Abayie (2014), McMillan (2014),
Lee và Hsieh (2013), Akande và Kwenda (2017). Việc tăng trường năng lực cạnh

tranh được xem là mục tiêu ưu tiên của ngân hàng. Tuy nhiên, trong môi trường có
sự thay đ i liên tục về công nghệ và sự gia nhập ngày càng nhiều của các ngân hàng
nước ngoài khiến cho môi trường kinh doanh ngân hàng ngày càng căng thẳng. Do
đó, nghiên cứu sự tác động của khả năng cạnh tranh đến hiệu quả ngân hàng là một
vấn đề cần thiết. Qua đó, các ngân hàng có thể đảm bảo mục tiêu đảm bảo hiệu quả
hoạt động, gia tăng tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận và đảm bảo các kiểm soát rủi
ro.
Giả thuyết cấu trúc thị trường hiệu quả giải thích rằng các công ty hiệu quả
có thể giảm chi phí và kết quả là thị phần cao hơn dẫn đến mức độ tập trung cao


2

hơn cho thấy mức độ cạnh tranh thấp hơn. de Guevara và Maudos (2009) cũng cho
rằng các ngân hàng hiệu quả hơn là các ngân hàng quản lý tốt hơn các nguồn lực
đầu vào của họ, có thể hưởng lợi từ hiệu quả hoạt động cao hơn và sử dụng nó như
một rào cản để ngăn chặn sự gia nhập của các ngân hàng mới và do đó đạt được sức
mạnh thị trường lớn hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở Việt Nam của các tác giả
như Võ Xuân Vinh and Dương Thị Ánh Tiên (2017), Phan Thị Thơm và Thân Thị
Thu Thủy (2015), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016), Phạm Minh Điển,
Dương Thị Kim Hoàng và Dương Quỳnh Nga (2017) đưa ra các kết luận trái ngược
nhau về quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Vì vậy, tác giả chọn đề tài
“Năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại Việt
Nam”. Nhằm tìm ra bằng chứng về mối quan hệ giữa khả năng cạnh tranh và hiệu
quả hoạt động, qua đó giúp các NHTM Việt Nam có thể đề ra các giải pháp chiến
lược phù hợp nhằm tới mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Tìm kiếm thêm bằng chứng thực nghiệm làm rõ mối quan hệ giữa năng lực


canh tranh và hiệu quả hoạt động của các NHTM VN giai đoạn 2008-2018. Qua đó,
đề xuất các giải pháp liên quan đến năng lực cạnh tranh nhằm giúp các ngân hàng
thương mại gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh có tác động tới hiệu quả hoạt động của

NHTM?
Thứ hai, dựa trên kết quả thì những chính sách nào s được đề xuất nhằm gia
tăng hiệu quả hoạt động các ngân hàng tại Việt Nam
1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 24 NHTM VN trong giai đoạn 2008-2018.

Để thực hiện được đề tài nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập báo cáo tài chính
được kiểm toán và báo cáo thường niên của các NHTM VN.


3

Đối tƣợng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.
1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nhược điểm của dữ liệu


dạng bảng với số cá thể quan sát lớn trong chuỗi thời gian ngắn thường phát sinh
hiện tượng phương sai sai số thay đ i do đó để khắc phục mô hình nghiên cứu được
ước lượng bằng phương pháp GLS (Generalized Least Square). Việc biến đ i một
mô hình có khuyết tật thành mô hình không có khuyết tật và sử dụng OLS cho mô
hình đã biến đ i như trên gọi là phương pháp bình phương bé nhất t ng quát.
1.6.

Đóng góp của đề tài
Đề tài làm rõ thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và

hiệu quả hoạt động của NHTM VN. Qua đó, đề tài đóng góp bằng chứng cũng cố lý
thuyết cấu trúc thị trường hiệu quả (Structure-Conduct- Performance).
1.7.

Kết cấu luận văn
Luận văn dự kiến gồm năm chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 1 trình bày các vấn đề lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu

hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng
góp của kết quả nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan về năng lực
cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 2 trình bày t ng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong
và ngoài nước về năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của NHTM. Các
nghiên cứu liên quan cũng được trình bày là các nghiên cứu về tác động của năng
lực canh tranh đến hiệu quả hoạt động của NHTM.
Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam



4

Chương 3 trình bày mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và thực
nghiệm đã được trình bày ở chương 2. Ngoài ra, chương này cũng trình bày cách
thức thu thập dữ liệu nghiên cứu, xây dựng các giả thiết nghiên cứu. Cuối cùng,
chương này trình bày phương pháp ước lượng phù hợp cho mô hình hồi quy.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt
động của ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 4 trình bày thực trạng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của
các NHTM VN cũng được trình bày trong chương này bằng thống kê mô tả dữ liệu.
Chương 4 trình bày kết quả ước lượng được từ mô hình đã được đề xuất ở chương
3.
Chương 5: Các khuyến nghị về năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt
động của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Dựa vào kết quả đã tìm ra ở chương 4, chương năm đưa ra kết luận thu được
từ nghiên cứu. Ngoài ra, chương này cũng trình bày các kiến nghị đối với NHTM
VN. Các kiến nghị này được kỳ vọng s giúp các NHTM VN điều chỉnh khả năng
cạnh tranh cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận. Bên cạnh đó tác giả nêu
ra những hạn chế, những mặt chưa đạt được của nghiên cứu, từ đó đề xuất một số ý
kiến cho các nghiên cứu sau nhằm khắc phục những hạn chế và có thể hoàn thành
bài nghiên cứu tốt hơn..
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong Chương 1, nghiên cứu đã nêu rõ lý do nghiên cứu của đề tài cũng như
các nội dung khác có liên quan như mục tiêu, đối tượng và kết cấu của đề tài nghiên
cứu.


5


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1.

Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại

2.1.1. Giới thiệu chung về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại
Hành vi cạnh tranh đã xuất hiện từ khi nền kinh tế hàng hóa ra đời và đã đi
cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa theo thời gian. Đã có rất nhiều
nghiên cứu về cạnh tranh trên các lĩnh vực và cũng có rất nhiều khái niệm về cạnh
tranh. Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những đơn vị sản
xuất hàng hóa dịch vụ, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế
thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm đạt được các điều kiện sản
xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất. Hay năng lực cạnh tranh là khả năng của các
doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao
hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Khái niệm này được coi là phù hợp nhất vì
nó được sử dụng kết hợp cho cả doanh nghiệp, ngành, quốc gia, phản ánh được mối
liên hệ giữa cạnh tranh quốc gia với cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm,
tăng thu nhập và mức sống nhân dân.
Theo Smith (1776), lợi thế cạnh tranh dựa trên lợi thế tuyệt đối về năng suất
lao động. Năng suất lao động cao có nghĩa là chi phí sản xuất giảm.
Theo Porter (1980), lợi thế cạnh tranh trước hết dựa vào khả năng duy trì một
chi phí sản xuất thấp và sau đó là dựa vào sự khác biệt hóa sản phẩm so với đối thủ
cạnh tranh.
Samuelson và Nordhaus (1985) cho rằng cạnh tranh là sự kình địch giữa các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường.
D'Cruz (1992) cho rằng khả năng cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp có thể
được định nghĩa là khả năng của công ty trong việc ký kết, sản xuất và hoặc tiếp thị

sản phẩm vượt trội so với các sản phẩm do đối thủ cung cấp, xem xét chất lượng
bao gồm giá cả và yếu tố phi giá.


6

Năng lực cạnh tranh bắt nguồn từ tiếng Latin, competer, có nghĩa là tham gia
vào một cuộc cạnh tranh kinh doanh cho thị trường. Theo Murtha and Lenway
(1994) năng lực cạnh tranh đã trở nên ph biến để mô tả sức mạnh kinh tế của một
thực thể đối với các đối thủ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường toàn cầu, trong
đó hàng hóa, dịch vụ, con người, kỹ năng và ý tưởng di chuyển tự do trên địa lý
biên giới.
Theo Porter (1998), cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh
là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà
doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận
trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi
(1980).
Ajitabh và Momaya (2004) cho rằng năng lực cạnh tranh như một khái niệm
đa chiều và tương đối. Tầm quan trọng của các tiêu chí khác nhau của năng lực
cạnh tranh thay đ i theo thời gian và bối cảnh. Nó có thể được xem xét từ ba cấp độ
khác nhau: cấp quốc gia, ngành công nghiệp và cấp độ doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Mahoney, McGahan et al. (2009) cho thấy 36 phần trăm
chênh lệch về lợi nhuận có thể được quy cho các đặc điểm và hành động của công
ty. Tác giả cũng cho rằng các công ty có thể tập trung vào chiến lược của họ cho các
hoạt động toàn cầu, và các nguồn lực để xác định nguồn gốc thực sự của khả năng
cạnh tranh của họ.
Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF): năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
được hiểu là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp
trong môi trường cạnh tranh (trong nước và ngoài nước). Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị

phần của doanh nghiệp có được.
Kazarenkova (2006) định nghĩa năng lực cạnh tranh ngân hàng là khả năng
thực tế cũng như tiềm năng của một t chức tín dụng để tạo ra và phát triển những
sản phẩm dịch vụ mang tính cạnh tranh cao trên thị trường nhằm xây dựng hình ảnh


7

tích cực của một ngân hàng hiện đại đáng tin cậy trong việc đáp ứng các nhu cầu từ
phía khách hàng.
Theo Nguyễn Thị Quy (2008), năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả
năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở
rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên
tục tăng, đồng thời đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ
và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.
Gorditsa (2012) cho rằng năng lực cạnh tranh của các NHTM được xác định
bởi mức độ đáp ứng của nó đối với các nhu cầu của khách hàng và tỷ lệ gia tăng
khách hàng của ngân hàng.
Trong phạm vi của bài nghiên cứu, tác giả không phân tích năng lực cạnh
tranh theo góc nhìn quản trị doanh nghiệp mà s phân tích năng lực cạnh tranh theo
góc nhìn tài chính. Vì thế tác giả đưa ra khái niệm cạnh tranh trong ngân hàng là sự
tranh đua giữa các ngân hàng, dựa trên tất cả những khả năng mà ngân hàng có
được nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sản phẩm dịch
vụ có chất lượng cao, có sự đặc trưng riêng của mình so với các NHTM khác trên
thị trường với mức chi phí đầu vào thấp, tạo ra lợi thế cạnh tranh, từ đó cũng cố và
mở rộng thị phần, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo được uy tín và thương hiệu
trên thị trường đồng thời đảm bảo được tính an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Cạnh tranh trong ngân hàng khuyến khích sự hiệu quả trong sản xuất và phân b
dịch vụ tài chính. Cạnh tranh có thể làm cho thị trường hiệu quả hơn bàng cách
khuyến khích cải tiến, giá cả thấp hơn và chất lượng sản phẩm cao hơn làm gia tăng

lựa chọn và lợi ích của người tiêu dùng. Cạnh tranh được cho là yếu tố tích cực tạo
nên hệ thống ngân hàng có tính cạnh tranh do đó nó được xem là quan trọng đối với
nền kinh tế.
Lí thuyết cạnh tranh theo tiếp cận truyền thống
Lí thuyết cạnh tranh theo tiếp cận truyền thống dựa trên lí thuyết cạnh tranh
tân c điển (Neoclassical Theory). Đây là cách tiếp cận mà cạnh tranh được tiếp cận
ở dạng tĩnh (Static Approach) với bốn dạng cấu trúc thị trường chính: Cạnh tranh


8

hoàn hảo (Perfect Competition), cạnh tranh độc quyền (Monopolist Competition),
độc quyền (Monopoly) và độc quyền nhóm (Oligopoly).
Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà không một ai có thể chi phối
lên giá cả thị trường (cả người bán lẫn người mua). Những điều kiện để có cạnh
tranh hoàn hảo là những tiêu chí nhằm gọt bỏ mọi nguy cơ hình thành các thế mạnh
trên thị trường. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo bao gồm bốn đặc điểm: nhiều người
mua và nhiều người bán, sản phẩm đồng nhất, tự do gia nhập và rời bỏ thị trường,
thông tin hoàn hảo.
Cạnh tranh độc quyền là hình thức cạnh tranh trong đó nhiều nhà sản xuất
bán các sản phẩm được phân biệt với nhau mà gần như thay thế sản phẩm khác
(Frank & Bernanke, 2004). Độc quyền là chỉ có một nhà cung cấp duy nhất sản xuất
mà gần như không có sản phẩm thay thế (Frank & Bernanke, 2004). Độc quyền
nhóm là hình thức mà một công ty sản xuất một sản phẩm mà chỉ có một vài đối thủ
sản xuất sản phẩm thay thế (Frank & Bernanke, 2004).
Lí thuyết cạnh tranh theo tiếp cận mới
Không giống như cách tiếp cận cạnh tranh của trường phái Tân c điển, cạnh
tranh trong trường phái Áo dược tiếp cận ở dạng động. Cạnh tranh đơn giản là hành
vi ganh đua giữa các cá nhân và được xem là động lực là để cố gắng đưa ra phương
thức tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình. Lí thuyết cạnh tranh động cho rằng

cạnh tranh gắn liền với sự cải tiến, thông tin không hoàn hảo và vai trò của doanh
nhân. Cách tiếp cận này chỉ ra rằng cạnh tranh s dẫn đến các loại đ i mới: (1) giới
thiệu sản phẩm mới, (2) giới thiệu phương thức sản xuất mới, (3) chinh phục thị
trường tiêu thụ mới, (4) khai thác nhà cung cấp mới, (5) thực hiện cải cách t chức
kinh doanh.
2.1.2. Phƣơng pháp đo lƣờng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại
Có nhiều phương pháp đo lường cạnh tranh tuy nhiên chỉ số cấu trúc và phi
cấu trúc là hai phương pháp đo lường cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong ngành
ngân hàng. Chỉ số cấu trúc dựa trên mô hình Structure- Conduct- Performance
(SCP). Giả thuyết SCP (1951) chỉ ra rằng thị trường ngân hàng có mức tập trung


9

càng cao thì s càng ít hành vi cạnh tranh và dẫn đến đạt được lợi nhuận cao hơn.
Với cách tiếp cận này, các đặc điểm của cạnh tranh được lấy từ các đặc điểm cấu
trúc, yếu tố quyết định hành vi và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc xác
định cấu trúc thị trường sử dụng các chỉ số tập trung khác nhau như thị phần của các
ngân hàng lớn để đo lường mức độ cạnh tranh. Như vậy có thể thấy rằng mức độ
cạnh tranh được suy ra gián tiếp từ các thông tin về mức dộ tập trung, số lượng các
doanh nghiệp hay nói cách khác là được suy ra gián tiếp từ cấu trúc thị trường, thị
phần. Đây cũng là hạn chế của phương pháp này, các chỉ số này đo lường thị phần
thực tế và chưa tính đến các hành vi cạnh tranh của các ngân hàng.
Một cách tiếp cận khác để đo lường cạnh tranh là các chỉ số phi cấu trúc
được đề xuất bởi T chức công nghiệp thực nghiệm mới (New Empirical Industrial
Organization - NEIO), cách tiếp cận này đã trở nên ph biến từ đầu những năm
1980. Các phép đo theo NEIO hướng đến mục đích đo lường cạnh tranh bằng cách
suy ra trực tiếp từ hành vi của các công ty (chẳng hạn như chính sách giá), mà
không xem xét phân tích cấu trúc thị trường (Degryse et al., 2009). Các phương
pháp yêu cầu ước tính các phương trình dựa trên các mô hình lý thuyết về xác định

giá và sản lượng. Cụ thể, bao gồm các thử nghiệm về điều kiện cạnh tranh: chỉ số
thống kê H (Panzar & Rosse, 1987), chỉ số Lerner (Lerner, 1934) và Chỉ số Boone
(Boone, 2001 , 2008). Do đó, các cách tiếp cận phi cấu trúc để ước tính cạnh tranh
không dựa vào sự tập trung.
 Chỉ số thống kê H (Panzar & Rosse, 1987)
H-statistic là một chỉ số đại diện cho mức độ cạnh tranh được tính toán dựa
trên mô hình của Panzar và Rose (1987), đo lường mức độ co giãn của doanh thu
với các chi phí đầu vào của ngân hàng cho trước. Chỉ số H-Statistic càng lớn cho
thấy mức cạnh tranh càng lớn trong hệ thống ngân hàng. Chỉ số H-Statistic thường
được sử dụng đo lường múc dộ cạnh tranh của ngân hàng trong một khu vực hay
giữa thị trường này với thị trường khác. Mô hình Panzar và Rose (1987) đo lường
các nhân tố chi phí đối với doanh thu của ngân hàng. Tùy vào định nghĩa các thông


10

số đầu vào của chi phí trong việc áp dụng mô hình mà có sự khác biệt lẫn nhau đối
với các thông số đầu vào giữa các nghiên cứu.
Chỉ số này được xác định theo công thức :


(2.1)

Trong đó: βj là hệ số của giá tiền gửi, giá lao động và giá vốn vật chất
Với j = (1,2,3)
Nếu 0Nếu H=1: Cạnh tranh hoàn hảo
Nếu H<0: Độc quyền.
Chỉ số này được tính toán từ việc ước lượng mô hình Panzar & Rosse (1987)
sau đây:

ln(REVi) =

+∑

jln(wji)

+∑

klnZki

+ εi

(2.2)

Trong đó:
REVi: T ng doanh thu của ngân hàng i,
wji: Giá cả đầu vào thứ j của ngân hàng i,
Zki : Bộ biến kiểm soát, j = (1,2,3); k=(1,2,3)
Theo tiếp cận truyền thống, chỉ số H được rất nhiều nghiên cứu ứng dụng.
Yuan (2006) sử dụng chỉ số H để nghiên cứu 15 ngân hàng thương mại lớn của
Trung Quốc trong giai đoạn 1996–2000 và kết luận các ngân hàng này gần như
cạnh tranh hoàn hảo trước khi các ngân hàng nước ngoài gia nhập vào thị trường tài
chính Trung Quốc. Fu (2009) cũng sử dụng chỉ số H của Rosse-Panzar để đánh giá
cạnh tranh trong ngân hàng thương mại Trung Quốc giai đoạn 1997–2006, với quy
mô mẫu là 76 ngân hàng. Kết quả tìm thấy các ngân hàng Trung Quốc nói chung
hoạt động trong điều kiện cạnh tranh độc quyền. Tuy nhiên, cạnh tranh suy giảm
hay tăng cường cụ thể từng năm phụ thuộc vào các nhân tố được đưa vào xem xét,
v.v..
Short (1997) đã sử dụng chỉ số H để đánh giá năng lực cạnh tranh của 60
Ngân hang Canada, Châu âu và Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu ủng hộ quan điểm

rằng năng lực cạnh tranh lớn dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, kết quả


11

nghiên cứu cũng cho rằng năng lực cạnh tranh cần có sự gia tăng đáng kể mới có
thể dẫn đến gia tăng lợi nhuận.
Với chỉ số H, kết quả nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Tú (2016) cũng cung
cấp bằng chứng về năng lực cạnh tranh có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động
của các NHTM. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra sự tồn tại sự khác biệt về tác
động của năng lực cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động giữa các nhóm NHTM có vốn
sở hữu nhà nước và các NHTM không có vốn sở hữu nhà nước.
Kết quả nghiên cứu của Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy (2015) cho
rằng chỉ số H là lựa chọn phù hợp khi muốn xác định điều kiện cạnh tranh của một
ngành là cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền,…
 Chỉ số Lerner (Lerner, 1934)
Chỉ số Lerner do Abba Lerner (1934) đề xuất chỉ ra sức mạnh quyền lực thị
trường của ngân hàng bằng cách xem xét tỷ lệ giữa chi phí cận biên và giá cả. Chi
số này đã được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu ngân hàng như là một chỉ số phi
cấu trúc về mức độ cạnh tranh (sức mạnh thị trường có tương quan nghịch với cạnh
tranh). Mặc dù các nhà kinh tế đã biết đến chỉ số này từ giữa thập niên 30 của thế kỉ
20, song nó mới được ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng cách đây hơn 25 năm bởi
sự khó khăn trong việc tính toán chi phí biên. Chỉ số Lerner được sử dụng để đánh
giá sự khác biệt giữa giá mà ngân hàng tính cho sản phẩm và dịch vụ của họ và chi
phí cận biên (MC) mà họ phải trả để cung cấp sản phẩm và dịch vụ của họ. Nói
cách khác, nó đo lường khả năng của một ngân hàng để cố định giá sản phẩm và
dịch vụ của họ trên MC của họ. Sự khác biệt giữa giá và MC cho thấy sự tồn tại của
sức mạnh thị trường. Chỉ số Lerner đo lường khả năng thiết lập giá (lãi suất và phí)
trên MC theo tỷ lệ giá. Điều này được thể hiện dưới dạng toán học như sau:
Lerner =


(2.3)

Trong đó P là giá của sản lượng đầu ra, được tính bằng t ng doanh thu chia
cho t ng tài sản theo phương pháp Fernandez de Guevara et al. (2005) và Carbó et


12

al. (2009). Khi chỉ số Lerner bằng 0 cho thấy sự cạnh tranh hoàn hảo và ngụ ý rằng
ngân hàng không có sức mạnh định giá. Khi chỉ số Lerner bằng 1 ý chỉ sự độc
quyền thuần túy và ngụ ý rằng các ngân hàng có thể định giá cao hơn MC. Chỉ số
Lerner càng tiến đến một cho thấy sức mạnh thị trường của ngân hàng càng cao và
càng tiến về 0 biểu thị sự gia tăng hành vi cạnh tranh của các ngân hàng trên thị
trường. Cuối cùng, khi chỉ số Lerner nhỏ hơn 0, nó ngụ ý giá thấp hơn MC. Giá trị
âm của chỉ số Lerner phản ánh hành vi không tối ưu hóa của các ngân hàng (Delis
và Pagoulatos, 2009; Soedarmono et al., 2011). Điều này có nghĩa là các ngân hàng
không hoạt động theo các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và có thể được
chính phủ hỗ trợ (Delis và Pagoulatos, 2009).
Chỉ số Lerner được sử dụng trong các nghiên cứu nước ngoài về năng lực
cạnh tranh của các NHTM của Kasman, Tunc, Vardar, và Okan (2010), Hawtrey và
Liang (2008), Gounder và Sharma (2012), J. n. Maudos và De Guevara (2004), J.
Maudos và Solís (2009). Ngoài ra, chỉ số Lerner cũng được sử dụng trong các
nghiên cứu trong nước về năng lực cạnh tranh như Phạm Minh Điển, Dương Thị
Kim Hoàng và Dương Quỳnh Nga (2017), Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy
(2015).
Nghiên cứu của Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy (2015) cho rằng
phương pháp Lerner có ưu điểm là không những có thể đo lường sức mạnh thị
trường của ngành ngân hàng cho cả năm, mà còn dễ dàng phân tích được sức mạnh
thị trường theo từng nhóm ngân hàng khi các ngân hàng được phân chia theo vốn sở

hữu hay theo quy mô.
 Chỉ số Boone (Boone, 2001)
Chỉ số Boone là chỉ số đo lường cạnh tranh mới. Chỉ số Boone trong mô hình
đo lường cạnh tranh như sau :
lnπit = α + βln(MCAit) + εit
Trong đó:
πit: Lợi nhuận của ngân hàng i vào năm t,

(2.4)


13

MCAit: Chi phí biên của ngân hàng i vào năm t,
β: Chỉ số Boone .
Chỉ số Boone có đặc tính mang giá trị âm. Nghĩa là ngân hàng có chi phí
biên càng cao, lợi nhuận càng nhỏ. Ngoài ra, chỉ số Boone còn mang ý nghĩa khác
là giá trị tuyệt đối của chỉ số này càng lớn thì cạnh tranh giữa các ngân hàng càng
mạnh.
Chỉ số Boone dù ra đời chưa lâu nhưng cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu
ứng dụng để đo lường cạnh tranh (Leuvensteijn và cộng sự, 2011; Tabak và cộng
sự, 2012; Schaeck và Cihhák, 2014). Leuvensteijn và cộng sự (2011) áp dụng chỉ số
Boone đo lường sự cạnh tranh trên thị trường nợ tại 5 quốc gia lớn của EU giai đoạn
1994–2004. Nhóm tác giả này cũng so sánh kết quả nghiên cứu 5 quốc gia này với
Anh, Mỹ và Nhật. Kết quả cho thấy Mỹ có thị trường cho vay cạnh tranh nhất, trong
khi Đức và Tây Ban Nha cạnh tranh tốt nhất ở châu Âu; chiếm vị trí trung gian là
Hà Lan; kém cạnh tranh nhất diễn ra tại Pháp, Nhật và Anh. Ngoài ra, Tabak &
cộng sự (2012) sử dụng chỉ số Boone nghiên cứu 10 quốc gia Mỹ Latinh giai đoạn
2001–2008. Kết quả làm rõ các ngân hàng ở các quốc gia Mỹ Latinh hoạt động kém
cạnh tranh hơn những ngân hàng ở châu Âu và Mỹ khi so sánh với kết quả của

Leuvensteijin & cộng sự (2011).

u điểm của đo lường cạnh tranh theo tiếp cận

mới là có thể nắm bắt sự tiến hóa của cạnh tranh theo thời gian.
Trong các chỉ số được phát triển để đo lường cạnh tranh, Lerner được ưa
thích hơn cả các chỉ số đo lường cạnh tranh truyền thống (Beck & cộng sự, 2013;
Turk-Ariss, 2010). Ngoài ra, Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy (2015) cũng
tìm thấy chỉ số Lerner là phù hợp hơn để đo lường cạnh tranh trong hệ thống
NHTM Việt Nam khi so sánh với các chỉ số đo lường cạnh tranh truyền thống và
chỉ số đo lường cạnh tranh mới.
2.2.

Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại

2.2.1 Giới thiệu chung về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại


×